Saturday 15 March 2014

Tác phẩm "Lê Văn Khoa: Một Người Việt Nam" ra mắt bên Houston, Texas.

Kính mời quý đồng hương thân thương quang lâm tham dự.
VHLA

Lê Văn Khoa - Một Đời Âm Nhac - Viet Hai Los Angeles:

On Saturday, March 15, 2014 5:28 AM, Cao Minh Hung <anthonyhungcao@gmail.com> wrote:
  Xin giới thiệu Chương Trình Ra Mắt Sách "Một Người Việt Nam" của GS/NS Lê Văn Khoa tại Houston vào lúc 1 giờ chiều ngày Chủ Nhật 23 tháng 3.  Xin xem chi tiết trong tờ chương trình bên dưới.  
Kính mời quý vị và các anh chị ở Houston và các vùng lân cận đến tham dự.  Kính chúc GS Lê Văn Khoa có buổi ra mắt sách thật thành công.
Cao Minh Hưng

Đôi nét về Lê Văn Khoa, Trần Việt Hải:
Lê Văn Khoa - Người Nghệ Sĩ Tài Danh, Đức Độ- Phan Bá Thuy Dương:
Sức Mạnh Ðáng Sợ Của Âm Nhạc, GS Lê Văn Khoa:
Lê Văn Khoa, một người Việt Nam
(VienDongDaily.Com - 22/11/2013)
alt


Lê Văn Khoa, một người Việt Nam
Phúc Quỳnh

Hôm nay tôi làm một công việc mà tôi rất hiếm khi làm. Đó là giới thiệu một cuốn sách. Hiếm là vì viết về một cuốn sách cũng giống như viết về một con người, khó lắm. Sống, làm việc gần một người trong nhiều năm mà đôi khi còn không hiểu hết về con người đó thì làm sao tôi dám cả gan trình bày lại một cách trung thực, đầy đủ cho bạn hiểu như là tôi biết rõ người ấy?

Đấy là chỉ mới nói về một người bình thường, như tôi với bạn, chứ nhắc đến những nhân tài như ông Lê Văn Khoa thì càng khó gấp bội, vì cần phải có thêm kiến thức về giá trị tài năng của họ đối với văn hóa, xã hội. Tôi chỉ gặp ông đôi ba lần qua những sinh hoạt trong làng báo, hoặc ở một bữa tiệc nào đó tại nhà của một bạn văn. Trong những lần như vậy, tôi được cái may là luôn được ông Lê Văn Khoa dành cho những lời ưu ái, đầy thiện cảm.
Có lẽ ông tốt như vậy với mọi người chứ không hẳn riêng gì với tôi đâu. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vui khi được gần một người hòa nhã như ông. Nhận được sách của ông hồi đầu tuần này, đọc sơ qua sáng nay, tôi cũng cảm thấy may mắn không kém về việc viết đôi dòng giới thiệu cuốn “Lê Văn Khoa, Một Người Việt Nam” đến với bạn. May là vì cuốn sách này là một tập hợp những bài viết của mấy chục người biết rõ về ông Lê Văn Khoa hơn tôi rất nhiều. Họ là những nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc trưởng, họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhiếp ảnh gia, nhà phê bình, nhà báo, các con của ông Khoa, là người Việt như chúng mình và người ngoại quốc sống đó đây từ Hoa Kỳ đến Đông Âu.

Thành thử qua những bài viết, quan cảm của những người như vậy, tôi không thể nào nói rõ hơn, hay hơn về ông Lê Văn Khoa so với những người ấy, chi bằng chép lại những dòng văn của họ trong một bài viết giới hạn để giới thiệu sơ cho bạn biết về tập sách mang tựa đề “Lê Văn Khoa, Một Người Việt Nam.”

Cũng nhân đây xin được nhắc cho bạn nhớ để tham dự một chương trình hòa nhạc độc đáo gọi là “A Lifetime of Music” (Trọn Đời Âm Nhạc) được tổ chức để mừng thượng thọ 80 tuổi nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Buổi hòa nhạc sẽ diễn ra vào đêm thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013 tại hí viện nghệ thuật La Mirada Theatre, số 14900 đường La Mirada, ở thành phố (cũng) La Mirada (luôn), Nam California.

