Friday 21 April 2017

Bình luận bài thơ "người lính già vừa chết đêm qua"

 
                       Nhà Văn, Thơ Trần Trung Đạo -

Kính Quý Niên trưởng, 
kính quý Cựu Chiến hửu QL/VNCH,
           Tôi không quen và biết nhiều về Anh Trần Trung Đạo nhưng qua văn, thơ, biên khảo, bình luận của anh, tôi ngưởng mộ anh một nhà Văn thơ có tài Anh cũng một người Lính VNCH. Mấy hôm nay có vài vị Niên trưởng phản bác bài thơ của anh :"Người Lính già vừa chết đêm qua" với cái câu anh ví von : "....người Lính già VN như con thú hoang lạc loài...". Tôi nghỉ cũng không quá đáng lắm, trong khi toàn nội dung bài thơ rất chân tình, nhân bản và xúc động về cái thân phận khốn nạn của Người Lính bị bắt buộc phải buông súng làm kẻ chiến bại như bạn Việt Trần đã phân tích và bình luận về bài thơ nầy !  Trong nhửng năm đầu di tản, Nhạc sỉ Nam lộc qua bài "Giả biệt Sài sòn" một thời trên đầu môi của những người bỏ nước cũng có câu "...giờ ta như những con thú hoang lạc bầy..." Hằng mấy thập niên qua cũng chẳng có ai phản bác, chỉ trích "thân phận người TNCS/ VN như những con thú hoang ! Đến giờ nầy hơn 4 thập niên qua cái thân phận của Người Lính VNCH ở quốc nội thì chẳng cần phải nói, còn nơi xứ người thì ra sao mọi người cũng hiểu. Tiếng nói của một Quân lực hùng mạnh nhất ĐNÁ thật sự đã bị dập tắt sau ngày bi thảm 30/4/75. Một Quân lực đã bị xóa bỏ bởi siêu cường đồng minh và CS hoàn toàn gần như không cất lên được ở TGTD. Mấy năm sau nầy có những cuộc hội thảo về Chiến tranh VN, đa phần diển giả kể cả tư liệu về Chiến tranh VN đều thân cộng. Kẻ mang danh " thắng trận" và thân công không trung lập, viết lại lịch sử, bàn thảo lại cuộc chiến mà mình là chủ chốt xâm lược, mặc sức bóp méo vo tròn mọi sự kiện thì có đách gì phải lắng nghe. Một vài cuộc Vinh danh QL/VNCH - cũng chỉ là những niềm an ủi hiếm hoi. Mà ta cũng chẳng cần ta thán, phân trần so với bạo quyền, chúng có đủ điều kiện, tài lực nhất là về truyền thông lấn át mọi lảnh vực của ta. Thế giới, nhất là HK  gần như ngủ quên với quá khứ một cuộc chiến tranh bi thảm mà họ đã sa lầy, tốn hao quá nhiều người, của cải cùng cái danh dự của một siêu cường. Cái thất nhân tâm và sai lầm nghiêm trọng nhất cho Lịch sử HK là họ đã bỏ rơi Nam VN 4/75, trong khi Người Lính VNCH vẩn luôn còn hào khí chiến đấu để giử nước. Vô hình chung, họ đã chôn sống gần 20 triệu dân Nam VN trong chiếc hố hình chử S dưới bàn tay máu CS. 
          Vận nước đã thế. Chúng ta gặp mặt nhau đây nơi xứ người sau một thời gian dài tù đày khổ sai qua sự trả thù đê tiện của CSVN, lần lượt già yếu qua đời, số còn lại hiếm hoi có thể khoảng 1/3 so với một binh lực hùng mạnh trước 75. Tiểu nhân không dám lạm bàn về "tình đoàn kết, huynh đệ chi binh", nắm tay nhau trong cùng một thân phận - điều nầy quý Niên trưởng, Chiến hửu cũng dư biết. Chúng ta cùng đồng bào nên hướng về một mục tiêu chung sống còn của Dân tộc là giải thể Chế độ độc tài toàn trị CSVN, sau đó quốc nội và hải ngoại chung sức chống CSTQ xâm lựơc. 
Chuyện người Lính già như con thú hoang lạc loài, đừng mặc cảm nên xếp lại đừng vất đi cả bài thơ tim óc của Tác giả,
     Thân kính,
                            Thích Lý sự,
               

 
Nhân dịp Tháng Tư Đen
bình luận bài thơ
"người lính già vừa chết đêm qua":


Bài thơ "người lính gìa vừa chết đêm qua" của Trần Trung Đạo đã gây một số tranh cãi trên mạng.   Một vài cá nhân đã đả kích bài thơ này, vì cho rằng tác giả đã ḥạ nhục người lính quốc gia qua hai câu sau đây:

