Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Khác với hồi đầu năm 2013 khi Mỹ phái chiến hạm tối tân vừa ra lò USS Freedom đến tăng cường đồn trú tại Singapore, Bắc Kinh chỉ phản ứng chiếu lệ thì lần này ngày 7/12/2015, Mỹ điều động máy bay trinh sát săn ngầm P8 Poseidon hiện đại nhất của quân đội Mỹ tới Singapore Trung Quốc phản đối kịch liệt chỉ trích việc Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng với Singapore, trong đó coi việc điều động máy bay trinh sát Poseidon tới đồn trú tại quốc đảo này là quân sự hóa khu vực.
Reuters trích dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, Quân đội Trung Quốc đang “theo dõi chặt chẽ” thỏa thuận giữa Mỹ và Singapore về việc triển khai các máy bay trinh sát P8 Poseidon: "Chúng tôi đang quan tâm sát sao tới diễn biến tình hình, và hy vọng hợp tác quốc phòng song phương giữa Mỹ và Singapore có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực, chứ không phải là ngược lại"(1), Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố ngắn gọn vào cuối ngày 8/12. Cùng ngày 8/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng chỉ trích việc Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng với Singapore, trong đó có việc Washington triển khai máy bay trinh sát P8 Poseidon tới quốc gia Đông Nam Á này. Hãng tin AP dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Doanh tuyên bố rằng, sự hiện diện mạnh mẽ của quân đội Mỹ sẽ đi ngược lại lợi ích của các nước trong khu vực. (!?)
Trong khi đó tại một cuộc hội thảo tổ chức tại Washington hôm 9/12, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nói rằng Singapore đã đồng ý việc triển khai P8 và tuyên bố thêm rằng, tiếp tục triển khai P8 là thêm một bước “cụ thể hóa” các cam kết của Washington về việc hoạt động như một lực lượng gìn giữ sự ổn định ở khu vực Đông Nam và châu Á. Theo Reuters, trong một tuyên bố chung, hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Singapore hoan nghênh việc triển khai các máy bay trinh sát Poseidon tại Singapore. Tờ New York Time dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết, việc Mỹ triển khai các máy bay trinh sát Poseidon tại Singapore sẽ trở thành hoạt động thường xuyên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen
ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tại Mỹ (Ảnh Asia Channel).
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen
ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tại Mỹ (Ảnh Asia Channel).
Tháng 4 - 2013 Chiến hạm USS Freedom đến trú đóng tại Singapore
Bắc Kinh hậm hực cũng phải thôi. Xét thấy Singapore tuy là quân cờ nhỏ nhưng rất quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến “đại cục” và trên bàn cờ Biển Đông của Trung Quốc đang bày ra ngày 7/11/2015 Tập Cận Bình đã đến đảo quốc sư tử với kỳ vọng (dù không nói ra) vào mối liên hệ huyết thống chủng tộc cùng cội nguồn, tin tưởng thủ tướng họ Lý và CP/Singapore sẽ ít nhất là nể mặt mà trung lập hay độc lập trong quỷ đạo “xoay trục về Châu Á” của Mỹ để có lợi cho Bắc Kinh hơn, nhưng bối cảnh diễn ra đã cho thấy kỳ vọng ấy là hảo huyền bởi giá trị mậu dịch giữa Sing - Trung và Sing - Mỹ là ngang nhau, toàn bộ nền quốc phòng Singapore chẳng có một thứ gì là made in China cả, quân đội nước này do Anh Quốc và Israel (Do Thái) tạo lập theo khuôn mẫu Israel, vũ khí hạng nhẹ tầm trung nhập từ Israel hạng nặng từ Mỹ và Châu Âu vì vậy nhấn mạnh tên Singapore trong các từ ngữ phản đối chỉ như là dọa dẫm bởi “giận quá mất khôn” của Bắc Kinh mà thôi.
Có chăng là con “Đại bàng - P8 Poseidon” Mỹ bay tới Singapore móng vuốt nó có phần rất bén nhọn, đầy đe dọa, khiến con rồng Bắc Kinh lo lắng lên cơn giận dữ…
P-8 Poseidon: “chuyên gia truy tìm & tấn công tàu ngầm”
(Ê kíp tác chiến bên trong P-8 Poseidon) - "Cùng một hệ thống radar, thay vì trên tàu chiến khi được sử dụng trên không thì diện tích kiểm soát là gấp 500 lần so với trên biển. P-8A của Mỹ đóng vai trò kiểm soát trên không ngoài sự tấn công trực tiếp bằng vũ lực rất mạnh của chính mình nó còn hướng dẫn các tàu chiến trên biển tập trung kiểm tra, giám sát hay tấn công các vùng trọng điểm chìm hay nổi một cách chính xác, nó được tổng hợp nhiều loại kỹ thuật thủ đoạn mới để nâng cao xác suất năng lực dò tìm đối với các mục tiêu ngầm dưới nước" (Chuyên gia quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác) (2)
Tiềm năng tấn công uy lực là một đặc điểm khác của P-8 Poseidon, nó trang bị từ 8 quả ngư lôi săn ngầm trở lên, có thể bám theo tấn công liên tục đối với mục tiêu dưới nước, với khả năng treo vũ khí nhiều trong thân của P-8 Poseidon làm cho nó có năng lực tấn công tàu ngầm đa dạng hơn chiến đấu cơ khu trục thông thường.
