Thái Lan có diện tích 513, 115 km2 với dân số 67 triệu so với VN 331,210 km2 với dân số 92 triệu. Thái Lan giàu có hơn VN ít nhất là 6 lần dựa trên GDP/ mỗi đầu người. Mặc dù VN có ít nhất 2,000 năm lịch sử (nếu tính từ đời hai bà Trưng) so với Thái Lan chỉ thành hình từ thế kỷ 13-14 có không tới 800 năm lịch sử. Mặc dù người dân VN là con cháu của vua Hùng so với Thái Lan là dân tộc nô lệ, làm lính đánh thuê cho đế quốc Khờ me, nhưng ngày nay, VN thua xa Thái Lan vềtất cả mọi mặt kể từ ngày chế độ cộng sản đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam.
· Thái Lan là quốc gia không bị thực dân đô hộ vì vua Thái Lan có tinh thần cầu tiến về cơ khí và khoa học; còn vua VN lại chìm đắm trong tứ thư, ngũ kinh, cúi đầu thần phục nhà Thanh bên Tầu.
· Thái Lan không có chiến tranh kéo dài như VN, Cao Miên, Lào chính nhờ biết cải tiến từ bỏ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến và tự do dân chủ.
· Phật giáo Thái Lan biết uyển chuyển thay đổi theo thời cuộc nên không bị ô nhiễm bởi lý thuyết cộng sản mà đa sốchư tăng đông dương đã bị cộng sản mê hoặc với lý thuyết giải phóng dân tộc.
· Kinh tế Thái Lan phát triển chính nhờ có thời gian dài thanh bình so với VN, chiến tranh kéo dài gần nửa thế kỷ do cộng sản gây ra và tàn phá đất nước VN.
Bài viết thử tìm hiểu Phật giáo Thái Lan qua lăng kính chính trị. Chúng tôi không đề cập đến giáo lý và tranh luận Phật Pháp vì không phải mục đích của bài viết. Chúng tôi chỉ gợi ý về đề tài Phật giáo Thái Lan nhằm giúp cho chúng ta có cơhội tìm hiểu sâu rộng hơn trong tương lai. Bài viết chia ra làm 2 phần: phần đầu trình bày về lịch sử Thái Lan, phần hai đề cập đến Phật giáo Thái Lan.
LỊCH SỬ
Lịch sử Thái Lan tạm chia ra làm 4 thời kỳ: - lập quốc - thực dân - hậu đại chiến - ngày nay.
Lập Quốc
Dân Xiêm (Siam) di dân từ vùng Tứ Xuyên bên Tầu xuống phương nam tới Lào và Chiang Mai. Vào thế kỷ 12, dân Xiêm là giống dân nô lệ hay là lính đánh thuê cho vương quốc Khờ me. Đến thế kỷ 13, ông Sri Indradit đứng lên chống lại quân đội Cao Miên, thành lập vương triều Sukhuthai. Triều đại Ayutthaya thay thế triều đại Sukhuthai vào thế kỷ thứ 14 và đặt tên nước là Siam (VN đọc là Xiêm La). Chính triều đại Ayutthaya đã sáng chế ra chữ viết Thái Lan dựa theo Phạn ngữ.
Vào thế kỷ 16, Thái Lan có một thời gian bị Miến Điện xâm chiếm, nhưng cuối thế kỷ 16, vua Naresuan đánh đuổi quân Miến Điện ra khỏi đất Thái Lan và lên ngôi năm 1590. Miến Điện lại đánh chiếm Thái Lan, triều đại Ayutthaya bị sụp đổ. Tướng Taksin gốc Tầu có 2 anh em người Thái phụ tá là Chao Phraya Chakri và Chao Phraya Surasith giúp chống lại Miến Điện, dành lại độc lập cho đất nước.
