Thưa quý vị niên trưởng, quý đàn anh, quý thân hữu,
Đề tài Điếu Cày kéo dài khá lâu, mỗi ngày trên internet đều bàn tán về anh, hôm qua Dược Sĩ Nguyễn Đức Năng gửi email hỏi tôi nghĩ sao về bức hình anh Điều Cày khoác Cờ Vàng, tôi nghĩ việc tự nhuyện khoác như người trẻ Đặng Chí Hùng vẫn hay hơn ai khoác cho mình. Anh Điếu Cày có thể vô tâm hay vô tư khi không ý thức được hải ngoại chúng ta vốn coi Cờ Vàng là biểu tượng cho ý do chúng ta ấp ủ trong những chuỗi ngày ly hương. Nó là căn cước cho lẽ sống chúng ta, tôi xin nêu ra 4 sự kiện:
1/ Ngày 30/04/1975 khi miền Nam rơi vào tay CSVN, đoàn tàu HQVNCH di tản theo sóng Exodus, khi tiến vào căn cứ Subic Bay của người Phi, họ bắt chúng ta phải hạ Cờ Vàng VNCH mới cho cặp bến, với tậm trang buồn tủi ly hương vô tổ quốc chúng ta phải chịu hạ cờ trong tiếng quốc ca VNCH vang dội biển khơi, hàng ngàn người đau đớn bật khóc,...
2/ Cùng ngày 30/04/1975, tôi ghi nhận trong bài viết:
"* The Seven Samurai in VietNam: Theo tài liệu 30-04 trong kho dữ liệu của hãng Thông tấn Nhật bản Kyodo về "Bảy Hiệp Sĩ Việt Nam". Ngày 30-04-1975 là ngày đau thương vì QLVNCH bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng bởi chiến lược toàn cầu của Mỹ thay đổi. Bảy người lính Dù mà trưởng toán là thiếu úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài quốc ca VNCH, họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự.
"* The Seven Samurai in VietNam: Theo tài liệu 30-04 trong kho dữ liệu của hãng Thông tấn Nhật bản Kyodo về "Bảy Hiệp Sĩ Việt Nam". Ngày 30-04-1975 là ngày đau thương vì QLVNCH bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng bởi chiến lược toàn cầu của Mỹ thay đổi. Bảy người lính Dù mà trưởng toán là thiếu úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài quốc ca VNCH, họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự.
* Một trường hợp thứ hai tang thương không kém. theo lời tường thuật của anh Trung úy Cảnh sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 quân nhân Nhảy Dù, họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra toán quân nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát cho sự ra đi nhuốm màu máu anh hùng nhất, đáng kính nhất của QLVNCH."
Phải chăng thân xác của chiến sĩ ta vị quốc vong thân vì lý tưởng VNCH, nếu họ chẳng may không được phủ lá cờ thân yêu, thì mỗi chúng ta phủ Cờ Vàng bao thân xác họ trong tâm tưởng hay qua nén hương lòng.
3/ Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm cấp bậc cuối cùng là Trung Tá, sau 1975 ông bị bắt đi học tập cải tạo suốt 13 năm. Ông kể lại một hôm đi lao động nơi núi rừng Việt Bắc, trong lúc ngồi nghỉ, ông nhìn lá cờ CSVN tung bay nơi sân trại, ông nhặt chiếc lá khô, bẻ 3 nhánh cây xếp lên thành lá cờ VNCH.
Điều này cho thấy Cờ Vàng vẫn trong sự tôn kính biểu tượng thiêng liêng hay báu vật tinh thần của chúng ta.
4/ Nhắc lại nhân một ngày đi dự Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh gây quỹ giúp đỡ, để cứu trợ Thương Phế Binh-Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa, tôi mục kích anh chiến sĩ Mũ Đỏ mới đến Mỹ, khi bước vào sân Bolsa Grande trong tiếng quân nhạc trỗi lên vang dội:
"Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành.
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành..."
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành.
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành..."
Trước rừng Cờ Vàng tung bay anh bật khóc, đứng nghiêm chào kính, anh tâm sự là khung cảnh khiến anh nhớ về chiến trường xưa, những ngày tăng viện tiếp cứu các đơn vị bạn trong công tác bảo quốc an dân. Tương tự, những người HO tôi quen khi ở Việt Nam mới sang định cư, ngày 30/04 hàng năm Cờ Vàng tung bay trên đường phố Bolsa khiến họ nức lòng về xứ sở VNCH dù không còn nữa, nhưng vẫn mãi mãi hiện diện trong tâm hồn họ, trong con tim mỗi người chúng ta.
Với anh Điếu Cày ôm giấc mộng lớn san bằng những khác biệt truyền thông trong ngoài, hay những khiếm khuyết, những khuyết tật giữa người trong xứ và người hải ngoại sẽ khó thực hiện. Trong danh sách chia sẻ email tôi xin phép quý vị có sứ góp mặt của Thượng Tọa Thích Thiện Minh, tù nhận của nhà tù CSVN 26 năm, được quốc tế vận động đưa ra định cư xứ ngày, Thầy từ chối; Người thứ hai là Luật sư Nguyễn Bắc Truyển. Anh Truyển và Thầy Minh là những nạn nhân hạch sách, tra tấn của bọn Công An, bọn cai tù CSVN. Mọi người chúng ta điều biết. Do vậy kếo dài hiện tượng nhiều tranh luận về Điếu Cầy sẽ bất lợi cho công cuộc đấu tranh chung.
Nếu anh Điếu Cày là những ngọn lửa Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi, Václav Havel hay Lech Wałęsa sẽ lý tưởng, bằng không như Bùi Kim Thành, Đòan Viết Hoạt hay Nguyễn Chính Kết thì là những bóng tối cô đơn, mộng ước ban đầu bung ra xứ ngoài là kinh nghiệm bản thân của anh Điếu Cầy.
Hãy tiếp tục hướng về quê nhà, những Aung San Suu Kyi, Václav Havel hay Lech Wałęsa,... vẫn còn cho ta niềm tin tương lai. Đốm sáng không chỉ có mỗi Điếu Cầy.
Việt Hải Los Angeles
Đặng Chí Hùng-lời tâm sự đanh thép.18-10-2014: