Saturday 6 September 2014

Tác phẩm " Đèn Cù " xin gởi đến quý vị

Quý bạn đọc thân mến

Với sự đồng ý của tác giả Trần Đĩnh, cho phép phổ biến rộng rãi tác phẩm "Đèn Cù". Rất cảm ơn tác giả. Xin gởi đến quý vị tác phẩm nói lên phần nào bộ mặt thật của giới cầm quyền cộng sản. 


Qúy vị cũng có thể vào link để đọc hay lấy xuống và xin chia sẻ cùng bạn đọc.https://docs.google.com/file/d/0B7GMKLKS_qhPa2Z0aXJpZjlZY3c/view?sle=true&pli=1

Thân mến
Nguyễn Quang Duy


Cám ơn bạn hiền đồng môn, đồng lớp Petrus Ký NK 72 Mùa Hè Đỏ Lửa, BS. Dương Anh Dũng, chuyển bài viết intro sách Trần Đĩnh vạch trần tội ác của bọn lãnh đạo CSVN. Nếu Trường Chinh Đặng Xuân Khu đấu tố cha mẹ ruột mình, xong cho ném đá đến chết, hay Hồ Chí Minh giết vợ (Nguyễn Thị Xuân) sau khi hưởng lạc sinh con, cùng việc sát hại Nguyễn Thị Năm, là người ơn hay ân nhân như "Mẹ chiến sĩ" đã che giấu và nuôi dưỡng các lãnh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản,... trong thời gian Đảng Cộng Sản còn hoạt động bí mật. Trong “Tuần lễ vàng” bà Năm đã "thành khẩn" đóng góp cho Việt Minh 100 lạng vàng. Tất cả nói lên sự tàn ác, thú tính như bản chất điêu ngoa, thủ đoạn, phản phúc, đễu cáng bẩm sinh đương nhiên của người Cộng Sản.
Kính chuyển tiếp.
VHLA
Bà Nguyễn Thị Năm và các con.
(Nguồn: vinguoingheo.com)


 
 
image
 
 
 
 
 
Thư Tố Cáo Tên Dâm Tặc Hồ Chí Minh Giết Vợ
Thư Tố Cáo Tên Dâm Tặc Hồ Chí Minh Giết Vợ   (Hồ sơ Mật lưu trữ tại văn phòng Chủ tịch Quốc Hội) * Cao Bằng ngày 29 tháng 7 năm 1983   Kính gửi ông Nguyễn Hữu T...
Preview by Yahoo
 

 
Hồ và Nông Thị Xuân, đút ăn cho con so một thời như hình với bóng
 

 
 
image
 
 
 
 
 
A 20 Trại Trừng Giới: Nông Đức Mạnh Là Ai?
                                Ai là Mẹ của Nông Đức Mạnh?
Preview by Yahoo
 

 
 
image
 
 
 
 
 
Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh |...
Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên Tập báo Nhân Dân (1954-1982), vừa qua đời tại Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2010. Trên một số diễn đàn mạng đã đăng lại bài viế...
Preview by Yahoo
 

 
 
Quý vị phải lắng nghe bài Đèn Cù. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn Cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung Thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Quý vị sẽ dần dần nhìn thấy hoạt cảnh xã hội Việt Nam những hình nhân voi giấy, ngựa giấy tít mù nó chạy vòng quanh trên màn ảnh đèn cù trong hơn nửa thế kỷ. Trong đó có tác giả. Một nhân chứng, một người tham dự trong đám Voi giấy (ối a) ngựa giấy lần lần hồi tưởng lại những cảnh cùng nhau chạyvòng quanh (ối a) nó tít mù. Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu chưa phải là một kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, sót thương, khi bị cuốn theo những Voi giấy (ối a) ngựa giấy chạy quanh trong cái đèn cù.
Dưới cái tựa Đèn Cù Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi.” Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tự truyện,” những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, với một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi”  là một thể loại văn suôi mới, Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chăc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn Cù là một cuốn sách độc đáo.
 
