Friday 10 July 2015

Thư số 45 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Phạm Bá Hoa


Lãnh đạo một quốc gia với biết bao công việc phải làm, nhưng tôi nghĩ có thể quy vào 4 trách nhiệm chinh:Bảo vệ tổ quốc, với một quân đội phục vô tổ quốc nhân dân. Đào tạo những thế hệ công dân với hệ thống giáo dục nhân bản và kiến thức khoa học. Bảo vệ sức khỏe người dân, với hệ thống y tế phòng nga, điều trị, và an dưỡng. Bảo đảm đời sống người dân, với hệ thống kinh tế xã hội phát triển toàn diện.
Với suy nghĩ đó, nội dung thư này tôi giúp Các Anh nhận ra một góc trong trách nhiệm của nhóm lãnh đạo Việt Cộng  bảo vệ người dân về sức khỏe như thế nào, bằng cách trích dẫn những bản tin cùng những bài nghiên cứu riêng về bệnh ung thư tại Việt Nam. Khi Các Anh  nghe tin Bà A hay ông B bị “bệnh ung thư” đã sợ rồi, nhưng ở đây không chỉ nói đến vài  bệnh nhân ung thư, mà là cả “làng ung thư”. Cũng không phải một vài làng ung thư, mà Các Anh có biết Việt Nam có bao nhiêu làng ung thư không? Hãy đọc tiếp dưới đây ......         
Thứ nhất. Bệnh ung thư tại Việt Nam.
Tổng quát. Ngày 10/10/2014, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Ung Thư của Liên Hiệp Quốc, đã công bố bản báo cáo toàn thế giới: ".... Từ 14 triệu người bị ung thư và tử vong vào năm 2012, sẽ tăng lên đến 22 triệu người sau 20 năm nữa, tức gia tăng khoảng 60%. Điều đó đồng nghĩa với việc số người tử vong tăng từ 8,2 triệu người mỗi năm lên đến 13 triệu người. Và điều đáng lưu ý là tỷ lệ số người mắc ung thư và tử vong cao nhất tập trung ở các quốc gia châu Á và châu Phi".
Khả năng điều trị và kết quả. Theo tài liệu từ Bộ Y Tế Việt Nam và tổ chức Y Tế Thế Gới (WHO) công bốthì hằng năm Việt Nam có từ 150.000 đế200.000 bệnh nhân mới bị ung thư mới, vàhằng năm từ 75.000 đế100.000 người chết vì căn bệnh này. Hiện nay, ung thư đang là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở Việt Nam và thật sự là mối nguy trên toàn quốc. Việt Nam chỉ có một số bệnh viện nhà nước có thể chữa trị ung thư, là  (1) Bệnh viện ung thư quốc gia, tức bệnh viện K ở Hà Nội. (2) Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội. (3) Bệnh viện ung bướu ở Sài Gòn. (4) Bệnh viện ung bướu Gia Định. (5) Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn (trích trong Hanoi International Cancer Center trên Google.vn) 
Sau thời gian hình thành và phát triển, khoa Ung Bướu tại bệnh viện Chợ Rẫy đã phát triển thành Trung Tâm Ung Bướu Chợ Rẫy. Bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Trung Tâm Ung Bướu có diện tích 1.600 thước vuông, cao 12 tầng, tổng diện tích khoảng 21.400 thước vuông. Trung Tâm có 250 giường bệnh và có thể đón tiếp trung bình từ 500 đến 600 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị ung thư. Theo các nghiên cứu khoa học, ung thư là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai sau bệnh tim mạch. Ung thư phổi, ung thư vú, và ung thư dạ dày gia tăng với tốc độ báo động tại Việt Nam cũng như khu vực châu Á
Ngày 2/9/2009, Tiến sĩ Nguyễn Đại Bình cho biết: "Căn cứ theo tài liệu nghiên cứu về ung thư tại Việt Nam, thì trung bịnh mỗi ngày có 250 bệnh ung thư chết. (trích trong Phylamin.vn).
Trong một nghiên cứu của Bộ Y Tế Việt Nam năm 2011, thì tỷ lệ chết vì bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần xứ Lào, Phi Luật Tân, và Thái Lan. Riêng về bệnh ung thư vú đang là loại bệnh có chiều hướng gia tăng. Một trong những nguyên nhân chính là phụ nữ sử dụng áo nịt ngực do Trung Cộng sản xuất có chứa những chất hóa học độc hại. Không có cách nói nào khác hơn là Trung Cộng thực hiện âm mưu giết dần giết mòn dân tộc Việt Nam chúng ta (trich trong MỗiNgàySốngKhỏe online).   
