Thursday, 21 January 2016

Sự khác nhau giữa 3 chữ Nghĩa Sĩ , Liệt Sĩ và Tử Sĩ

Sự khác nhau giữa 3 chữ Nghĩa Sĩ , Liệt Sĩ và Tử Sĩ
      Vừa qua về việc đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cho xây bia xây tượng tại Lý Sơn ghi là "Tưởng niệm Nghĩa Sĩ Hoàng Sa", nhiều người đã tưởng nhầm rằng đó là đảng CSVN đã thực lòng muốn ghi công hay tri ơn 74 người lính Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) hy sinh ngày 19.01.1974 chống Trung Cộng xâm lược.

      Họ đã lầm quá lớn ! Đảng CSVN luôn coi VNCH là kẻ thù và không bao giờ có chuyện hoà hợp hoà giải thật sự chứ đừng nói là gì tri ơn. Và đó là lý do tại sao đảng CSVN chọn chữ Nghĩa sĩ chứ không dùng Liệt sĩhay Tử sĩ. Chữ Nghĩa sĩ ở đây chỉ dùng để chỉ ngư dân bám biển theo lệnh đảng bị Trung Quốc bắn chết oan mà thôi.

      Dạo một vòng Facebook thấy có nhiều người nhầm lẫn cho rằng 3 chữ Nghĩa sĩ, Liệt sĩ và Tử sĩ có cùng một nghĩa và chỉ là phân biệt Bắc Nam hay phân biệt chế độ mà sử dụng khác nhau thôi. Sự thật 3 chữ này hoàn toàn mang ý nghĩa khác nhau, và không liên quan gì đến Bắc Nam hay chế độ.

      1. Nghĩa sĩ: Là những người dân bình thường, chiến đấu vì Tổ quốc mà hy sinh thì gọi là Nghĩa sĩ. Họ không là quân lính chính quy, không thuộc một quân đội nào. Lúc còn sống họ được gọi là nghĩa quân, hy sinh rồi thì gọi là nghĩa sĩ. Ví dụ như Nghĩa sĩ Cần Giuộc là những nông dân đứng lên chống Pháp bị xử tử hình.
Nghĩa quân Lam Sơn
      2. Liệt sĩ: Là những anh hùng trung trinh tiết liệt, là những tấm gương sáng anh dũng tuyệt vời. Họ không phải là người lính, cũng không nằm trong quân đội chính quy, nhưng thường là những chí sĩ, nhân sĩ có học thức cao, có nhân cách lớn, vì nước hy sinh thì được gọi là Liệt sĩ. Ví dụ như Liệt sĩ Nguyễn Thái Học. Cô Giang, Cô Bắc thì được gọi là Liệt nữ.

Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Thái Học và Liệt nữ Cô Giang
      3. Tử sĩ: Là những người lính vì nước hy sinh. Tại sao không gọi người lính hy sinh vì Tổ Quốc là Liệt sĩ hay Nghĩa sĩ ? Vì người lính trong quân đội là người chiến đấu chuyên nghiệp. Họ được mướn (trả lương) và được huấn luyện chính quy để chiến đấu. Vì họ được trả lương nên việc họ chiến đấu và hy sinh là Trách Nhiệm, chứ không còn là vì Nghĩa nên không gọi là Nghĩa sĩ. Người lính có thể rất anh hùng, hy sinh rất anh dũng, nhưng đã là lính chuyên nghiệp thì trước khi bước chân ra trận đã biết mình có thể mất mạng, và đó cũng là Trách Nhiệm của người lính.

      Người lính đang ở trong quân ngũ thì không có quyền rút lui. Bỏ quân ngũ đi không có phép thì bị tội đào ngũ và bị xử tội (thường là xử bắn !). Vì vậy họ có hy sinh thì đó cũng là làm tròn trách nhiệm nên không được gọi là Liệt sĩ.

      Vì vậy việc đảng CSVN gọi tất cả những người lính tử trận là Liệt sĩ là tầm bậy, là không đúng với ngôn ngữ chuẩn của Việt Nam. Nhưng CSVN toàn là lũ thất học ! Hồ Chí Minh viết di chúc còn sai lên sai xuống, chính tả loạn tầm bậy thì làm sao biết dùng từ cho đúng.

      Hơn nữa đảng CSVN thích cái danh cái mã bên ngoài, thích sự xưng tụng thái quá cho dù chẳng hề xứng đáng, vì thế mới vỗ ngực nào là quang vinh muôn năm, nào là đời đời sống mãi , nào là bách chiến bách thắng ... Chỉ là những sáo ngữ rỗng tuếch !!

      Đó là chưa kể đảng CSVN lừa dân đi chiến đấu chết thay cho chế độ. Đánh Pháp đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô Trung Quốc chứ có phải đánh cho Tổ quốc quê hương ? Đánh miền Nam là mở đường cho Trung Quốc xâm lược, đầu tiên là chiếm Hoàng Sa, sau đó là chiếm Trường Sa, rồi ải Nam Quan, thác Bản Giốc và nay là chiếm cả Việt Nam. Muốn lừa thì phải tâng bốc đám dân ngu lên cho cao, tặng bằng khen huân chương từa lưa, tôn lên làm Liệt sĩ cho dân ngu thấy sướng mà liều chết cho đảng.

Ải Nam Quan hùng vĩ của tổ tiên ngày xưa, nay đã thuộc về Trung Cộng


      Còn VNCH hiểu rõ ý nghĩa chữ Việt, nên không bao giờ dùng chữ Liệt sĩ cho người lính chết trận. Nếu họ hy sinh anh dũng thì gọi là Anh hùng Tử sĩ chứ vẫn không dùng Liệt sĩ.

      Là người Việt mà ngôn ngữ mẹ đẻ của mình còn không thông hiểu, dùng bậy dùng bạ thì hỏi sao không bị cộng sản lừa hoài, không bị cộng sản ngồi trên đầu hoài ?