 
Trần Ðĩnh, 1998, Trần Ðộ chụp – (hình: tác giả cung cấp)
Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bầy đặt, đùa rỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài rũa, “như thiết như tha, như trác như ma,” rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ. Trước khi gia nhập tòa soạn báo Sự Thật, ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1949, tuổi 19, ông đã viết báo rồi. Nhưng cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết báo. Nhà báo không ai mở đầu một bài bằng mấy chữ: “Viết này vất vả,” rồi chấm câu. “Lười là rõ,” lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là Khí văn Trần Đĩnh. Cũng như chúng ta có thể nhận ra Khí văn Phùng Quán, Khí văn Thanh Tâm Tuyền, vân vân, các thi sĩ có lúc viết văn suôi. Nó riêng biệt, văn đó đúng là người, mỗi người một vẻ.
Nhưng Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là nói sự thật, kể những chuyện thật. Đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài lời kể các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị. Như khi ông thuật lời nhà báo Tiêu Lang đã chứng kiến cảnh mấy anh du kích đặt cái xác bà Nguyễn Thị Năm vào áo quan, áo quan nhỏ quá không vừa. Mấy anh bèn đứng lên trên xác bà đẩy cho lọt xuống. “Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ.” Hay khi ông kể chuyện về họa sĩ Phan Kế An, một trong bốn năm người cùng phụ trách báo Sự Thật lúc đầu. “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái Z. tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa. Chắc ‘máy’ cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, ‘gu’ của cụ.” Trần Đĩnh cũng nhớ trong lớp học “chuẩn bị cải cách ruộng đất” tháng Bảy năm 1953, “Cụ Hồ đến giảng cách nhật, có lúc cụ đùa hô lên trong hội trường Hồ Chí Minh Muốn Nằm!” “Rồi tay chỉ vào đầu [nói]: Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ.”
Trần Đĩnh kể chuyện vợ nhà thơ Lê Đạt, ông bị đưa đi lao động “cải tạo” vì tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Người đàn bà mang tội là “vợ Nhân Văn” … bị “cơ quan, tập thể liên tục ép bỏ chồng” nhưng bà không bỏ.   “… [N]hững đêm giá buốt Thúy diễn kịch ở Hải Phòng, Đạt từ chỗ lao động cải tạo xuống tìm vợ. Không có giấy chứng minh nhân dân, Đạt không thuê được nhà trọ, hai đứa ngồi ghế vườn hoa suốt đêm nghe còi tàu thủy hú thi với gió biển.” Một câu văn ngắn cho chúng ta sống cả một đêm dài nghe tiếng tầu thủy vang vọng trong tiếng gió hú. Tác giả đóng vai một nhân chứng, một người quan sát, chỉ thuật lại những gì mình nghe, mình thấy. Thời sau chiến tranh, báo Nhân Dân có cuộc họp năm sáu chục người “ôn lại thành tích tuyên truyền chiến tranh chống Mỹ. “Nguyễn Sinh, xưa phóng viên thường trú Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc lên nói. Lại tố cáo những chiến công giả người ta gán cho Mẹ Suốt, Trần Thị Lý sông Lấp Quảng Bình. Sông đã lấp thành tên [tên Sông Lấp] mà nhà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái… Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng. Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh, anh đã chứng kiến nnngngg bên kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người mặt lạnh tanh.” Thêm một chuyện ngôi nhà của bà Lợi Quyền, một nhà tư sản đã nổi tiếng đóng góp nhiều vàng cùng với nhà cửa trong “Tuần Lễ Vàng” thời trước kháng chiến. Sau chiến tranh bà Lợi Quyền vẫn còn một ngôi nhà tại Hà Nội. Đầu thập niên 1980 “được ban Tuyên Huấn Trung ương đến hỏi. Chê đắt [không mua]. Đùng một hôm xe tuyên huấn chở mấy bao tải tiền đến mua, đắt cũng được. Ba ngày sau đổi tiền.” Tác giả ghi thêm: “Tố Hữu [phó thủ tướng đổi tiền], nguyên trưởng ban tuyên huấn đã hạ thời cơ tuyệt hảo …” Và ông nhắc lại bài Quốc Tế Ca hát rằng: “Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình!” Phê: “Quá giỏi!”
 
Ở văn phòng mới dọn đến của Tổng bí thư mùa thu 1949. Hàng đầu toàn ngồi xổm, từ trái qua, vợ Hà Xuân Trường, Lê Ðạt, Hồ Chí Minh. Ngoài cùng bên phải là Trường Chinh, áo blu dông Mỹ trắng. Hàng sau đứng đầu bên trái là Hà Xuân Trường, thư ký tòa soạn báo - (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)
Đèn Cù đầy rẫy những “đoạn phim” ngắn như vậy. Rất nhiều “clip” chợt hiện trên màn ảnh trong nửa phút, rồi chuyển ngay sang cảnh khác, liên tiếp chạy nhanh qua não bộ. Đoạn phim lưu đọng trong óc mình mãi mãi, trộn lẫn cùng những đoạn phim ngắn khác, không theo thứ tự thời gian, cũng không theo một dòng lý luận nào. Tất cả cho người đọc một toàn cảnh sống động về xã hội nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ, trước và sau khi tác giả đặt bút viết cuốn sách để đời này. Tất cả là “truyện tôi.” Nếu không có cái tôi sống, tôi quan sát, tôi rung động, tôi ghi nhớ, tôi suy nghĩ, thì không có “truyện tôi.” Trong trí não con người đời sống vốn không có trật tự, nó chợt hiện, chợt tắt, ngổn ngang, chắp nối, không xếp đặt theo không gian cũng không theo dòng thời gian đơn tuyến và trực tuyến. Đời sống thật vẫn như vậy. Đó là cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh. Cho nên phải đoc Đèn Cù như một tác phẩm nghệ thuật. Đây là một sáng tác văn nghệ. Thử tưởng tượng có một người trước khi đọc không hề biết gì về bối cảnh lịch sử ở nước Việt Nam, chưa bao giờ nghe tên những nhân vật như Nguyễn Tư Nghiêm, Văn Cao, Lê Đức Thọ, Hồng Linh, Thép Mới, Lê Trọng Nghĩa, Hồ Chí Minh, LêĐạt, Tô Hoài, Hồng Hà, vân vân; khi đọc Đèn Cù người đó cứ nghĩ đây là những nhân vật hoàn toàn do tác giả bịa ra.  Giả thiết Trần Đĩnh sáng tác một cuốn truyện, sẽ thấy Đèn Cù là một thể loại tiểu thuyết mới, rất mới.
 
