Sông Mekong Đang Lâm Nguy. Tác động của sự Phát triển trên Sông, Đồng bằng, và Dân chúng.
The Mekong River at Risk: The impact of development on the river, her delta, and her people.
LGT: Trước hiện tình khủng khiếp, gần như vô phương cứu chữa, liên quan tới sự sinh tồn của dân tộc Việt Nam, đó là “nạn hạn hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đang ảnh hưởng” tới 39 trong số 63 tỉnh ở Việt Nam. Nguyên nhân dẫn tới thảm trạng quốc nạn ngày nay chính là âm mưu siết cổ Việt Nam của Trung Cộng với chiến lược "Thượng nguồn tích thủy - Hạ nguồn khan" trong tiến trình trói buộc dân tộc chúng ta phải lệ thuộc về mọi mặt, kể cả nguồn nước nuôi sống dân miền Nam VN. Bài viết dưới đây rất công phu của Tiến sĩ Mai Thanh Tuyết đã phân tích rõ ràng về tai họa long trời lở đất này. http://www.baotgm.com/ xin được gởi tới quý độc giả để rộng đường dư luận. Đồng thời, chúng tôi cũng xin đa tạ tác giả đã sốt sắng đáp ứng kịp thời về mặt nghiên cứu, đóng góp hữu ích trước đại cuộc đấu tranh cho quê nhà chóng tai qua nạn khỏi nói chung. Trân trọng.
Vào thời điểm năm 1999, Trung Cộng đang xây nhiều đập thủy điện trên dòng Mekong cũng như công bố sẽ có dự án xây thêm một chuỗi đập bậc thềm tiếp theo sau đó. Nhận thấy đây là một thách thức về mội trường cũng như nguy cơ phát triển của một dòng sông.
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ (Vietnamese American Science & Technology Society (VAST)) phối hợp cùng các nhà tài trợ tổ chức một ngày hội nghị với đề tài: trong tiến trình buộc dân tộc chúng ta phải lệ thuộc về mọi mặt, kể cả nguồn nước nuôi sống miền Nam VN. Bài viết rất công phu của Tiến sĩ Mai Thanh Tuyết đã phân tích rất rõ ràng về tai họa long trời lở đất này. http://www.baotgm.com/ xin được gởi tới quý độc giả để theo dõi, nghiên cứu. Chúng tôi cũng xin đa tạ tác giả đã sốt sắng đáp ứng kịp thời
Vào ngày 08 Tháng năm 1999 tại khác sạn Ramada Plaza, Garden Grove, CA
Tham dự viên của Hội nghị gồm đại diện của NGO Mekong River Network, có trụ sở tại California, Cô Imhoff, và đại diện cộng đồng Lào và Cao Miên. Chương trình nghị sự và phát biểu bằng Anh ngữ.
Hội nghị tập trung vào sự phát triển ở hai bên và lưu vực của dòng sông, sự thiệt hại về môi trường và kinh tế, cùng những mối đe dọa liên quan đến vấn đề xây đập trên sông Cửu Long.
Sông Mekong: Khi chảy vào địa phận Việt Nam được tên là Cửu Long và phân làm hai nhánh, một ở Châu Đốc, tức Tiền Giang, và Tân Châu, tức Hậu Giang. Mekong là con sông thứ hai giàu nhất thế giới về đa dạng sinh học. Sông bắt nguồn Từ Tây Tạng (Tibet) do tuyết tan chảy của dãy Himalaya và Tây Tạng, dài 2.268 dặm (4.200 Km). Mekong là nơi cư trú của hàng ngàn các loài quý hiếm và có nguy cơ bị tiệt chủng của nhiều nhóm thực vật và động vật. Các phụ lưu của sông chằng chịt xuôi chảy từ Bắc chí Nam từ Trung Cộng, phía bắc Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, và cuối cùng nuôi sống hàng 25 triệu cư dân chung quanh lưu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đó là vựa lúa của cả nước. Hiện nay có khả năng xuất cảng 5-6 triệu tấn gạo hàng năm.