Ông Chao Phraya Chakri giết chết tướng Taksin và lên ngôi năm 1782, lấy tên Rama I, lập ra triều đại Chakri và dời thủđô về Bangkok. Thời kỳ lập quốc, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Người dân gặp vua phải gập đầu tung hô vạn tuế, không được ngẩn đầu lên nhìn mặt nhà vua. Các quan chức từ địa phương đến trung ương phải làm lễ 2 lần trong năm tuyên thệ trung thành tuyệt đối nhà vua.
Thực Dân
Vào đầu thế kỷ 19, nước Xiêm đã bắt đầu ban giao với các quốc gia tây phương như Bồ Đào Nha, Anh Quốc (1826), Hoa Kỳ (1833) và ký hiệp định với Pháp vào cuối thế kỷ 19. Đây là thời kỳ các vị vua Thái Lan thấy được sức mạnh cơ khí và khoa học nên bắt đầu học hỏi theo tây phương. Nhiều người tây phương cho biết họ đã thấy tàu chạy hơi nước hay các nhà máy in sách báo tại Thái Lan vào thế kỷ 19.
Đầu thế kỷ 20, vua Prachadhipok (Rama VII) thông qua hiến pháp từ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến, người dân có thể bầu người đại diện vào quốc hội để giúp nhà vua trị quốc an dân. Trong khi đó, VN còn theo chế độquân chủ chuyên chế hay dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Vua chúa VN vẫn chưa tìm được thế đứng độc lập cho đất nước VN vào thời điểm này.
Thái Lan bắt tay với Nhật trong thời kỳ đệ nhị thế chiến nên không bị Nhật đô hộ. Vua Thái Lan lại còn khôn khéo bắt tay với HK trước khi Nhật Bản thua trận nên Thái Lan không bị các quốc gia đồng minh trừng trị như trường hợp Nhật Bản. Trong khi đó, điệp viên cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh đã thừa cơ hội lường gạt HK viện dẫn giải cứu lính đồng minh bị Nhật bắt nên HK đã cung cấp súng đạn cho Việt Minh để họ có khí giới giết hại các đảng phái quốc gia và đưa đất nước VN vào quỹ đạo cộng sản quốc tế.
Hậu Đại Chiến
Các quốc gia Á Châu như VN bị cộng sản quốc tế (Liên Sô) lường gạt về chính sách giải phóng các quốc gia thuộc địa với 3 dòng cách mạng thì Thái Lan là quốc gia đã biết cộng sản là tà đạo lấy từ khái niệm thiên đường không tưởng đểlường gạt con người nên Thái Lan và Nhật Bản là hai quốc gia duy nhất tại Á Châu không bị cộng sản đe dọa hay xâm chiếm.
Hồ Chí Minh là người chủ trương chia đôi đất nước VN qua việc ký hiệp định Genève vào năm 1954 và tiếp tục con đường quân sự cưỡng chiếm miền nam để đưa đất nước VN vào trong quỹ đạo cộng sản quốc tế thì Thái Lan đã khôn khéo bắt tay với HK đi theo con đường tự do dân chủ để phát triển đất nước. Trong khi kinh tế miền bắc VN bị kiệt quệvì chính sách tập trung thì kinh tế miền nam VN lại bị chiến tranh tàn phá do csBV gây ra.
Do đó, Thái Lan trở thành quốc gia giàu có tại Á Châu chính nhờ chiến tranh VN vì lính HK và đồng minh có thể qua Thái Lan để dưỡng quân dưới hình thức du lịch sau khi đánh trận tại VN. Thái Lan còn là quốc gia đầu tiên tại Á Châu thành lập tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) tương tự như tổ chức Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Âu Châu để chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Á Châu.
Trong khi chính quyền miền nam VN lo bảo vệ tiền đồn tự do, tài nguyên thiên nhiên của miền nam không được xửdụng đúng mức vì csBV gia tăng tàn phá ruộng vườn trù phú của miền nam VN thì csBV vay mượn tiền của các quốc gia cộng sản, kể cả ký giấy bán nước cho ngoại bang (công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958) để có tiền mua súng đạn bắn giết người dân vô tội tại miền nam VN.