 
Tại tòa soạn báo Sự Thật: (từ trái) Diên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Kỳ Vân, Lê Quang Đạo, Trần Đĩnh, Trường Chinh, Lê Xuân Kỳ, Thép Mới, Hồng Vũ (sau này tự tử ở bệnh viện Nam Ninh, Trung Quốc)- (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)
Suốt cuộc đời cầm bút (ông mới tập dùng máy vi tính khi đã về già), Trần Đĩnh nói, “Tôi vẫn mong rồi có một quyển sách thật sự của tôi, của chính tôi.” Bởi vì, gần suốt cuộc đời viết, lách “tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá …”
Trần Đĩnh biết rất nhiều chuyện. Anh coi Trường Chinh là thầy trong nghề báo, được ông tổng biên tập báo Sự Thật dậy từng chữ khi anh nhà văn 19 tuổi mới vào trong A Tê Ka (An Toàn Khu). Anh ngủ chung lều với Lê Quang Đạo, nhiều lần phải hất tay Lê Quang Đạo ra, và nghe lời xin lỗi, “Chúng tớ ở tù lâu ngày sinh hư.” Anh ngồi sau lưng Hồ Chí Minh trong buổi lễ truy điệu Stalin chết; nhìn cảnh Tố Hữu diễn vai đau khổ ôm bức hình Stalin đặt lên ban thờ, sau nay nghĩ có lẽ ông ta khóc Stalin là khóc thật. Rồi nhìn thấy hộp thuốc lá Trung Hoa Bài Hồ Chí Minh bỏ quên trên ghế bên cạnh, anh cầm lấy mang đến tận phòng, “Dạ, thưa bác, Bác để quên ạ!” Và nhìn thấy “Mặt cụ xưng lên, đầm đìa nước mắt, hai mắt húp lại … Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn hộp thuốc lá như không hiểu tôi vào làm gì …” Trong lớp chỉnh huấn chuẩn bị cải cách ruộng đất năm 1953, một hôm “Cụ Hồ nói: Các chú các cô không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…”
Trần Đĩnh chắc là người thứ nhất tiết lộ Hồ Chí Minh đã tới quan sát cuộc đấu tố đầu tiên ở Đồng Bẩm, hóa trang che bộ râu để không ai nhận ra. Và Trường Chinh thì đeo kính đen tới dự, để rút kinh nghiệm mà rèn luyện các đội cải cách đấu cho đúng tiêu chuẩn thù ghét. Xưa nay nhiều người vẫn kể rằng Hồ Chí Minh không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm, nhưng bị cố vấn Trung Cộng ép buộc nên phải giết. Trần Đĩnh đưa ra một bài báo ngắn do Hồ Chí Minh viết kết tội đích danh bà đồng thời đả kích cả giai cấp địa chủ. Bài báo này, được dẫn chứng đầy đủ, dùng một bút hiệu, ký tắt, cho nên chỉ người bên trong tòa báo mới biết người viết là Hồ Chí Minh. Trần Đĩnh cũng là tác giả đầu tiên đã gặp cô Xuân (nhân vật đã được Vũ Thư Hiên kể trong Đêm Giữa Ban Ngày) ở trên chiến khu từ năm 1953, cô là “Con nuôi Bác.” Có lúc Trần Đĩnh đã nắm tay cô Xuân, khoe đã lấy tên cô ghép làm bút hiệu trên báo của mình, khiến cô cảm động. Ông cũng kể chuyện năm 1960 theo Hồ Chí Minh đi Móng Cái, dự mít tinh rồi “đi lượn phố, thăm trường học”. Hồ viết lên bảng một chữ Hán “nhân,” rồi hỏi: “Trây sấn mà chề” nghĩa là “Đây là chữ gì?” Ông nói bằng tiếng Khách Gia, Hakka, miền Nam gọi là tiếng Hẹ; là thổ ngữ của người gốc Hoa ở địa phương này. Tác giả thắc mắc, “tại sao đến đây Cụ đi chơi phố nhiều như thế? Khéo [cụ] đã ở đây thật?” Và có lúc đi trong phố “Cụ chỉ vào một ngôi nhà phía bên kia đường nói với tôi, đi bên cạnh: Ở nhà này ngày xưa có một chị bí thư chi bộ. Tôi ngợ ngay. Có quan hệ tình cảm gì [giữa cô đó] với Bác?”
Trần Đĩnh là nhân chứng đầu tiên cho biết đã nghe Hồ Chí Minh nói thông thạo tiếng Hẹ, và đoán rằng ông đã hoạt động cùng các đảng viên  cộng sản ở Móng Cái từ thời trước. Chưa có một tác giả hay một người nghiên cứu lịch sử nào biết đến chi tiết này. Độc giả sẽ không ngạc nhiên khi đọc những tình cảm thân mến của tác giả với nhân vật Hồ Chí Minh; vì đã sống rất gần gũi trong nhiều năm. Trong lần đi thăm khu gang thép Thái Nguyên, “Sau bữa cơm trưa, thấy Cụ quần áo cánh nâu đi vòng ra sau dẫy nhà tranh đến rặng chuối thay hàng rào, tôi đi theo. … Thấy tôi gần như ở ngay bên, cụ quay ngoắt lại hỏi, điếu thuốc khẽ lật bật ở môi: ‘Người ta đái cũng theo à?’ ‘Không ạ, cháu …!’ ‘Thế đứng sát vào người ta nhòm gì?’” Rồi Trần Đĩnh kể tiếp, “Chiều ấy, khoảng bốn giờ về tới chủ tịch phủ, tha thẩn ở sân chờ lấy xe đạp … bất thần chợt nhớ đến Xuân, cô con gái nuôi của Bác. Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi. … bị ô tô đè …”
