Bị Công An Ôm Hôn,
Hai Chị Em bị Công An Còng Tay
Hà Nội.- Báo Pháp Luật trong nước cho hay chiều 15 tháng 10, 2014 chị Nguyễn Thị Mai Thy 36 tuổi, ở xã GiaoThạnh, tỉnh Bến Tre cùng em gái Nguyễn Thị Hồng Quyên 23 tuổi dự tiệc khai trương quầy thuốc tây.
Bất thình lình, một người đàn ông lạ ôm chầm lấy chị Quyên, hôn chùn chụt giữa đám đông. Vừa bất ngờ, vừa sợ, chị Quyên hét toáng: “Anh là ai? Tại sao lại hôn tôi?”. Người đàn ông vênh váo đáp lại: “Muốn biết tôi là ai thì lên công an xã”.
Tưởng rằng khi có sự can thiệp của chính quyền, người đàn ông kia sẽ phải xin lỗi vì hành động thái quá của mình. Nào ngờ, khi sang trụ sở công an xã để trình bày việc mình bị sàm sỡ, hai chị em cho rằng còn bị dọa nạt đủ điều “y như là tội phạm chứ không phải người bị hại”.
Bên cạnh đó, họ thấy có nhiều cán bộ, công an xã “tay bắt mặt mừng” với người đàn ông lúc nãy. Hóa ra đó là một người đang công tác tại công an huyện.
Chị Thy lớn tiếng: “Mấy anh trả lời tôi đi, dân thường đi hôn người khác thì mấy anh gọi là sàm sỡ. Nay công an hôn dân thì gọi là cái gì mà còn có người dắt xe, đi theo hộ tống? ”.
Vị phó công an xã ra lệnh: “Còng lại”. Khi bị dẫn vào, ngang ghế đá, chị Thy bị vấp chảy máu chân nên ngồi xuống xuýt xoa. Chị này cho rằng đang đau điếng, chưa kịp đứng dậy, đã bị phó công an xã lên gối vào mặt.
Dân oan Hải Phòng Nguyễn Thị Thúy và nỗi lo cho tương lai tám đứa con
Đăng ngày: 18.11.2014 , Mục: - Tin nổi bật, Tin Việt Nam
VRNs (18.11.2014) – Nghệ An – Là một người phụ nữ thích kinh doanh, nhưng từ khi mất đất đến bây giờ chị được gán với cái tên “dân oan”. Rồi ngày này qua tháng khác, chị cùng các con ăn đường, ở bụi để đấu tranh đòi lại ngôi nhà ấm cúng ngày xưa đã bị chính quyền cưỡng chế.
Năm 2011, khi bị chính quyền Hải Phòng cưỡng chế và đập nát ngôi nhà mà gia đình đang sinh sống, gia đình chị lâm cảnh khốn đốn đủ bề. Những đứa con đang tuổi ăn học cũng phải nghỉ giữa chừng. Nhiều năm tháng chị làm đơn khiếu kiện, nhiều ngày chị phải sống trong nước mắt,….nhưng chẳng có gì thay đổi.
“Cuộc sống như càng ngày càng bế tắc hơn, sức khỏe cũng yếu dần đi, mà các con vẫn chưa có một nơi đàng hoàng tử tế mà ở” – chị Thúy bộc bạch. Thật vậy, mái lều mà gia đình chị đang sinh sống ai dám nghĩ là nhà? Nhiều lần chính quyền đến cưỡng chế với nhiều thủ đoạn khác nhau, nhưng rồi kế sách cuối cùng mà gia đình chị dùng để sống còn với túp lều đó vẫn là những bình ga, những can xăng. Chính vì thế mà chị càng đấu tranh mạnh hơn, quyết liệt hơn.
Tuy nhiên, sau đằng sau những biểu ngữ, đấu khẩu là cả một nỗi lo cho các con. Đứa thì mới 2 tuổi, đứa thì mới 3 tuổi,…nhưng chúng phải nhìn và nghe những cảnh tượng và vở kịch thật bi đát, “liệu rồi sau này chúng có thoát được những hình ảnh đó hay không?” – chị Thúy nói.
Vừa thương con, vừa thương mình, chị đã nhiều lần khóc trong căm phẫn, nhưng ai hiểu thấu?
Cuộc sống mỗi nhà mỗi cảnh, chẳng ai giống ai. Nhưng với dân oan thì luôn có nỗi đau chung, căm phẫn chung, ý chí chung và khao khát chung. Không riêng mình chị Thúy.
Minh Khang