Thursday 31 July 2014

Tượng Đài Đức Thánh Trần Tại thủ đô Little Saigon, Nam Cali.


Tượng Đài Đức Thánh Trần Tại thủ đô Little Saigon, Nam Cali.

Hôm nay mở mắt thức dậy nhà thơ Khalil Gibran hiện về nhắc nhở bà con câu nói quen thuộc:

"Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương", ("To wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving”, The Prophet, Kahlil Gibran).

Mở máy email của ông Hoàng Thuỵ Văn nhả ra đầu tiên cho hàng tít: "UB Xây Dựng Tượng Đài Đức Thánh Trần mời họp CD 27-7-2014 tại Little Sáigon".

Tôi xem tỉ mỉ bài do tác giả bạn thân quen này mà nhận ra tên cúng cơm là ông Vua Bông (King of Flowers, aka Vương Huê). 


Trong khi xứ ta ác đảng CSVN bỏ hết các ngày giỗ tưởng niệm các tiền nhân dầy công lập quốc mở mang bờ cõi, bảo quốc an dân, mà chỉ chú trộng vào các ngày mà các đảng viên đổ đít chống Tây Mỹ,... Vả lại, Thiên triều Bắc Kinh với Đại đế Tập Cẩm Bình sức mấy cho bọn gia nô Ba Đình làm giỗ vua Quang Trung hay Hưng Đạo Vương bao giờ. Ông Phan Đình Minh có khi oang oang on air trêu bọn gia nô đít đỏ Pắc Pó Ba Đình sẽ tống giam hết các cụ Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo vào Hanoi Hotel vì cả gan chông lại Thiên Hoàng Đại Hán. Trong tư tưởng như vậy khi xem hinh bài viết không chừng Hanoi Hotel welcomes luôn các ông Phan Kỳ Nhơn, Nguyễn Xuân Nghĩa, Tạ Đức Trí, Du Miên, Phan Tấn Ngưu, Bùi Thế Phát, Trương Văn Song, Hoàng Thuỵ Văn,...

Như tinh thần bài viết, Sự cố gắng đáng ca ngợi của nhóm chủ trương cho dự án Xây Dựng Tượng Đài Đức Thánh Trần tại đường phố Bolsa, trung tâm khu Little Saigon đang ở giai đoạn hoàn tất. Cuộc họp báo hôm nay là để công bố cho đồng hương gần xa biết rõ dự án nêu trên.


Đức Thánh Trần Hưng Đạo vị bảo quốc công thần qua 3 phen phá tan âm mưu xâm lược xứ ta khi nhà Nguyên Mông phái đại quân sang 3 lần bị ô nhục đại bại tháo chayco1 cờ. Do vậy một bức tượng Đài Đức Thánh Trần ở thủ đô Little Saigon sẽ mở ra kỷ nguyên các thành phố khác chạy marathon theo nhé. Thiên triều Tập Cẩm Pình hay Nô triều Nguyễn Tấn Dũng có "xốn xang bức xúc" hãy mách bu Obama tống giam qúy ông Phan Kỳ Nhơn, Nguyễn Xuân Nghĩa, Tạ Đức Trí, Du Miên,... vào khám đường vì dám "hỗn láo" với Thiên triều Tập Cẩm Pình Đại Đế.