Trong chương chót, Trần Đĩnh nêu một nhận định chung về Hồ Chí Minh: Lòng trung của Hồ Chí Minh đối với Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là vô bờ. Cho nên lòng trung với nước Việt, dân Việt vơi đi.
Người thứ hai mà Trần Đĩnh có lòng cảm mến là Trường Chinh. Năm 1962 Trường Chinh đã nhờ Trần Đĩnh viết hồi ký, nhắc lại từ những ngày đi họp ở Pắc Bó năm 1941, với ý định dùng quá khứ vinh quang “phất một ngọn cờ tập hợp” phe mình. Nhưng sau tập hồi ký không dùng đến vì Trường Chinh biết mình đã thua phe cánh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh rồi. Nhiều người cũng muốn nhờ viết, vì Trần Đĩnh nổi tiếng khi viết hồi ký cho nhiều người khác. Anh kể chuyện những người tù Côn Đảo, văn sống và khích động, như chính anh đã trải qua các gian khổ đó. Cuốn Bất Khuất (viết năm 1965) kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa từ Nam ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủ trương dùng câu chuyện Nguyễn Đức Thuận để tuyên truyền khích động cho người dân miền Bắc ủng hộ cuộc tấn công vào miền Nam. Viết Bất Khuất, cái tên do Tố Hữu đặt, Trần Đĩnh không ký tên, tiền nhuận bút cũng nhường cho Thuận. “Vì không thích nói dối.” Nhưng khi được nghe một độc giả như Trần Dần khen thì vẫn thích: “Mày viết cái Bất Khuất ấy, tao thích cái grammaire.” Nguyên Hồng thì bậm môi, vuốt râu nói: “Mày, Trần Đĩnh à, mày có tâm hồn, mày có nghệ thuật nên mày viết cái ấy cho Thuận hay.”
 Một lần năm 1960 Trần Đĩnh gặp Vũ Kỳ (thư ký riêng của Hồ Chí Minh): “Vũ Kỳ bảo tôi sẽ cộng tác với anh viết hồi ký về Bác ‘khi Bác hai năm mươi.’ Viết xong bản tiểu sử chính thức, tôi (Trần Đĩnh) gửi lên cho Cụ một bản để duyệt. Cụ chữa từng trang. Có những đoạn viết ra ngoài lề: Xem lại? Hỏi lại? Bản thảo này tôi giữ.” Sau đó sách in ra, “Mừng tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ chủ tịch ra đời, Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà” (Tố Hữu được lãnh nhuận bút 200 đồng vì có công đọc và kiểm duyệt, người viết chỉ được 400 đồng; còn “Huy Tưởng, Hoài Thanh chả [được] tẹo nào).
Trần Đĩnh cũng viết hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm (một trong vài ba đảng viên cộng sản Việt Nam đầu tiên). Lê Đức Thọ cũng có lúc muốn nhờ. “Cậu viết giỏi lắm, tớ rất thích. Không ở tù mà viết ý như thằng đã ở tù… Tớ sẽ nhờ cậu viết hồi ký cái đoạn tớ chuẩn bị tổng khởi nghĩa rất hay.” Và Thọ hứa hẹn sẽ đem Trần Đĩnh theo phái đoàn sang Paris đàm phán. Sau Trần Đĩnh không phải viết, “Hú vía!” Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh cũng nhờ viết hồi ký, đều từ chối. Trần Đĩnh làm việc gần với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam từ năm 19 tuổi, cho nên biết nhiều chuyện. Như khi đến nhà Sáu Thọ, ngồi ngoài sân bên cạnh cái hầm tránh bom, thì nhận ra cái hầm này sâu 10 mét, trong khi cái hầm nhà Lê Thanh Nghị (anh đã nhiều lần xuống ẩn trong hầm này), chỉ sâu có tám mét, dù cả hai đều trong Bộ Chính Trị (vai vế mang ngau). Gần gũi họ, cho nên mới biết một cảnh trong nhà Lê Đức Thọ: Một ông tướng chào Sáu Thọ xong, bước ra về mà cứ thế đi giật lùi, đến nửa cái sân mới dám quay lưng rồi ra cổng. Nhìn mặt, thì ra Lê Đức Anh. 
 