Trước khi trích đoạn một số bài viết, xin làm thủ tục lược qua về hình thức của cuốn “Lê Văn Khoa, Một Người Việt Nam.” Đây là một cuốn sách nặng ký theo đúng nghĩa đen. Khi được trao cuốn sách, ý tưởng đầu tiên khởi lên trong đầu tôi là, “Úi chà, sao mà sách nặng dữ vậy hè!” Về nhà, óc tò mò không cho tôi ngưng nghỉ, liền mang sách đặt lên cân, khám phá nó nặng 4.5 pounds, tức là khoảng 2 kí lô. Một cuốn sách thường thường, như của tôi chẳng hạn, nặng không tới 1 pound, tức là không bằng một phần tư của tuyển tập những bài viết về nhạc sĩ Lê Văn Khoa.

Bạn không thể nào cầm cuốn sách này bằng một tay, mà phải bằng cả hai tay khi mở ra những trang giấy được in màu bóng loáng tuyệt hảo, để thưởng thức những bài viết được biên tập rất kỹ lưỡng, công phu trong suốt bốn năm. Sách in đẹp lắm, đẹp và nặng như một cuốn bách khoa trong thư viện Mỹ. Sách dày gần 700 trang, không đề giá bán, phát hành mùa thu 2013.

“Lê Văn Khoa, Một Người Việt Nam” gồm khoảng 150 bài viết của rất nhiều nghệ sĩ, được trình bày mỹ thuật với hàng trăm bức hình, bức họa, xen kẽ với hơn một chục bằng tuyên dương, vinh danh từ các thành phố, chính quyền, những tấm bích chương giới thiệu những buổi hòa nhạc. Cuốn sách đồ sộ này tương xứng với tài năng phong phú, đa dạng không kém của ông Lê Văn Khoa. Ông là một nhạc sĩ, một nhiếp ảnh gia, một giáo sư nổi tiếng từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam và càng trở nên quen thuộc hơn trong cộng đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại.

Theo thứ tự trong phần mục lục, bạn có thể nhận ra nhiều nhân vật có tiếng trong làng văn chương nghệ thuật cùng các thân hữu lâu năm của ông Lê Văn Khoa như Cao Tiêu, Cao Kiều Phong, Vũ Hối, Vũ Sinh Hiên, Phan Sinh, Phạm Phú Minh, Quỳnh Giao, Ngô Thanh Tùng, Ngọc Mai, Phan Tấn Hải, Trịnh Y Thư, Trần Chúc, Lê Văn, Vũ Thùy Hạnh, Thái Đắc Nhã, Phan Lạc Phúc, Phạm Quốc Bảo, v.v. và v.v..

Nếu liệt kê hết tên các tác giả và tựa bài viết của họ, tôi sẽ không còn chỗ để giới thiệu cho bạn biết sâu hơn về cuốn sách cũng như nhân vật chánh của sách. Chính ông cũng đóng góp một số bài viết về âm nhạc, nhiếp ảnh. Tuyển tập về ông Lê Văn Khoa được thực hiện bởi ba hội gồm Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, và Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam.

Trong lời mở đầu, ban biên tập cuốn “Lê Văn Khoa, Một Người Việt Nam” cho biết:

“Số bài viết khá nhiều và đa dạng. Để dễ theo dõi những sinh hoạt của ông Lê Văn Khoa chúng tôi chia tuyển tập này làm hai phần: phần I gồm những bài viết về Lê Văn Khoa, con người âm nhạc, và phần II, về Lê Văn Khoa, một nhiếp ảnh gia, một thầy giáo và là một con người xã hội.

“Dù vậy, số lượng bài viết gởi về quá dự tưởng chứng tỏ lòng thương mến vô biên đối với người nghệ sĩ tài hoa, ban biên tập xin tri ân một số quý thân hữu vì số trang tuyển tập giới hạn, không thể đăng tất cả các bài đã nhận được.”

Trong bài “Đôi Nét Về Giáo Sư Lê Văn Khoa,” ông Trần Việt Hải viết:

“Tôi không ngạc nhiên khi ban biên tập nhận được nhiều tài liệu viết về ông. Trong hơn 60 năm tận tụy với nghệ thuật, dù âm nhạc hay nhiếp ảnh, Lê Văn Khoa đã phụng sự nghệ thuật bằng con tim, bằng khối óc, bằng nỗi đam mê, với sự thủy chung chân chất, với nhiệt tâm không mòn mỏi.