Sau cuộc hội thảo tại bệnh viện Quân Y 175 kết luận: "Trong năm 2014, bệnh viện này tiếp nhận  12.000 bệnh nhân ung thư mới, nhưng chỉ 5 tháng đầu năm 2015 số bệnh nhân lên đến 13.000 người"  Ước tính trong năm năm tới kể từ năm 2015, mỗi năm Việt Nam sẽ có thêm 189.000 người mắc bệnh ung thư mới. Chỉ riêng khu vực Sài Gòn từ năm 2005 đến 2010, mỗi năm có từ 5000 đến 6000 người mắc bệnh ung thư mới. Theo dự báo, đến năm 2020 sẽ có 400.000 người ở miền đông Sài Gòn, và 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long mắc bệnh ung thư mới. Bệnh ung thư không chỉ tạo gánh nặng lớn về mặt tài chánh cho gia đình người bệnh, mà còn là gánh nặng của xã hội. Hiện nay,Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong vì ung thư cao nhất thế giới. Nếu 5 năm trước, mỗi ngày phòng khám bệnh của Bệnh Viện K tiếp nhận từ 700 đến 800 bệnh nhân, thì năm 2014-2015 hơn 1.000 bệnh nhân mỗi ngày.
Năm 2015, tổng cộng Việt Nam có khoảng 2.000 giường để chữa bệnh ung thư, nhưng chỉ đáp ứng khoảng từ 20% đến 30% nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Điều này cho thấy các bệnh viện điều trị ung thư tại Việt Nam thường xuyên vượt quá khả năng về cơ sở cũng như các phương tiện điều trị. Tại những bệnh viện này, 3 bệnh nhân phải chung một giường bệnh trong thời gian điều trị. Rất  nhiều bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang, thậm chí là ngoài sân bệnh viện.
Tất cả những điều này cho thấy Việt Nam cần thêm nhiều cơ sở y tế điều trị cho bệnh nhân ung thư. Tuy chánh phủ có cố gắng, nhưng kết quả cho đến nay còn ở mức rất khiêm tốn. Những bệnh nhân khá giả, thường xuất ngoại đến các bệnh viện ung thư ở Singapore, Thái Lan, Malaysia, thậm chí là Hoa Kỳ để điều trị bệnh. Ước tính, mỗi năm người Việt Nam chi khoảng một tỷ mỹ kim để đi chữa bệnh ở ngoại quốc, trong đó bệnh ung thư là đông nhất.
Ngày 22/11/2014, theo bài của tác giả Hoàng Đan trên “Soha News”, Giáo  Sư Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai cho biết: “…..Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở Sài Gòn  cao gấp 6 lần Hà Nội, nhưng ung thư vú ở Hà Nội lại cao gấp rưỡi Sài Gòn. Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh có khuynh hướng gia tăng đáng kể. Theo thống kê tại Việt Nam, cứ 10 phụ nữ Việt thì có 1 người bị bệnh ung thư vú. Phần lớn người bệnh khi đến bệnh viện thì bệnh vào giai đoạn khó nguy hiểm, nên tỷ lệ tử vong từ 40 đến 50%. Ung thư vú là bệnh được ngành y tế nhận định có tỷ lệ tử vong cao sau ung thư phổi, dạ dày và gan".
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo bệnh viện K cho biết: “Có những thời điểm, bệnh viện đã phải phục vụ số lượng bệnh nhân lên tới 300% so với khả năng hiện có của bệnh viện”.
Ngày 21/5/2015, hội nghị khoa học lần 20 tại Sài Gòn: “Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh nhận xét, số người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo Cơ quan ghi nhận ung thư quốc tế Globocan có trụ sở tại  Pháp, thì năm 1998 tại Việt Nam có hơn 70.000 trường hợp mắc ung thư mới, còn tài liệu mới nhất của cơ quan này tại Việt Nam năm 2012, số người mắc bệnh ung thư mới là trên 150.000. Như vậy, chỉ trong 14 năm, số người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam đã tăng lên gấp đôi. Dù số cơ sở điều trị bệnh ung thư trong cả nước đã tăng hơn so với trước, nhưng hiện nay cơ sở điều trị bệnh ung thư nào cũng vượt xa khả năng”. …. Bác sĩ Quốc Thịnh cho biết: “Căn cứ tài liệu nghiên cứu của Hiệp Hội Quốc Tế Phòng chống ung thư (UICC) trong hội nghị ở Australia năm 2014, có đến 30-50% các trường hợp bệnh ung thư liên quan đến ăn uống, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt  Nam”.
Tóm tắt. Từ lịch sử xa xưa đến nay, chưa bao giờ bệnh ung thư tại Việt Nam với những con số kinh hoàng, hằng năm gia tăng thêm từ 100.000 đến 150,000 bệnh nhân mới, và một nửa trong số đó bị chết vì đa số bệnh nhân khi đến bệnh viện đều trong giai đoạn cuôi, cộng với khả năng cơ sở, máy móc điều trị, bác sĩ chuyên khoa ung thư, ... chỉ đáp ứng được từ 20% đến 30% bệnh nhân.  