Ngày hôm nay, dòng sông chánh, vùng châu thổ sông, và tất cả những người cư ngụ ở hai bên lưu vực sông Mekong đang bị đe dọa bởi sự phát triển thiếu thận trọng từ Trung Cộng.
Các mối đe dọa mới xảy ra gần đây lớn hơn nhiều so với bất kỳ hạn hán hoặc lũ lụt trong quá khứ.
Dự án chuyển nước và phát triển dọc theo sông Mékong đang đặt ra mối đe dọa mới và ghê gớm khắp lưu vực sông, nhưng đặc biệt nhất ở đồng bằng sông, một mối đe dọa không chỉ xảy đến cho các cư dân sống dọc theo dòng sông bị ảnh hưởng lên đời sống và sản xuất nông nghiệp.
Các nhà khoa học và các kỹ sư tại Việt Nam và nước ngoài đang quan tâm bởi những thiệt hại môi trường do các dự án phát triển xa về phía thượng lưu của Việt Nam. Các dự án này bao gồm phát triển quy mô thủy điện lớn ở Vân Nam, TC và tại Lào, và các dự án chuyển nước Mekong khổng lồ được thực hiện bởi Thái Lan nhằm mục đích phát triển vùng nông nghiệp ở phía đông bắc của quốc gia nầy.
Và Việt Nam là quốc gia gánh chịu nặng nề nhứt do hành động trên của Trung Cộng.
Hồi chuông báo động: Chuông báo động dồn dập ở ĐBSCL. Vào năm 1998, nông dân không có nước lũ hàng năm cần cho trồng trọt và không thể thực hiện việc kiểm soát đất để tránh phèn và đuổi mặn vì mực nước đo đạt tại trạm quang trắc Tân Châu xuống thấp nhứt, dù thời điểm nầy là vừa cuối mùa mưa (tháng 10), đã giảm xuống một kỷ lục trong vòng 73 năm qua.
Thêm nữa, kèm theo sự suy giảm mực nước sông Cửu Long và lưu lượng nước cũng giảm tương tự trong mùa đánh bắt cá làm mất trầm tích sông rất giàu nguồn dinh dưỡng, một nguồn vốn tự nhiên của sông Mekong cần thiết cho việc trồng tỉa.
Nước mặn đã xâm nhập lên đến 70 Km (32 dặm)(1998) vào vùng đồng bằng sông Cửu Long, gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm hiện có và biến hàng triệu hecta đất nông nghiệp thành vô dụng.
Sự phong phú nông nghiệp và môi trường của ĐBSCL cần phải được bảo vệ.
VAST, Mekong Forum, và các tổ chức liên đới đang phát động một chiến dịch để nâng cao nhận thức về các mối đe dọa đến đồng bằng sông trong cộng đồng khoa học, và giáo dục công chúng.
Chúng tôi kêu gọi một lệnh cấm trên tất cả các dự án phát triển sông Mekong tiếp tục được ban hành ngay lập tức, trong khi chờ một đánh giá khoa học kỹ lưỡng các điều kiện sinh thái trên toàn lưu vực sông Mekong.
Chúng tôi cũng kêu gọi các đánh giá độc lập về tác động môi trường của các hoạt động phát triển thượng nguồn, được tiến hành bởi các nhà khoa học có trình độ và không vướng mắc từ các xung đột lợi ích hoặc ảnh hưởng chính trị.
Để bắt đầu chiến dịch này, VAST đã mời một số nhà khoa học, các kỹ sư và nhà nghiên cứu đã quan sát sự phát triển Mekong đến và thông báo cho tất cả các bên quan tâm về tầm quan trọng của các mối đe dọa hiện tại và trong tương lai.
Mục đích của hội nghị không chỉ đơn giản là để thông báo, nhưng để vận động.
Chúng ta cần phải gửi một thông điệp cảnh tỉnh cho tất cả các cơ quan phát triển quốc tế có trách nhiệm và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong.