"Người lính già Việt Nam
Như con thú hoang lạc loài"

Tháng Tư, năm Bảy Lăm, khi miền Nam sụp đổ, bóng đen tang tóc đã phủ trùm lên cả nước. Chủ nghĩa CS quốc Tế khát máu với chính sách độc đảng đã bị áp đặt lên đất nước Việt Nam từ Bắc chí Nam. Đo đó,  đối với toàn thể nhân dân cả nước, ngày 30/4 là ngày "Quốc Hận". Ngay khi người dân miền Nam khi thua trận, đánh mất phần đất tự do với chế thể chế chính trị dân chủ đa đảng của mình, người miền Bắc mất hết hy vọng mỏng manh được Miền Nam tự do giải thoát khỏi cùm gông của bạo quyền CS Hà Nội.      

Mặc dù, chiến tranh Việt Nam chấm dứt cách đây bốn mươi hai năm, nhưng đối với những người Việt "tị nạn đích thực", vết thương từ "mối hờn vong quốc" này không bao giờ lành; đang còn mưng mủ trong tim. ̣Tôi sử dụng danh từ "người Việt tị nạn đích thực" để phân biệt những người Việt "tị nạn chính trị" với những Việt kiều "di trú" ở nước ngoài vì các "lý do khác"; chẳng hạn như lý do đoàn tụ gia đình, lý do kinh tế, vv... 

Những người Việt "tị nạn chính trị" vì không chấp nhận thể chế độc tài, độc đảng CS, do đó đã vượt thoát khỏi nơi "chôn nhau cắt rún".  Ṃặc dù sống lưu vong ở xứ người, họ vẫn tiếp tục chống chế độ độc tài CSVN hoặc tối thiểu họ vẫn mơ ước một ngày nào đó - không sớm thì muộn -chế độ CS sẽ bị đào thải theo thời gian vì bản chất phi nhân của nó. 

Tôi cho rằng chính vì lý do này, một số người Việt chống cộng "quá tích cực" ở hải ngoại thường có khuynh hướng quá khích. Họ hay nghi ngờ, chỉ trích, và thậm chí chụp mũ CS lên đầu những chiến hữu, tuy đứng cùng chiến tuyến - nhưng không có cùng quan điểm và đường lối chống cộng "độc đáo" của riêng họ. 

Họ thường đem "sợi tóc chẻ làm tư" và "bới lông tìm vết" để bẻ từng đoạn, từng câu, thậm chí từng chữ của một số bài viết mà họ không chấp nhận.       
 
Qua bài thơ "người lính già vừa chết đêm qua" của Trần Trung Đạo, tôi cho rằng tác giả viết rất cảm động và rất trung thực. Bài thơ phản ảnh được kết cuộc bi thảm và những hệ lụy lâu dài của cuộc chiến Việt Nam. 

Độc giả cần phải đọc toàn bộ bài thơ với con tim rộng mở; mới có thể cảm nhận được những cảm xúc và rung động chân thành của tác giả. Người đọc cũng cần giữ cho đầu óc tỉnh táo với một tầm nhìn phóng khoáng, mới có thể hiểu được những gởi gấm của tác giả về cái nghịch lý của chiến tranh Việt và về thảm kịch của người Việt chúng ta trong cuộc chiến này.

Rõ ràng, số phận nghiệt ngã đã dành cho kẻ chiến bại - các chiến sĩ bảo vệ tự do của Quân Lực VNCH- cả những người đã hy sinh, lẫn những kẻ còn sống sót. 

Với những chiến sĩ đã nằm xuống ngay trên quê hương yêu dấu. Cái chết của họ có ý nghiã.  Họ luôn luôn được ghi nhớ như những người anh hùng đã bỏ mình cho tự do của quê hương và dân tộc.  Thêm vào đó, tuy họ chết đi nhưng họ được an nghỉ nơi chôn nhau cắt rún. Nắm xương tàn của họ được ôm ấp trong lòng đất mẹ.  

Đối với những chiến sĩ VNCH đã giã từ vũ khí,nhưng còn sống sót:

"...Anh không chết ở Hạ Lào, Bình Long, Cửa Việt
Anh không chết ở Hàm Tân, Suối Máu, Hoàng Liên Sơn.."


Tuy là kẻ thất trận, nhưng họ không chịu cúi đầu sống nhục dưới sự cai trị bạo tàn của kẻ thù. Do đó, họ phải chọn cuộc sống lưu đày khỏi quê hương. Họ phải mang mối hờn vong quốc không nguôi cho đến cuối đời.