Tưởng cần nhắc lại, đa số người VN đều có cùng tiếng nói, lịch sử và chủng tộc; ngược lại, đa số người Thái có nhiều sựkhác biệt giữa các miền. Thí dụ, người trung Thái chiếm khoảng 1/3 dân số nói tiếng Xiêm, người đông bắc Thái nói tiếng Isan, người bắc Thái gần nước Lào nói tiếng Lanna và người nam Thái nói tiếng Mã Lai v.v, nhưng người Thái rất đoàn kết so với VN ngày nay có nhiều sự bất công, đối xử kỳ thị của đảng viên csBV đối với dân ngụy miền nam VN; điển hình là nhà cửa ở Saigon của người miền nam đã bị quân csBV cướp lấy.
Ngày Nay
Mặc dù chiến tranh VN đã chấm dứt, mặc dù VN đã thống nhất đất nước hơn 38 năm; nhưng cái may cho Thái Lan là giới lãnh đạo VN vẫn còn ngu muội ôm chặt vào chế độ cộng sản nên kinh tế Thái Lan vẫn còn có cơ hội tiếp tục phát triển qua mặt VN; chứng cớ là Thái Lan có thể sản xuất các dụng cụ điện tử đòi hỏi kỹ thuật cao so với VN còn trong giai đoạn bán sức lao động với giá rẻ hay sàn xuất (bán) phụ nữ VN ra nước ngoài để làm nô lệ tình dục gởi tiền về VN giúp cho CSVN có hối suất chuyển tiền ra nước ngoài.
Vào đầu thập niên 80, VN còn đang trong giai đoạn thiên đàng cộng sản, nạn đói xảy ra cho cả 3 miền đất nước VN; đó là chưa kể csBV bị sa lầy trong trận chiến với đàn em Khờ me đỏ và bị TC dạy cho bài học thì Thái Lan đã chuyển mình từ chế độ quân chủ lập hiến sang chế độ tự do dân chủ. Thái Lan tổ chức bầu cử tự do dân chủ vào năm 2001, nhưng kỳ bầu cử 2006 có sự gian lận lá phiếu nên quân đội Thái Lan làm đảo chánh ngày 19. 9. 2006 để ổn định trật tự.
Nếu HK có hai đảng chính là cộng hòa và dân chủ với hai đường hướng đối nghịch: - Đảng cộng hòa chủ trương tự do và bảo vệ quyền lợi người chủ (thí dụ, nếu thuế quá cao thì các đại tư bản sẽ chuyển tiền đầu tư đi nơi khác). - Đảng dân chủ bảo vệ quyền lợi thợ thuyền để tạo sự công bằng trong xã hội (thí dụ, tăng thuế của người giàu để có tiền chu cấp các chương trình xã hội an sinh hay cấp học bổng cho sinh viên nghèo để có cơ hội phát triển trong xã hội).
Cùng thế đó, Thái Lan có hai nhóm áo đỏ tranh đấu cho quyền lợi thợ thuyền, nông dân và nhóm áo vàng tranh đấu cho quyền lợi thành thị và chủ nhân. Chính chế độ tự do dân chủ tại Thái Lan đã tạo thế cân bằng giữa hai lực lượng trên giúp cho đất nước phát triển. Dù có sự biểu tình, chống đối, nhưng đưa tới sự tôn trọng quyền tự do căn bản của con người tại Thái Lan mà chỉ có dân tộc nô lệ như Thái Lan, Do Thái mới biết trân quý tự do và sẳn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ tự do của chính mình.
Nhìn lại VN, tinh thần của người dân đã bị CSVN nhồi sọ, làm sơ cứng nên mất hết tinh thần đấu tranh cho tự do của chính mình, chứ đừng nói đến tình trạng đất nước bị TC xâm chiếm vì người dân nào có lên tiếng bảo vệ tổ quốc thì bịchính người VN (cộng sản) bắt bỏ tù hay đánh đập dả man (làm thay cho bọn quân xâm lược phương bắc). Một đất nước như vậy, chúng ta sẽ không lấy làm lạ khi thấy các quan chức csBV cúi đầu, tung hô vạn tuế bắc triều (thí dụ, CSVN in thêm 1 ngôi sao nhỏ trên cờ TC tượng trưng cho VN là 1 tỉnh lỵ của TC).