 
Tô Hoài (phải) và Trần Ðĩnh (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)
Trần Đĩnh sống trong cái đèn cù đó, trong lòng không yên. Anh bắt đầu nẩy mối bất nhẫn trong lòng khi chứng kiến những tội ác trong cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng anh vẫn tin tưởng vào đảng, tin vào những động cơ tốt của các lãnh tụ. Chuyển biến tâm lý mạnh nhất phát sinh trong năm năm du học ở Bắc Kinh, sống qua thời kỳ các phong trào bước nhảy vọt, đánh hữu phái, công xã nhân dân, vân vân, từ 1955 đến 1959. Trong thư viện Đại học Bắc Kinh, một góc bày các sách cũ tiếng ngoại quốc, anh được đọc cuốn “Từ số không đến vô định” của Arthur Koestler; câu chuyện một người bị Stalin bỏ tù. Anh cũng được đọc báo Le Monde trong thư viện đại học, và biết chuyện tố cáo tội ác của Stalin trong đại hội thứ 20 đảng Cộng sản Liên xô. Nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất là do anh sống bên người Trung Hoa, anh trực tiếp gặp nhiều sinh viên cùng tuổi, được nghe, được thấy, để biết chế độ Mao Trạch Đông giả dối, tàn bạo và coi khinh mạng sống dân chúng như thế nào. Khi Mao Trạch Đông cho phép “trăm hoa đua nở” báo Nhân Dân (Bắc Kinh) cũng đăng những bài phê phán đích đáng. Những trang bào này mở mắt anh du học sinh người Việt “được thấy trí thức Trung Quốc sôi sục chống đảng.” Quan sát thực tế, lại thấy “dân Trung Quốc khốn khổ vì đảng.” Cho nên, “Tôi bắt đầu ‘hư hỏng’ (nghi ngờ đảng) vì đã nhận ra chân tướng đại bịp. Người ta lừa bịp đại trà được là nhờ khai thác những bản năng thấp kém của con người: Sợ và tham.” Từ đó, Trần Đĩnh chống Mao, kinh tởm Mao, sau khi học xong về nước vẫn tiếp tục. Vì thế anh là đối tượng đấu tranh, của đám các đồng nghiệp thần phục Mao trong báo Nhân Dân, mà anh gọi là bọn “Mao nhều.” Kiểu như Hồng Hà, người từng nghẹn ngào nói như mếu: “Tôi xin cảm ơn Mao Chủ tịch vĩ đại đã mở mắt ra cho tôi thấy Liên xô, Kroutchev là phản bội, đầu hàng, xét lại…”
Trần Đĩnh ghê sợ âm mưu lợi dụng của Mao Trạch Đông, nhắc lại nhiều lần câu ông ta nói: “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ.” Chủ trương này dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Mao chấp nhận chiến tranh nguyên tử. Tại Bắc Kinh, Trần Đĩnh được hai người bạn Trung Hoa làm cho Văn Nghệ Báotiết lộ về cuộc họp chi bộ để nghe một chỉ thị tối quan trọng. Hai anh kể, chỉ thị được ban xuống cho dân Trung Quốc thấu triệt là họ không cần phải sợ bom nguyên tử. “Vì dù Mỹ có ném xuống một nghìn quả bom nguyên tử, dẫu trái đất có bị tàn hoang đi nữa thì ít nhất cũng còn sót lại một huyện dân Trung Quốc, huyện ấy sẽ ương lại giống người trên trái đất này.” Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ. Cho nên Mao muốn phát động chiến tranh, “đánh Mỹ tới người Việt cuối cùng.” Mao cũng muốn đứng đầu phong trào cộng sản thế giới, sau khi thần tượng Stalin bị đàn em lật đổ. Lê Duẩn ngả theo chủ trương Mao; từng ca ngợi Mao Trạch Đông là “Lê Nin của thời đại ba dòng thác cách mạng châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh.”
Bên trong, Lê Duẩn tạo ra vụ án “xét lại, chống đảng;” đánh vào những người bị coi là thân Liên Xô. Lần đầu chỉ đánh giằn mặt bằng phê bình, kiểm thảo. Năm sau Chu Ân Lai sang Hà Nội phổ biến tin tức Mao đánh các đồng chí lãnh tụ trong đảng của ông ta rồi, Duẩn mở chiến dịch thứ hai, tống giam hết cả đám. Giống như đem họ ra làm vật “thế chấp” để đi vay súng đạn, gạo, vải, quân trang của Mao Trạch Đông. Trần Đĩnh bị nghi ngờ, hạ tầng công tác, bị bắt giam và hỏi cung. Có lúc anh hãnh diện kéo chiếc xe hai bánh “diễu hành giữa thanh thiên bạch nhật, ở trung tâm Hà Nội, tươi tỉnh đi trình đường phố, nhận minh bạch đường hoàng mình chống đảng.” Lê Đức Thọ gọi Trần Dĩnh tới, ngồi kể tội đám xét lại cho nghe: “Vừa ở Paris về nghe an ninh nó nói cậu dính vào vụ chúng nó tớ … tiếc lắm. … Tớ đã nói là tớ mến cậu vì cậu trẻ, cậu có tài …”
Đối với bên ngoài, lúc đó Nga chủ trương chung sống hòa bình với Mỹ. Lê Duẩn bám sát chủ trương của Mao, gây chiến tranh chiếm miền Nam. Theo Trần Đỉnh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không đồng ý, nhưng không chiếm được đa số nên chịu phục tùng. Cuộc Cách mạng Văn hóa điên đảo khiến cho Lê Duẩn lo Trung Quốc sẽ loạn lớn, sẽ tan vỡ. Duẩn quyết định phải đánh ngay, lo không còn chỗ dựa khi Mao đổ. Cho nên chuẩn bị cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Sau năm 1975, Lê Duẩn theo Nga, chống Trung Cộng, thì lại hết lời mạt sát từ Mao Trạch Đông tới Đặng Tiểu Bình.
Đèn Cù đưa chúng ta vào một xã hội điên đảo, “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng.” Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh…. Nhưng tác giả sống với người dân ngoài phố, với giới văn nghệ, báo chí nhiều hơn là với các lãnh tụ đảng. Những đoạn phim thú vị nhất chụp cuộc sống hàng ngày; của những con người bình thường, các nhà văn, nhà báo, các cán bộ thấp, những người qua đường.
 