Thứ hai. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư.
Nguyên nhân từ thuốc lá. Theo báo Sức Khỏe & Đời Sống ngày 2/6/2015, để hưởng ứng thông điệp “ngăn chặn thuốc lá lậu” của Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO), cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế đã cùng với Hội Y Học Giới Tính Việt Nam, tổ chức Hội thảo với chu đề: “Tác hại nghiêm trọng của thuốc lá lậu đối với sức khỏe nam giới”. Theo khảo sát của Hiệp Hội Thuốc Lá Việt Nam, mỗi năm có trên 850 triệu gói thuốc lá điếu đã nhập lậu vào Việt Nam, trong đó JET & HERO chiếm khoảng 85%. Hàm lượng độc tố trong hai loại thuốc lá JET & HERO cao bất thường, đặc biệt trong cả hai loại thuốc lá này đều có chứa hàm lượng Coumarin rất cao. Trong báo cáo khảo sát của Viện Kinh Tế Kỹ Thuật Thuốc Lá Việt Nam, thuốc lá lậu có chứa một chất thuộc nhóm coumarin, là: 7-Hydroxy-6-methoxy-2H-1-benzopyran-2-one, và một số chất độc hại khác trong sợi và khói thuốc. Điều đó cho phep nhận đinh rằng: “Những người hút thuốc lá lậu, đang tiếp xúc với một hàm lượng hóa chất độc hại cao gấp nhiều lần mức thông thường, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe”.
Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Phó Tổng Thư Ký Hội Y Học Giới Tính Việt Nam cho biết: “Chất Coumarin  gây ngộ độc gan, phổi, hình thành những khối u, dẫn đến bệnh ung thư và các bệnh nan y khác. Trong khi Cadimi được chứng minh có ảnh hưởng đến việc giảm số lượng và khả năng vận động của tinh trùng trong nam giới. Do vậy, nếu cơ thể hấp thu một lượng Coumarin va Cadimi thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con nguoi nói chung, và sức khỏe cùng khả năng sinh sản ở nam giới nói riêng”.
Nguyên nhân từ thực phẩm nhiễm độc.
Tại Việt Nam hiện nay, phẩm chất vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở mức báo động trầm trọng, không một loại thực phẩm nào từ rau, củ, trái, đến các thịt động vật, gia súc, ..v..v… đặc biệt là các loại thực phẩm nhập cảng từ Trung Cộng đều nhiểm hóa chất với mức độ nhiều hay ít là tùy loại  Tất cả những hóa chất ấy đều là mầm mống gây bệnh ung thư. Cách chế biến thức ăn cũng như thói quen trong ăn uống, vô tình tạo ra những chất gây ung thư như nướng, rán cháy thực phẩm, muối, hoặc ủ một số thực phẩm để lên men, ăn nhiều mỡ, thịt động vật, ..v..v..  
Ngày 12/1/2014, trang báo HutHamCau có bài “Rau, củ, quả, trồng để bán chớ không dám ăn”. Rất nhiều người dân tại các vùng ngoại ô Sài Gòn, Bình Dương, Hà Nội, ..v..v.. trồng rau để bán chớ không dám ăn. Phóng Viên chúng tôi truy tìm nguyên nhân và sự thật kinh hoàng được phát hiện. Chúng tôi phải dùng camera giấu kín để ghi lại các hành động của người trồng rau kể lại phương thức phun và tẩm các hoá chất độc hại nguồn gốc từ Trung Cộng. Kinh hoàng, vì chỉ một đêm mà toàn bộ cánh đồng rau sau khi phun thuốc đã xanh non mơn mởn. Ngay trong buổi sáng hôm sau là nhiều mối lái đến mua.
“Chỉ bán mà không dám ăn”, đó là khẩu hiệu của các người dân trồng những cây rau, củ, và trái đã tẩm chất độc hại này. Khi phóng viên và tài xế xe của “huthamcauBinhDuong” đi sâu vào khu vực trồng rau, thì mùi hoá chất hôi thúi nồng nặc lan toả khắp nơi. Nếu người nào sức khoẻ yếu,  không thể tiếp tục đi sâu vào khu vực kinh hoàng này! Nhìn từ xa, rất nhiều người đang ra sức phun các thùng hoá chất vào những mầm cây rau, củ, trái, như xà lách, bắp cải, mồng tơi...