PHẬT GIÁO
Phật giáo Thái Lan cũng có thể tạm chia ra làm 4 thời kỳ: - lập quốc (vũ trụ quan) - thực dân (khoa học) - hậu đại chiến (cộng sản) - ngày nay (bồ tát đạo).
Lập Quốc
Thời kỳ lập quốc, Phật giáo Thái Lan chịu ảnh hưởng của Phật giáo Cao Miên mà đế quốc Khờ me là chủ nhân của người dân nô lệ Xiêm La (Siam). Ngoài ra, Phật giáo Thái Lan (PGTL) còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo Miến Điện đến từ đường bộ ở phương bắc và Phật giáo Tích Lan đến từ đường biển ở phương nam. Theo lời dạy, đại đế A Dục đã khéo tu từ kiếp trước nên tái sanh vào gia đình vua chúa; còn người vụng tu thì tái sanh vào gia đình nghèo khó. Đây là giáo lý căn bản về lý tái sanh và lý nhân quả trong Phật giáo.
Vì thế, Phật giáo Thái Lan có in ra quyển kinh Traiphum (vũ trụ quan) để giảng dạy cho đại chúng. Kinh Traiphum ghi lại các hình ảnh về 6 cảnh giới (trời, thần, người, thú, ngạ quỷ, địa ngục); đặc biệt là cảnh người gồm có vua chúa và thứdân. Chính quyển kinh này đã giúp cho vua Thái Lan dễ dàng cai trị người dân dưới chế độ quân chủ chuyên chế. Người dân tin mình vụng tu ở kiếp trước nên tái sanh làm thường dân ở kiếp này là sự tự nhiên nên dễ chấp nhận sự cai trị của nhà vua.
Thực Dân
Tưởng cần biết, danh từ thực dân dịch từ chữ colonisation lấy từ chữ civilisation tức là văn minh vì người tây phương tin là họ văn minh hơn những người ở các châu lục khác nên họ có quyền đô hộ người dân bản xứ để khai mở dân trí của dân thuộc địa. Để đương đầu với thực dân, Phật giáo Thái Lan chuyển mình từ thuyết tái sanh trừu tượng sang thuyết nhân quả, nhân duyên cụ thể dưới lăng kính khoa học. Thí dụ,
· trời mưa không do vị thần nào tạo ra mà chính do khí gặp hơi lạnh làm đông lại sinh ra mưa
· bệnh không do vị trời nào gây ra mà chính là vi trùng, vì ăn ở không vệ sinh nên sinh ra bệnh v.v.
Vì thế, Phật giáo Thái Lan tránh đề cập đến khía cạnh thần thông trong Phật giáo vừa không lợi ích cho sự chứng đắc, vừa không thích hợp với khoa học. Phật giáo Thái Lan lại còn chú trọng đến đức tin trí tuệ (sáng suốt) và chống lại đức tin mù quáng, phản khoa học, mê tín dị đoan. Các lời dạy dựa trên đức tin thuần túy đến từ bên ngoài Thá i Lan khó lòng thuyết phục phật tử Thái Lan nên Phật giáo trở thành quốc giáo của xứ Thái Lan là như vậy.
Thực dân tây phương có chương trình đại học đào tạo sinh viên qua 3 cấp: - cấp 1 (1st level = bachelor) đào tạo ra chuyên viên (tổng quát) cấp 2 (2nd level = master) đào tạo ra vị thầy (chuyên môn) - cấp 3 (3rd level = doctorate) đào tạo ra bậc sư phụ (thật chuyên môn). Theo truyền thống, giáo dục đại học dựa theo 3 cấp trên vẫn còn được áp dụng cho tất cả mọi ngành nghề khắp nơi trên thế giới cho đến ngày hôm nay.
