Tuesday, 27 January 2015

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền được chào mừng ở Việt Nam ra sao

Chính phủ Việt Nam dường như đã có một chiến thuật mới đáng báo động chống lại các nhà hoạt động nhân quyền.
Image Credit: Nguyen Huu Vinh
Bị đánh hoặc bị nhốt vào tù, cái nào tồi tệ hơn? Đây là câu hỏi mà các nhà hoạt động ở Việt Nam đã phải suy nghĩ về Ngày Nhân quyền Quốc tế trong tháng này.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, chính phủ Việt Nam đã bỏ tù người dân vì bất đồng quan điểm với mình. Gần đây, bằng những luận điệu cho thấy đã giảm bớt việc bắt giữ các nhà phê bình, họ cố gắng thuyết phục giới chính phủ và ngoại giao các nước rằng mình đang trở nên khoan dung hơn.


Rất khó biết được có bao nhiêu người bị bắt vì lý do chính trị, đặc biệt là ở các vùng nông thôn xa xôi của đất nước trong một nhà nước độc đảng một phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, nhưng rõ ràng là số lượng các vụ bắt giữ vẫn còn đáng báo động.

Không phải chúng ta đã chứng kiến là một cuộc "Nổi dậy ở Hà Nội" nhưng năm 2014 đã có ít nhất là 29 nhà hoạt động và các blogger bị kết án nhiều năm tù vì những tội danh có liên quan đến an ninh quốc gia như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước” (điều 258 luật hình sự) hoặc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc “(Điều 87). Năm nay, hơn một chục nhà phê bình, gồm các blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Quang Lập, đã bị bắt giữ .

Có thể là một sự trùng hợp, nhưng trong cùng thời gian chính phủ tuyên bố giảm bớt các vụ bắt giữ chính trị, một xu hướng khác đã phát triển. đáng báo động. Giữa nơi công cộng, bọn côn đồ, những kẻ đại diện chính phủ trong quần áo dân sự, bắt đầu thường xuyên tấn công những người bất đồng chính kiến hoàn toàn không vi phạm gì. Gần đây nhất, ngày 09 tháng 12, blogger Nguyễn Hoàng Vi, trên đường đi bộ về nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh đã bị một nhóm đàn ông và phụ nữ chặn đường, túm tóc, đánh đấm cô. Hàng chục người, trong đó có các thành viên của lực lượng an ninh chính phủ đóng chốt gác bên ngoài nhà ở của Vi, chỉ đứng nhìn xem mà không can thiệp. Khi một người lái xe taxi cố gắng đưa Vi đến bệnh viện, lực lượng an ninh đã ngăn chặn buộc ông phải đưa cô về nhà.

Sự cố này, xảy ra trước ngày Quốc Tế Nhân Quyền chỉ đúng một ngày,, đúng là một minh họa đáng buồn về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Vi và các blogger đồng nghiệp của cô là một lực lượng ngày càng có ảnh hưởng trong đời sống xã hội và chính trị của Việt Nam, những người đang sử dụng Internet để loan truyền thông tin và ý kiến không được cho phép trong nhiều phương tiện truyền thông truyền thống vốn bị nhà nước kiểm duyệt. Nhưng họ gần như luôn luôn bị tấn công về chính trị, pháp lý và cả thể xác.

Đây không phải là lần đầu tiên Vi bị côn đồ đánh đập vì thực hiện quyền nói lên suy nghĩ của mình. Năm ngoái, an ninh đã tấn công, nhốt cô và một blogger, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, trong nhà của Vi để ngăn chặn họ không thể tham dự một buổi họp mặt kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế. Các nhà hoạt động khác đến ủng hộ họ cũng bị đánh đập. Trong nỗ lực để tổ chức một chuyến dã ngoại nhân quyền và phân phát hành bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại một công viên ở thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013 Vi và các nhà hoạt động khác đã bị bắt giữ và tịch thu đồ đạc cá nhân. Ngày hôm sau, khi đến cố gắng đòi lại đồ đạc của mình, Vi, mẹ và em gái của cô bị đánh đập trước đồn công an.

Việc sử dụng những tên côn đồ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền và các blogger đã gia tăng ở mức báo động. Trong tháng hai, những côn đồ vô danh đã đánh đập hai cha con blogger Huỳnh Ngọc Tuấn và Huỳnh Trọng Hiếu ở tỉnh Quảng Nam. Hai tháng trước đó, ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã bị gãy xương trong một cuộc tấn công khác khi ông tiến hành vận động cho quyền của các cựu tù chính trị. Vào tháng Năm, bọn côn đồ này đã đánh gãy tay chân của Trần Thị Thúy Nga. Trong tháng mười, chúng hành hung bị thương Trương Minh Đức, một blogger, cựu tù chính trị . Thậm chí gần đây, vị Lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã bị hành hung thô bạo khi ông đi đến hiện trường cũa cuộc đối đầu giữa các nhà hoạt động và một nhóm côn đồ không rõ nguồn gốc.

Danh sách vi phạm cứ mãi gia tăng.

Trong tất cả những trường hợp này, không một ai bị buộc tội. Hầu hết các cuộc tấn công đã xảy ra trong giữa thanh thiên bạch nhật, trước mặt mọi người. Nhân viên cảnh sát mặc đồng phục không can thiệp, rất có thể vì họ tin rằng những kẻ tấn công là người của nhà nước. Đối với các công an khác, cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công như thế này, dù vì một quyết định mang tính đạo đức hay nghể nghiệp chỉ là việc quá mạo hiểm, có khả năng bị mất việc hoặc tồi tệ hơn.

Nhà chức trách cũng sử dụng những mạng gián tiếp (proxy) trong phương tiện truyền thông xã hội để tấn công và nói xấu các blogger và các nhà hoạt động. Dù chắc chắn đã mang lại khổ đau đến từng cá nhân nhưng những sách nhiễu, hăm dọa và tấn công dường như không ngăn cản được cộng đồng blogger sôi động tại Việt Nam. Ngày 10 Tháng 12, Nguyễn Hoàng Vi đã tải lên mạng hình ảnh hồ sơ cá nhân Facebook mới của mình mang khẩu hiệu tuyên bố: "Tôi ủng hộ quyền con người vì chúng tôi không thể cho phép họ lấy đi lòng tự trọng của mình"

Trong khi Liên minh châu Âu và Nhật Bản muốn tăng cường liên kết thương mại và Mỹ muốn quan hệ gần gũi hơn với VN như một đối trọng đến ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, các nước này nên nhớ rằng những đối tác tốt nhất và ổn định nhất là các chính phủ tạo ra được một không gian an toàn cho tự do ngôn luận, không phải những chính phủ đánh đập và bỏ tù những người bày tỏ quan điểm của mình.

Brad Adams/The Diplomat 
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