Dương Hoàng Mai
“ Ngày Quốc Tế dành cho Nước “ (Weltwassertag – World Water Day ) được UN – Liên Hiệp Quốc tổ chức vào ngày 22 tháng 03 mỗi năm.
Một ngày để thế giới cùng hướng về những hiện trạng đáng báo động của các nguồn nước và dự thảo phương sách giữ gìn nguồn nước sạch.
Nhiều tổ chức khác nhau tại Âu Mỹ từ lâu đã có nhiều chương trình đặc biệt giúp đỡ các nước kém phát triển đang lâm vào tình trạng khan hiếm nước, không đủ nước sạch cho nhu cầu dùng hàng ngày.
Có khoảng hơn 1 tỉ người trên thế giới đang phải sống trong tình trạng thiếu nước vì đã bị mất nguồn nước tự nhiên hay nguồn nước nơi sinh sống bị ô nhiễm.
Một ngày để thế giới cùng hướng về những hiện trạng đáng báo động của các nguồn nước và dự thảo phương sách giữ gìn nguồn nước sạch.
Nhiều tổ chức khác nhau tại Âu Mỹ từ lâu đã có nhiều chương trình đặc biệt giúp đỡ các nước kém phát triển đang lâm vào tình trạng khan hiếm nước, không đủ nước sạch cho nhu cầu dùng hàng ngày.
Có khoảng hơn 1 tỉ người trên thế giới đang phải sống trong tình trạng thiếu nước vì đã bị mất nguồn nước tự nhiên hay nguồn nước nơi sinh sống bị ô nhiễm.
Ngày 22.03 tại Đức cũng là ngày bầu chọn Vùng sông nước đẹp nhất của năm (Flusslandschaft des Jahres ). Qua đó khuyến khích việc bảo vệ quang cảnh chung quanh hai bên bờ sông, ngăn chặn kịp thời những xây cất trái phép, những nguy cơ làm giảm vẻ đẹp của con sông tại các vùng miền trên nước Đức.
Từ tháng 3 khi Việt Nam bước vào những ngày khô hạn, báo chí và các trang mạng đã đưa những hình ảnh báo động tình trạng đang thiếu nước ngọt tại các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Theo Tin Viet Nam (baomoi.com ) :
„ Từ giữa tháng 2.2013, nhiều vùng cách biển khoảng 30km gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ các cửa sông; kể từ tháng 3, 4 và 5, các vùng cách biển trong phạm vi từ 45-50km có thể thiếu nước sinh hoạt.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, hiện nay độ mặn trên các cửa sông Tiền và sông Hậu đang tăng cao và đã xâm nhập vào nội đồng 40km đến 50km. Các ngành chức năng nhận định xâm nhập mặn ở ĐBSCL tới sớm và khắc nghiệt nhất trong lịch sử bởi mùa lũ năm trước nhỏ và gió chướng hoạt động mạnh.
Tại Tiền Giang, đang có hơn 30.000 ha lúa đông xuân khu vực ven biển bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Không chỉ cây lúa ngắc ngoải vì thiếu nước, người dân sông ven biển cũng khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt.
Tại Sóc Trăng, hạn và mặn đang ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của hàng chục ngàn hecta lúa đông xuân ở các tuyến giáp ranh huyện Ngã Năm với tỉnh Bạc Liêu.
Trên 20.000ha lúa ở một số xã dọc theo tuyến kênh Long Phú – Tiếp Nhật ở các huyện Trần Đề, Long Phú, Mỹ Xuyên… cũng đang có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của mặn xâm nhập và khô hạn.
Tại Trà Vinh, độ mặn ở các cống đầu mối tăng cao từ 0,8-8‰. „
Ngày 20/2, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, hiện chỉ còn vài xã ở phía bắc chưa ảnh hưởng, còn lại 155/164 xã, phường, thị trấn của tỉnh đều bị nước mặn “bủa vây” với độ mặn 1g/lít.
Tại các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, nước ngọt đang cực kỳ khan hiếm. Với nước ít nhiễm mặn người dân phải mua có nơi đến 100.000 đồng/m3.
Người dân ở xã An Định (huyện Mỏ Cày Nam) cho biết, từ trước Tết, nước dưới sông Hàm Luông đã bắt đầu mặn, gây ngập cục bộ. Một số loại cá nuôi dưới mương vườn đã chết.
