Cánh buồm ma trên biển Hà Tĩnh. Tranh Babui.
Một năm không yên tĩnh
Tháng tư 2017, tròn một năm ngày thảm họa môi trường Formosa Vũng Áng bùng nổ.
Trong một ngày cuối tháng ba, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đến Vũng Áng, và mô tả hiện trạng cuộc sống của người dân tại đây:
Mấy ngày nay lang thang quanh Vũng Áng, chuyện trò với ngư dân mới thấy cuộc sống của ngư dân ven biển ở đây nói riêng và cả khu vực Bắc miền Trung nói chung là vô cùng khốn khổ.
Đánh biển gần thì không có cá, ra biển xa thì bị tàu "lạ" Trung Cộng o ép, cắt lưới, đâm chìm...
Một ngư dân kể, trong vùng đánh bắt chung ở Vịnh Bắc Bộ, ngư dân Việt Nam bị áp bức khốn khổ ngay trong hải phận Việt Nam bởi lực lượng tàu cá hùng mạnh và đông đảo của TQ. Chúng ỷ tàu to hơn, đông hơn nên ngang nhiên dày xéo qua các nơi bủa lưới của ngư dân ta gây ra đứt lưới, mất ngư cụ, mỗi lần như vậy, thiệt hại lên cả trăm triệu đồng. Ngư dân ta phải nhẫn nhục cam chịu, vì nếu phản ứng lại, chúng đâm chìm tàu. Mới đây nhất, một tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm...
Chưa bao giờ phận làm ngư dân Việt Nam lại đen hơn mõm chó như thế nầy.
Đánh biển gần thì không có cá, ra biển xa thì bị tàu "lạ" Trung Cộng o ép, cắt lưới, đâm chìm...
Một ngư dân kể, trong vùng đánh bắt chung ở Vịnh Bắc Bộ, ngư dân Việt Nam bị áp bức khốn khổ ngay trong hải phận Việt Nam bởi lực lượng tàu cá hùng mạnh và đông đảo của TQ. Chúng ỷ tàu to hơn, đông hơn nên ngang nhiên dày xéo qua các nơi bủa lưới của ngư dân ta gây ra đứt lưới, mất ngư cụ, mỗi lần như vậy, thiệt hại lên cả trăm triệu đồng. Ngư dân ta phải nhẫn nhục cam chịu, vì nếu phản ứng lại, chúng đâm chìm tàu. Mới đây nhất, một tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm...
Chưa bao giờ phận làm ngư dân Việt Nam lại đen hơn mõm chó như thế nầy.
Vì vậy không có gì khó hiểu khi những cuộc biểu tình vì môi trường, đòi quyền lợi, đòi đuổi công ty Formosa ra khỏi Việt Nam liên tục diễn ra, và vẫn có khả năng tiếp tục xảy ra, mặc cho chính phủ Việt Nam, với bộ máy truyền thông đồ sộ của mình ra sức trấn an rằng tình hình đã ổn định, rằng người dân sẽ được đền bù với số tiền nửa triệu đô la mà Fomosa bồi thường.
Đánh biển gần thì không có cá, ra biển xa thì bị tàu "lạ" Trung Cộng o ép, cắt lưới, đâm chìm...
- Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Nhận xét về cách ứng xử của nhà cầm quyền blogger Nguyễn Anh Tuấn, đồng thời cũng là một người hoạt động rất mạnh trong phong trào dân sự vì môi trường, viết rằng tháng 12/2016 thì nói là biển đã sạch, tháng 3/2017 lại nói cần 1 số tiền lớn khôi phục biển, vậy có phải là chính quyền đang giấu diếm chuyện gì?
Giáo phận Công giáo Vinh, nơi rất tích cực giúp đỡ ngư dân nộp đơn kiện công ty Formosa đưa ra một Kiến nghị giải quyết thảm họa Formosa, gửi đến các cơ quan tổ chức quốc tế, trong đó có quốc hội và tổng thống Đài Loan. Kiến nghị nêu rõ:
Thảm họa Formosa đã phá hủy nguồn thủy sản, là nguồn thực phẩm chính yếu, truyền thống của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, thảm họa này đã cướp mất nghề nghiệp của hàng trăm ngàn lao động trong các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.