Ngày xưa tôi ở gần sát Bến Bạch Đằng Sài Gòn, nơi đó có bức tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, dáng uy nghi của Ngài đang chỉ tay xuống dòng sông Bạch Đằng làm một cử chỉ có ý nghĩa lịch sử ảnh hưởng đến sự sống còn của đất nước Việt Nam quyết tâm đánh đuổi quân xâm lăng. Toi giở trang sử cũ kể lại là vào đầu năm Tân Tỵ (1281), vua Nguyên Mông là Hốt Tất Liệt, mà tên Tây u viết theo mẫu tự la tinh là Kublai khan, nguyên là Đại đế sáng lập ra triều đại nhà Nguyên, góp công chấn chỉnh đạo quân xâm lược hùng mạnh, đánh giặc ghi ban thắng hữu hiệu, mặc dù rằng 3 lần phe Nguyên Mông đại với quân đại bại ôm đầu máu tháo chạy tại Việt Nam. Ông là con trai thứ hai của Đà Lôi (vị tướng quân dầy công võ hiệp được nhà văn Kim Dung cho vai trò kiếm hiệp tiểu thuyết hóa trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu, ngoài đời ông ni là tay xác thủ ngoại hạng, đáng ngại vì y tàn ác tàn sát dân bị trị thua trận, như khi lưu quân chiếm đóng tại vùng Merv, khi xưa thuộc Đế quốc hồi giáo Khwarezmia (bây giờ gồm các lãnh thổ vùng Trung Á, Ba Tư, A Phú Hãn và Hồi quốc (Pakistan)). Tể tướng Đà Lôi có cả thảy 11 người con trai, mà Hốt Tất Liệt là người con được cha trọng dụng vì ẩn bản tính nóng nảy hot-boiling y chang như khuôn cha. Mẹ của Hốt Tất Liệt là Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni(Sorghaghtani Beki), theo sách sử ghi nhận Mông đại đế Hốt Tất Liệt vốn là con trai thứ tư trong gia đình và là cháu nội của Thái Tổ Thượng Hoàng của Đế quốc Mông Cổ, tức me sừ Thành Cát Tư Hãn, tên Tây u là Chinghis Khan, tất cả Khan gia thuộc dòng tộc Borjigin, là vị vua hung hãn, tàn ác dù góp công mở rộng biên cương, thành lập đế chế thống lãnh xứ Tàu ô, chinh phục toàn vùng Tây Á, đánh sang Châu Âu. Thái Tổ Thượng Hoàng Thành Cát Tư Hãn, chưa đủ tuổi hưởng thọ cổ lai hi vì đi bán muối năm 66 tuổi (1206 – 1227). Trong khi Hốt Tất Liệt chỉ hưởng dương 49 tuổi, xêm xêm Tần Thủy Hoàng hui nhị tì năm 49 tuổi.


Trang sử Wiki-online ghi nhận vào tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Trần Hưng Đạo trở bệnh. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?". Ông trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, tinh thần nước nhà một lòng hóa thuận, cả nước đồng tâm góp sức, giặc phải bị thua. Binh pháp cọc gỗ Bạch Đằng giúp nhiều cho việc đập tan đạo Mông quân phương bắc xâm lăng nước ta. Đó là nhờ vao thế nước lòng dân, một bài học quý giá cho đảng CSVN, đám lãnh đạo phường gia nô CSVN, một loại sen đầm, ôsin phản nghịch phục vụ cho Thiên triều Đại Hán. Ngày nay để đập tan ý đồ xâm lấn của quân Đại Hán phương bắc, điều cần làm là nhân dân vùng lên lôi cổ những tay Tập Tấn Sang, Tập Tấn Dũng, Tập Phú Trọng,... mang ra "cắc-bùm" là xong, để thế nước lòng dân thật sự đương đầu với quân ngoại xâm từ bắc phương.


Kỳ niệtm về bức tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, Sài Gòn n gày xưa cáqc tàu bè di tản từ nơi ấy, người ta bảo ngài phán: "Dông đi các con!"


Ai làm bức tượng này?


Thưa, đó là điêu khắc gia HQ Phạm Thông, ông còn là họa sĩ vẽ tranh chân dung cụ Doãn Quốc Sỹ rất khéo. Phạm Thông cũng là nhà báo, sang Mỹ năm 1975 định cư tại Houston và lập ra tờ báo Con Ong ở xứ Bushland. Nhc sĩ KQ Phan Đình Minh là ban ông, khi ăn phở ở khu Bellaire, tôi ước mơ HQ Phạm Thông dựng lại tượng Thánh Tổ Hải Quân Việt Nam ộng Hòa.