 
Ở nhà Trần Đĩnh, trong khu văn công Cầu Giấy. 
Từ trái sang: vợ chồng Đoàn Viết Hoạt, Trần Đĩnh, Mây, con gái TĐ và Thiếu Khanh, 

con út vợ chồng Hoạt. (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)
Nhà báo Minh Tường từ Hà Nội, theo đoàn quân chiến thắng vào Sài Gòn. Anh tìm được đến nhà mẹ mình, bấm chuông. Bà mẹ mở cửa ra, chấp hai tay vái lạy: “Thôi, tôi xin anh, anh đi với các đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên.” Có cảnh Trần Đĩnh đứng với Tô Hoài trên lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễn trên đường phố Hà Nội cho dân chửi rủa, ném đá. Khi người phi công cuối cùng qua trước mặt, bỗng Tô Hoài chạy ra với tay đấm vào mặt (đấm hụt). Tô Hoài giải thích rằng mình phải bày tỏ lập trường; nếu không có đứa nào nó báo cáo mình đứng ngoài coi trong lúc “nhân dân căm thù” thì nguy.
Chúng ta thấm thía nỗi thèm khát được sống với sự thật, khi nghe lời Trần Độ tâm sự, sau cuốn Nhật Ký Rồng Rắn: “Này, nói thật chứ bây giờ … hễ nghe thấy cái gì là sự thật thì trong người sướng ghê lắm ấy!” Có ai được nghe một nữ nhân viên báo Nhân Dân đã về hưu bày tỏ nỗi oán hận: “Ông cha đổ bao xương máu giành được độc lập nhưng nô lệ vẫn hoàn nô lệ!” Trần Đĩnh rất gần Lê Đạt. “Một hôm Lê Đạt bảo tôi: Nhà thơ có lẽ là người yêu nước nhất. Họ chăm lo nhất đến tiếng mẹ đẻ…. Đạt nhiều lần giục tôi viết: Tiểu thuyết về mày, gia đình mày – Tôi im lặng. Biết viết là cực kỳ cô đơn. Và quả tình tôi đã thật sự cô đơn – đúng ta là bí mật – trong bao nhiêu năm với cuốn sách này.”
Sống hầu hết cuộc đời trong một xã hội mà Đảng và lãnh tụ chiếm “đặc quyền viết, đặc quyền nói;” chỉ dùng các nhà văn làm đầy tớ, “Ôi đã làm đầy tớ thì có đời thuở nào còn dám sáng tạo?” Bây giờ Trần Đĩnh đã viết. Lúc đầu, ông chỉ định viết để “tố cáo tội gây nội chiến Nam Bắc là sai lầm;” trong khi đang viết thì đổi ra “phê phán toàn diện.”
 “Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra.” Đó là lời Trần Đĩnh, tác giả Đèn Cù. Xin mời quý vị bước vào, cùng sống với những Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh (ối a) nó tít mùĐèn Cù là Đèn Cù hỡi! Ới ơi ơi ời, Đèn Ơi!