Chúng tôi đề nghị anh tài xế sừng xe và chúng tôi xuống phỏng vấn những người lao động.  Chúng tôi giả vờ bắt chuyện với một anh đang chăm chú phun thuốc vào từng quả cà chua, và có nhã ý hái vài trái cà chua về ăn, nhưng anh thanh niên khoa tay và nói chắc nịch: “Không được đâu, cái này chỉ bán chớ không ăn được”. Chúng tôi ngạc nhiên: “Rau mình trồng mà. Lo gì”. Người này nói: “Cái này không thể ăn được, vì tới hôm qua phun thuốc kích thích tăng trưởng, bây giờ đang nhanh chóng thu hái để mang ra chợ bán đó”.
Phóng Viên chúng tôi hỏi luôn: “Vậy, nếu mang ra chợ bán thì không sợ khách bị ngộ độc sao?” Ngay sau câu hỏi này, anh ta phá lên cười: “Mọi người ở đây ai mà chẳng thế. Trồng rau phải có mánh khoé chớ, nếu không thì húp cháo à. Ai cũng phải làm kinh tế mà, nếu theo đúng sách vở thì có mà chết đó. Thôi để bữa nào vậy, chớ hôm nay phải tập trung phun thuốc kích thích tăng trưởng để chiều còn kịp bán chớ không thì giá rau lại hạ, khó bán lắm”.
Chúng tôi ớn lạnh trước câu trả lời tự nhiên của anh chàng này, rồi cùng vào nhà bên trong. Phía tay phải, một mảnh đất lớn chứa đủ loại bao bì, hộp thuốc gán mắc 100% chữ trung quốc. Mùi hôi thối hoá chất choáng ngợp toàn bộ khu vực này. Đang bỡ ngỡ chưa biết kêu ai, bất ngờ trong nhà có vợ của anh bạn chủ nhà bước ra mời chúng tôi vào dùng cơm. Chúng tôi hào hứng bước theo chị, vì từ sáng đến giờ chẳng có gì lót dạ, mà bây giờ được ăn rau tại ngay vườn rau thì có gì bằng. Nhưng ngay khi mâm cơm được bưng lên, anh em chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, vì không có một cọng rau nào mà chủ nhà trồng cả, dù chỉ là một ít hành tươi. Vậ mà anh chủ nhà cười nói huyên thuyên: "Ở đây là vậy, trồng rau nhưng không được ăn rau, mà chỉ bán thôi". Anh còn nói một cách tự nhiên, rằng: "Ai mà ra chợ thấy rau to, mượt mà, trắng nõn, thì chỉ là rau tắm hoá chất, chớ lấy đâu ra rau sạch bây giờ?. Ai mà trông rau sạch đem bán, không chỉ có lỗ và còn ế hàng". Anh còn nói: "Nhờ trồng rau nhiều năm, nên tôi phải theo các mánh khoé để bắt kịp thời đại".
Nhìn ra ngoài cổng, thấy tám bảng ghi: "Sản xuất rau sạch theo đúng tiêu chuẩn". Lúc ấy anh chủ nhà đưa chung tôi xem những Giấy Chứng Nhận nông trại này sản xuất rau sạch theo các tiêu chuẩn của những trung tâm lớn. Anh nói: "Việc xin chứng nhận này rất đơn giản, và chứng nhận này đều là bản gốc của cơ quan cấp, chỉ cần biết "chạy chọt đúng chỗ và đúng số (tiền)" là họ ký tên đóng dấu ngay. Làm ăn, hiệu quả kinh tế đến từ hai phía là điều tiên quyết nhất".
Nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường.
Ngoài thực phẩm ra, nguồn nước bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính yếu gây nên bệnh ung thư. Đó là kết quả của Viện Nghiên Cứu Phòng Chống Ung Thư.
Nhớ lại sự kiện hơn 20 năm trước, sau khi ký Biên Bản hội nghị Thành Đô ngày 4/9/1990, nhóm lãnh đạo Việt Cộng xin và được lãnh đạo Trung Cộng chấp thuận. Theo đó thi Trung Cộng dành cho 30 năm kể từ năm 1990, để lãnh đạo Việt Cộng từng bước thực hiện những công việc phải làm để năm 2020 Việt Nam trở vế với cộng đồng dân tộc Trung Hoa. Cũng từ đó, lãnh đạo Việt Cộng kêu gọi đầu tư ngoại quốc mà đông nhất là từ Trung Cộng, đến mức 90% các công trình lớn về điện, xi măng, hóa chất, ..v..v.. mà nhà thầu Trung Cộng trúng thầu dễ dàng, và các công trường của họ ở khắp miền lãnh thổ với những làng nhỏ của họ hoàn toàn riêng biệt, và cấm người Việt Nam lai vãng. Cũng vì vậy mà phát triển kinh tế tại Việt Nam cũng giống như đang diễn ra tại Trung Cộng, nghĩa là không quan tâm đến những chất thãi từ các nhà máy lớn nhỏ, cho nên sau 20 năm phát triển kinh tế đã để lại màu nước nâu đậm trên các dòng sông khắp nước, điển hình là: Sông Hồng, Sông Cầu, Sông Nhuệ, Sông Đáy, sông Lục Nam, sông Tô Lịch, sông Vĩnh Trà, sông Đồng Nai và các nhánh, sông Cửu Long và các nhánh, sông Ông Đốc, ..v..v...... Hiện tại, 4 dòng sông của Hà Nội là Sông Lừ, Sông Sét, sông Kim Ngưu, và sông Tô Lịch, trong tình trạng ngột ngạt, khó thở, mùi hôi thối nồng nặc, các dãy nhà hai bên bờ sông lem luốc, bụi bặm. Phía dưới đậm đặc một màu nước đen kịt, đủ các loại rác thải vương vãi trên mặt sông.
