Thursday 31 July 2014

VÌ SAO VIỆT CỘNG ĐÃ TỪ BỎ MỤC TIÊU XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN THỰC TẾ MÀ VẪN BÁM LẤY CÁI VỎ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ? - Thiện Ý

 Facebook
Trên thực tế, sau 10 năm “Đổi Mới” thất bại hoàn toàn, kểtừ năm 1995, Việt cộng trong thâm tâm đã thực sự từ bỏ mục tiêu “Xây dựng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam.
 
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ “Mở cửa”, Việt cộng vẫn bám lấy mục tiêu này một cách giả tạo trên bình diện lý luận, ngụy biện bằng định thức “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa”, trong khi thực tế“kinh tế thị trường đã và đang định hướng tư bản chủ nghĩa”.

Tương tự như bề ngoài Việt cộng vẫn bám lấy bảng hiệu “Đảng Cộng Sản Việt Nam”,dù thực chất đã là một“Đảng Tư Bản Đỏ” (đỏvỏ xanh lòng) và danh xưng chế độ “Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” cũng chỉ là kiểu gian thương “Treo đầu dê bán thịt chó”. Thếnhưng Việt cộng vẫn tuyên truyền cho mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa; dù các đảng viên lớn bé đã thoái hóa biến chất hoàn toàn, không còn đảng viên nào còn có phẩm chất của một đảng viên CS chân chính (theo nghĩa rèn luyện nhân cách, có tinh thần hy sinh quên mình đấu tranh cho mục tiêu hiện thực lý tưởng cộng sản..), và không một đảng viên cộng sản nào còn niềm tin vào sự hiện thực lý tưởng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Thế nhưng, sở dĩ Việt cộng vẫn cốbám lấy những Cái vỏ “đảng Cộng sản” và “nhà nước XHCH” này như một chiêu bài là để che đậy một thực chất muốn dùng mô hình tổ chức,kinh nghiệm và kỹ thuật trấn áp của mộtđảng độc tôn, độc quyền thống trị (Cộng đảng Việt Nam) trong một chế độ độc tài toàn trị(Xã hội chủ nghĩa với nền chuyên chính vô sản).
 
Thực tế ai cũng thấy Việt Nam đã chuyển hóa thành một “xã hội thực dụng tư bản chủ nghĩa”, với các quan hệ sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa chi phối mọi hoạt động kinh tế vĩ mô cũng như vi mô. Thành phần kinh tế quốc doanh đang thoi thóp, giải tư từng bước và đang chờ ngày được giải tư hoàn toàn để bị cáo chung.
 
Đến đây một câu hỏi được nhiều người đặt ra: 
   
-Vì sao Việt cộng không theo gương Liên Xô, sau“Đổi mới” thất bại chuyển đổi ngay qua dân chủ đa nguyên, kinh tế thị trường tưbản chủ nghĩamà tiếp tục“Đi lên xã hội chủ nghĩa” bằng con đường “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”?

Thật ra, Cộng Đảng Việt Nam thực hiện chính sách “Đổi mới” để “Sửa sai” chỉ là sự bắt chước theo gương Cộng đảng Liên Xô trước đó trong thời khoảng này cũng đang đi vào còn đường cải cách đểcứu nguy chế độ xã hội chủ nghĩa sau gần 70 năm xây dựng (1917-1985).
 
Người đứng đầu nhóm khởi xướng chương trình “cải tổ” (Glasnost) và “Cởi mở”(Perestroika) là Tổng Bí ThưCộng Đảng Liên Xô Mikhail Gorbachev, lúcđó mới 56 tuổi đời, là một Tổng Bí Thư trẻ tuổi nhất, ít được nhân dân Liên Xô và thế giới bên ngoài biết đến nhất trong lịch sử lên ngôi của các Tổng Bí ThưCộng Đảng Liên Xô. Thế nhưng, có lẽ nhờ tuổi đời ấy, Gorbarchev đã sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa, nên đã dễ dàng nhìn thấy những khuyết tật của chặng đường đã qua của đất nước Liên Xô trên con đường “Xây dựng xã hội chủ nghĩa”.Từ đó và nhờ đó, phải chăng Ông và cácđồng chí cấp tiến trong đảng Cộng Sản Liên Xô mới mạnh dạn thực hiện quyết tâmđi theo con đường cải cách, với kết cuộc chính sách “cải tổ” và “cởi mở” đềuđã thất bại, vẫn không tạo ra được bộ mặt mới cho chủ nghĩa xã hội, không cứuđược Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (gọi tặt là Liên Xô) như ý định thực sự của ông Gorbachev và cácđồng chí cấp tiến trong đảng CSLX, buộc lòng phải chuyển đổi một cách hòa bình qua chế độ Cộng Hòa Liên Bang Nga ngay nay. Một sự chuyển đổi có lợi cho các dân tộc từng bị cưỡng ép phải sống chung dưới mái nhà “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Xô Viết” sau hơn 70 năm.
 