Phật giáo Thái Lan dựa theo giáo dục thực dân thành lập chương trình đại học Phật giáo đào tạo chư tăng theo lý tu mà không học là tu mù nên ngày nay có nhiều tu sĩ PG có danh thiếp với văn bằng Phật học từ cử nhân, cao học (thạc sĩ) và tiến sĩ; mặc dù ai cũng biết Phật giáo không quan tâm nhiều đến học vị (bằng cấp) mà chỉ chú trọng đến thực chứng, chứng nghiệm giáo pháp vì học mà không tu chỉ là đãi sách.
Nhằm mục đích khuyến khích chư tăng học đạo, có kiến thức và có văn bằng đại học nên khi ra trường, chư tăng được bổ nhiệm vào các chức vụ trong xã hội hay trong tăng đoàn như cố vấn các viên chức chính quyền, trụ trì các ngôi chùa làng, tỉnh v.v và lên đến chức cao nhất trong tăng đoàn là tăng thống (somdet phrasangharat).
Vua Thái Lan đứng trên tăng thống và các bộ trưởng, nhưng ngài có nhiệm vụ bảo vệ Phật giáo và quốc gia. Vì thế, cờThái Lan có 3 mầu tượng trưng cho Phật Giáo (mầu trắng), nhà vua (mầu đỏ) và quốc gia (mầu xanh dương) y như cờPháp có 3 mầu tượng trưng cho người dân Paris (làm cách mạng 1789), giới quý tộc và dân chúng ở các tỉnh; còn có sựgiải thích khác là quý tộc, giáo sĩ và dân chúng.
Tu sĩ PG Thái Lan cố vấn các quan chức địa phương hay trung ương trong công việc trị nước. Thí dụ, thầy trụ trì ngôi chùa làng (chao wat) có thể bàn chuyện làng nước với xã trưởng. Vị thầy đứng đầu các ngôi chùa ở quận (chao kana amphur) có thể cố vấn cho quận trưởng v.v. lên đến hội đồng trưởng lão (mahatherasamakom) đóng vai trò cố vấn cho các bộ trưởng, nhất là bộ giáo dục liên hệ đến chương trình học vấn và ngân sách giáo dục.
Đại học Phật giáo Thái Lan có chương trình giáo dục Phật giáo thực tiển, đào tạo tăng tài có khả năng giảng dạy giáo lý dựa trên kiến thức khoa học và trung thực với giáo lý nhà Phật; đồng thời có khả năng bài bác các lời dạy mê tín dịđoan hay đức tin đại chúng như tin mà không cần suy luận. Tuy nhiên, hệ thống này cũng gặp một số chư tăng miền bắc Thái Lan bất hợp tác; đó là những vị thiền sư tu khổ hạnh ít chú trọng đến lời giảng hoa mỹ. Thí dụ,
Các vị thiền sư sống đời không nhà, chuyên hành thiền trong rừng sâu như ngài Ajan Man (1870-1949) hay ngài Ajaan Fuang là thầy của tỳ khưu Thanissaro (người Mỹ) tu theo lối khổ hạnh (dhutanga), nghiêm trì giới luật và chuyên về thiền định. Theo Phật giáo, tu sĩ có hai con đường tu tập: vị chuyên về pháp học, gìn giữ kinh điển, truyền dạy giáo pháp cho thế gian và vị chuyên về thiền định, sống đời khổ hạnh, chứng nghiệm đạo giải thoát và chấm dứt sanh tử luân hồi.
Cả hai vai trò đều quan trọng trong Phật giáo; tuy nhiên theo tinh thần thuần túy, phật tử tin các vị thiền sư đắc đạo tạo nhiều phước đức hơn chư vị thuần về pháp học. Chư vị thiền sư có công năng ban phước lành cho tứ chúng (tu sĩ và cưsĩ) hơn các vị chuyên giảng dạy giáo pháp mà không có (hay ít có) thực chứng. Nhiều phật tử tin theo và hộ trì chư vịthiền sư mặc dù chư vị không có bằng cấp phật học; đôi khi không có cả chứng minh thư ngài là một vị tu sĩ phật giáo.
