Friday, 1 May 2015

Vi Anh : Canada Chống Cộng Bằng Luật

Nhơn mùa Quốc Hận, Tháng Tư Đen của người Việt tỵ nạn CS, do vận động của một người Canada gốc Việt hiện làm thượng nghị sĩ của Quốc Hội nước Canada, TNS Ngô thanh Hải, được lưỡng viện Quốc Hội Canada thông qua, lãnh đạo quốc gia Canada ban hành đạo luật với số S-219, danh xưng “"Journey to Freedom Day" (Ngày Hành trình Đến tự do).

Đây là một đạo luật từ hình thức đến nội dung, có tính cưỡng hành của luật pháp, chớ không phải một quyết nghị (resolution) hay tuyên ngôn (proclamation) chí có giá trị khuyến nghị. Trong quá trình đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, trong những bằng chứng tội ác của CSVN làm cho dân chúng VN đi tỵ nạn CS hai triệu người, chết cả nửa triệu người trên biển cả, có thể nói đây là một văn kiện pháp luật cao nhứt, do một siêu cường như Canada lần đầu tiên thực hiện và công bố.

Nên Đảng và Nhà Nước CSVN chống đối quyết liệt. Khi luật này còn là dự luật, hồi tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng VNCS Nguyễn Tấn Dũng viết thư trực tiếp cho Thủ tướng Canada Stephen Harper để bày tỏ quan ngại. Ngay sau khi Canada ban hành đạo luật, ngày 24/4/2015 Bô Ngoại Giao VNCS ở Hà nội triệu Đại sứ Canada tại Hà nội đến Bộ để phản đối, nói đây là đạo luật “hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử”. Còn phát ngôn viên Lê Hải Bình của CSVN lồng lộng lên nói “Việt Nam [CS] cương quyết phản đối việc Canada thông qua đạo luật này “Đây là bước lùi trong bang gao giữa hai nước,v.v...”

Như đã biết dự luật tiên khởi do TNS Hải nạp có tên “Ngày tháng Tư đen”, đánh dấu ngày miền Nam Việt Nam “rơi vào tay chế độ cộng sản độc tài và áp bức.” Ý hướng của tác giả và những đồng viện đồng tác giả là dùng luật này để ghi nhớ, cám ơn nhân dân và chánh quyền Canada đã dang tay ra cứu khổn phò nguy, tiếp nhận, giúp người Việt ty nạn CS tìm tự do, đón nhận hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam sau 1975 đến Canada an cư lạc nghiệp.

Nhưng như mọi đạo luật qua tiến trình lập pháp, luôn có sửa đổi tên luật, chữ dùng, nội dung khi thảo luận biểu quyết. Quốc Hội lưỡng viện Canada đổi tên dự luật “Ngày tháng Tư đen”, thành “ Ngày Hành trình đến tự do” và cho số trước tịch là S-219. Bộ trưởng Quốc phòng Canada Jason Kenney nói luật ngày 30/4 “sẽ mang đến cho người dân Canada một cơ hội để nghĩ lại cuộc hành trình của hơn 60,000 người tị nạn Việt Nam đến Canada.”

Nhưng trong chánh trị xứ tự do, dân chủ như Mỹ, Canada việc gì lớn liên quan đến nhiều người đều có thể thành vấn đề tranh luận. Vì đa số người Việt ty nạn CS trong đó có người Canada gốc Việt coi ngày 30 tháng Tư là ngày Quốc Hận, Tháng Tư là tháng Tư Đen, mà Thượng Viện biểu quyết dưới cái tên 30/4 là “Ngày Hành Trình Đến Tự do”, nên có một số người gốc Việt tỵ nạn CS dị ứng.

Nhưng dù TNS Ngô thanh Hải lấy tên dự luật là “Ngày tháng Tư đen”, nhưng Quốc Hội Canada chính là cơ quan làm luật này, dùng chữ trong luật này, sấp xếp nội dung, hình thức của đạo luật là của Quốc Hội Canada. TNS Ngô thanh Hải chỉ là một thượng nghị sĩ thôi, chỉ một lá phiếu thôi, một tiếng nói thôi không thể ngăn cản Quốc Hội trong biểu quyết đổi tên dự luật được.