Cuộc đấu tranh để lật đổ bạo quyền CSVN vẫn còn tiếp tục. Ngọn lửa đấu tranh vẫn bừng cháy trong trái tim của những người chiến sĩ năm xưa. Tuy vậy, không ai thoát khỏi quy luật đào thải của thời gian -qua bốn mươi hai năm rồi - gần nửa đời người, những người lính trẻ lưu vong ngày xưa ấy, nay tuổi đã già, sức đã yếu, hơi đã tàn. 

Ở xứ Hoa Kỳ "nhiều tiền, vật chất thừa mứa - nhưng cơ cấu gia đình lỏng lẻo và tình cảm khô khan".  Do vậy, một số người già bị vợ con bỏ rơi, kể cả một số lính già tị nạn cũng bị lãng quên- lúc lìa đời, họ ra đi trong thầm lặng:     

"...Người lính già Việt Nam
Vừa mới chết đêm qua
Trên đường phố San Jose bụi bặm
Anh đã đi bao nhiêu nghìn dặm
Ðến nơi đây chỉ để chết âm thầm
Không một phát súng chào
Không cả một người thân..."
 
Tôi cho rằng Trần Trung Đạo dùng cụm từ " như con thú hoang lạc loài", không phải để mạc sát các chiến sĩ VNCH, nhưng dùng hình ảnh của "người lính già" để nêu lên số phận nghiệt ngã và cái kết cục bi thảm của những kẻ mất quê hương và đang lê chân ở đất khách quê người

"...Không ai nói với anh một lời tiễn biệt.Người lính già Việt Nam
Như con thú hoang lạc loài
Trên freeway nhộn nhịp
Một tiếng rên thảng thốt chảy trong mưa
Một chiếc lá cuốn đi theo cơn gió cuối mùa
Một tiếng nấc rã rời trong đêm vắng.Vợ anh đâu?
Sao không về đây vuốt mắt
Con anh đâu?
Sao không đến vấn khăn tang
Anh ra đi như anh đến
Rất vội vàng
Chẳng còn ai trên đời để khóc..."


Trong bài thơ "người lính già vừa chết đêm qua", chẳng những Trần Trung Đạo viết về bi kịch của những người cựu chiến sĩ VNCH lưu vong; nhà thơ còn viết về số phận thê thảm của những thường dân Việt Nam, sau khi ngụy quyền CS Hà Nội "thống nhất" đất nước, và lếu láo công khai tuyên bố đất nước Việt Nam "Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc." 

Hàng triệu người Việt không chịu sống trong ngục tù CS, nên đã chấp nhận mọi hiểm tai -kể cả việc có thể bị hải tặc Thái Lan cướp bóc, hãm hiếp, hoặc chém giết, trên đường vượt thoát khỏi cùm gông CS.
 
"...Nhân loại văn minh có nhiều cách sống
Nhưng đồng bào tôi có những kiểu chết rất lạ đời
Người vợ mang thai
Ôm lấy chồng cùng nhảy xuống biển khơi
Ðể khỏi phải rơi vào tay giặc Thái
Cho sóng biển Ðông nghìn năm còn ru mãi..."

Nhà thơ nhấn mạnh rằng tuy những người Việt tuy đã bỏ nước ra đi, họ vẫn là những người chung thuỷ với quê hương. Nước Việt Nam cũng đón nhận máu, nước mắt, kể cả cái chết của họ trên đường trốn thoát.   
"...Một bài ca chung thủy vọng về Nam
Ðể mỗi sớm chiều khi thủy triều dâng
Tổ quốc sẽ được bồi thêm
Bằng máu anh thịt chị..."

Còn những người bị kẹt lại thì sao? Họ có bình yên? có áo ấm cơm no? có được hưởng tự do và hạnh phúc? sau khi miền Nam "đã hoàn toàn giải phóng", và sau khi đất nước đã "độc lập và thống nhất" hay không? Xin quý vị hãy đọc những giòng thơ dưới đây, để hiểu được cái nhn tổng thể của Trần Trung Đạo về số phận bi đát của nhân dân Việt Nam, khi CS cưỡng chiếm miền Nam và xích hóa cả nước Việt Nam:          

"...Có những bà mẹ nửa đêm thức dậy
Ði bán máu mình mua gạo nuôi con
Ðường về chưa tới đầu thôn
Bà gục chết không kịp nhìn mặt con lần cuối
Ðứa con út cũng chết dần trong cơn đói
Miệng còn thì thào hai tiếng “Mẹ ơi !”
Những giọt máu tươi đã giết chết hai người
Sẽ đọng lại trong nghìn trang lịch sử
Cho nước sông Hồng bao giờ cũng đỏ
Như màu máu Mẹ Việt Nam..."