Tuy nhiên không chỉ có thế - Mà một nguyên nhân sinh tử tiềm ẩn sâu xa khác đã làm cho Bắc Kinh nhảy nhổm như ngồi trên lữa hiện nay. Leo lên nền kinh tế số 2 thế giới thì mức tiêu thụ “năng lượng” (dầu mỏ) của Trung Quốc củng lên theo tương ứng thứ hạng 2 thế giới (10 triệu thùng/ngày) Tàu Cộng vẫn kiên định với cái “CNXH/CS phải gió” nên từ rất sớm Bắc Kinh rất lo lắng cho sự an toàn của con đường vận chuyển dầu, nguồn nhiên liệu sống còn, một khi nếu không may va chạm với người “cảnh sát quốc tế” tư bản tự do Mỹ. Nhiều kế hoạch khác nhau được Bắc Kinh vạch ra để bảo đảm nguồn dầu khí không bị tắc ngẽn...
Ngày 30/8/2010, đường ống dẫn dầu dài hơn 1.000km từ Đông Siberi đến mỏ dầu Đại Khánh (Đông Bắc Trung Quốc) đã được khánh thành. Theo thỏa thuận phía Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc khoảng 15 triệu tấn dầu thô (100 triệu thùng) năm trong vòng 20 năm (từ 2011-2030). Lượng dầu thô dự kiến vận chuyển của đường ống này sẽ chiếm 7% lượng nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc. Số dầu thô nhập khẩu này đáp ứng nhu cầu của Tập đoàn khí đốt dầu mỏ Trung Quốc CNPC và Nhà máy lọc dầu liên doanh Rosneft tại Thiên Tân.
Năm 2011 TQ hoàn thành tuyến đường ống Trung Á. Khí đốt được cung cấp từ những mỏ khí của các quốc gia Karachaganak, Tengiz, Kashagan, Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan đến Tân Cương TQ, Toàn tuyến đường ống dài 1.833 km trị giá 7,3 tỷ usd.
Ngày 28/7/2013, khí đốt từ Myanmar đã bắt đầu được vận chuyển qua tuyến đường ống dẫn khí từ Myanmar tới Trung Quốc, Tiếp đến ngày 28/1/2015 ống dẫn dầu cũng đưa vào hoạt động sau khi hai nước khánh thành phần đường ống kép song song dầu và khí dài 793km trị giá 2,5 tỷ USD. Đường ống này có khả năng vận chuyển 22 triệu tấn dầu/năm = 154 triệu thùng (1 tấn = 7 thùng dầu) Đây được coi là động thái của Bắc Kinh trong việc đa dạng hóa nguồn và đường vận chuyển năng lượng nhập khẩu cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Hệ thống đường ống vận chuyển dầu (màu đen)
và khí đốt (màu đỏ) từ Myanmar vào lãnh thổ Trung Quốc.
và khí đốt (màu đỏ) từ Myanmar vào lãnh thổ Trung Quốc.
Nhưng những biến chuyển chính trị khu vực thay đổi nhanh hơn Bắc Kinh tiên liệu, nhất là tại Myanmar, việc TT/Thein Sein nước này mạnh dạn mở cửa cho làn gió tự do dân chủ thổi vào dẫn đến ngày 19/11/2012- TT/Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Myanmar, rồi năm sau 20/5/2013 Tổng Thống /Myanmar Thein Sein viếng thăm Mỹ hội đàm cùng TT/Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, tiếp theo ngày 19/8 cùng năm bà Aung San Suu Kyi lãnh tụ đảng đối lập Myanmar đã đến Mỹ hội đàm thân mật cùng TT/Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc và sau đó là lệnh “cấm vận” Myanmar được xóa bỏ gần hết, cuối cùng là Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi thắng cử áp đảo tại QH Myanmar khiến cho cái nút thắt quan hệ ngầm gần 2 thập niên trước giữa Bắc Kinh và giới quân sự độc tài Myanmar trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết kéo theo quyền lợi và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc tại xứ chùa vàng giảm sút, nó càng chao đảo dữ dội hơn khi Mỹ chậm mà chắc đang tiến vào Myanmar sân sau Trung Quốc, cho dù Bắc Kinh cũng còn trong tay một quân bài tẩy là hơn 1 triệu người Kachin gốc Myanmar và hơn 130 nghìn người cùng sắc tộc Myanmar đang sống ở Vân Nam Trung Quốc, đây là một trong các nhóm sắc tộc phía Đông Bắc nước này hay làm phức tạp trong mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar.