Sau hội nghị, một Bạch thư nói lên viễn tượng bị hạn hán vào mùa khô và vấn nạn nhiễm mặn ở ĐBSCL đã được sọan thảo và gửi tới trên 50 tổ chức gồm: Tổ chức Liên Hiệp Quốc, Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), Ủy hội sông Mekong, các thành viên của Ủy hội, các NGO và quốc gia có liên quan đến sông Mekong v.v…
Và, cho đến hiện tại, hai sự kiện trên đã được tái diễn thêm hai lần nữa sau năm 1998.
Đó là mùa mưa vào cuối tháng 10 năm 2010, và hạn hán cũng như nhiễm mặn tệ hại nhứt miền ĐBSCL vào mùa khô năm nay, 3/2016.
Hạn hán và Nhiễm mặn
1 - Nói về hiện tượng ĐBSCL thiếu nước cho vụ mùa vào cuối mùa "nước nổi" năm 2010, báo chí trong nước thời đó nhận định rằng: "Trung Quốc ngăn đập, miềnTây'đói' lũ?"
"Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cần lũ, sống nhờ lũ,phát triển nhờ lũ...". Trước một mùa lũ quá bất thường đang diễn ra ở ĐBSCL,trả lời phỏng vấn báoVietNamNet,ông Nguyễn Ngọc Anh,quyền Viện Trưởng Viện Qui hoạch Thủ ylợi Miền Nam–đơn vị được Chính phủ giao nhiệmvụ Qui hoạch tổng thể về thủy lợi ĐBSCLcho biết:
Bi kịch "thừa mặn,thiếu ngọt"ở hạ nguồn
Cá linh miềnTây 'chết khô' giữa mùa lũ
Lũ muộn bất thường, dân miền Tây bỏ xứ"
Người dân huyện An Phú (An Giang) ngóng về thượng nguồn sông Hậu chờ lũ
Mùa lũ năm nay có 3 điểm đặ cbiệt: Lũ tiểu mãn thấp, bản thân lũcũng rất nhỏ và đỉnh lũ xuất hiện muộn. Đây là mùa lũ đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây, tuy thấp nhưng rất muộn. So với năm2000, đỉnh lũ ở thượng nguồn ĐBSCL thấp hơn 2m. So với lũtrung bình nhiều năm,tổng lượng lũ năm nay chỉ đạt từ60% - 70%.
Do bão ảnh hưởng đến miền Trung nên cuối mùa, lũ ở miền Tây có xu hướng nhích lên. Dự báo đến cuối tháng 10 năm nay lũ mới đạt đỉnh. Tuy nhiên, với tổng lượng lũ nhỏ như thế dù có kéo dài hay không cũng để lại cho ĐBSCL hiện tượng "đói" lũ.
Trên thực tế, vào mùa khô, mực nước Mekong vẫn giảm thông thường, và xuống mức thấp nhất vào tháng 4 và 5. Tuy nhiên, năm 2010, mực nước giảm quá nhanh và quá sớm khiến nhiều người bất ngờ.
Mặc dù chưa có đánh giá chính thức, tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định nguyên nhân tự nhiên đóng vai trò quan trọng. Năm nay xảy ra hạn hán nên lũ nhỏ ở thượng lưu sông Mekong. Lũ ở thượng lưu nhỏ nên nước ở biển Hồ Camphuchia cũng nhỏ. Biển hồ cũng đang đói lũ, cho nên đợi lũ về ĐBSCL cũng là chuyện khó xảy ra. Nếu các đập thủy điện với các hồ chứa lớn ở thượng nguồn sẽ làm giảm từ 30% - 40% lượng phù sa bồi đắp cho hạ lưu. Đặc biệt là làm giảm lượng cát đáy ở ĐBSCL. Việc giảm lượng cát đáy sẽ rất nguy hiểmvì đây là nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở nhiều nếu chúng ta khai thác cát không hợp lý.
