Sunday, 10 January 2016

Gay cấn đến cùng - Bùi Thanh Hiếu

Cuộc tranh đua chức TBT ĐCSVN càng về cuối càng trở nên gay cấn. Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đại hội Đảng sẽ khai mạc. Nhưng nội bộ Đảng CSVN chưa thống nhất được các nhân sự chủ chốt, đặc biệt là chức Tổng bí thư.

Cuộc tranh cãi bây giờ xung quanh việc Bộ Chính Trị đưa ra ứng cử viên hay đại hội đưa ra ứng cử viên.

Đến đây mới thấy ngay trong nội bộ ĐCVSN tiền hậu bất nhất, không biết đơn vị nào là người có quyền. Một đằng ĐCSVN rêu rao trong nội bộ thì thiểu số phục tùng đa số. Mặt khác thì đảng CSVN lại tuyên truyền dân chủ tập trung, trên đưa ra ai thì bầu người đó.

Trong khi chưa ngã ngũ được Bộ Chính Trị hay Trung Ương đưa ra ứng cử viên. Hàng loạt đòn để hạ bệ nhau được hai bên đưa ra. Phe của Nguyễn Phú Trọng tận dụng được những cán bộ lão thành, trong đó có Trịnh Văn Lâu.
Trinh Văn Lâu sinh năm 1929, nguyên là uỷ viên trung ương Đảng, nguyên bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Long. Lâu đã viết một lá đơn tố cáo tay chân của Nguyễn Tấn Dũng là Lê Văn Nhường, tức Mười Rua đến nhà Lâu đe doạ Lâu không được gửi đơn tố cáo Nguyễn Tấn Dũng có hành vi vận động phiếu bầu cho mình.

Trịnh Văn Lâu tố cáo Nguyễn Tấn Dũng vi phạm những điều khoản của đảng viên mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến trong nghị quyết trung ương 11 khoá 11.

Những điều khoản đó như sau .

Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; phẩm chất đạo đức, lối sống không trong sáng; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cục bộ, bè phái, mất đoàn kết nội bộ, “lợi ích nhóm”; bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan, đơn vị và bản thân cán bộ đó; những đảng viên vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về tiêu chuẩn chính trị và những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm,...


Những điều khoàn mà Nguyễn Phú Trọng nhắc lại ở hội nghị trung ương 11 khoá 11 là những gì đã soạn vào lúc mới lên làm TBT, đó là 19 điều đảng viên không được làm. Nhìn một cách khái quát thì những đơn thư, tố cáo Nguyễn Tấn Dũng từ trước đến nay bám rất sát 19 điều khoản này. Nó cho thấy ngay từ khi tiếp quản chức TBT, Nguyễn Phú Trọng đã rắp tâm tiêu diệt bằng được Nguyễn Tấn Dũng.

Và một sự kết hợp tinh vi giữa Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang diễn ra để triệt hạ Dũng.

Trong kịch bản đó, thì Trọng ban ra những điều khoản mà Nguyễn Tấn Dũng có thể mắc phải như trường hợp con gái lấy con cán bộ VNCH hoặc có những phát ngôn đi chệch đường lối của Đảng như những phát ngôn trong mối quan hệ Việt - Trung.

Còn Trương Tấn Sang nhận trách nhiệm tìm những nhân chứng, người tố cáo để đưa những việc làm Dũng vi phạm ra trước Đảng.

Tổng hợp các lá đơn tố cáo của cựu uỷ viên trung ương đảng Trịnh Văn Lâu, thiếu tá tình báo VNCH Nguyễn Anh Minh, 3 cựu giáo sư của học viện Hồ Chí Minh là Nguyễn Đình Kháng, Lưu Văn Sùng, Đỗ Thế Tùng có những điểm sau.

Nguyễn Tấn Dũng vi phạm những điều mà Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra.

- Gia đình Nguyễn Tấn Dũng có quan hệ với quan chức VNCH đang định cư tại Mỹ.
- Nguyễn Tấn Dũng có những phát ngôn phản đối Trung Quốc khiến tình hình xã hội căng thẳng.
- Khối tài sản lớn mà người thân của gia đình Nguyễn Tấn Dũng sở hữu.
- Quản lý , điều hành kinh tế yếu kém.
- Biểu hiện lợi ích nhóm.


Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ phải đối phó với một sức công phá như bây giờ. Ông ta phải đối mặt với cuộc chiến đầu tiên giữa việc Bộ Chính Trị hay Trung Ương quyết định giới thiệu ứng cử. Nếu như Bộ Chính Trị quyết định được việc giới thiệu ứng cử viên, đương nhiên Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị loại trừ vì Bộ Chính Trị do Nguyễn Phú Trọng kiểm soát. Một nghị quyết mang số 244 được thống nhất trước đây trong trung ương đảng, chỉ cho phép Bộ Chính Trị đưa ra ứng cử viên. Nghị quyết 244 lại cho thấy Nguyễn Phú Trọng cực kỳ thủ đoạn và nhiều tiểu xảo. Nếu như 19 điều đảng viên không được làm, nghị quyết trung ương 4, nghị quyết trung ương 11 là những thứ để tấn công gây sát thương cho Nguyễn Tấn Dũng, thì nghị quyết 244 là dây thừng buộc chân không cho Dũng tiến đến vùng an toàn.