Miền Tây bị hạn hán, mặn xâm nhập nặng nhất trong 100 năm
Cũng theo tin báo chí tại TP Hồ Chí Minh:
„ Hàng triệu người vẫn đang phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh để dùng trong sinh hoạt ăn uống hằng ngày. Trong năm 2014 vừa qua, Trung tâm y tế dự phòng TP lấy 1.400 mẫu nước tại các hộ dân ở 7 quận, huyện ( quận 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện : Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè) chỉ có 45 mẫu đạt tiêu chuẩn hóa lý và vi sinh, chiếm 3,21%; còn đến 1.355 mẫu không đạt chất lượng, chiếm đến hơn 97%.
Bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP cho biết, chất lượng nước mà các hộ dân đang sử dụng, nhiều chất có mặt trong nước không đạt chỉ tiêu khá cao như : hàm lượng Amoni 10,2%, hàm lượng sắt 25%, pH lên đến 85%..
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn trong số những chất không đạt chỉ tiêu so với quy định, có nhiều chất được xem rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người sử dụng nước.
Nhiều mẫu nước có hàm lượng Asen, E.coli… Asen được xem là tác nhân gây ung thư da và ung thư phổi rất lớn.
Việc nước bị nhiễm Asen là do nguồn nước bị nhiễm nước thải công nghiệp và thuốc trừ sâu. Do đó, Asen vượt giới hạn cho phép (tức trên 0,05mg/l nước) trong nước, người sử dụng có nguy cơ gây ung da, ung thư phổi là rất lớn.
Riêng hàm lượng E.coli vượt giới hạn cho phép sẽ gây ra một số chứng bệnh khác nhau, nhất là tiêu chảy, nếu bị nhiễm E. Coli nặng có thể gây rối loạn máu và suy thận.“
Trong những năm gần đây báo chí Việt nam thường xuyên phải đưa lên các dòng tựa đề đáng báo động như :
Dân thành phố ‘chết khát’ vì nguồn nước nhiễm bẩn – Nguồn nước ô nhiễm là do nhà máy nhôm?
Hơn 96% nước giếng vùng ven Sài Gòn nhiễm bẩn .
Hà Đông – Nguồn nước nhiễm bẩn thành siêu bẩn
Hơn 7 triệu người dân miền Bắc đang dùng nguồn nước nhiễm bẩn?
Báo động về bệnh tật do nước nhiễm bẩn
vv…
Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước.
Có thể điểm sơ tình trạng thiếu nước báo động khẩn từ Bắc chí Nam, qua 1 số Video :
Nguyên nhân nước sông Hồng ngày càng cạn kiệt?
„ Hàng triệu người vẫn đang phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh để dùng trong sinh hoạt ăn uống hằng ngày. Trong năm 2014 vừa qua, Trung tâm y tế dự phòng TP lấy 1.400 mẫu nước tại các hộ dân ở 7 quận, huyện ( quận 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện : Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè) chỉ có 45 mẫu đạt tiêu chuẩn hóa lý và vi sinh, chiếm 3,21%; còn đến 1.355 mẫu không đạt chất lượng, chiếm đến hơn 97%.
Bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP cho biết, chất lượng nước mà các hộ dân đang sử dụng, nhiều chất có mặt trong nước không đạt chỉ tiêu khá cao như : hàm lượng Amoni 10,2%, hàm lượng sắt 25%, pH lên đến 85%..
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn trong số những chất không đạt chỉ tiêu so với quy định, có nhiều chất được xem rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người sử dụng nước.
Nhiều mẫu nước có hàm lượng Asen, E.coli… Asen được xem là tác nhân gây ung thư da và ung thư phổi rất lớn.
Việc nước bị nhiễm Asen là do nguồn nước bị nhiễm nước thải công nghiệp và thuốc trừ sâu. Do đó, Asen vượt giới hạn cho phép (tức trên 0,05mg/l nước) trong nước, người sử dụng có nguy cơ gây ung da, ung thư phổi là rất lớn.
Riêng hàm lượng E.coli vượt giới hạn cho phép sẽ gây ra một số chứng bệnh khác nhau, nhất là tiêu chảy, nếu bị nhiễm E. Coli nặng có thể gây rối loạn máu và suy thận.“
Trong những năm gần đây báo chí Việt nam thường xuyên phải đưa lên các dòng tựa đề đáng báo động như :
Dân thành phố ‘chết khát’ vì nguồn nước nhiễm bẩn – Nguồn nước ô nhiễm là do nhà máy nhôm?
Hơn 96% nước giếng vùng ven Sài Gòn nhiễm bẩn .
Hà Đông – Nguồn nước nhiễm bẩn thành siêu bẩn
Hơn 7 triệu người dân miền Bắc đang dùng nguồn nước nhiễm bẩn?