2 – Nói về mùa khô năm nay, 'Kịch bản' đối phó với hạn hán và nhiễm mặn ở Sài Gòn đã thực sự xảy ra vào ngày 16/3/2016, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão – Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn TP SGN kêu gọi "Hợp tác chặt chẽ các hồ đầu nguồn sẵn sàng xả nước đẩy mặn, tăng cường xe bồn cấp nước cho dân, xây bể chứa nước thô trên sông Sài Gòn... là những giải pháp TP SGN đưa ra trước hạn mặn kéo dài".
Cơ quan nầy cũng vừa gửi thông báo khẩn đến các quận huyện vùng ven về tình hình xâm nhập mặn ở các sông, rạch trên địa bàn. Đại diện chi cục cho biết, hiện nồng độ mặn trên các sông đã tăng và diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của triều cường. Tại Mũi Nhà Bè và Cầu Ông Thìn độ mặn đạt ngưỡng 14-16 phần nghìn; trạm Cát Lái, Thủ Thiêm độ mặn dao động ngưỡng 9-12 phần nghìn. Hiện tại, nhà máy thanh lọc nước ở Thủ Đức cũng ngưng bơm nước sông Sài Gòn và Đồng Nai vào các bồn chứa. Lý do là vì nhà máy không có khả năng tanh lọc muối ở hai nguồn nước nầy. Hơn bảy triệu cư dân thành phố Sài Gòn có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trong những ngày sắp tới.
Cộng sản Bắc Việt áp dụng triệt để chính sách ăn mày "Xin – Cho"
Dưới tựa đề "Mặt trái của việc đề nghị Trung Cộng xả nước cứu hạ lưu sông Mekong", Báo Cali Today News cho biết nếuViệt Nam đề nghị Trung Cộng xả nước thì sau này Campuchia cũng sẽ yêu cầu Việt Nam xả nước từ thủy điện Yaly (Cao nguyên Trung phần) để cứu hạn cho vùng Đông Bắc của họ. Theo ông Tuấn, cách mà chính quyền CSVN yêu cầu Trung Cộng xả nước là "lấy đá ghè vào chân mình".
Đợt hạn hán lịch sử đã khiến cho người dân miền Tây trở nên khốn đốn. Theo nhiều chuyên gia, với tốc độ xâm nhập mặn như hiện nay sẽ khiến nông nghiệp tại nơi này bị ảnh hưởng nặng nề trong vòng 3 năm nữa. Trước việc hạn hán và ngập mặn, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đề nghị Trung Cộng xả nước từ con đập Cảnh Hồng, thượng nguồn sông Mê Kông. Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Phạm Thu Hằng nói:
"Chúng tôi cho rằng việc cùng bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước Mê Kông là trách nhiệm chung của các quốc gia thuộc lưu vực sông, nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia liên quan và cuộc sống của người dân trong khu vực".
Trong khi đó, có nguồn tin cho biết Trung Cộng sẽ xả nước từ đập Cảnh Hồng (Jinghon, Vân Nam, Trung Cộng) làm cho nhiều người vui mừng, nhưng cũng có nhiều người không mấy lạc quan về vấn đề này. Người viết không mấy lạc quan vì "lời hứa" của TC.
Một con kênh tại Hậu Giang đã cạn nước.
Vì sao?
Thứ nhứt, các đập trên thương nguồn cũng đang cần nước, vì vậy TC không thể xả nước vì môi hở răng lạnh kiểu xã hội chủ nghĩa!
Thứ hai, ngay cả có việc xả nước "cứu nguy" thì những vùng khô ở thượng nguồn đã "ngốn" hết nước rồi, và Biển Hồ là nguồn thu nhận nước lớn nhứt. Theo ước tính, chỉ có khoảng 3% lượng nước chảy về Tân Châu và Châu Đốc mà thôi.
SôngMékong:NỗiNghẹnNgào Của VùngHạ Lưu
Sông Mékong,còn có tên là Mother Khong, khi chảy vào miền NamViệt Nam mang tên Cửu Long,chia ra làm hai nhánh gọi là Sông Tiền và sông Hậu,và chảy ra biển gồm 9 cửa. Sông Mékong là con sông được xếp vào hàng thứ 11 trên thếgiới tính theo chiều dài.Lưu lượng của dòng chảy trung bình là16.000m3,dòng chảy tối đal à 39.000 m3,cũng như dòng chảy ở mùa khô là khoảng 6.000 m3 màt hôi.