Ngoài ra, những chất thãi độc hại từ các nhà máy -đáng kể là loại nhà máy nhiệt điện than- gây ô nhiễm bầu không khí và mọi người hít thở cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Theo Viện Kiến Trúc Quy Hoạch thuộc Bộ Xây Dựng, tính đến tháng 2/2011, Việt Nam có 256 khu công nghiệp và 20 khu kinh te đã được thành lập. Với con số đó, liệu những dòng sông chịu ảnh hưởng như thế nào với vô số chất độc hại thãi ra từ các khu công nghiệp đó?
http://img.medlatec.vn//News/tmp/o-nhiem-MT1546164122012.jpgTrong tình trạng ô nhiễm như vậy mà ngày 21/7/2011, Thủ Tướng phê duyệt kế hoạch phát triển nhiệt điện than giai đoạn 2011-2020 với công suất 36.000 MW chiếm 46% nguồn điện, và đến năm 2030 là 75.000 MW chiếm 51% nguồn điện toàn quốc. Với 80 nhà mày nhiệt điện than vào năm 2030 tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bình Thuận, Long An, Trà Vinh, Hâu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, nếu không có giải pháp quản trị đúng kỹ thuật tại các trung tâm nhiệt điện than bẫn, thì trước mắt là người  dân Việt Nam sẽ thật sự đối diện với thảm họa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn những gì đã chứng kiến chỉ riêng ở Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2/4 ở  Bình Thuận.
Mỗi ngày, nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 2  đổ ra bãi phế thãi khoảng 1.500 tấn xỉ than làm khói bụi mịt trời, gây ô nhiễm môi trường độc hại cho người dân địa phương, là nguyên nhân làm cho đông đảo người dân hai xã Vĩnh Tân và Vĩnh Hảo cùng biểu tình phản đối. Người dân đã chận hai đầu của quốc lộ 1 từ tối 14/42015 cho đến 2 giờ sáng ngày hôm sau mới ra về. Tiếp đây là tôi trích bài viết của Nguyễn Đăng Thi: ".... Theo Giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám Đốc bệnh viện K ở Hà Nội. ".... Theo kế hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030, thì nhiệt điện than chiếm đến 51% trên toàn quốc, mà nhà thầu Trung Cộng trúng thầu xây dựng đến 90% trong tổng số. Chủ trương phát triển nhiệt điện than bẩn, là đi ngược lại thế giới. Không chỉ riêng nhiệt điện, mà ở nước ta việc gì người ta cũng cố tình làm ngược thế giới, trước kia cũng vậy, bây giờ cũng vậy, chẳng có gì thay đổi. Thế giới đề cao tự do, sáng kiến và trách nhiệm cá nhân, thì ta chủ trương chuyên chính vô sản, làm chủ tập thể. Thế giới đa nguyên thì Việt Nam độc đảng...."
http://ruthamcaugiare.vn/wp-content/uploads/hinh-anh-o-nhiem-moi-truong-khong-khi-do-cong-nghiep.jpgTại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nhà thầu Trung Cộng sử dụng than cám 6a có độ tro trung bình đến 37,5%, là loại than có phẩm chất kém nhất trong 11 loại than cám, dĩ nhiên là giá rẻ. Trong khi thế giới sử dụng than sạch với có độ tro thấp hơn 3%, nhưng Việt Nam vẫn sử dụng than có độ tro cao gấp hơn 12 lần than sạch. Nếu lấy trung bình lượng tro xỉ tạo ra là 35% so với than nhiên liệu, thì lượng tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than năm 2020 thãi ra là 23 triệu 500 ngàn tấn, và năm 2030 sẽ là 60 triệu tấn mỗi năm. Vấn đề tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chỉ mới là việc phát tán bụi tro xỉ từ bãi chứa. Một vấn đề khác lâu dài hơn và nghiêm trọng hơn cần phải tính đến, đó là giải pháp quản trị môi trường toàn diện và triệt để tại các bãi chứa tro xỉ để kiểm soát ô nhiễm phát tán.