Bức tượng Trần Hưng Đạo ở Quận Nhất gần sát bến sông Sài Gòn ở cuối đường Hai Bà Trưng. Địa điểm này vào thời Pháp thuộc là công trường Rigault de Genouilly. Sang thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, rue Paul Blanchy đổi tên thành đường Hai Bà Trưng và công trường đó được gọi là công trường Mê Linh. vào năm 1966 binh chủng Hải quân cho xây dựng bức tượng Hưng Đạo Vương lịch sử này tại đây, và tượng đài hoàn tất vào năm 1967.

 

Tiếp tục chuyện về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, sau khi chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ ba thành công. Ông lui về sống ẩn dật ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập phủ đồ và quân doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt đông bắc của Đại Việt. Ông còn cho trồng các loại cây thuốc để chữa bệnh cho binh sĩ và người dân trong vùng.


Mùa thu tháng 8, ngày 20 năm Canh Tý, Hưng Đạo Vương mất. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh, không nên xây lăng mộ. Ước muốn hãy để tro tàn phủ đất đai. Sau khi ông mất, triều đình phong tặng là Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Người dân nước Đại Việt vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc chiến đấu chống giặc xâm lăng Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập tiền đồ dân tộc nên lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Để ghi nhớ công ơn người dân nước Việt đã vinh danh Đức Thánh Trần và lập đền thờ, tượng đài ở nhiều nơi. Giờ đây người dân nước Việt tại thủ phủ Sài Gòn Nhỏ Nam California sẽ khánh thành tượng của ngài.

 Trần Việt Hải

Câu nói để đời:

“Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”; Khi ngài trả lời Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trong cuộc kháng chiến lần 3 đốn ngã giặc xâm lăng.

UỶ BAN VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI ĐỨC 

THÁNH TRẦN MỞ HỌP BÁO NGÀY 27 THÁNG 7 

NĂM 2014 TẠI LITTLE SAIGON, MIỀN NAM 

CALIFORNIA

Hoàng Thuỵ Văn


Inline image 1

Sự cố gắng đáng ca ngợi của nhóm chủ trương cho dự án Xây Dựng Tượng Đài Đức Thánh Trần tại đường phố Bolsa, trung tâm khu Little Saigon đang ở giai đoạn hoàn tất. Cuộc họp báo hôm nay là để công bố cho đồng hương gần xa biết rõ dự án nêu trên. 

Inline image 2

Tượng Đài Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng Sài Gòn, theo đó Ngài đang chỉ tay xuống dòng sông Bạch Đằng làm một cử chỉ có ý nghĩa lịch sử ảnh hưởng đến sự sống còn của đất nước Việt Nam thời đó. Được Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tôn ban ấn kiếm làm Nguyên Soái thống lĩnh toàn quân Đại Việt (hội nghị các tướng chỉ huy tại Bình Than năm 1282), Hưng Đạo Đại Vương từ trên Soái thuyền chỉ tay xuống dòng sông Bạch Đằng thề đánh thắng cuộc xâm lăng nhà Nguyên, bằng không sẽ không quay trở về trên dòng sông này

Inline image 3

Uỷ Ban Vận Động Xây Dựng Tượng Đài Đức Thánh Trần hôm nay muốn bc lộ cùng với đồng hương hải ngoại một dự án làm kim chỉ nam cho thế hệ kế thừa biết trân quý và giữ gìn tinh thần yêu nước thương dân của một nhà nước Việt Nam ở thế kỷ XIII như thế, của toàn dân và quân Đại Việt với dũng khí Bình Than (năm 1282) hào khí Diên Hồng (năm 1284) "thề quyết chiến! Quyến chiến!" quá ư vất vả và tang thương suốt thế kỷ để có thể đánh thắng quân xâm lược phương Bắc đem vinh quang về cho Tổ Quốc nhà Nam.

Inline image 4

Nhà báo Du Miên (đang nói), một trong bốn nhà hoạt động cộng đồng khởi xướng dự án Tượng Đài Đức Thánh Trần tại Little Saigon, năm 2014.

