Thursday, 27 April 2017

Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad ở Nam Hàn

A Terminal High Altitude Area Defense (THAAD) interceptor is launched during a successful intercept test (file image)Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionHệ thống Thaad nhằm đối phó với các hỏa tiễn phóng vào Nam Hàn
Hoa Kỳ cho hay đang bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiễn gây tranh cãi tại Nam Hàn, trong lúc có căng thẳng về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn.
Hệ thống Thaad là để phòng thủ trước những đe dọa của Bắc Hàn.
Hàng trăm dân cư địa phương phản đối việc triển khai này khi xe chở thiết bị được đưa tới một nơi ở miền nam Nam Hàn.
Trung Quốc nói Thaad sẽ làm mất ổn định an ninh khu vực.
Hoa Kỳ trong những ngày qua đưa một tàu ngầm và các tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên trong lúc có lo ngại Bắc Hàn có thể thử thêm tên lửa và hạt nhân.
Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối (Thaad) là để chặn và phá các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở giai đoạn cuối khi tên lửa đang bay.
Hệ thống được chấp nhận từ thời chính quyền Obama sẽ không được vận hành cho tới cuối 2017.
Việc lắp hệ thống diễn ra đúng ngày Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm mới, lần đầu tiên được sản xuất trong nước.

Khẩu chiến quyết liệt

Trong lúc căng thẳng dâng cao ở khu vực, Bắc Hàn và Hoa Kỳ đang tiếp tục khẩu chiến ác liệt quanh chương trình hỏa tiễn và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo Bắc Hàn chớ 'thử thách' Tổng thống Donald Trump, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hỏa tiễn đạn đạo bất thành hôm 16/4.
Hôm thứ Ba 25/4, một tàu ngầm Mỹ, tàu USS Michigan, đã tới tham gia nhóm tàu chiến tại bán đảo Triều Tiên do hàng không mẫu hạm Carl Vinson dẫn đầu.
Trong lúc đó, Bắc Hàn dọa sẽ nhấn chìm chiếc hàng không mẫu hạm và sẽ tiến hành 'cuộc tấn công phủ đầu thần thánh' chống lại điều mà Bình Nhưỡng gọi là sự hiếu chiến của Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi gọi điện cho Tổng thống Trump hôm thứ Hai đã thúc giục 'kiềm chế' trong vấn đề Bắc Hàn.

Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối (Thaad)

Thaad missile defence system launcher
  • Có khả năng bắn rơi tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn sắp tiếp đất
  • Sử dụng công nghệ bắn để tiêu diệt, trong đó động năng được dùng để phá hủy đầu đạn phóng tới
  • Có tầm che phủ 200km và đạt độ cao 150km
  • Hoa Kỳ từng triển khai Thaad tại Guam và Hawaii, cũng nhằm đối phó đe dọa từ Bắc Hàn

Tại sao Thaad gây tranh cãi?

Nhiều người Nam Hàn cho rằng hệ thống phòng thủ này có thể lại trở thành mục tiêu, gây nguy hiểm cho những người sống xung quanh.
Họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối, thí dụ như tại Seongju vào tháng Tám năm ngoái.
Nga và Trung Quốc cũng đã nêu quan ngại về việc triển khai hệ thống này, với lý do radar của Thaad đặt tại Nam Hàn có thể thâm nhập sâu vào lãnh thổ của hai nước.
Năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Thaad vượt quá nhu cầu tự vệ trên bán đảo Triều Tiên và trực tiếp ảnh hưởng "lợi ích an ninh chiến lược" của Trung Quốc.
Người Trung Quốc cũng giận dữ chỉ trích tập đoàn Lotte của Nam Hàn, vốn cho phép đặt Thaad tại một trong các khu đất của hãng.
Thaad hoạt động thế nào