Năm 2014, với đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” do "Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn & Môi Trường" nghiên cứu và cho biết:"Mưa axit chiếm tới 30-50% số lần mưa tại Việt Nam. Địa phương có tần suất mưa axit cao tới 50% là Việt Trì, nơi công nghiệp phát triển, tiếp đó là các nơi có nền công nghiệp lớn, như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh, ..v..v… cũng có tần suất mưa axit đang tăng lên. Mưa axit sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường đất và nước thông qua việc rửa trôi chất dinh dưỡng trên mặt đất và mang các kim loại nặng xuống các nguồn nước sông, nước suối, ao, hồ".
Ngày 17/4/2015, theo Ngân Hàng Thế Giới thì tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên mức trầm trọng sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế cao, nhưng chi phí giải quyết môi trường chỉ bằng 20%  nhu cầu, và nhận định: "Sài Gòn và Hà Nội dẫn đầu trong số 10 địa phương gây ô nhiễm nhất. Trong số những nhà máy gây ô nhiễm cao nhất được khảo sát, thì quốc doanh chiếm 9%, đầu tư ngoại quốc chiếm 11%, và đầu tư tư nhân chiếm tới 80% (là Trung Cộng). 
Tóm tắt. Các Anh có nhận ra rằng, trong một xã hội mà mọi người đều bị ám ảnh, ăn sẽ bị ung thư, uống cũng bị ung thư, đến hít thở cũng bị ung thư, thì tương lai sẽ ra sao! Và nếu chánh phủ không đặt nặng trách nhiệm bảo vệ sức khỏe người dân, thì những thế hệ hôm nay và những thế hệ ngày mai sẽ ra sao?! 
Thứ ba. Những làng ung thư,
Năm 2007, Bộ Y Tế Việt Nam công bố 51 làng ung thư tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc. Danh sách 1 với những làng ung thư bị ô nhiễm nước nặng nhất, là: Làng Thống Nhất thành phố Hà Nội. Làng Vũng Vỵ thành phố Hà Nội. Làng Thạch Sơn tỉnh Phú Thọ. Làng Mẫn Xá tỉnh Bắc Ninh. Làng Thổ Vỵ tỉnh Thanh Hóa. Làng Yên Lão tỉnh Hà Nam Làng Cờ Đỏ tỉnh Nghệ An. Làng An Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Làng Phước Thiện tỉnh Quảng Ngãi. Làng Xuân Vinh tỉnh Bình ĐịnhLàng Mê Pu tỉnh Bình Thuận. Danh sách 2 được thiết lập khi Liên ĐoànQuy Hoạch & Điều Tra Tìm Nguồn Nước (QH& ĐTNN) thuộc  Bộ TàNguyên & MôTrường (TN & MT) vào năm 2011 tại các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam. Danh sách 3 mà Liên Đoàn Quy Hoạch điều tra các làng ung thư năm 2012 tại các tỉnh Quảng  Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Sài Gòn, Cà Mau, Long An, và Bạc Liêu, Cà Mau. 
Tổng quát thì cuộc điều tra tại các làng ung thư đều có sự trùng hợp về nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình là các “làng ung thư” Phước Thiện (Quảng Ngãi), Xuân Vinh (Bình Định), Sơn Thành (Phú Yên), Pê Mu (Bình Thuận), Văn Đăng (Khánh Hòa), Kênh Tư Gà (Cà Mau), Yang Re (Đăk Lăk). Số người chết vì bệnh ung thư trong gần chục năm nay tại các làng khá nhiều, nhất là Phước Thiện, Anh Hòa (Quảng Ngãi) Xuân Vinh (Bình Định), Văn Đang (Khanh Hòa), Pêmu (Bình Thuận). Tiến Sĩ Hồ Minh Thọ cho biết: “Qua điều tra, đã thu thập và phân chất 814 mẫu nước lấy từ nguồn nước sông, suối, giếng, có chứa nhôm, cadimi, benzen, bentazone, phenol, asen, mangan vượt xa mức cho phép, điển hình là các làng ung thư: Thạch Khê, Đồng Mai, Thống Nhất, Yên Lão, Yên Phong, Kim Thành, An Lộc, An Thổ, Xuyên Tây, Đại An, Phước Thiện, An Hòa, Nhơn Lộc 2, Xuân Vinh, Sơn Nghiệp, Văn Đăng, Đắk Mar, Thôn 4, Trung Hiệp, Nhơn Hậu 1, và Kênh Tư Gà. Công việc tìm nguồn nước sạch cho cư dân các “làng ung thư” đến nay vẫn còn nằm trong báo cáo của dự án đã trình lên cấp trên, nhưng chưa có phản hồi".