Sông bắt nguồn từ cao nguyênTâyTạng (Tibet) trên rặng Hymalaya dài 4.350 Km và làn ơi cư trú của hàng ngàn sinh thực độngvật có nguy cơ bị tiệt chủng (endangered species).Sông cũng là nguồn cungc ấp chất đạm chính cho hàng trăm triệu con ngườisống dọc theo hai bên bờ sông. Hai nơi được đặc biệt chú ý là HồTonle Sap,còn gọi là Biển Hồ và vùng Châu thổ sông CửuLong(còn gọi là Đồng bằng sôngCửu Long, ĐBSCL).
Nguyên nhân tạo ra hậu quả tai hại cho ĐBSCL
1- Đập thủy điện:Dòng Mékong chảyvàoTC mang tên là Lancang (Lan Thương) trong đó có hai đập lớn là Xiao wan(4.200 MW)dự kiến hoàn tất vào năm 2013,Nuozhadu (5.850 MW) sẽ hoàn tất 2017.Chính hai nơi nầy sẽ là một đại họa không xa,vì phải mất hàng chục năm mới làm đầy hai hồ trên dài hàng trăm Km.Hiện tạiTC có 3 đập đang sử dụng là Manwan (1996) sảnxuất1.500MW, Dachaosan(2003)1.350MW,Gonguoqiao (2008) với 750 MW.Và vào mùa thu năm nay,đậpJing hong với1.750MW sẽ bắt đầu chuyển nước vào hồ chứa.
Một nhánh sông khácchảy vào địa phậnTháiLan có tên là Mae Nam Khong, cũng được ngăn chận làm hồ chứa nước cho cả vùngBắcThái, tưới tiêu một vùng nông nghiệp rộng lớn và biến Thái Lan trở thành nước đứng đầu về xuất cảng lúa gạo trên thế giới (Việt Nam chiếm hạng nhì).(Tên Khong theo tiếng Sanskrit có nghĩa là Ganga, tức là sông Ganges bên Ấn Độ (Sông Hằng).
Lào là một quốcgia không có nhu cầu lớn vềđiện năng nhưng hiện đang nộp lênỦy hội Mekong dự án xây một đập thủy điện ngay trên dòng chính của sông Mekong giữa biên giới TCvà Cambodia. Hiệntại, (9/2010),dự án nầy đang được cứu xét của Ủy bangồmViệtNam,Cambodia,vàTháiLan về nguy cơ biến động sinh thái trong đó có nguycơ tiệt chủng của loài cá tra khổng lồ chỉ còn độ trên dưới 100 con mà thôi.
1- Việc phá rừng: Rừng là một thảm thựcvật thiên nhiên lớn nhứt và hữu hiệu nhứt trong nhiệm vụ điều tiết dòng chảy của sông Mékong.Rừng qua rễ cây và lớp đất thị tbao phủ sẽ hấp thụ và giữ nước trong mùa mưa,và trong mùa khô sẽ điều tiết và cung cấp nướcchohạ nguồn để tiếp tay với dòng chánh ngăn chặn nước mặn xâm nhập sâu vào ĐBSCL. Đâylà một đặc âncủa thiên nhiên.
Theo thống kê, trước Đệ nhị thế chiến, diện tích rừng nguyên sinh của Việt Nam chiếm 43% tổng diện tích, nhưng đến năm 1995, rừng chỉ còn lại 28%, nghĩa là mất trắng 55.000 Km2.
Bắt đầu sau đó, với sự trợ giúp của Liên hiệp quốc, việc trồng rừng mới được bắt đầu; tuy nhiên, tính đến năm 2005, tỷ lệ rừng tăng lên đến 32%, trong đó những vùng trồng cao su, trà, cà phê… vẫn được tính toán trong việc "trồng rừng" do đó con số mới tăng.Nhưng thực sự,việc phá rừng vẫn tiếp tục gia tăng với nồng độ phi mã,tính đến năm 2005, rừng nguyên sinh (rừng già) ở Việt Nam chỉ còn8%.