Các nghề nghiệp liên quan như du lịch, khách sạn, nhà hàng… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn do thất nghiệp, nhiều người phải bỏ quê hương xứ sở đi mưu sinh ở những nơi xa. Nhiều trẻ em có nguy cơ rơi vào cảnh thất học do gia đình mất nguồn thu nhập.
Blogger Lê Sơn nhấn mạnh thêm rằng thảm họa Formosa-Vũng Ángkhông chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nhân khẩu học, phá tan không gian văn hóa, suy kiệt hệ thống kinh tế, an ninh quốc phòng bị đe dọa, an ninh thực phẩm và hệ lụy sức khỏe vô cùng to lớn cho thế hệ tương lai của khu vực miền Trung.
Và Lê Sơn đặt ra câu hỏi "Có phải chăng Chính phủ Việt Nam không màng đến sự đe dọa tàn phá thiên nhiên của công ty Formosa?"
Bước ngoặt Formosa-Vũng Áng
Cảnh mua bán tại cảng cá Đại Lãnh hôm 19/3/2016. AFP photo
Nhìn ở toàn cảnh hơn, một tờ báo nước ngoài đặt ra một câu hỏi khác nghiêm trọng hơn rằng Phải chăng vấn đề môi trường tại Việt Nam sẽ làm chính quyền sụp đổ?
Blogger Nguyễn Vũ Bình, người từng có thời gian làm việc cho tạp chí cộng sản của đảng cầm quyền, chưa đặt vấn đề tới mức sụp đổ của chính quyền, nhưng ông gọi thảm họa Formosa-Vũng Áng là một bước ngoặt của dòng chảy chính trị xã hội Việt Nam. Ông giải thích rằng thảm họa này là một trong những đe dọa cho chế độ hiện nay. Một trong những điều nguy hiểm hơn là Formosa-Vũng Áng lại nằm giữa một vùng Công giáo rất đoàn kết. Nguyễn Vũ Bình nhấn mạnh điều này:
Điều đặc biệt đáng ngại cho nhà cầm quyền là những người dân này phần lớn là giáo dân Công giáo, được hỗ trợ bởi các linh mục xót thương cho hoàn cảnh của người giáo dân bị bần cùng hóa, không còn kế sinh nhai. Bản thân đạo Công giáo là đạo có tổ chức chặt chẽ, đức tin lớn và sẵn sàng hi sinh cho đức tin của mình.
Điều đặc biệt đáng ngại cho nhà cầm quyền là những người dân này phần lớn là giáo dân Công giáo...
- Blogger Nguyễn Vũ Bình
Ông Nguyễn Vũ Bình làm mọi người nhớ lại sự kiện Quỳnh Lưu khởi nghĩa cách nay hơn nửa thế kỷ, khi dân chúng vùng Công giáo Quỳnh Lưu, Nghệ An, nổi lên chống lại sự hà khắc khốc liệt của cải cách ruộng đất.
Một trong những blogger viết nhiều nhất về Formosa-Vũng Áng là nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh viết sau sự kiện dân chúng Nghệ An biểu tình chống Formosa, rằng Nhà cầm quyền Nghệ An đã không thể yên, bởi người dân đã không thể sống khi bị đẩy vào bước đường cùng.
Blogger Nguyễn Vũ Bình viết tiếp trong loạt bài Bước ngoặt Formosa:
Người dân bị dồn đến đường cùng bắt buộc phải vùng dậy. Cần nhìn nhận việc này dưới hai góc độ. Thứ nhất, người dân bị mất kế sinh nhai, không còn công việc và thu nhập trong hoàn cảnh nền kinh tế tan hoang khó chuyển đổi nghề nghiệp, cũng như tạo ra thu nhập mới. Thứ hai, cách ứng xử của nhà cầm quyền qua sự cố Formosa khiến cho họ thấy, người dân bị bỏ mặc và không có quyền sống, quyền con người. Nếu họ không vùng lên, cũng không thể sống nổi.
Cuộc đấu tranh vẫn không dễ dàng hơn
Người dân biểu tình phản đối tập đoàn Formosa Đài Loan tại Hà Nội hôm 1/5/2016. AFP photo
Nhưng dường như cách cai trị của nhà cầm quyền vẫn không thay đổi sau một thảm họa quá lớn như Formosa-Vũng Áng.