Thứ tư. Tình trạng ô nhiểm tại một số làng điển hình. 
Làng ung thư Thạch Sơn tỉnh Phú Thọ. Thống kê của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ từ năm 1991 đến cuối năm 2005, xã Thạch Sơn có 304 người chết vì ô nhiễm, trong đó có 106 người chết vì  bệnh ung thư (chiếm 34,86%). Nguyên nhân: "Bị ô nhiễm nghiêm trọng từ các chất khí sulfur oxide (SO2, SO3), chì (Pb), sulfur hydro (H2S), amoniac (NH3), acid hydro (HCl), hydro florua (HF), nitrite kim loại (NO2). Hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đối với các ao, hồ, cạnh bãi thải của Công ty pin ăc-qui Vĩnh Phú, đoàn khảo sát tìm thấy có hàm lượng kẽm (Zn), cadmium (Cd) cao gấp bốn lần tiêu chuẩn cho phép!
Làng ung thư Ninh Vân tỉnh Ninh Bình, là làng nghề đá mỹ nghệ 400 năm tuổi. Trong xã có !khoảng 60 công ty lớn nhỏ và gần 600 gia đình dân làm nghề khai thác và chế biến đá mỹ nghệ với khoảng 2.000 lao động. Tại đây, những tiếng khoan, cắt, mài đá, đinh tai nhức óc suốt ngày. Bên cạnh là nhà máy xi măng xả khói bụi mịt mù suốt ngày đêm. Cuộc sống người dân được cải thiện nhiều nhờ nghề đá mỹ nghệ cũng như từ các nhà máy mang lại. Thế nhưng, họ đang trả giá quá đắt, vì những hoạt động kinh tế này mà cả làng chìm trong ô nhiễm. Từ năm 2004 đến 2012, Ninh Vân có 109 người chết vì ung thư. Các nhà máy thãi ra khói bụi, xả nước thải ra sông, và bụi đá của làng nghề mịt mù làng xóm, đã dẫn đến môi trường bị ô nhiễm trầm trọng!
Làng ung thư Mẫn Xá tỉnh Bắc Ninh, chuyên nghề đúc nhôm gân 50 năm qua. Bắt đầu với người dân đúc xoong nồi, chụp đèn, nay thì đúc thanh nhôm. Cũng nhờ nghề này mà nhiều gia đình trở nên giàu có. Nhưng cũng vì nghề này mà số lượng xỉ than và bột nhôm thãi xuống ao hồ làm ô nhiểm trầm trọng, biến dòng nước Sông Ngũ thành dòng sông chết, bầu không khí bao phũ khói đặc với bụi nhôm. Từ đó, người dân lần lượt ngã bệnh Trong những năm gần đây, mỗi năm có ít nhất là 30 người chết mà trong đó có 20 người chết vì ung thư!   
 Làng ung thư Phước Thiện tỉnh Quảng Ngãi, với số người chết vì ung thư trong vài năm vừa qua đến mức nhiều người phải rùng mình. Ông Tiêu Viết Thanh, trưởng làng cho biết: "Trong 8 năm qua (2000-2008), đã có khoảng 80 người chết vì ung thư, trong khi Phước Thiện có 5.900 nhân khẩu thì trên 60% bị nhiễm viêm gan siêu vi B làm người dân hoảng loạn!
Làng ung thư Từ Châu, Hà Nội. Theo thống kê năm 2011,  Từ Châu có 21 người chết vì ung thư. Trong 20 năm trở lại đây, làng có gần 100 người chết vì bệnh ung thư. Số người mắc ung thư đa phần là đàn ông và hầu hết chưa quá tuổi 60. Thật là khủng khiếp, khi mà trong một dòng họ có tới 10 người bị ung thư vô phương cứu chữa. Thật là đau lòng khi làng ung thư ở ngoại ô Hà Nội mà người dân cũng không được chăm sóc, cứ bị ung thư là chết!
Làng ung thư Sơn Đông, Hà Nội. Người dân xã Sơn Đồng vô cùng hoang mang, vì họ sống trong nguồn nước mặt lẫn nước ngầm, và không khí cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mà hằng năm trên dưới 10 người chết vì bệnh ung thư. Cách Hà Nội chưa đến 10 cây số mà suốt ngày phải đóng kín cửa, vì mùi hôi thúi nồng nặc làm nghẹt thở bởi dòng sông đen ngòm, đặc quánh!