Tóm lại, Phật giáo Thái Lan có hai khuynh hướng: - Đa số chư tăng thuộc về nhóm pháp học được sự bảo vệ của nhà vua và được cân nhắc vào các chức vụ trong xã hội - Thiểu số tu sĩ chuyên về pháp hành gặp nhiều khó khăn trong vấn đề hành chánh như không có chứng minh thư chứng nhận mình là tu sĩ hay nơi cư trú vì chư vị thường không có nhà hay chùa v.v. Cái khó là làm sao chứng minh vị thiền sư là tu sĩ chân chánh hay chỉ là người ăn xin theo nghĩa đen.
Tưởng cần biết, nhiều phật tử tây phương biết đến Phật giáo Thái Lan và xuất gia theo đạo Phật do lòng ngưỡng mộpháp tu của các vị thiền sư khổ hạnh y như thời Đức Phật từ bỏ cung vàng điện ngọc để sống đời không nhà tìm đạo giải thoát cho ngài và nhân loại. Thí dụ, ngài Ajahn Chah lập nhiều thiền viện tu theo lối khổ hạnh tại các quốc gia Âu Châu và Mỹ Châu.
Dù chư vị thiền sư không được sự bảo vệ của nhà vua, nhưng có vài vị vẫn được mời về Bangkok để giảng dạy Phật Pháp dựa trên sự chứng đắc; đó là điểm đặc thù về lòng khoan dung của Phật giáo Thái Lan, về sự hài hòa trong tăng chúng vì không có sự xâm nhập của yếu tố bên ngoài (cộng sản) gây chia rẻ trong tứ chúng, nhất là làm ô nhiểm giáo pháp. Đây cũng là thời kỳ quân chủ chuyên chế được cải tiến thành quân chủ lập hiến có quốc hội và có dân biểu đại diện cho người dân.
Hậu Đại Chiến
Chế độ cộng sản thành hình tại Nga Sô vào đầu thế kỷ 20 và giết chết hàng triệu người tại Đông Âu. Lenin và Stalin đưa ra chiêu bài giải phóng dân tộc giúp các quốc gia chậm tiến thoát khỏi sự đô hộ của thực dân tư bản. Thực chất là Liên Sô muốn lôi kéo các quốc gia chậm tiến rơi vào trong quỹ đạo cộng sản nên nhiều người Á Châu (kể cả tu sĩ PG) đã bịcuốn hút vào con đường tà đạo đưa tới đời sống điêu linh của con người tại Á Châu; đặc biệt là Trung Hoa, VN, Lào và Cao Miên.
Chính nhờ các vị tăng sĩ Thái Lan có thực chứng, thấy xa về sự tai hại do chế độ cộng sản gây ra cho nhân loại nên Thái Lan đã thoát khỏi họa cộng sản tàn sát người dân vô tội như trăm hoa đua nở, học tập cải tạo, đấu tố, cải cách ruộng đất v.v như VN và TC. Chư vị đã giảng dạy cộng sản là bất thiện, là ác tâm mà phật tử cần phải tránh xa, cần phải diệt trừ nên lý thuyết cộng sản khó xâm nhập vào xứ Thái Lan. Tưởng cần biết, Hồ Chí Minh đã từng qua Thái Lan để truyền bá lý thuyết cộng sản nhưng không thành công.
Sư Kitthiwuttho đọc diễn văn tại trường cao đẳng Cittaphawon College nhấn mạnh ai giết người cộng sản, người này đã không những không bị mất công đức; ngược lại, người này còn tạo nhiều công đức vì dám hy sinh thân mạng đểbảo vệ tôn giáo, quốc gia và vương quyền. Ngài còn dẫn chứng từ kinh Phật cộng sản đồng nghĩa với tâm ác (kilesa) nên cần phải diệt trừ; chắc chắn không có vị tăng sĩ VN nào có can đảm dám dùng lập luận này để giảng dạy giáo pháp cho tứ chúng; nhất là tu sĩ quốc doanh tại VN.