Đồng thời với kiến nghị của giáo phận Vinh được đưa ra vào những ngày cuối tháng ba, nhóm phóng viên tự do của nhà báo, blogger Đoan Trang đến Hà Tĩnh tiến hành quay phim, phỏng vấn người dân về đời sống cơ cực của họ sau thảm họa. Cô viết trên mạng xã hội:
Một lời nhắn đến Bộ Công an Việt Nam, an ninh tỉnh Hà Tĩnh và công an các huyện Lộc Hà, Kỳ Anh: Chúng tôi biết là sau khi các clip như thế này được phát trên mạng, các ông sẽ tìm đến đe dọa, quấy nhiễu, hoặc chuyển sang mua chuộc, dụ dỗ những người dân đã xuất hiện trong clip.
Chúng tôi muốn các ông hiểu rằng: Không một chính thể đàng hoàng nào lại làm cái việc hạch sách, hành hạ những người dân đã "trót" trả lời phỏng vấn báo chí hay chỉ đơn giản là đã nói lên tâm sự của họ, suy nghĩ của họ. Càng làm như thế, càng chỉ chứng tỏ các ông là TÀ QUYỀN, không hơn.
Chúng tôi sẽ có những biện pháp của mình để bảo vệ những người dân đã, đang và sẽ là nạn nhân của tà quyền các ông.
Chúng tôi sẽ có những biện pháp của mình để bảo vệ những người dân đã, đang và sẽ là nạn nhân của tà quyền các ông.
- Blogger Đoan Trang
Những hành động như vậy của Đoan Trang và bạn bè thường được hệ thống truyền thông chính trị của đảng gọi là phản động. Những lời buộc tội như vậy không còn giới hạn trên những trang báo nữa mà lan cả ra mạng xã hội. Blogger Lê Vi trả lời những lời buộc tội như thế:
Bạn nói đúng, nếu như guồng quay xã hội hiện tại cứ mãi mãi tiếp tục còn kéo dài, thì ai lên nắm quyền cũng sẽ bị biến chất. Và những gì chúng tôi làm chính là muốn thay đổi guồng quay xã hội đó. Chúng tôi muốn tạo ra một guồng quay xã hội khác để người nào lên nắm quyền cũng phải tuân thủ luật pháp, làm đúng trách nhiệm cần có... Nếu tắc trách, sai phạm, biến chất phải bị đẩy đi cho người có thể tốt hơn thay thế. Chúng tôi muốn xã hội tốt hơn bằng việc thay đổi cái gốc, thay đổi hệ thống vận hành... và bạn gọi chúng tôi là phản động!
Như vậy đã có nhiều người dấn thân để bảo vệ môi trường, để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn như Đoan Trang và Lê Vi. Và công việc của họ có thể được thảm họa Formosa_Vũng Áng tạo điều kiện dễ dàng hơn không? Họ có lôi kéo được thêm nhiều người dấn thân như họ không?
Nguyễn Vũ Bình phân tích rằng về lý thuyết thì điều đó có thể đúng, thảm họa Formosa-Vũng Áng có thể là tử huyệt của chế độ. Nhưng chế độ cũng biết như vậy và sẽ tập trung mọi sức lực của họ để níu giữ. Và hơn nữa, ông phân tích tiếp, nội bộ những người đối kháng với chế độ cũng không đồng nhất và có khi mâu thuẫn rất lớn lới nhau, và có khi họ cũng kiêu ngạo:
Có thể nói rằng, những người đấu tranh phần lớn là những người có tính cách mạnh mẽ, một số cá tính mạnh. Điều này rất tốt trong việc đương đầu với nhà cầm quyền, đương đầu với thử thách và sự đàn áp. Nhưng mặt trái của việc này là những cái tôi quá lớn. Nhưng cái tôi quá lớn này, lại dựa trên một nhận thức chưa chuẩn về công cuộc đấu tranh của họ. Họ quan niệm, việc đấu tranh của họ là vì người khác, cho người khác và giúp người khác. Quan niệm như vậy không sai nhưng chưa chuẩn xác. Việc đấu tranh trước hết là cho mình, vì mình, là việc giải phóng bản thân mình khỏi những nỗi sợ hãi, khỏi những lối mòn trong tư duy và tập tục. Khi tham gia đấu tranh cũng là lúc họ được tự do, nói những điều mình nghĩ, làm những gì mình cho là đúng, tức là tự giải phóng bản thân. Như vậy, việc đấu tranh trước hết là cho mình, vì mình, sau mới là cho người khác, cho tha nhân. Nếu nhận thức được như vậy, thì người đấu tranh sẽ khiêm tốn, không kiêu ngạo, không đòi hỏi và không đặt nặng cái tôi của mình như hiện nay.