Thôn Đông Mai tỉnh Hưng Yên, chuyên nghề tái chế chì từ những năm 70, người dân nơi đây chuyển sang mua bình ắc-quy cũ hoặc hư hỏng về tháo ra để lấy chì. Họ đun nấu bằng dụng cụ thô sơ, bình ắc-quy thải bỏ ngay trong khuôn viên gia đình. Khói từ những lò đun nấu phát tán ra môi trường, ảnh hưởng đến không khí, đất, nước, quy vào sức khỏe mọi  người trong thôn. Ngày 18/5/2014, nhân viên y tế khám sức khỏe miễn phí cho toàn bộ dân thôn Đông Mai, đã lấy mẫu máu của 317 cháu đem về xét nghiệm. Kết quả, có đến 207 cháu (hay là 65%) bị nhiễm độc chì. Xét nghiệm lần trước là 33%. Thứ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long đánh giá tình trạng nhiễm độc chì  tại Đông Mai là báo động cao!
(trích trong doisongphapluat online ngày 17/5/2014 trang Google.vn) Thời gian gần đây, người dân cả nước không còn xa lạ gì với nhóm chữ làng ung thư để nói về những ngôi làng, xóm ấp, hay khu dân cư có số người bị bệnh ung thư và số người chết cao lên bất thường. Tại ngôi làng nhỏ dưới chân Núi Nưa tỉnh Thanh Hóa có tên là làng ung thư đến nay đã 20 năm, nhưng các cơ quan trách nhiệm vẫn còn để người dân khắc khoải, vì chưa đưa ra nguyên nhân dẫn đến căn bệnh quái ác này, cũng chưa điều trị đến nơi đến chốn. Trong cuốn sổ ghi chép số người chết vì ung thư của ông Trần Minh Hán, ngụ tại làng Thổ Vị, xã Tế Thắng, huyện Nông Cống: "Tính từ năm 1993 đến nay, ở đây đã có 159 người chết vì bệnh ung thư, mà đa số là dưới 60 tuổi. Đó là những người chết có bệnh án rõ ràng, còn số trường hợp nghi bị ung thư thì nhiều lắm!......". Một lời than, thật tội nghiệp cho người dân bé bỏng trong xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam!.
Kết luận.
Đây là những con số mà thế giới xếp hạng Việt Nam: (1) Tổ chức Human Development xếp hạng chỉ số thông minh, Việt Nam ở hạng 121/187, dưới trung bình. (2) Theo tổ chức Intenational Property Rights Index, thì Việt Nam ở hạng 108/130 (gần cuối sổ) trong bảng xếp hạng về giá trị trí tuệ. (3) Tổ chức Transparency International xếp hạng tham nhũng, Việt Nam ở hạng 116/177. (4) Theo chỉ số tự do ngôn luận (Frredom of Press), Việt Nam đứng hạng 174/180. (5) Theo chỉ số phẩm chất đời sống xã hội (Quality of Life), thì xã hội chủ nghĩa Việt Nam "được" xếp hạng 72/76 (cũng cao hơn 4 quốc gia!). (6) Về thống kê chỉ số ô nhiễm môi trường, thì Việt Nam đứng hạng 102/124 trên thế giới. (7) Về chỉ số y tế và sức khỏe, thì Việt Nam đứng hạng 160/190.
Hiện nay, một trong những bi thảm mà người dân Việt Nam xã hội chủ nghĩa phải gánh chịu là "bệnh ung thư". Các Anh có ngờ rằng Việt Nam đang có đến 51 làng ung thư không? Và theo Tiến sĩ Nguyễn Đại Bình, thì mỗi ngày có 250 người chết vì bệnh ung thư! Bi thảm này là "nhờ có" nhóm lãnh đạo "trí tuệ dưới đáy sâu, độc đoán quá tài tình, tham nhũng thì vô hạn, dối trá quá thông minh, nên dân tộc Việt Nam "mới được" thế giới xếp hạng như ở đoạn trên! Một quốc gia mà người dân không còn không khí trong lành để thở, không còn nước sạch để sống, không còn rau sạch để ăn, vậy mà nhóm lãnh đạo Việt Cộng dự định sẽ xây dựng ngọn tháp cao hơn Dubai để được ghi vào "sách kỷ lục thế giới", chớ họ không nghĩ đến trách nhiệm chăm lo sức khỏe người dân, thì làm sao xã hội có được những thế hệ công dân mạnh khỏe va thông minh để xây dựng và phát triển quốc gia!      
Các Anh đang  suy nghĩ  gì?
Nghĩ gì thì nghĩ, nhưng Các Anh hãy nhớ, cựu Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev đã từng nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng, đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”
Các Anh đừng bao giờ quên lời của Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoàng tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi nẫy nở trên rác rưởi của cuộc đời”.
Cũng đừng bao giờ quên rằng: Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

Texas, tháng7 năm 2015
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~