Inline image 5

Ông Bùi Thế Phát, nhà vẽ kiểu/ designer cho dự án, một trong những người khởi xướng.

Inline image 6

Ông Trương Văn Song, đương kiêm Cửu Long Hải Quân Hội trưởng, vừa trách khéo UB Vận Động vừa tỏ sự vui mừng và hứa Hội Cửu Long sẽ đóng góp. Người cựu Hội trưởng sáng lập Trần Đắc Cử đang theo dõi kỹ đàn em phát biểu.


Inline image 7

Bà Quả phụ của cố Thiếu tướng VNCH Lê Trung Trực thay mặt cho gia đình mà ông Nguyễn Bang đứng tên sở hữu khu thương mại đã cho phép UB Vận Động Xây Dựng Tượng Đài Đức Thánh Trần được sử dụng mẩu đất thuộc quyền cho công việc thiết lập Tượng Đài. Sự hợp thức hoá của TP Westminster đang được tiến hành.

Inline image 8

Ông Phan Tấn Ngưu, Tổng Hội Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH cho biết Tổng Hội của ông sẽ ủng hộ 500 Mỹ kim.

Inline image 10

Trong phát biểu của ông Đinh Truật có nêu gương dũng cảm và lòng yêu nước cao độ của vị tướng nhà Trần là Trần Bình Trọng khi trả lời giặc cướp Tàu nhà Nguyên, thế kỷ 13: "Thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc." Sau đó quân giặc thấy dụ hàng không được bèn đem giết.

Công trình xây dựng Tượng đang ở giai đoạn đóng góp tài chính để thanh toán chi phí cần thiết xây dựng trước mắt và bảo trì sau này. Dự án này không được thông báo trước để cho đồng hương được tham gia từ đầu, ngay chính tổ chức thừa kế tính chính thống của Hải Quân VNCH tôn thờ Đức Thánh Trần là Thánh Tổ. Người có lời trách nhẹ trong phát biểu là ông Trương Văn Song, đương kiêm Hội trưởng Hội Hải Quân Cửu Long VNCH miền Nam California, được biết một phần để bảo vệ sự an toàn cho sự vận chuyển Tượng Đức Thánh Trần tránh sự ngăn chận của Cộng sản Việt theo lệnh của Tàu. Tưởng cũng cần nói thêm sự đóng góp tài chính đẩ trang trải chi phí, HT Thích Minh Nguyện của chùa Trúc Lâm Yên Tử 2000 MK, HT Minh Mẫn của chuà Huệ Quang 500 MK, HT Nguyên Trí, chùa Bát Nhã 500 MK, Nhà kinh doanh Hứa Trung Lập 1000 MK, VBQG 500MK, LH Cựu Chiến Sĩ 500 MK, Ông Đinh Truật 100 MK...

Inline image 9

Nhà hoạt động cộng đồng Khanh Nguyễn.


Khoản công nợ dự án còn thiếu độ gần 10 ngàn Mỹ kim, công tâm mà nói những người chủ trương đã đóng góp tài chính trước tiên, không phải chỉ vì góp phần 500 Mỹ kim để được bảng khắc đề tên, nhiều người đã từng trút hầu bao gia đình hơn thế nữa, mà chính ở điều gì cao cả hơn là tinh thần quốc gia dân tộc, vì nước mà phụng sự. Sức mạnh của cộng đồng hải ngoại ở chỗ nhiều người chung lưng sát cánh với nhau như thế và tạo được nhiều liên kết hỗ tương trong cộng đồng. Người ta mong ước lực lượng quần chúng đấu tranh là toàn thể đồng hương hải ngoại dựa trên sức mạnh tinh thần, lá phiếu và tài chính để giúp thực hiện sự yểm trợ cho công cuộc đấu tranh giành quyền Tự Do Dân Chủ của người dân trong nước. 