Công nhân nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh về nhà sau giờ làm việc. Ảnh chụp hôm 3/12/2015. AFP photo
Đó là về con người, còn về việc tổ chức sự đối kháng, blogger Lê Thị Bích Ngà cho rằng những cuộc biểu tình trong suốt một năm qua đã không thể làm đủ áp lực lên chính quyền để đạt được mục tiêu của mình, và thậm chí là không có một mục tiêu cụ thể:
Biểu tình đòi chính phủ minh bạch về Formosa và đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. Cũng một hình thức: Cuối tuần xuống đường biểu tình hai, ba tiếng buổi sáng, về nghỉ, sang ngày đi làm, tuần sau biểu tình tiếp. Không hề kiên trì mục tiêu và làm mọi thứ để thực hiện mục tiêu.
Các cuộc biểu tình kể trên không đặt ra mục tiêu cụ thể là khi nào đạt được mục đích hoặc đạt được thỏa thuận thì mới thôi. Không có tính liên tục, không có tính áp lực, không đạt được mục đích đặt ra. Do đó, về bản chất, các cuộc biểu tình đó chỉ là hình thức tuần hành nêu lên tiếng nói của người dân đối với chính phủ.
Làm ơn, hãy tập trung nhìn vào cái ống thải độc đang giết dần cả triệu người kìa, nó cấp bách và thiết thực hơn.
- Blogger Nguyễn Phương Đông
Trong khi đó thì bao nhiêu sự việc xảy ra trong xã hội có thể làm xao nhãng mục tiêu của những người tự gánh vác cho mình trách nhiệm xã hội. Chuyện tranh cãi nhau về dọn dẹp vỉa hè chưa hết, lại đến chuyện một bài hát cách mạng bị những người cách mạng cấm nhầm. Blogger Nguyễn Phương Đông kêu gọi:
Bỏ chuyện anh Hải đang cày nát vỉa hè quận 1 đi, cày vài bữa ngán rồi trật tự cũng lập lại như cũ thôi, vì đó là Sài Gòn.
Gác luôn chuyện ở Hà Nội bọn dẹp vỉa hè tăng động đè chặt luôn cây xanh, chửi khỉ ngu hoài không chán sao?
Vất luôn chuyện bài hát "Màu Hoa Đỏ" bị cấm, vì điều đó chỉ kích thích thêm sự tò mò.
Kể cả chuyện đề án người bán hàng rong... kinh doanh qua mạng nữa, vì chẳng ông nội nào làm được đâu.
...
...
Làm ơn, hãy tập trung nhìn vào cái ống thải độc đang giết dần cả triệu người kìa, nó cấp bách và thiết thực hơn.
Cái ống thải độc chính là Formosa-Vũng Áng.
Và cho đến ngày 30 tháng ba đã có gần 80 ngàn người ký tên vào Kiến nghị giải quyết thảm họa này.
Nạn nhân Formosa liên tục biểu tình đòi công lý
Lan Hương, phóng viên RFA
2017-04-03
2017-04-03
Thảm họa môi trường xảy do nhà máy gang thép Formosa xả hóa chất độc hại ra biển vào tháng 4 năm ngoái khiến biển ô nhiễm nặng, cá và hải sản chết hàng loạt dọc theo các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế.
Formosa nhận trách nhiệm và trao 500 triệu đô la cho chính phủ Việt Nam để bồi thường cho nạn nhân và khắc phục ô nhiễm biển.
Tuy nhiên nạn nhân thảm họa Formosa trong thời gian qua tiến hành nhiều cuộc biểu tình.