Trần Đĩnh không phải là một tác giả quen tên đối với người đọc sách Miền Nam Việt Nam, và cũng khá lạ với độc giả hải ngoại.

Nhưng ông là người đã từng cầm bút viết lên những trang sách nhiều triệu người đọc, ở Miền Bắc.

Trần Đĩnh là người chấp bút Tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chí Minh, năm 1960; và chấp bút các cuốn tự truyện, hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương… trong đó, nổi tiếng với dân Miền Bắc là cuốn “Bất Khuất” (hồi ký tù Côn Đảo của Nguyễn Đức Thuận, 1967). Trần Đĩnh cũng là dịch giả nhiều tác phẩm văn học…

Bích chương quảng cáo Tác phẩm Đèn Cù. Hình do tác giả cung cấp
Tại sao dân Miền Nam và hải ngoại ít biết tới Trần Đĩnh? Câu trả lời đơn giản: ông bị bắt, bị cải tạo lao động (trong một xưởng in), bị quản chế nhiều năm vì liên hệ trong “vụ án xét lại” — một vụ án được nhiều người gọi đơn giản là vụ án Hoàng Minh Chính, hay vụ án “tay sai Liên Sô”.

Tại sao ông dính vào “xét lai”?

Nơi trang 561 của “Đèn Cù,” tác giả Trần Đĩnh giải thích:

“Nhiều người không biết gốc tội chúng tôi là muốn đối thoại với bà con trong Nam chứ không xin máu họ. Cộng sản tồn tại nhờ chuyên chính bạo lực nhưng chúng tôi đòi giải vũ trang đảng, đòi đảng phải chụp bạo lực đi hay từ bỏ vai trò “bà đỡ của cách mạng” hay thôi con đường “chính quyền ra từ nòng súng.” Thực chất đòi dân chủ cho muôn người… chúng tôi đã xung phong làm nghịch tử. Không thích đổ máu người nữa. Thích quyền người.”

Cuốn tự truyện của Trần Đĩnh dày 600 trang, đầy những chi tiết về bản thân ông, một chàng trai theo lý tưởng chống Pháp, tham dự tổng khởi nghĩa do Cộng sản lãnh đạo ngày 19-8-1945 khi mới 15 tuổi, và năm 19 tuổi được đưa vào An Toàn Khu để làm báo Sự Thật bên cạnh các lãnh tụ như Hồ Chí Minh, Trường Chinh…

Tuy là tự truyện, nhưng trước hết đây là một lối viết rất văn học, chú ý tới nhiều chi tiết dễ dàng làm độc giả hình dung ra người và cảnh một cách sinh động.

Thí dụ, nơi trang 84, Trần Đĩnh kể rằng ông Hồ và Trường Chinh tham dự buổi đấu tố cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long): “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt.”

Cũng như chi tiết áo quan rẻ tiền, không chứa nổi xác bà cụ Nguyễn Thị Năm, nên “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô…” (trang 86)
Bịt râu và đeo kính râm suốt… Nhảy lên xác cụ bà, vừa giẫm vừa hô…
Đó là những chi tiết văn học, làm đôc giả thấy cảnh hiện ra rõ ràng.

Trần Đĩnh vào nghề làm báo và dược Trường Chinh (Tổng Bí Thư Đảng và là Chủ nhiệm bao Sự Thật) hướng dẫn.
Trần Đĩnh cũng kể về “mối tình” của ông Hồ với cô Phương Mai… Cách kể chuyện của Trần Đĩnh rất văn học, với những chữ như: tự nhiên, mang ba lô, chăn chiếu, tớ được xua về sớm, về muộn, máy Cụ…

Trích trang 30:

“Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái P.M. (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M. (Phương Mai) đến nữa. Chắc máy cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ”. (hết trích)

Đó là văn học, kiệm lời nhưng đưa sâu vào trí nhớ độc giả.

Phương Mai là ai?

Không rõ có phải Phương Mai đươc Nguyễn Minh Cần (Cựu Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội) kể trong bài “Vài mẩu chuyện về cuộc đời HCM”, trích:

“…Xin nói rõ chuyện như thế này: hồi đó, có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý” được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ. Và như ta đã biết qua cuộc “loạn đàm,” chị đặt vấn đề phải có hôn nhân đàng hoàng. Thế là… việc không thành. Rồi chị được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ thương binh và ở luôn tại Hà Nội.”(hết trích)

Chị Phương Mai đặt vấn đề? Hay là ông Hồ thấy dan díu đã đủ rồi? Dĩ nhiên, không ai có câu trả lời chỗ này…

Trần Đĩnh cũng kể về cô X. người đứng bên cạnh ông Hồ và đươc ông Hồ xem là “con nuôi.” Cô X. Những cảm xúc của Trần Đĩnh với cô X. đươc kể nơi trang 97-98 và:

“Tôi quả đang vút lên chín tầng mây… Mới hôm qua ở suối lên, dốc trơn, tôi giơ tay ra đỡ X. Bàn tay con gái tôi lần đầu nắm lâu trong đời. Và cảm giác rạo rực theo tôi mãi…”

Cô X. lúng túng, rơi chiếc thìa trên cỏ… Cô X. cũng là người làm Trần Đĩnh mơ mộng, có lúc ký tên với bút hiệu Hoàng X. là vì cô.