Tượng Đài Đức Thánh Trần sẽ được khánh thành trong một buổi Lễ thật trang trọng theo dự trù vào ngày 13 tháng 9 năm 2014 với tất cả bổn phận và trách nhiệm của những con dân đất Việt tha thiết với quê hương Việt Nam ở giai đoạn đất Tổ lâm nguy, thù trong giặc ngoài. Đất nước Việt Nam có một giai đoạn lịch sử oai hùng với muôn triệu con dân anh dũng chống trả thành công quân xâm lăng từ phương Bắc là gương sáng ngàn đời, Tổ Quốc không quên ơn.


Link vào hình ảnh Web Album:

Xin cám ơn quí vị, các bạn đã theo dõi và quảng bá.

HTV tường trình
Ảnh H.Vuong 


Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Thân thế và sự nghiệp
Trần Hưng Đạo' là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông. Ông quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt:
Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần lúc nào không rõ, chỉ biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giữ quyền "tiết chế" để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 9 (1257), (Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh (cho) tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của (Trần) Quốc Tuấn".
 
Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu (1258), tháng Mười (âm lịch) năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai (1285), Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.
Đầu năm 1285, tức 27 năm sau, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía bắc và vùng Thanh Hóa-Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân. Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Vua Trần Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng" [6]. Tháng 5 (dương lịch) năm ấy (1285), ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp,... quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông, giải phóng đất nước.
Cuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Trần Nhân Tông hỏi: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Trần Hưng Đạo đáp: "Năm nay đánh giặc nhàn". Khi đoàn thuyền lương đối phương bị tiêu diệt ở Vân Đồn, chủ tướng là Hoàng tử Thoát Hoan phải rút lui, ông bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư (âm lịch) năm Mậu Tý (1288). Thoát Hoan nghe tin đội quân thủy đã vỡ tan rồi, liền dẫn tàn quân tháo chạy về nước, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến "quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần". Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước.
Lui về ẩn ở Vạn Kiếp đến khi qua đời: 
Tháng Tư (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1289), luận công ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp. Tại đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha). Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), ông lâm bệnh, được vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi về kế sách chống ngăn "giặc phương Bắc". Chữa mãi không khỏi bệnh, ông mất ngày 20 tháng Tám (âm lịch) cùng năm trên, thọ được 70 tuổi.
Khi sắp mất, Trần Hưng Đạo dặn các con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục".
Nghe tin Trần Hưng Đạo mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là "Thái sư Thượng Phụ Thựơng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi, song nổi tiếng hơn cả là Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo (Chí Linh, Hải Dương). Đây là nơi ông đã lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Văn hóa sáng tác:
Tác phẩm của Trần Hưng Đạo hiện còn:
     Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Bài văn hịch hiểu dụ các tỳ tướng, quen gọi là Hịch tướng sĩ).
    Binh gia diệu lý yếu lược (Tóm lược chỗ cốt yếu trong nguyên lý kỳ diệu của nhà binh, còn gọi là Binh thư yếu lược)
    Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp) nhưng văn bản đã thất lạc, chỉ còn lại bài Tựa của tướng Trần Khánh Dư đề ở đầu sách, được Đại Việt sử ký toàn thư (quyển VI) ghi lại.
Ghi nhận thăng thưởng công lao:
Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên Mông xâm lược, giành thắng lợi lẫy lừng, "tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên". Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng "thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần".
Là một Tiết chế đầy tài năng, khi "dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái", đặc biệt là có một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch "thanh dã" (vườn không nhà trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa "hương binh" và quân triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở Bạch Đằng... đã làm cho tên tuổi ông trở nên bất tử.
Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà.
Vì nước, quên thù nhà:
Năm Đinh Dậu (1237), Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) phải nhường vợ là Thuận Thiên Công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho em ruột là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) dù bà này đã có thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng giáng Lý Chiêu Hoàng (đang là Hoàng hậu) xuống làm Công chúa. Phẫn uất, Trẫn Liễu họp quân làm loạn. Trần Thái Tông chán nản bỏ đi lên Yên Tử. Sau Trần Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền vua Trần Thái Tông xin tha tội. Trần Thủ Độ biết được, cầm gươm đến định giết Trần Liễu nhưng Thái Tông lấy thân mình che cho Trần Liễu. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo). Lúc sắp mất, ông cầm tay Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăng trối để dò ý hai thuộc tướng thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người thuộc hạ ấy can rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu"... Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Một hôm Trần Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ vương: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào? Hưng Vũ vương thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!". Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ". Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng".
                                                             