Biểu tình liên tiếp
Cuộc biểu tình sau khi xảy ra thảm họa môi trường do Formosa gây nên qui tụ được số lượng tham gia đông đảo nhất được nói là vào sáng Chủ Nhật ngày 2 tháng 10 năm 2016 với nhiều ngàn người tập trung trước nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh.
Ngoài ra còn nhiều cuộc biểu tình nhỏ hơn từ vài trăm đến hơn ngàn người như cuộc biểu tình ngày 12/7/2016 với hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tập trung tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã. Hay vài trăm người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng xuống đường chặn quốc lộ 1 hôm 12/12 năm ngoái.
Gần đây nhất tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 27/3, người dân cũng xuống đường và đến ủy ban nhân dân xã đòi công bằng trong vấn đề bồi thường thiệt hại.
Mục đích của họ thực chất không phải biểu tình vì những đồng tiền đó, mà họ thấy sự trắng trợn của nhà cầm quyền.
- Anh Peter Trần Sáng
Người dân tham gia biểu tình mang theo những khẩu hiệu như “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Chính quyền hãy đứng về phía nhân dân, bảo vệ nhân dân”, “Cộng tác với Formosa hủy hoại môi trường là chống lại nhân dân, phản bội tổ quốc” hay là “Formosa hãy trả lại bình yên cho dân tộc tôi”
Anh Hanh, một ngư dân ở Hà Tĩnh, cho biết lý do anh tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối Formosa:
Cái thôi thúc lớn nhất là sự sống còn của tôi, và gia đình tôi. Tôi là chủ gia đình, với 9 người con, và vợ tôi. Tôi muốn con cháu tôi được sống. Những đứa cháu tôi nhìn cặp mắt chúng nó thơ ngây. Tôi rất thương chúng nó vì Formosa xả thải như thế này tương lai của con cháu tôi không còn. Tôi bây giờ hơn năm chục tuổi rồi, tôi không còn tiếc nữa, nhưng tôi thấy thương tiếc cho con cháu tôi. Chỉ vì những lý do như thế nên chúng tôi buộc phải đi biểu tình.
Anh Peter Trần Sáng, một người nhiều lần xuống đường biểu tình cùng người dân cho chúng tôi biết thực tế mà anh nắm được:
Những người được nhận đó thì có những người là bà con của lãnh đạo xã, nhà cầm quyền, họ không phải là người đi đánh bắt cá, họ chỉ bán cá ở ngoài chợ. Rồi họ cũng đổi nghề nghiệp để lấy số tiền bồi thường đó. Còn những người đi đánh cá thì không được nhận bồi thường. Đó cũng là một lý do họ biểu tình.
Mục đích của họ thực chất không phải biểu tình vì những đồng tiền đó, mà họ thấy sự trắng trợn của nhà cầm quyền.
Bị đàn áp dã man
Hầu hết các cuộc biểu tình diễn ra một cách ôn hòa, nhưng đều bị lực lượng chức năng, hoặc những người mặc thường phục mà dân cho là công an đàn áp, bắt bớ, thậm chí là đánh đập hoặc tìm đủ mọi cách để ngăn chặn. Ngay tại cuộc biểu tình hôm 21/3 của người dân Kỳ Anh, công an, cảnh sát cơ động đã sử dụng các công cụ hỗ trợ để đánh vào người biểu tình bất kể người lớn hay trẻ nhỏ, phụ nữ hay đàn ông. Lực lượng mang thường phục còn âm thầm tách từng người để hành hung rồi bắt giữ. Rồi sử dụng các công cụ như dùi cui, hơi cay, lựu đạn cay để đàn áp dân chúng. Nhiều người bị đánh tới mức ngất xỉu phải nhập viện.
Công an, an ninh ngăn chặn những người biểu tình chống tập đoàn Formosa Đài Loan tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016. AFP photo
Anh Lê Nhàn, ở Vinh, một người tham gia đi khiếu kiện Formosa hôm 14/2, kể lại sự việc bị công an bắt và hành hung:
Họ nhận được lệnh đánh cho dã man làm sao cho hết đi được, đặc biệt là đánh vào chân và đầu gối. Hai người hai bên hai cái dùi cui, cứ thế họ đánh đập. Em chỉ biết co chân lên che ngực, lấy tay ôm đầu và chịu đòn như thế. Khoảng 10 phút họ mới dừng tay.