(Trong báo cáo trước Hội Nghị Toàn Liên Bang Xô-Viết lần thứ 19 của đảng CSLX ngày 28-6-1988, nghĩa là sau gần 4 năm tiến hành công cuộc cải tổ(1988-1991), Ông Gorbachev đã khẳng định việc cải cách hệ thống chính trị là bảo đảm quan trọng nhất làm cho công cuộc cải tổ không thể đảo ngược. Và rằng thông qua cuộc cải tổ cách mạng sẽ tạo ra bộ mặt mới cho chủ nghĩa xã hội. Ông nói: “…Vâng, chúng ta đang từ bỏ tất cả những gì đã làm biến dạng chủ nghĩa xã hội trong những năm 30 và những gì đã đưa đến trì trệ trong những năm 70. Nhưng chúng ta muốn có một chủ nghĩa xã hội đã được tẩy sạch khỏi những sai lạc của những thời kỳ trong quá khứ và đồng thời kế thừa tất cả những gì tốt đẹp nhất đã được tạo ra bằng tư duy sáng tạo của những nhà sáng lập ra học thuyết của chúng ta…”)
 
Như vậy, có thể nói Liên Xô đi vào con đường “Cải tổ” sau gần 70 năm nói là đã cải tạo xong và hoàn tất công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa về cơ cấu, nhưng chưa hoàn chỉnh, còn nhiều khuyết tật cần cải sửa. Nhưng sau gần 6 năm cải cách thất bại (1985-1991), Liên Xô đã nhanh chóng chuyển đổi toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế qua chế độ dân chủ đa nguyên và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (từ 1991).
 
Trong khi Việt cộng theo gương Liên Xô (từng xưng tụng là Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa của mình) làm “Đổi mới”sau 10 năm (1986-1996), đã thất bại hoàn toàn trong mục tiêu “cải tạo và xây dựng cơsở vật chất-kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa”, song vẫn không chuyển đổi như liên Xô. - Vì sao Việt cộng có sự lựa chọn khác Liên Xô,? Không lẽ “Trò Việt cộng” lại tài giỏi hơn “Thầy Liên Xô”?
 
Theo nhận định của chúng tôi, Việt cộng dám làm khác Liên Xô, là vì có được những điều kiện chủ quan và khách quan khác Liên Xô để thoát hiểm và tiếp tục tồn tại thêm thời gian, dù cũng biết rằng sự tử vong đã là một tất yếu, song cố bám víu được ngày nào tốt ngày ấy cho việc duy trì những ưu quyền đặc lợi cho một tập đoàn thống trị độc tôn và độc quyền là Cộng đảng Việt Nam.

Mặt hàng đối tác chiến lược của đảng
 
Học trò Việt cộng đã làm được việc này, chẳng phải tài giỏi gì hơn Thầy Liên Xô, mà nhờ có những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi khác Liên Xô sau đây:
 
- Một là vì người cầm đầu phe “Cải tổ” ở Liên Xô là Tổng Bí Thư Cộng đảng Liên Xô Mikhail Gorbachev trẻtuổi (56 tuổi đời) và có tinh thần cấp tiến mạnh bạo hơn nhiều so với người cầm đầu phe “Đổi mới” Việt cộng là Tổng Bí thư Nguyễn văn Linh già nua (ngoài 70),đổi mới cầm chừng, nửa vời.
 