Năm Ất Dậu (1285), thế quân Nguyên Mông bức bách, hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa quân xâm lược. Sách Đại Việt sử ký toàn thư kể: "Lúc ấy, xa giá nhà vua đang phiêu giạt, mà Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh vương, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Còn nhiều việc nữa, đại loại như thế" 
 Không tham chức, biết gạt bỏ hiềm khích riêng:
Trước kia, Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Trần Thái Tông gọi Trần Hưng Đạo tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc".Trần Hưng Đạo thưa: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn."
Một hôm, Trần Hưng Đạo từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Hưng Đạo thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng". Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho". Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn. Bản thân làm tướng văn, tướng võ, giúp rập nhà vua, hai ông đứng hàng đầu.
 Sách sử cũ cũng kể rằng thời bấy giờ Hưng Vũ vương Nghiễn (là con trai của Trần Quốc Tuấn, lại có công đánh giặc) được lấy Công chúa Thiên Thụy, thế nhưng tướng Trần Khánh Dư lại thông dâm với Thiên Thụy, khiến nhà vua phải xuống chiếu trách phạt và đuổi Khánh Dư về Chí Linh vì "sợ phật ý Quốc Tuấn". Vậy mà khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ hiềm riêng, tin cậy "giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư" khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn xong Vạn Kiếp tông bí truyền thư, thì Trần Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách.
Trần Hưng Đạo khéo léo cất cử người tài giỏi lo cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. 
Vì có công lao lớn nên nhà vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong trước rồi tâu sau. Nhưng Trần Hưng Đạo chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi quân Nguyên vào xâm chiếm nước Việt, ông ra lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi...
                                                                               
  
 Về gia đình:
Trần Hưng Đạo cưới Công chúa Thiên Thành làm vợ. Bà là Trưởng công chúa của vua Trần Thái Tông. Sau, bà được phong tước là Nguyên Từ quốc mẫu, và mất vào tháng 9 (âm lịch) năm Mậu Tý (1288). Bà sinh hạ cả tất cả 5 người con, gồm 1 gái và 4 trai:
Một gái đầu lòng tên là Trinh, thường gọi là Trinh Công chúa, sau trở thành vợ của vua Trần Nhân Tông, tức Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng hậu, rồi sinh ra con là vua Trần Anh Tông sau này. Bốn người con trai, đều là võ tướng có tài, từng theo cha đánh đuổi quân Nguyên Mông, đó là:
Trần Quốc Nghiễn, tước Hưng Vũ vương: Ông cưới Công chúa Thiên Thụy, trở thành Phò mã của vua Trần Thánh Tông. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông, tháng Tư (âm lịch) năm 1289, ông được phong làm Khai Quốc công.
Trần Quốc Hiện, tước Hưng Trí vương: Khi xét công đánh đuổi, ông không được thăng trật, vì "đã có chiếu cho người Nguyên về nước, các tướng không được cản trở, mà lại còn đón đánh chúng". Ông cũng là người có công tổ chức khẩn hoang nhiều vùng đất hoang vu của khu vực tỉnh Hải Dương ngày nay. 
Trần Quốc Tảng, tước Hưng Nhượng vương: Khi xét công, ông được phong làm Tiết độ sứ. Ông có con gái gả cho vua Trần Anh Tông, tức Thuận Thánh Hoàng hậu. 
Ngoài ra, Trần Hưng Đạo còn có một người con gái nuôi, đó là Anh Nguyên Quận chúa, sau là vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão[24] .Thực ra quận chúa là con gái ruột của Hưng Đạo Vương nhưng ông đã đổi thành con gái nuôi để tránh quy định khắt khe của nhà Trần (chỉ người trong dòng tộc mới được kết hôn) và gả cho Phạm Ngũ Lão.
 Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở làng biển Hải Minh, thành phố Quy Nhơn. Hải Minh là một làng ven biển nhỏ nằm trên bán đảo Phương Mai. Được khởi công năm 1972 và hoàn thành năm 1973, tác giả thiết lập đồ án và điêu khắc tượng đài Trần Hưng Đạo là kiến trúc sư Đàm Quang Việt, với sự trợ giúp của ông Mai Trọng Truật, Giám đốc dự án.
Vinh danh công đức:
 Giúp nên cơ nghiệp Trùng Hưng công lao hàng bậc nhất.
 Dẫu đã mất mà uy phong còn bẻ gãy giặc Bắc.
 Thanh kiếm dài tựa ngoài trời thuở xưa, đêm đêm thường rít lên như gió.
   