Ngày Nay
Thông thường, chúng ta hiểu nam tông có tinh thần tự giác (ngộ) nên được gọi là tiểu thừa, chiếc xe nhỏ chở 1 người đến Niết Bàn; còn bắc tông có tinh thần tự giác (ngộ) và giác tha (độ chúng sanh) nên được gọi là đại thừa, chiếc xe lớn chở được nhiều người đến Niết Bàn. Đa số chúng ta biết Phật giáo Thái Lan là tiểu thừa và Phật giáo VN là đại thừa; thực ra đây là sự truyền thừa PG từ phương nam hay phương bắc còn có tên là nam tông và bắc tông. Mật tông nằm trong bắc tông, nhưng có pháp tu đặc biệt nên có tên riêng.
Ít người biết Phật giáo Thái Lan (nam tông) chỉ dạy đầy đủ 10 pháp ba la mật để độ chúng sinh. Hành giả tu các pháp ba la mật (parami) được xưng tán là bồ tát lấy từ hai chữ đầu của bồ đề tát đỏa phiên âm từ phạn ngữ Bodhisattva tức là vị có chí nguyện tu tập để đắc thành Phật quả (xin đừng hiểu danh từ Phật chỉ có nghĩa là tự giác ngộ mà chính là ý nghĩa chánh đẳng chánh giác). Điều kiện cần và đủ để trở thành Phật chánh đẳng chánh giác là tự giác (ngộ) và giác tha (độ chúng sinh).
Tưởng cần biết, có người giảng ba la mật đa phiên âm từ paramitagồm hai chữ param và itatức là qua đến - bờ bên kia đồng nghĩa với tự giác ngộ đến Niết Bàn. Lại có người giải thích paramita gồm có hai chữ parami và ta, parami là tu tập thâm sâu để trở thành Phật và ta là chữ đệm vô nghĩa . Parami gồm có tự giác (ngộ) và giác tha (cứu độ chúng sanh). Có lẽ lời giải thích thứ hai hợp lý hơn.
Các tôn giáo giải thích chúng sanh không bao giờ có thể trở thành thượng đế, nhưng Phật giáo chỉ dạy tất cả chúng sanh đều có thể trở thành Phật vì chúng sanh có khả năng thành Phật còn được biết dưới danh từ Phật tánh nên Phật giáo có đề cập đến hai thân hay 3 thân hoặc 4 thân. Hai thân gồm có sắc thân và pháp thân hay tứ thân gồm có sắc thân hay ứng thân (nirmanakaya), báo thân (sambogakaya) và pháp thân (dhammakaya).
Hình #1: Dhammakaya Cetiya
Phật giáo Thái Lan không chỉ giới hạn pháp học hay pháp hành mà ngày nay còn chú trọng đến tinh thần bồ tát đạo phục vụ chúng sanh nên chùa pháp thân(dhammakaya catya) thành hình. Ngày nay, giáo hội pháp thân thường tổ chức các buổi lễ có hàng trăm ngàn phật tử tham dự trong tư thế hành thiền (Hình #1). Đây cũng là điểm khởi sắc sống động, tự do của Phật giáo Thái Lan nên đất nước Thái Lan đã chuyển từ chế độ quân chủ lập hiến sang chế độ tự do dân chủ.
LỜI KẾT
Dân tộc Thái Lan là dân tộc nô lệ y như Do Thái nên họ biết trân quý đời sống tự do và có quan niệm thực tế. Người dân Thái Lan sẳn sàng hy sinh mạnh sống của mình để bảo vệ tự do của chính mình. Vì thế, Thái Lan gồm có hai chữ Thái và Lan. Lan phiên âm từ tiếng Anh là Land tức là đất nước ví như Ái Nhĩ Lan (Ireland) hay Ba Lan (Poland) và Thái là tự do.