- Hai là vì khi “Cải tổ” ở Liên Xô thất bại, phe cấp tiến trong đảng Cộng sản Liên Xôđã hình thành một lực lượng đối trọng mạnh hơn phe bảo thủ và được sự hậu thuẫn của các kuynh hướng chính trị ngoài đảng cộng sản đã liên kết được, nhất là được sự hậu thuẫn tánđồng của tuyệt đại đa số nhân dân Liên Xô thuộc nhiều dân tộc có chung số phận bị áp chế dưới chế độ xã hội chủ nghĩa độc tài toàn trị Liên Xô trong hơn 70 năm(Đã đến biên độ tức nước vỡ bờ)
 
Tất cả đã tạo ra điều mà chính Vladimir Lenine người sáng lập Đảng Cộng sản Bolsevick Nga và chế độ Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết gọi là “Tình thế cách mạng chín mùi”. Tình thế mà giai cấp thống trị độc quyền là Cộng Đảng Liên Xô đã tạo ra mâu thuẫn đối kháng (một mất, một còn) với mọi giai cấp, với toàn xã hội, bị cô lập hoàn toàn và chính các lực lượng bảo vệ “Chuyên chính vô sản” (Công an, quân đội) cũng đứng về phía nhân dân, không còn ai dám bắn giết nhân dân để bảo vệ chế độ.(Hình ảnh nhân dân Liên Xô bao vây việt DUMA quốc hội Liên Xô, quân đội, xe tăng câm họng, chế độXô- Viết cáo chung năm 1991).
 
Ba là vì trong khi Việt Nam, vào thời điểm “Đổi mới” thất bại, về đối nội phe cấp tiến trong nội bộ Cộngđảng Việt Nam quá yếu ớt, một ủy viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách cấp tiến tiêu biểu, muốn theo gương Liên Xô “Đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị” là bị triệt hạ ngay, dù trước đó đã có dấu hiệu sẽ thay thế Nguyễn Văn Linh trong chức vụ Tổng Bí Thứ Cộng Đảng Việt Nam. Các khuynh hướng chính trị ngoài đảng nhất là các tổ chức, đảng phái quốc gia chống cộng vẫn phân tán, không tập trung được lực lượng trong cũng như ngoài nước khả dĩ tạo được lực lượng đối trọng với Cộng đảng Việt Nam, để hậu thuẫnđược gì cho phe cấp tiến. Quần chúng nhân dân thì bị liệt kháng do bị chế độkềm kẹp, trấn áp nhiều năm, quá lắm cũng chỉ dám bầy tỏ quan điểm chính trịtrong chốn riêng tư. Nghĩa là Việt cộng vẫn “Nắm vững được chuyên chính vô sản” dựa vào các công cụbảo vệ chế độ là quân đội, công an cảnh sát.
 
- Bốn là về đối ngoại, vào đúng thời điểm Việt cộng làm “Đổi Mới” thấ
t bại, thì lại được cựu thù “Đế quốc Mỹ” đưa tay cứu vớt (Với ý đồ cải tạo Việt cộng thành công cụ chiến lược mới trong vùng), bằng hành động bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hê ngoại giao, giúp Việt cộng đi vào thời kỳ “Mở cửa” với thế giới bên ngoài.
 
Vì sau đó, theo chân “đế quốc Mỹ”, các nước tư bản và các nhà tư bản nước ngoài, mở rộng và phát triểnđầu tư trong các quan hệ làm ăn song phương cũng như đa phương với Việt cộng.Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp Việt cộng chơi trò “Lá mặt lá trái”tiếp tục “Đổi mới kinh tế” bằng chính sách “Mởcửa” đón cựu thù “Đế quốc Mỹ” và các nước tư bản vào đầu tư, phát triển theo cái gọi là “Kinh tế thị trường (lá mặt), theo định hướng xã hội chủ nghĩa (lá trái)”.
Như vậy là mọi chủ trương, chính sách để thực hiện cuộc “Cách mạng quan hệ sản xuất” nhằm phá hủy “quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa”, thiết lập “quan hệ sản xuất xã hội chủnghĩa”, Việt cộng đã thất bại hoàn toàn. …

Thiện Ý 
(Trích đoạn Tài liệu nghiên cứu lý luận “39 năm Việt cộng xây dựng chủ nghĩa xã hội vì sự nghiệp cộng sản quốc tế, thành quả và triển vọng”)