“Ở tuổi bát tuần, lứa tuổi phải ‘rửa tay gác kiếm’ lui về nghỉ ngơi khi bóng hoàng hôn phủ chụp trên đôi vai, nhưng hình như nghệ thuật là dưỡng tố nuôi sống ông, cho ông những nguồn năng lực để sinh tồn, nên ông vẫn tiến bước.”

Tác giả Trần Việt Hải cho biết:

“Trước năm 1975 Giáo Sư Lê Văn Khoa thường xuất hiện trên đài truyền hình số 9, nên quần chung biết đến hình ảnh và tên tuổi của ông. Những buổi hòa nhạc của ông tại Sài Gòn, trên các làn sóng phát thanh, ông xuất hiện thường trên báo chí, nơi những cơ sở giáo dục mà ông giảng dạy như trường Trung Tiểu Học Cơ Đốc, Đại Học Vạn Hạnh, Hội Việt Mỹ… thỉnh thoảng ông về dạy nhiếp ảnh tại Cần Thơ, nơi sanh quán của ông […].
“Đến Hoa Kỳ tị nạn chính trị, ông dạy nhiếp ảnh tại Đại Học Salisbury State College, ở tiểu bang Maryland, từ đầu năm 1976 đến mùa hè 1977. Ông triển lãm ở nhiều tiểu bang miền Đông và miền Trung Hoa Kỳ trước khi dọn về California.[…]

“Nói đến tên tuổi Lê Văn Khoa, người ta nghĩ ông là một nhạc sĩ hay một nhiếp ảnh gia có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm. Nhưng thật ra ông cũng đã từng hoạt động xã hội. Ông trải rộng tấm lòng thương mến trẻ thơ.”

Trong lời ngỏ của ban biên tập, người đọc được biết thêm: “Lê Văn Khoa đã để lại một sự nghiệp lớn lao, chứng tích của thiên tài và khả năng sáng tạo dẻo dai. […] Sức sáng tạo của ông rất phong phú bao gồm các ca khúc Việt Nam, các nhạc khúc không lời, và đại tấu khúc. Lê Văn Khoa sáng tác nhạc, viết hòa âm, phối khí, làm nhạc trưởng điều khiển ca đoàn và ban nhạc đại hòa tấu. Nhưng chính cái tâm niệm và hoài bão của Lê Văn Khoa là khai phá để vạch con đường cho thế hệ mai sau, bao gồm những triển khai các vốn liếng, bản sắc dân tộc Việt đem hội nhập vào dòng chảy của thế giới hiện đại.”

Trong một bài viết khác, của tác giả Trân Hương với tựa đề “Lê Văn Khoa Và Nhạc Việt” ghi nhận một buổi nói chuyện ở Viện Việt Học, Quận Cam năm 2007, chính nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã trình bày về vấn đề đưa nhạc dân tộc Việt Nam hội nhập vào dòng nhạc thế giới. Ông nói:

“Thực ra, ý tưởng dùng nét nhạc dân tộc trong tác phẩm mình không phải là mới mẻ. Đã có rất nhiều tên tuổi âm nhạc lớn quay về cội nguồn quê hương, đưa bản sắc dân tộc vào nhạc của họ, như Chopin, Liszt, Tchaikovsky, Dvorak. […]

“Tôi muốn viết nhạc làm sao để đưa dân nhạc ra khỏi biên cương Việt Nam. Viết cho những nhạc cụ phổ thông thế giới để người ta chơi được thì mình phải mất đi một phần tinh túy của nét nhạc mình. […]

“Viết trên nền nhạc dân tộc không phải là chuyện dễ vì nét nhạc gò bó. Nhưng mình cũng phải viết vì không làm thì không có. Điệu nhạc Bình Bán Vắn mình nghe hoài, thấy rất tầm thường. Nhưng khi nó được tấu lên bằng dàn nhạc giao hưởng thì khác hẳn. Nó sáng rực lên, khác nào Cinderella được bà tiên hóa phép cho mặc bộ áo dạ hội lộng lẫy.”