2012 - TT/Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Myanmar
20/5/2013 TT/Myanmar Thein Sein - TT/Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng
19/8/2012 TT/Mỹ Barack Obama và bà Aung San Suu Kyi tại Tòa Bạch Ốc
Như nói phần trên, Trung quốc đã nhìn thấy nguy cơ việc bị gián đoạn trong vận chuyển dầu nên cố gắng tìm nguồn cung và đường đi cho dầu thô chủ động hơn trên đất liền nhưng với sức tiêu thụ 10 triệu thùng/ngày những thành quả mà TQ đã đạt được là rất khiêm tốn, chỉ khoảng 20% nhu cầu, lại còn phải đối diện với nguy cơ chính trị bấp bênh tại Myanmar.
80% lượng dầu mỏ nhập khẩu còn lại hiện nay của Trung Quốc đều phải đi qua eo biển Malacca, nằm giữa (con hẻm biển) có tới 3 quốc gia có chủ quyền: Malaysia - Indonesia và cuối con “hẻm” để thoát ra Biển Đông là Singapore mà tại đây thì Mỹ đang cắm một chốt “quân sự” kiểm soát trên biển, trên không…
Đường vận chuyển dầu và khí đốt đi qua “con hẻm” Malacca (Singapore)
Hoàn toàn có lý do để Tàu Cộng “la làng” khi Mỹ điều động máy bay trinh sát săn ngầm P8 Poseidon hiện đại nhất tới Singapore, vì bởi toàn bộ tàu ngầm hiện nay (cũ và mới) của Tàu Cộng đều không có khả năng “tàng hình”. Tính năng tàng hình là ngoài sự kết hợp giữa thân hình trụ, thiết bị chống ồn và cô lập âm thanh phát ra khi hoạt động thì đặc biệt hơn hết là “bí mật” phần giáp vỏ dùng vật liệu thế hệ mới hấp thu bức xạ sóng âm mà Tàu ngầm Ohio Mỹ -Nhật là điển hình, tàu ngầm lớp Ohio chưa bao giờ bị phát hiện bởi tàu ngầm Liên Xô hay các hệ thống dò tìm khác.
Việc khi “ngộ biến” Tàu Cộng dùng tàu ngầm lạc hậu hiện nay của mình để hộ tống tàu vận chuyển dầu thô sẽ thật sự là phiêu lưu trước sát thủ săn ngầm “P8 Poseidon” Mỹ.
Không biết trong bối rối như vầy liệu ông Tập Cận Bình có cho khám lại cái bào thai “Kênh đào Kra Isthmus” mà hơn 3 thế kỷ qua vẫn còn là thai nghén.
Ý tưởng cắt ngang vùng đất hẹp nhất phía Nam của Thái Lan để xây dựng một kênh đào lớn nhất châu Á này có từ thế kỷ 17 (1677 - do người Pháp đề xuất). Hơn 100 năm trước, vua Xiêm (Thái Lan) là Chualalongkorn tiếp tục gợi ý việc này. Tuy nhiên, lúc đó Thái Lan không đủ kinh phí, nên dự án bị trì hoãn. Đây là một dự án mà Bắc Kinh từng hào hứng theo đuổi nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu, nhất không còn phải đi qua eo biển Malacca. Năm 2005, Trung Quốc ngỏ ý muốn hợp tác với Thái Lan tiến hành dự án đào kênh Kra này với chi phí 20 tỷ USD Nhưng bối cảnh chính trị Thái Lan lúc đó không thuận lợi…
Kênh đào “Kra” Isthmus dự kiến cắt ngan nơi hẹp nhất Thái Lan (102km) nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Kênh đào “Kra” còn sâu, rộng hơn cả Kênh đào Panama (trong ảnh)
Theo phát thảo dự án đã thỏa thuận công bố, kênh đào hai chiều sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m. (sâu, rộng hơn cả Kênh đào Panama) Việc xây dựng sẽ hoàn tất trong vòng 10 năm, với chi phí 28-30 tỷ usd. “Kra Isthmus” được ví như kênh đào Panama của châu Á Nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Liang Yunxiang, giáo sư Học viện Quốc tế, Đại học Bắc Kinh nhận định, kênh đào có ý nghĩa chính trị và chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc. Dự án không chỉ giúp tăng cường khu vực tự do thương mại giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà còn giảm sự phụ thuộc của nước này vào khu vực eo biển Malacca.