Do đó, Thái Lan là đất nước tự do so với VN lấy tên nước là cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. Cộng hòa đồng nghĩa với dân chủ và xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa với cộng sản độc tài; tức là độc đảng cộng sản đề cử người ứng cử và bắt người dân phải đi bầu cho người của họ. Vì thế, có 100% người dân đi bầu và người ứng cử có 100% lá phiếu dưới chếđộ cộng sản. Một đất nước độc tài như vậy thì làm sao người dân VN có tự do cho được? làm sao người dân không sống trong sợ hãi? (fear society).
Chúng ta sẽ không lấy làm lạ nếu người dân Thái Lan thường biểu tình một khi nhà cầm quyền (thủ tướng) có hành động phi lý, không đáp ứng nhu cầu của quần chúng; ngược lại người dân VN trở nên vô cảm, sơ cứng vì bị nhà cầm quyền CSVN thường xuyên đàn áp, bịt miệng, cướp mất các thứ tự do căn bản của con người. Đó là điều đáng buồn nhất cho dân tộc VN vào đầu thiên niên kỷ thứ 3.
Nếu HK có 2 đảng đối lập là đảng Dân Chủ đại diện cho thợ thuyền và đảng Cộng Hòa đại diện cho chủ nhân thì Phật giáo Thái Lan có 2 giáo hội chánh: - Pháp Tông Phái (Thammayutika) do nhà vua bảo trợ và Đại Tông Phái (Mahanikaya)ảnh hưởng đến đại chúng. Đứng về chính trị, Thái Lan cũng có hai nhóm tiêu biểu: - Nhóm áo đỏ bảo vệ quyền lợi nông dân và thợ thuyền - Nhóm áo vàng bảo vệ quyền lợi dân thành thị và chủ nhân. Vì thế, đời sống chính trị của Thái Lan luôn luôn cân bằng vì có hai đối lực trọng để đưa đất nước vào trung đạo.
Mặc dù Phật giáo Thái Lan là Phật giáo nam tông, nhưng phương pháp tu tập rất thực tế gồm có 3 khuynh hướng: -khuynh hướng học hỏi giáo pháp (tu mà không học là tu mù), có chương trình giảng dạy giáo pháp ở cấp đại học -khuynh hướng chuyên về thiền có lối tu khổ hạnh trong rừng sâu chứng nghiệm lời dạy của giáo pháp (học mà không tu là đãi sách) - khuynh hướng tu theo bồ tát đạo thực hành 10 pháp ba la mật để đắc thành Phật quả chánh đẳng chánh giác, a nậu đa la tam miệu tam bồ đề phiên âm từ Phạn ngữ).
Phật giáo Thái Lan đã uyễn chuyển thay đổi theo sự tiến hóa của khoa học và xã hội, nhưng vẫn giữ được bản chất tinh túy của giáo pháp mà hành giả tu tập theo Phật giáo Thái Lan không sợ phải xa lìa chánh pháp. Mặc dù thỉnh thoảng, chúng thấy có vài vị sư Thái Lan phạm các giới trọng, nhưng đó không phải là đường lối, chủ trương của Phật giáo Thái Lan.
Đó là điểm son của Phật giáo Thái Lan mà ngày nay Phật giáo của vài nước Á Châu như TC, VN, Cao Miên và Lào đều yếu kém vì bị ô nhiểm bởi lý thuyết Mác Lê đến từ tây phương với tính không tưởng (utopia) và độc tài tàn ác coi mạng người như cỏ rác (Khờ me đỏ, Tết Mậu Thân, đấu tố, học tập cải tạo v.v) nên Phật giáo VN không còn giữ được bản chất trung thực của giáo pháp (*) (Hình #2).
Hình #2: Tượng điệp viên cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh tại Đại Nam Quốc Tự ở Bình Dương
10.2.2014
Ghi chú: (*) có vài vị thiền sư tại VN rất sợ cờ vàng khi đi ra hải ngoại; điều này chứng minh các vị này chưa hiểu gì hết về lý vô ngã trong Phật giáo, chứ chưa nói tới pháp thiền vì kết quả tối thiểu của thiền là tâm không lo sợ, nhất là phát bồ đề tâm dám lên tiếng bênh vực những người bị oan ức tại VN hay trên thế giới.