Trong hành trình đưa nhạc Việt vào dòng thế giới, ông Lê Văn Khoa đã có một thời gian đến thủ đô Kyiv, Ukraine để thu thanh nhạc. Bà Kateryna Myronyuk, một nhạc sĩ chơi đàn Bandura, đã viết về ông trong bài “Người Đa Tài” với những lời sau:

“Cũng không phải tình cờ mà ông say mê với nhạc cụ tượng trưng cho Ukraine là đàn Bandura. Bandura là cây đàn nhiều dây thích ứng với một âm vực rất rộng, có âm sắc mượt mà như nhung.

“Ông Khoa bị thu hút ngay bởi khả năng linh động và âm sắc của nhạc cụ này. Sự cởi mở của ông đối với đàn Bandura của chúng tôi đã cho ra đời mấy bài nhạc cải soạn dân ca Việt thích ứng cho nhạc cụ Ukraine, đã làm ngây ngất hồn người.

“Khi trình diễn dân ca Việt, bài ‘Trống Cơm’ và “Se Chỉ Luồn Kim” trên đàn Bandura chúng tôi biết mình đã  dự phần vào việc chưa từng có. Chúng tôi được vinh dự trình diễn những tác phẩm này như một người đại sứ, nối liền hai nguồn văn hóa rất xa về địa lý, nhưng lại rất gần trong tim và tinh thần.”

Những trích đoạn trên chỉ mới là một phần nhỏ, rất nhỏ trong gần 150 bài viết về Lê Văn Khoa, một người đa tài và rất hãnh diện là một người Việt Nam như đã nói lên trong tựa sách. Bài giới thiệu này chỉ mới hé mở cánh cửa để mời bạn bước vào thế giới của Lê Văn Khoa, một thế giới rộng vô biên như ước vọng của ông. (pq)

(theo website www.viendong.com)

______________________________________________________________________________________________________________

Đêm nhạc Lê Văn Khoa: Mở đầu một kỷ nguyên mới cho âm nhạc Việt Nam
(VienDongDaily.Com - 26/11/2013)
Trân Hương

alt

Một nửa dàn vĩ cầm tí hon. (Hình Tony Phạm và Lê Minh Khải)

alt

Toàn thể những nghệ sĩ trong chương trình “Lê Văn Khoa: Một Đời Âm Nhạc” chào khán già: 3 nhạc trưởng Lê Văn Khoa, Nguyễn Khánh Hồng và Trần Chúc, các ca sĩ đơn ca, dàn vĩ cầm tí hon, Hugo Nguyễn, ban hợp xướng, dàn nhạc giao hưởng, các MC. (Hình: Tony Phạm và Lê Minh Khải)

alt

Hugo Nguyễn, 7 tuổi, với “Nếu Có Ai Hỏi Em.” (hình Tony Phạm và Lê Minh Khải)

alt
Ba nhạc trưởng. (Hình: Hà Nguyễn)

alt

Bích Vân với “Mơ Về Quê Tôi.” (Hình: Hà Nguyễn)

alt

Ban tứ ca VAP với “Se Chỉ Luồn Kim.” (Hình: Hà Nguyễn)

alt

Ngọc Hà với “Memory.” (Hình: Hà Nguyễn)

alt
Dương cầm thủ trẻ Nguyễn Vân Anh.

alt

Teresa Mai và Phạm Hà. (Hình: Hà Nguyễn)

alt

Toàn thể những nghệ sĩ trong chương trình “Lê Văn Khoa: Một Đời Âm Nhạc” chào khán giả: 3 nhạc trưởng Lê Văn Khoa, Nguyễn Khánh Hồng và Trần Chúc, các ca sĩ đơn ca, dàn vĩ cầm tí hon, Hugo Nguyễn, ban hợp xướng, dàn nhạc giao hưởng.
 