Nó giúp cắt ngắn tuyến đường biển, giảm thời gian vận chuyển xuống 2-5 ngày, do đó, giảm chi phí và thúc đẩy các cảng biển ở Hong Kong và đại lục phát triển. Ngoài ra, lý do lớn nhất để Trung Quốc tham gia dự án này là e ngại Mỹ có thể phong tỏa tuyến đường biển qua eo biển Malacca, cắt đứt nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc một khi xảy ra xung đột.
Tuy nhiên, dự án có những rủi ro chính trị nhất định, vì liên quan chặt chẽ tới môi trường chính trị của các nước trong khu vực Đông Nam Á nhất là quan hệ Mỹ - Thái, vì một khi hoàn thành Trung Quốc có thể thu xếp giành được quyền quản lý kênh đào ở mức độ nào đó TQ sẽ có quyền từ chối tàu chiến hay thương thuyền của một số quốc gia nhất định đi qua kênh đào, trong nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á.
Gần đây nhất sau 3 thế kỷ, dự án trên lại tiếp tục được bàn đến, thời kỳ Phó Thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh ông đã chuẩn bị xin chính quyền chuẩn thuận cho ông làm một cuộc điều tra chi tiết về dự án đầy tham vọng này. Ông Chavalit tuyên bố Ngân hàng Phát triển Châu Á về nguyên tắc đã đồng ý hỗ trợ cho dự án này của Thái Lan, tất nhiên với điều kiện nó không vấp phải sự phản đối của các nước châu Á.
Tóm lại, đối với Trung Quốc, xây dựng được và kiểm soát Kênh đào Kra tại Thái Lan sẽ là “của trời ban tặng” về mặt chiến lược, nhưng ngược lại nó là "mối lo an ninh và chính trị" đối với Thái Lan, nước chủ nhà, trong cộng đồng láng giềng khối Asean - Một khi Kênh đào Kra hình thành nó sẽ tranh giành ưu thế hiện nay của các cảng ở Malaysia, Singapore trên hải trình đe dọa chủ quyền biển đảo của Việt nam, nổi cộm hơn nữa chính sách bành trướng bằng sức mạnh quân sự trên biển Đông, Trung Quốc đang đối mặt với thái độ nghi ngờ của các nước láng giềng do lo ngại an ninh và sự không chắc chắn tiềm ẩn trong ý đồ của Trung Quốc bao trùm khu vực thì giấc mơ đường vận chuyển dầu thô né tránh được yết hầu Malacca của Tàu Cộng củng chỉ là giấc mơ thôi.
12/12/2015
_________________________________________
Tham khảo:
- https://www.youtube.com/watch?v=4-qsq_tUj0Y
Máy bay do thám Mỹ giới hạn Trung Quốc tuần tra Biển Đông
Máy bay P8 Poseidon được Mỹ gửi tới Singapore nhằm cảnh cáo Bắc Kinh không có đặc quyền vô hạn trong các vùng biển quốc tế.
11.12.2015
Việc Mỹ gửi một máy bay do thám tới Singapore là nỗ lực có tính toán hầu cảnh cáo Trung Quốc rằng Bắc Kinh không có đặc quyền vô hạn về những hoạt động trong các vùng biển quốc tế, theo nhận xét của cựu sĩ quan CIA Mỹ, Larry Johnson.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và người đồng nhiệm phía Singapore Ng Eng Hen nhất trí với nhau rằng Mỹ sẽ đưa máy bay do thám Poseidon P-8 tới Singapore trong tháng này.
Phát biểu với tờ Sputnik hôm 9/12, ông Johnson nói: "Đây là một nguy cơ có tính toán hầu nhắc nhở Trung Quốc rằng họ không có quyền vô hạn để làm những gì họ muốn tại những nơi mà Hoa Kỳ và đồng minh xem là các vùng biển quốc tế".
Ông Johnson nhấn mạnh hành động này tuy không nhằm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc nhưng có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ vốn đang xấu đi giữa Washington với Bắc Kinh liên quan vấn đề Biển Đông.
Và nếu Trung Quốc có xem việc Hoa Kỳ đưa máy bay do thám tới đặt ở một nước kế cận là đe dọa Bắc Kinh thì cũng không phải là một điều đáng ngạc nhiên đối với Mỹ, viên chức CIA này nhận định.
Hồi tháng Mười, Mỹ cho tàu khu trục hải quân USS Lassen tuần tra sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.
Động thái của Mỹ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đây bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án là bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Hoa Kỳ và các nước bao gồm Việt Nam kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động xây cất hay thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh phớt lờ.
Tới nay, quân đội Mỹ đã tiến hành các phi vụ giám sát từ các sân bay ở Nhật và Philippines trong lúc vẫn tiếp tục các cuộc tuần tra quân sự trong vùng biển tranh chấp.
Theo PNA, Sputnik.