Rừng nghiến vườn quốc gia Ba Bể bị đốn hạ (2010)
Nhưng hiện tại,hiện tượng nghịch lýđang xảy ra là,vớiđ êbao,dòng nước của Sông Cửu Long chảy thẳng vào hai vùng trên ngay khi chưa tới mùa nước lớn để khai thác nông nghiệp; do đó,khi mùa nước lớn đến, một lượng nước khổng lồ sẽ chảyvào hai vùng đã ngập nước từ trước. Hiện tượng ngập lụt xảy ra là vì thếViệc xây dựng đê bao đểc huyển vận nguồn nước chonông nghiệp hoặc chống lụt làmột công trình nghiên cứu quan trọng,cần phải mất nhiều nămđể tính toán lưu lượng nước cầnphải chuyển hướng, đâu phải cóthể do quyết định của lãnh đạo địa phương ra lịnh đắp đê chung quanh địa phận xã để tránh ngập lụt và,dĩ nhiên hậu quả tất nhiên là các xã chung quanh phải gánh chịu.
♦ Theo những tin tức vào mùa khô tháng 4/2010, một sốvùng miền Bắc tỉnh Hậu Giang,vì vấn nạn đê bao,nguồn nước không thểt hông thương vào được. Do đó, một số hệ lụy đang xảyra chovùng nầytừ mấy năm sau đó như:
♦ Vì không có sự luân lưu của nguồn nước cho nên đất ngàycàng chai mòn vìdư lượngc ủap hân bón,thuốcbảo vệ thựcvật,và nhứt là phùs a không vào được hàng năm như trướ ckia, vì vậy năng suất lúa không còn như xưa nữa.
♦ Đê bao hạn chế nguồn nước,cho nên nhiều nơi nông dân chỉ trồng lúa cho gia đình, phần thời vụ còn lại thì phải trồng hoa màu để kiếm sống.
♦Thời gian thiếu nước kéo dài ra,do đó thu nhập của nông dân ngày càng giảm sút.
Tóm lại,vấn đề đê bao ở vùng ĐBSCLcần phải nghiên cứu lại như một số đề nghị của các chuyên gian ông nghiệp và thổ nhưỡng hiện đang làm việc ở hai Đại học Hậu Giang và CầnThơ.
3- Rừng ngập mặn:Tạivùng ĐBSCL,rừng ngập mặn chiếm khoảng300.000Km² bao gồm các tỉnh BạcLiêu,CàMau,SócTrăng,TràVinh, BếnTre, Cần Giờ. Nhưng sau hơn 15 năm khai thácviệc nuôi tôm,diện tích rừng hiện naychỉ còn khoảng 200.000Km²,và phần diện tích mất đi đều bị bỏ hoang vì vùng đất nầy bị ô nhiễm sau vài mùa tôm.Chỉ tính riêng cho vùng Cà Mau, trước1975, rừng ngập mặn chiếm độ 200.000 Km2, mà nay,chỉ còn độ 70.000 km² mà thôi.
Nhiệm vụ của rừng ngập mặn rất quan trọng, vừa ngănchặn sóng gió,vừa là vùng trú ẩn và sinh sản cho tôm cá trong thiênnhiên,và cũng một vùng đệm (buffer)để hạn chế việc nhiễm phèn sulphate và giảm thiểu việc ngập mặn trong mùa khô.Các nhiệmvụ bảo vệ ĐBSCLđã mất đi,do đó, nguy cơ làm cho vựa lúa của một vùng rộng lớn ngày càng giảm vừa diện tích,và vừa năngsuất.