Uy linh khắp biển Đông, sóng cả yên lặng.
 Ân trạch ở Phần Dương có sánh cũng bằng thừa.
 Mãi khiến giặc Hồ phải biết tay tài giỏi.
Hiện nay ngoài Sài Gòn nơi có tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo do Việt Nam Cộng Hòa xây. Tại tỉnh Bình định, một tượng đài Đức Thánh Trần cũng được xây và nằm trên một ngọn đồi của bán đảo Phương Mai ở Làng chài Hải Minh thuộc phường Hải Cảng, tại Qui Nhơn.
 Người ta nhớ những câu nói nổi tiếng:
“Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”; Khi ngài trả lời Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trong cuộc kháng chiến lần 3 đốn ngã giặc xâm lăng. 
Hay: 
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.”
Rồi: Hịch tướng sĩ
“Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. (Nên) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.”
— Trả lời Trần Anh Tông về quốc sách giữ nước trước khi mất.
________________________________________________________________________
Little Saigon sắp có tượng đài Đức Trần Hưng Đạo



Để tôn vinh vị anh hùng dân tộc và cũng để kẻ thù phương Bắc biết rằng dân tộc Việt Nam đã từng có những vị anh hùng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh tan quân Nguyên (quân Tàu) dù quân đội của chúng hùng hậu, đông gấp vạn lần quân ta.

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California.
Thanh Phong/Viễn Đông

Nhà báo Du Miên, Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Đức Trần Hưng Đạo, đang trình bày tiến trình xây dựng.

WESTMINSTER - Để tôn vinh vị anh hùng dân tộc và cũng để kẻ thù phương Bắc biết rằng dân tộc Việt Nam đã từng có những vị anh hùng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh tan quân Nguyên (quân Tàu) dù quân đội của chúng hùng hậu, đông gấp vạn lần quân ta, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California sắp xây dựng Tượng Đài Đức Trần Hưng Đạo ngay trên phố Bolsa. Với mục đích trên, Hội Đồng Đại Diện CĐNVQG Nam Cali đã mở cuộc họp báo vào sáng Chủ Nhật 27 tháng Bảy, 2014 tại Thư Viện Việt Nam để loan báo tin vui này.

Chủ tọa cuộc họp báo có ông Tạ Đức Trí, Thị Trưởng Westminster, LS Nguyễn Xuân Nghĩa (Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện CĐNVQG Nam Cali), ông Phan Kỳ Nhơn (Chủ Tịch Liên Ủy Ban Chống CS và Tay Sai), cựu Hải Quân Trung Tá Trần Đức Cử (Hội Hải Quân Cửu Long); Kỹ sư Bùi Thế Phát (ứng cử Nghị viên HĐTP Garden Grove), kỹ sư Nguyễn Mạnh Chí (ứng cử viên HĐTP Westminster) và nhà báo Du Miên.