Ở trung ương đảng cộng sản lần thứ 13 khoá 11 vừa họp mới đây. Trung ương đã nhất trí với bộ chính trị về trường hợp đặc biệt là uỷ viên bộ chính trị, ban bí thư sẽ được chọn ra là ứng cử viên chức TBT. Điều đó cho thấy trung ương đảng CSVN phần lớn đã nghiêng về phe Nguyễn Phú Trọng. Nhưng phe Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thành công khi ngăn cản trung ương 13 không quyết định ngày được nhân sự của Trọng đề ra, buộc phải hoãn lại đến trung ương 14.

Cơ hội còn lại của Nguyễn Tấn Dũng nằm ở đại hội đảng lần thứ 12, nơi có hơn một nghìn người tha dự. Trong đó có nhiều thành phần đại biểu trẻ có cảm tình với những phát biểu táo bạo và phong cách lãnh đạo của Nguyễn Tấn Dũng.

Để đưa được cuộc bầu cử trực tiếp ở đại hội Đảng, Nguyễn Tấn Dũng buộc phải dùng đến phao cứu sinh cất giữ bấy lâu là đại tướng Lê Đức Anh, một nguyên thủ lão thành.

Cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh đã thảo một bức thư đề nghị 2 điểm đến toàn thể trung ương Đảng CSVN.

Điểm thứ nhất , Lê Đức Anh đòi phải có quyền ứng cử, đề cử, bầu cử. Không ai được phép làm trái điều đó. Nghị quyết 244 và phương hướng nhân sự do tiểu ban nhân sự đảng của Nguyễn Phú Trọng đưa ra là hoàn toàn vô giá trị trái điều lệ đảng.

Điểm thứ hai, người ứng cử tổng bí thư phải được sự ủng hộ của quốc tế, có tính thần dân tộc, trọng tâm là bảo vệ biển đảo trong tình hình hiện nay. Ở những điểm này thì Nguyễn Tấn Dũng ưu thế hơn Nguyễn Phú Trọng.

Lá đơn của Lê Đức Anh nhằm hoá giải những chiêu trò gian lận của Nguyễn Phú Trọng trong việc sắp đặt nguyên tắc bầu cử do Trọng bày ra và gần như với những tiêu chí đã nêu , Lê Đức Anh chỉ định Nguyễn Tấn Dũng xứng đáng làm TBT đảng CSVN khoá 12.

Nhưng để lá đơn có trọng lượng hơn nữa, đánh đòn quyết định. Phe của Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách cho người đọc lá thư này tại đại hội 12. Lúc đấy ai sẽ là người đứng lên phản đối lá ý kiến của cựu lão thành nguyên thủ này.? Chắc chắn Nguyễn Phú Trọng và người của mình hiện nay đang nhức đầu để tìm cách ngăn chặn đọc lá thư này tại đại hội. Đây mới là điểm nhân cuối cùng của cộc chiến tranh giành chức vụ Tổng Bí Thư.

Những lá đơn tố cáo của Trịnh Văn Lâu, Nguyễn Anh Minh và các giáo sư chưa đủ để quyết định kết cuộc. Có một loạt các nhân vật khác lên tiếng phản đối các lá thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng của các vị trên, như trường hợp của các cựu uỷ viên trung ương tỉnh Vĩnh Long nơi trước kia Lâu làm bí thư.

Vì sao Lê Đức Anh đứng ra bênh Nguyễn Tấn Dũng trong lúc Dũng ngàn cân treo sợi tóc này. Đó là những bí ẩn , nhất là Lê Đức Anh trước kia từng có thái độ khuất phục Trung Cộng. Nay bỗng dưng lớn tiếng ủng hộ đòi chủ quyền biển đảo, ủng hộ dân chủ, đổi mới.?

Những bí ẩn đó có thể là công danh tương lai của cậu con trai Lê Manh Hà vừa được Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ hồi tháng 5 năm 2015 mới đây. Những cũng có thể tâm lý lúc về hưu mới dám cất lên tiếng nói sự thật như nhiều vị lãnh đạo hưu trí thường làm.

Hậu trường chính trị là vậy, nếu Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng dùng chức vụ và bổng lộc để dụ dỗ nhiều kẻ theo mình, tấn công Nguyễn Tấn Dũng.

Thì tất nhiên, Nguyễn Tấn Dũng cũng có những đối sách dùng người tương tự để phản công và bảo vệ mình.

Một điều đáng quan tâm, nếu như cả Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng không trúng cử. Một nhân vật khác giữ chức Tổng Bí Thư, người đã từng có hành động sỉ nhục thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ trong chuyến đến thăm trước đây. Cũng là người chưa có lần nào bày tỏ thái độ về biển đảo để mất lòng Trung Quốc. Người đó là Phạm Quang Nghị chẳng hạn, một người miền Bắc, có lý luận.

Đó sẽ là điều tệ hại nhất trong những điều tệ hại.