Có gì buồn hơn là chết già, trước khi thấy đất nước Việt Nam được tự do dân chủ thực sự và dân tộc Việt đi lên để có thể ngẩng đầu nhìn thế giới mà không thấy thẹn. Còn gì bất hạnh hơn là "bỏ nắm xương tàn" nơi đất khách quê người. Độc giả chắc cũng thấy bồi hồi, khi đọc lời than thở não ruột sau đây của nhà thơ Trần Trung Đạo: 

"...Chết ở đây đất lạ sẽ thêm buồn
Trên mộ bia anh thêm một dòng chữ Mỹ
Một người Việt Nam sinh nhầm thế kỷ
Và chết cũng nhầm nơi.."


Hỡi người lính già, anh có thể yên tâm ra đi, vì trên quê hương anh cuộc chiến đấu chống bạo quyền CSVN, để dành tự do, dân chủ, nhân quyền, cùng cơm no áo ấm... vẫn còn đang tiếp diễn:

"...Ðêm nay bên kia bờ trái đất xa xôi
Quê hương anh vẫn còn chìm trong lửa đỏ..."

Hỡi người lính già, anh hãy an nghỉ, vì những người đàn em còn lại sẽ tiếp tục thay anh để viết lại những nỗi nhọc nhằn của những người chiến sĩ đã đánh mất quê hương.  
    
"...Tôi gởi anh đôi dòng thơ
Từ trái tim của một thằng em nhỏ
Cũng lạc loài lưu lạc như anh
Chúng ta, hai chiếc lá chung cành
Bay phơ phất trước từng cơn bão tố
Ngủ đi anh bình yên nơi chín suối
Ðau thương nầy em sẽ viết thay anh."


Nói tóm lại trong toàn bài thơ "người lính già vừa chết đêm qua", tác giả Trần Trung Đạo viết rất "nhân bản", đã phản ảnh được số phận bi thảm của những người lính VNCH và của nhân dân Việt Nam cùng với hệ lụy lâu dài trên quê hương Việt Nam.  Đó là một "cuộc cách mạng đổi đời" như tà quyền CS Hà Nội lếu láo tuyên bố, sau khi chúng "giải phóng" miền Nam và "thống nhất" đất nước.  Ba mươi tháng tư là một ngày "quốc hận", vì CSVN đã biến Việt Nam thành một quốc gia độc tài, lạc hậu, và nghèo đói; với nguy cơ bị Tàu cộng lấn chiếm. 

19/04/2017 
Thảo Chương Trần Quốc Việt


On Wednesday, April 19, 2017 4:22 PM, Yên Sơn <yenson68@gmail.com> wrote:


Quý vị ơi! Thơ nhạc thì chỉ nên dùng tâm hồn mà thưởng thức chứ hơi nào đi lật ngang, lật ngửa từng chữ mà phê bình.
Nếu vì lý do gì không thích thì cũng khg nên nặng nề quá tội nghiệp người viết.

Xin gửi quý vị khúc ca của đề tài này:
Người lính già nơi tha phương nghe râm ran nỗi niềm thương nhớ
Mộng ngày về thăm quê hương như trong mơ sóng gọi trùng dương
Nhìn trăng khuyết bao lâu nữa thì trăng tàn
Cầu biên giới tử sinh ẩn hiện đầu non
Bao năm rồi chạnh lòng thương nhớ quê nhà
Biết bao giờ trở về nơi chốn thân quen
Tóc thay màu hoàng hôn mờ trong mắt,
Đời vẫn trôi ngày tháng quá vô tâm
Sợ một mai thân nằm yên lòng đất.
Hồn lẻ loi tìm không thấy quê nhà 

YS


2017-04-19 16:44 GMT-05:00 Chung Nguyễn <cnguyen48@gmail.com>:
Rõ là lắm chuyện ! Nghĩ ngợi nhiều quá vì tâm luôn bị chi phối bởi tham sân si cho nên suy diễn lêch lạc đối với một TUYỆT TÁC như vậy ! Thử hỏi mấy Ai đồng cảnh ngộ như NGƯỜI LÍNH GIÀ mà không thổn thức khi đọc Bài Thơ ấy chứ ? Hãy nhớ lại Bài hát SÀI GÒN VĨNH BIỆT của Nhạc-Sĩ Nam Lộc ở Điệp khúc có câu "...Tôi giờ đây như THÚ HOANG LẠC ĐÀN ,TỪNG NGÀY QUA ,TỪNG KIẾP SỐNG QUÊN THỜI GIAN khi hát lên vẫn muốn khóc như thường kia mà !

 
Chung Nguyễn