Họ đi một lúc rồi quay lại lấy điện thoại của em và đánh 1 trận nữa. họ cứ đè đầu mà đánh, em chỉ biết dùng tay che đầu. Họ đánh dã man lắm. Khoảng 30 phút sau họ chuyển em sang 1 cái xe thùng khác và đánh đập tiếp.
Họ đánh thì em ôm đầu, họ bảo che chỗ nào thì đánh chỗ đấy. Về sau họ thả tất cả anh em ra, còn em thì họ giữ lại. Sau họ cho vào đồn công an của trạm cảnh sát giao thông. Ở đó em tiếp tục bị đánh đập tiếp. Gần tối thì công an huyện Đông Thành xuống và đánh tiếp."
Ông Nguyễn Xuân Cư, một giáo dân xứ Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết suy nghĩ của ông về việc chính quyền đàn áp, bắt bớ dân biểu tình :
Họ đàn áp thì kệ họ, như vậy là họ gian trái pháp luật, làm trái quyền con người, trái với nhân quyền của quốc tế. Hiện nay tất cả các nước trên thế giới có ai đàn áp như cộng sản Việt Nam đâu.
Vẫn quyết tâm đòi công bằng!
Mặc dù bị đàn áp, đánh đập, tấn công khi cùng với người dân đi khiếu kiện nhưng linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên ở Quỳnh Lưu Nghệ An cho chúng tôi biết sẽ không có bất cứ điều gì có thể làm chùn bước chân ông trên con đường đi tìm sự công bằng cho người dân, đòi lại biển sạch, môi trường trong lành cho con cháu mai sau:
Chúng tôi muốn nhắn gửi nhà cầm quyền rằng chúng tôi sẽ tiếp tục khởi kiện để đòi công bằng và thực thi quyền pháp lý của mình. Nếu nhà cầm quyền tiếp tục ngăn cản chúng tôi chẳng hạn như không cho chúng tôi thuê xe, cấm cản chúng tôi thì chúng tôi sẽ đi bộ. Chúng tôi cũng muốn nhắn với nhà cầm quyền rằng để tránh bị đàn áp, vu khống là gây sự, bạo loạn, chúng tôi sẽ tự trói tay của mình để đi bộ đến tòa nạp đơn. Ông Hanh cũng cho biết quyết tâm của bản thân. Ông nói chừng nào ông còn sức khỏe thì chừng đó ông còn đấu tranh, thậm chí là đấu tranh đến chết:
Chúng tôi muốn nhắn gửi nhà cầm quyền rằng chúng tôi sẽ tiếp tục khởi kiện để đòi công bằng và thực thi quyền pháp lý của mình.
- Linh mục Đặng Hữu Nam
Nếu Formosa tiếp tục xả thải mà chính quyền không có biện pháp ngăn cản kịp thời thì chúng tôi cũng chết sớm. Nhưng thà chúng tôi chết để con cháu chúng tôi được sống còn hay hơn, bởi vì có câu “chết vinh còn hơn sống nhục”.
Ông Nguyễn Xuân Cư cũng đồng lòng ủng hộ tiếp tục biểu tình, khiếu kiện để đòi công bằng, công lý cho người dân:
Nếu chính quyền không bồi thường thỏa đáng cho chúng tôi thì chúng tôi vẫn tiếp tục đi biểu tình đòi hỏi Formosa và chính quyền trả lại quyền sống cho chúng tôi. Thứ hai, Formosa phải ra khỏi Việt Nam. Thứ ba, đòi hỏi Formosa và chính quyền Việt Nam phải trả lại biển sạch cho chúng tôi sinh sống.
Lâu nay các cơ quan truyền thông Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương hay trung ương nếu có loan tin về các cuộc biểu tình, khiếu kiện của nạn nhân bị tác động bởi thảm họa môi trường Formosa đều đưa vào yếu tố giáo dân bị các vị linh mục kích động. Bản thân người dân và những linh mục đồng hành cùng giáo dân nói rõ vì quyền lợi thiết thân bị thảm họa môi trường Formosa gây hại nên họ phải đi đòi. Đó là quyền được Hiến pháp Việt Nam ghi rõ.