Khách tham dự có Nghị viên Sergie Contreras của thành phố Westminster; và một số đại diện các Hội Đoàn, đoàn thể, trong đó có chiến hữu Phan Tấn Ngưu, Tổng Hội Trưởng CSQG; ông Đặng Thanh Long và một số chiến hữu thuộc Hội Hải Quân Cửu Long và các cơ quan truyền thông.

Sau nghi thức khai mạc, bà Trần Thanh Hiền, Tổng Thư Ký Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, giới thiệu và mời Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài lên bàn chủ tọa. Sau đó, LS Nguyễn Xuân Nghĩa mời nhà báo Du Miên trình bày đề án xây dựng tượng đài.

Ký giả Du Miên cho biết, cách đây vài năm, ông Trần Trọng An Sơn, Hội Hải Quân Cửu Long có mang đến Little Saigon pho tượng Đức Trần Hưng Đạo, nhưng chưa tìm được địa điểm đặt tượng. Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Viện chủ chùa Bát Nhã thấy vậy mới cho phép đặt tượng tạm thời tại khuôn viên chùa của thầy.

Nay Cộng Đồng muốn xin lại để đặt tại phố Bolsa, nhưng Hòa Thượng cho biết, pho tượng này quá nhỏ và vì Thầy đã hứa sẽ tôn tượng Đức Thánh Trần tại chùa nên Hòa Thượng sẽ thu xếp đặt một tượng khác tại Việt Nam. Mọi người đều rất vui mừng và đề nghị Hòa Thượng cho thực hiện bức tượng giống như bức tượng Đức Trần Hưng Đạo, Thánh Tổ Hải Quân VNCH, đặt tại Bến Bạch Đằng trước đây, vì pho tượng đó rất đẹp và uy nghi mà sau này Việt Nam Cộng Sản cũng có làm nhưng không sánh bằng, tượng cao 5ft-2in và đã mang về hiện gửi tại nhà kỹ sư Bùi Thế Phát, phí tổn hơn $6,000. Ủy Ban đã nhanh chóng tìm địa điểm và may thay được ông Nguyễn Bang, chủ khu phố Hà Nội Plaza sẵn sàng cho dùng khu đất trông ra đại lộ Bolsa, nơi hiện có hai trụ cờ Hoa Kỳ và VNCH để xây tượng đài Đức Trần Hưng Đạo.

Thị Trưởng Tạ Đức Trí rất quan tâm đồ án này, ông đã trình bày trước Hội Đồng Thành Phố Westminster về ý nguyện của cộng đồng Việt Nam muốn tôn vinh vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, một biểu tượng của lòng yêu nước, quyết đập tan quân xâm lược. Sau khi nghe Thị Trưởng Trí Tạ trình bày, tất cả Hội Đồng Thành Phố Westminster đều đồng ý và đã cấp giấy phép.

Kỹ sư Bùi Thế Phát trình bày đồ án xây dựng do ông thiết kế. Đế tượng cao 3ft, nganh 5ft, dài 7ft sẽ được đặt trước khu Hà Nội Plaza trên đại lộ Bolsa, ngay Trung Tâm Little Saigon trong thời gian sắp tới, có thể vào ngày lễ Thánh Tổ Hải Quân VNCH hạ tuần tháng 9/2014. Một tham dự viên đề nghị đế tượng nên được làm to hơn để tương xứng với bức tượng.

Để có ngân quỹ xây dựng, Ủy Ban tha thiết kêu gọi đồng hương đóng góp tài chánh để việc xây dựng Tượng Đài Đức Trần Hưng Đạo sớm hoàn thành.

Mọi sự yểm trợ tài chánh xin gửi về Thư Viện Việt Nam, địa chỉ:
10872 Westminster Ave, Suite 214 & 215 Garden Grove, CA 92843.

Ký check xin ghi: Vietnamese Culture, phần Memo ghi: Tượng Đức Thánh Trần.
Mọi liên lạc xin email cho ông Phan Kỳ Nhơn: phankynhondn@hotmail.com