MEKONG: VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG
Theo nhận định của Trần Văn Ngà, viễn ảnh một miền Tây trù phú nhứt nước đang bị đám mây mù đang che phủ vì tham vọng ngông cuồng của đế quốc cộng sản Tàu với phương châm bành trướng bá quyền nước lớn, chỉ biết quyền lợi của họ, không đếm xỉa sự nguy hại của vùng hạ lưu sông Cửu Long. Ông cha ta đã từng nói: Thượng nguồn tích thủy - Hạ nguồn khan. Thượng nguồn giữ nước với 15 đập thủy điện ở tỉnh Vân Nam (Tàu), hạ nguồn cạn kiệt. Chưa kể các nước ở phía dưới Trung Cộng như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên cũng đã, đang và sẽ xây đập khai thác thủy điện, chận dòng chảy của sông Mékong.
Miền Tây Nam Việt Nam sẽ đi vào cảnh tàn lụi và chết thảm vì thiếu nước vì không canh tác được. Và nếu ở thượng nguồn, nước nhiều có thể làm vỡ đập hay như cảnh báo trước, Trung Cộng muốn trị vì các nước nhỏ ở phía dưới, phải phục tùng mệnh lệnh của "thiên triều"; nếu bất tuân thượng lệnh, Trung Cộng đồng loạt mở toang các cửa đập thủy điện, các nước ở vùng hạ lưu sẽ "tắt thở" mà trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long "lãnh đủ" sự nghiệt ngã của sự dư thừa nước tạo ra lũ lụt kinh hoàng, thành biển cả.
Từ năm 1980 tới nay, sông ngòi Việt Nam biến đổi kỳ lạ, mùa mưa thường gây lụt lội, mùa nắng thì thiếu nước trầm trọng vì Trung cộng ngăn chặn dòng nước từ thượng nguồn đến vùng hạ nguồn bằng 15 đập thủy điện và vài đập thủy điện của các nước khác. Nước sông Cửu Long bị cạn kiệt ở vùng thấp, gây nên nỗi kinh hoàng cho người dân không còn đủ nước sinh hoạt cho cuộc sống và tưới tiêu ruộng rẫy cũng như nước biển sẽ có thêm cơ hội tràn bờ gậm nhấm thu hẹp diện tich đất canh tác.
Đến một thời điểm nào đó, vùng đất phì nhiêu màu mỡ trù phú của đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng đất chết, hoang vu.Với hai mũi "giáp công": nước biển tấn công vào đất liền gia tăng và trên thượng nguồn sông Cửu Long bị ngăn chận nhiều đập thủy điện sẽ làm cạn dòng nước ở vùng hạ lưu, chắc chắn giết chết vùng địa danh nổi tiếng giàu đẹp này của quê hương Việt Nam - Đồng bằng sông Cửu Long.
Lại thêm một tai hại đáng sợ khác có thể xảy ra, âm mưu bá quyền nước lớn Trung Cộng, mượn dòng sông Mekong, từ thượng nguồn, tha hồ mà thả chất thải độc hại của các nhà máy hóa chất, nguyên tử, phế thải các thứ của nước Tàu mới, đang phát triển mạnh công kỹ nghệ sản xuất.
Dòng sông Cửu Long thêm ô nhiễm trầm trọng, giết chết các loài thủy tộc của vùng sinh thái hạ lưu. Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long của Nam Việt Nam, là vùng hạ lưu cuối cùng, thấp nhứt của sông Mekong sẽ dung chứa mọi thứ chất thải độc hại của Trung Cộng tuôn xuống.
Thay lời kết
Vừa qua, hơn 15.000 người đã ký tên vào lá đơn gửi tới lãnh đạo các nước trong khu vực yêu cầu ngừng các dự án thủy điện để cứu sông Mekong.
Lá đơn do tổ chức Liên minh "Save the Mekong" khởi xướng đã được gửi tới thủ tướng các nước Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, yêu cầu dừng ngay 11 dự án thủy điện tại vùng hạ lưu sông Mekong.
Trong đó có 7 đập thủy điện sẽ được xây tại Lào, hai tại vùng biên giới Lào-Thái Lan và hai tại Campuchia.