Nhưng khi luật được biểu quyết thông qua, ban hành rồi và thấy CSVN phản ứng quyết liệt mới thấy cái khéo của những thương nghị sĩ có lập trường chống Cộng sản trong Thượng Viện Canada, trong đó có TNS Ngô thanh Hải. Cái khéo lập pháp ấy giống cái khéo léo của anh chị em dân cử Mỹ gốc Việt trước đây đã tương kế tựu kế để né tập tục ngoai giao của liên bang Mỹ, để chánh quyền tiểu bang, chánh quyền địa phương quận hạt, thành phố Mỹ nay lên một trăm mấy chục đơn vị đã thực chất thừa nhận quốc kỳ VNCH nhưng với danh nghĩa là di sản văn hoá, là biểu tưọng tự do, dân chủ của người Mỹ gốc Việt, trong khi chánh quyền liên bang Mỹ bang giao với VNCS, thừa nhận cờ của VNCS.

Nếu cứ giáo điều nghe Khổng Tử dạy rằng, chánh danh mới thành đạo thì chúng ta chưa có quốc kỳ VNCH phất phới tung bay ở Mỹ như bây giờ. Và nếu TNS Ngô thanh Hải không uyển chuyển, theo một cách nói khác (une autre facon de parler) của đa số đồng viện, thì tội ác của CS làm cho dân Việt bỏ nước ra đi chết hơn nửa triệu người không vào được nền luật pháp của nước Canada.

Chớ nếu những dân cử gốc Việt và những đồng viện người Mỹ không uyển chuyển, không tương kế tựu kế, không khéo léo tránh né tập tực ngoại giao của liên bang Mỹ thì quốc kỳ VNCH nền vàng ba sọc đỏ không được chánh quyền của phân nửa dân số Mỹ thừa nhận và thực tế lùa cờ của VNCS vào trong khuông viên bên trong 2 toà tổng lãnh sự và toà đại sứ như con dán ngày đâu.

Nếu đòi hỏi những vi đại diện dân cử cấp quốc gia như Canada, trong đó có một số vị nguồn gốc sắc tộc khác của một nước biếu quyết một luật hận thù đối với một nước mà nước ấy có bang giao, giao thương là một điều không tưởng.

Trái lại uyển chuyển, tương kế tựu kế, như quí anh chị em dân biểu, nghị viên, ở Little Saigon tạo thành phong trào cờ vàng ở Mỹ, như TNS Ngô thanh Hải vận động Thưọng Viện ra luật nhớ ngày 30/4 là Ngày Hành trình Đến Tư do "Journey to Freedom Day" là ngày Canada tiếp nhận 60.000 người Việt tỵ nạn CSVN, làm cho người dân Việt phải liều mình bỏ nước, bỏ nhà ra đi tìm tữ do, chết cả nửa triệu người là một chứng tích tôi ác của CSVN, một tội ác của CSVN đi vào luật pháp của Canada, vào chánh quyền Canada, vào văn khố quốc gia Canada.

CSVN luôn tuyên truyền quốc nội, lẫn quốc ngoại, 30/4 là ngày “giải phóng Miền Nam, Thống Nhứt đất nước” trong khi nhân dân và chánh quyền Canada nói bằng luật pháp đó là ngày nhân dân VN bỏ đất nước ra đi tìm tự do được Canada tiếp nhận. Đó là Canada tạt nước lạnh buốt vào CSVN. Ý nghĩa chống Cộng, tố Cộng của đạo luật S-219, gọi là “"Journey to Freedom Day" (Ngày Hành trình Đến tự do) rất rõ ràng. Nó diễn đạt theo kiểu “ tích cực” như những nhà đấu tranh chánh trị thức thời trên thế giới trong đó có người Mỹ, Việt ít dùng chữ “chống Công” mà gọi là đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Cách nói sau này tích cực hơn, xây dựng hơn, thuyết phục hơn. Nhưng thực tế rất chống Cộng vì ở đâu có tự do, dân chủ, nhân quyền là không có CS, vì tự do, dân chủ, nhân quyền là khắc tinh, là huỷ thể của dộc tài dười mọi hình thức trong đó có độc tài CS.