Báo động về bệnh tật do nước nhiễm bẩn
vv…
Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước.
Có thể điểm sơ tình trạng thiếu nước báo động khẩn từ Bắc chí Nam, qua 1 số Video :
Nguyên nhân nước sông Hồng ngày càng cạn kiệt?
Tây Nguyên – Khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng
Hạn và ngập mặn thế kỷ tại ĐBSCL
Từ bao lâu nay nhiều người yêu nước ray rứt trước tình trạng có thể „ mất nước“, bị „ bán nước“ nay phải xem cảnh cả nước đang bị „ mất nước cụ thể „ , cảnh dân phải đi “mua nước” vì nguồn nước bị chặn.
Ruộng lúa, vườn cây trái đang chết héo, đất đai màu mỡ thưở nào đang trở thành những cánh đồng nứt toát, khô nẻ vì bị nhiễm mặn, thiếu nước ngọt.
Những vùng “ ruộng cò bay thẳng cánh“; „ dưới sông tôm cá lội đầy “, vùng đất từng là “ vựa lúa” của cả nước thời VNCH, nơi có nhiều “ công tử Bạc liêu”, nay đã trở thành vùng cần được “ cứu đói “ và nhiều người dân đang phải bỏ xứ mà đi . Cho thấy đất nước đang lâm vào cảnh chết „ lâm sàng „ ,
ít nhất là tại nơi „ khúc ruột tận cùng“ của tổ quốc !
Từ các câu chuyện dân oan bị cướp đất, chuyện người dân bị cướp quyền tự do và bị chính người cùng xứ sở áp bức khốc liệt đến mức người ngoại quốc phải can thiệp, cho đến chuyện dân Việt Nam ăn cắp, ăn cướp, buôn lậu bị đưa ra trước dư luận quốc tế, đã khiến nhiều người dân gốc Việt đang sống tại các xứ tự do không khỏi xấu hổ cho quê hương.
Nỗi nhục đất nước khiến nhớ đến câu nói của vị vua yêu nước – vua Duy Tân :
“ Nước nhục thì phải rửa bằng máu”!
Trước tình trạng “ nước mặn” “ nước bẩn “ dẫn đến việc bị “ mất nước cụ thể “ chúng ta lại có câu hỏi :
“ Nước mặn, nước bẩn phải rửa bằng gì ?“
Câu hỏi khẩn thiết,
quyết định sự “ sống còn” của cả nước nêu trên
cần được nhà cầm quyền giải đáp ổn thỏa gấp.
Dương Hoàng Mai
Munich
Viết cho ngày „Quốc tế dành cho nước“ ,
22.03.2016
Ruộng lúa, vườn cây trái đang chết héo, đất đai màu mỡ thưở nào đang trở thành những cánh đồng nứt toát, khô nẻ vì bị nhiễm mặn, thiếu nước ngọt.
Những vùng “ ruộng cò bay thẳng cánh“; „ dưới sông tôm cá lội đầy “, vùng đất từng là “ vựa lúa” của cả nước thời VNCH, nơi có nhiều “ công tử Bạc liêu”, nay đã trở thành vùng cần được “ cứu đói “ và nhiều người dân đang phải bỏ xứ mà đi . Cho thấy đất nước đang lâm vào cảnh chết „ lâm sàng „ ,
ít nhất là tại nơi „ khúc ruột tận cùng“ của tổ quốc !
Từ các câu chuyện dân oan bị cướp đất, chuyện người dân bị cướp quyền tự do và bị chính người cùng xứ sở áp bức khốc liệt đến mức người ngoại quốc phải can thiệp, cho đến chuyện dân Việt Nam ăn cắp, ăn cướp, buôn lậu bị đưa ra trước dư luận quốc tế, đã khiến nhiều người dân gốc Việt đang sống tại các xứ tự do không khỏi xấu hổ cho quê hương.
Nỗi nhục đất nước khiến nhớ đến câu nói của vị vua yêu nước – vua Duy Tân :
“ Nước nhục thì phải rửa bằng máu”!
Trước tình trạng “ nước mặn” “ nước bẩn “ dẫn đến việc bị “ mất nước cụ thể “ chúng ta lại có câu hỏi :
“ Nước mặn, nước bẩn phải rửa bằng gì ?“
Câu hỏi khẩn thiết,
quyết định sự “ sống còn” của cả nước nêu trên
cần được nhà cầm quyền giải đáp ổn thỏa gấp.
Dương Hoàng Mai
Munich
Viết cho ngày „Quốc tế dành cho nước“ ,
22.03.2016