Hơn một ngàn khán giả đã đến dự đêm nhạc “Lê Văn Khoa: Một Đời Âm Nhạc”tại rạp La Mirada Theatre vào tối thứ Bảy 23 tháng 11, 2013 và đã cùng đứng lên nhiều lần để hoan nghênh những màn trình diễn quá xuất sắc của hàng trăm nghệ sĩ - trong đó có sự góp mặt của rất nhiều bạn trẻ - qua những bản hòa tấu hợp xướng cũng như những ca khúc của Lê Văn Khoa và những tác giả khác.
Teresa Mai, Nguyễn Vân Anh, Bích Vân, Hugo Nguyễn, dàn vĩ cầm tí hon của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, những nhạc sĩ Việt trẻ trong dàn nhạc giao hưởng..., tất cả sự góp tiếng góp tài trong buổi nhạc vinh danh nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa vừa qua của những nhân vật trẻ vừa kể trên đã đem đến cho khán giả một niềm xúc động và hy vọng sâu xa. Vinh danh một nhà soạn nhạc lão thành đã dâng hiến trọn đời cho nghệ thuật và giáo dục, đồng thời cũng đón nhận và mở cửa cho những tài năng âm nhạc trẻ của cộng đồng, đó là ý nghĩa của buổi nhạc “Lê Văn Khoa: Một Đời Âm Nhạc,” cũng là ngày phát hành cuốn sách nặng ký “Lê Văn Khoa: Một Người Việt Nam” với hằng trăm bài viết về con người và nghệ thuật của Lê Văn Khoa.
Chắc chắn người Việt hạt Orange không ai còn xa lạ với nhà soạn nhạc kiêm nhiếp ảnh gia kỳ cựu Lê Văn Khoa. Ông năm nay đã 80 tuổi và đã dành trọn cuộc đời cho những sinh hoạt nghệ thuật, cũng như là tác giả của những bản hòa tấu khúc, ca khúc, hòa âm phối khí xuất sắc, đặc biệt là đều mang tâm hồn Việt Nam. Lê Văn Khoa là nhân tài hiếm có của Việt Nam mà hiện vẫn chưa được “appreciate” đúng mức vì tác phẩm của ông đòi hỏi một trình độ hiểu biết nào đó về nghệ thuật để thưởng thức.
Teresa Mai xuất sắc với giọng soprano trong ca khúc “Nessun Dorma” trích từ vở opera “Turandot,” Nguyễn Phúc Hải tuyệt diệu với tấu khúc vĩ cầm “Nocturne” của Lê Văn Khoa, Bích Vân lôi cuốn và mạnh mẽ trong ca khúc “Mơ Về Quê Tôi” của Lê Văn Khoa và “Dòng Sông Xanh” của Johann Strauss II lời của Phạm Duy, ban hợp xướng 65 caviên Little Saigon Choral với 3 ca khúc do Lê Văn Khoa viết hoặc hòa âm, và đặc biệt nhất là Hugo Nguyễn, 7 tuổi, với ca khúc “Nếu Có Ai Hỏi Em” của Lê Văn Khoa hát cùng dàn vĩ cầm Việt Nam tí hon và dàn nhạc lớn. Đây là những cao điểm của chương trình, nhận được “standing ovation” hay những lời hoan hô nồng nhiệt nhất. (Xin đón xem bài tường thuật chi tiết của phóng viên Băng Huyền trên trang Văn Nghệ của báo Viễn Đông thứ Bảy 30/11 sắp tới).
Không ai không nhận thấy sự góp mặt ngày càng nhiều của những nghệ sĩ Nhật Bản, Đại Hàn và Trung Hoa vào sân khấu nghệ thuật cổ điển của thế giới, điển hình là những tài năng nổi bật như Midori, Liang Liang, Tan Dun... Càng có nhiều nhân tài góp mặt vào sân khấu thế giới, càng chứng tỏ mức thành công của cộng đồng mà họ đại diện. Nghệ thuật cổ điển vô hình trung được coi như thước đo của mức thành công ấy. Với 38 năm có mặt trên nước Mỹ từ sau cuộc đổi đời 1975, thế hệ người Việt thứ hai đã trưởng thành và đã “branching out”, đi học nhiều ngành nghệ thuật khác nhau. Kết quả là chúng ta hiện có một đội ngũ nghệ sĩ xuất sắc, chỉ chờ dịp chúng ta mở cửa cho họ, từ đó họ sẽ có cơ hội tham gia các sân khấu thế giới.
Vậy cộng đồng Việt hải ngoại đã sẵn sàng chưa để tạo môi trường trình diễn cho đợt sóng nghệ thuật mới này? Đây là một câu hỏi cần được chúng ta trả lời.
alt
Composer Le Van Khoa - A Lifetime of Music:
 
 Lê Văn Khoa- Một Người việt Nam - VHLA:
http://cothommagazine.com/images/stories/nhac/LVK-SN80/ConcertLVK_LaMirada23Nov2013-VietHai.pdf