Lý do là tuy các công trình thủy điện này sẽ cung cấp điện cho phát triển kinh tế, nhưng chúng có thể gây hại trầm trọng cho môi trường và đa dạng sinh học của dòng sông Mekong, đồng thời ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của những người sinh sống nhờ dòng sông Mẹ này.
Nhà cầm quyềnViệtNam đã nhận nhiều tài trợ của Ngân hàngThế giới để trồng rừng. Nhưng những khó khăn trong việc nầylà do cácvùng đất bị bỏ hoang không khai thác nữa đã có chủ hay được cho thuê hàng 50 năm,vìvậykhông thể thực hiện lại việc trồngrừng.
Một hiện tượng tiêu cực khác nữa là do ý thức của người dân vìkhông được giải thích tầm quan trọng của sự hiện diện vàhữu ích củarừng ngập mặn cho nên nhiều nơi đãđược trồng lại nhưng sau đó lại bị phá đi…
Một yếu tố không nhỏ nữa là do quản lý yếu kém, hiện tượng tham những và ăn chận tiền viện trợ.Chính những điềut rên khiến cho việc tái tạo rừng ngập mặn trở thành khó khăn hơn và không thể nào thực hiện được trên thực tế.
Và mới đây, tại một cuộc họp quốc tế về Mékong, vấn đề hạn hán và ngập mặn cũng được đề cập đến. Nhiều chuyên gia nói hồ chứa ở thượng lưu tham gia giải quyết chuyện hạn hán cho ĐBSCL là tốt và cần thiết. Tuy nhiên, nhận định này không chính xác vì các hồ chứa chỉ cắt được lũ trung bình còn lũ lớn như năm 1991 và 2000 thì không cắt được lũ. Việc làm cho lũ trung bình thành không có lũ là không tốt vì ĐBSCL là vùng cần lũ, sống nhờ lũ, phát triển nhờ lũ.
Cũng cần nên biết, lượng phù sa bồi đắp cho ĐBSCL khoảng 150 triệu tấn cho một mùa lũ trung bình. Nếu lũ nhỏ cũng đạt khoảng 100 triệu tấn, riêng tháng 8 -9, lượng phù sa đạt khoảng 60 - 70 triệu.
Tuy nhiên, trong năm nay, do dòng chảy kiệt nên lượng phù sa đồi đắp cho ĐBSCL sẽ rất thấp, làm ảnh hưởng đến vụ lúa Đông Xuân, tính đến hiện tại, số thiệt hại lên đến hàng trăm ngàn hecta lúa bị khô cằn. Bên cạnh đó tình trạng xâm nhập mặn sẽ tăng cao. Dự báo, năm nay sự xâm mặn đang và sẽ diễn ra sớm, trầm trọng hơn như đã nói ở phần trên.
Xin đừng đổ lỗi cho"sự hâm nóng toàn cầu"mà phải chấp nhận hậu quả ngàyhôm nayđang xảy ra cho ĐBSCLlà do sự quản lý, phát triển không theo đúng tiến trình toàn cầu hóa nghĩa là phát triển theo chiều hướng ứng hợp với việc bảo vệ môi trường.
Những tiên đoán của Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam qua Hội nghị "Mekong at Risk" về viễn tượng của dòng sông mẹ Mekong từ năm 1999 cho đến nay vẫn còn giá trị.
Ngày nào não trạng của đảng Cộng sản Bắc Việt không thay đổi trong việc bảo vệ cơ chế chuyên chính vô sản, ngày đó chắc chắn, nước mặn vẫn tiếp tục tiến sâu vào đất liền và "tiến sĩ" Võ Tòng Xuân lại có dịp hô hào chính sách tăng gia sảnxuất trong việc trồng lúa cùng lúc với việc nuôi tôm trong mùa nhiễm mặn năm nay, giống như chính sách "con tôm ôm cây lúa" của ông đã từng "rao giảng" vào những năm ĐBSCL ngập mặn trong quá khứ, như một lời trấn an của một nhà làm khoa học…theo định hướng xã hội chủ nghĩa!
TS.Mai Thanh Truyết
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam
Houston 3, 2016