Nơi trang 375, Trần Đĩnh kể tiếp:

“…rồi cô cho tôi cái thìa, món kỷ niệm tôi đặt lên trên bụi lạc tiên đầy bụi ở giữa Na Sầm và Đồng Đăng, chờ vượt sang Trung Quốc. Tóm lại tình trong như đã, mặt ngoài còn e…”

Nhưng rồi Trần Đĩnh tiêt lộ, cô X. chính là cô Xuân, chết ở Hà Nội vì bị ô tô đè… (trang 183) Nhiều năm sau, người ta mới biết cô Xuân cũng là một phần giường chiếu của ông Hồ.

Đọc “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, chúng ta nhìn rõ hơn về cach công an đàn áp những người “xét lại,” và thấy một sự thật nữa: mỗi lần chuyển biến chính sách đối ngoại, sẽ có một thành phần trong Đảng bị thanh trừng.

Bản “Đèn Cù” tôi đọc tuy có vài trang in nhầm, nhưng 600 trang sách đầy những chi tiết lịch sử đã lôi tôi vào một thế giới hiếm người Miền Nam biết tới: từ nơi An Toàn Khu, Trần Đĩnh làm báo với Trường Chinh, rồi đi Bắc Kinh nhiều năm để học, những cảm xúc của anh với cô diễn viên múa Hồng Linh có cha bị giết oan vì nghi là Tàu Tưởng (phe Tưởng Giới Thạch), rồi về nước làm báo tiếp, bị thanh trừng, đẩy vào một góc xưởng in để “lao động cải tạo” nhưng tất cả các thợ in đều thương cảm…

Nhiều chi tiết lịch sử đươc ghi lại mà chính sử sẽ bỏ qua, trong đó có chuyện Lê Duẩn “trình bày về đề cương về vấn đề con người” riêng cho triết gia Trần Đức Thảo nghe (trang 435-441) và khi xin Giaó sư Thảo có ý kiến… thì:

“Ngơ ngác một lát, Thảo nói: – Tôi không hiểu gì cả.”

Thế là, Lê Duẩn vòng ra sau GS Thảo, vòng tay ôm GS Thảo nhấc lên, giộng xuống đất mấy cái cho hả giận… rồi bỏ vào trong nhà.

Sau đó, GS Trần Đức Thảo kể lại với Trần Đĩnh, Duẩn chẳng hiểu gì về chủ nghĩa Mác… Rồi Trần Đức Thảo thì thầm vào tai Trần Đĩnh: “Làm sao Duẩn lại Mác-xít được?”

Có một chi tiết cũng đã bị chính sử Hà Nội xóa đi: nhà báo Bùi Tín vào Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Bây giờ, Hà Nội không muốn nhắc tới tên của nhà báo Bùi Tín, người đã vào Dinh Độc Lập và đã tò mò mở cửa một tủ lạnh nơi này…

Đọc cuốn Đèn Cù, sẽ có một số người không hài lòng, vì một số nghi vấn lịch sử không đươc Trần Đĩnh chú ý nhiều.

Người đọc có cảm giác không nghi vấn gì về tập thơ trong tù ký tên ông Hô mà một số học giả nói là của một bạn tù khác, và độc giả cũng không nghi vấn gì về một ông Hồ sau này được nói là gián điệp Hoa Nam giả mạo để càì vào VN.

Ông Hồ trong “Đèn Cù” là một nhà hoạt động với những tham sân si đời thường, và cũng tội nghiệp khi bị Lê Duẩn lấn ép.

Nhưng Trần Đĩnh viết theo trí nhớ, theo những gì ông thấy, ông nghe. Và khi ông viết (thập niên 1990s) lại chưa có Internet để tra cứu tài liệu. Và cũng có thể nêu nghi vấn rằng ông nhớ không chính xác một số chi tiết.

Dù vậy, chúng ta không thể đòi như một tác phẩm nghiên cứu. Đây là một hồi ký, một tự truyện và tận cùng là một tác phẩm văn học; “Đèn Cù” đã ngay lập tức có một vị trí đôc đáo trong dòng văn học Việt Nam.

Trần Đĩnh đã cầm bút lên để viết như một chứng nhân của cách mạng, viết như một nạn nhân của vụ án xét lại, viết như một nhà văn trôi nổi với lịch sử dân tộc, và trong tận cùng là viết như một người con rất mực yêu thương đất mẹ.

Sách đề giá 25 Mỹ Kim, xuất bản bởi Người Việt Books. Có thể vào Amazon.com để mua.
Ngắn gọn, những người quan tâm về lịch sử không thể không đọc sách này.