Saturday, 30 September 2017

Thanh kiếm Phù Tang

alt

Từ trước tới nay, theo quan niệm của người Nhật Bản, thanh kiếm Nhật biểu trưng cho danh dự, lòng dũng cảm, sự trung thành và tinh thần thượng võ của các Samurai (Võ sĩ đạo) Nhật. Thường thì chúng ta chỉ nhìn thấy vẻ đẹp bên ngoài của thanh kiếm nhưng chắc có rất ít người biết được đằng sau những thanh kiếm Nhật là những bí ẩn mà chỉ những nghệ nhân là nên những thanh kiếm Katana theo đúng truyền thống cổ mới có thể giải thích được.
Thanh kiếm của người Nhật không phải chỉ là một lưỡi dao dài dùng làm vũ khí mà mang theo rất nhiều ý nghĩa. Trong quá trình chế tạo, người ta không những phải thử để xem nó có đủ sắc để xuyên qua nhiều lớp áo giáp bằng sắt mà có khi còn thí nghiệm ngay trên thân xác con người để coi có “ngọt” hay không?

Truyền thuyết Nhật Bản kể rằng người thợ rèn kiếm tài ba Amakuni vào khoảng năm 720 sau công nguyên chính là người đã sáng tạo ra thanh kiếm đặc thù Nhật Bản: kiếm dài, 1 cạnh sắc, cong, và cầm bằng hai tay. Trước đó, các thanh kiếm ở Nhật đều là bắt chước kiếm của Trung Quốc và Triều Tiên: cũng là loại cầm bằng hai tay nhưng thẳng và có 1 hoặc 2 cạnh sắc.

Người Trung Hoa cũng như người Việt Nam cũng chú trọng đến kiếm nhưng quá lắm chỉ coi như một kỹ năng cần điêu luyện, trái lại người Nhật lại nâng thanh kiếm và cách sử dụng lên hàng “đạo” – kiếm đạo (kendo) – và thanh kiếm gắn liền với sinh mạng và nhân cách của người kiếm sĩ (samurai).

Từ trước tới nay, theo quan niệm của người Nhật Bản, thanh kiếm Nhật biểu trưng cho lòng dũng cảm, sự trung thành và tinh thần thượng võ của các võ sĩ Samurai Nhật. Thường thì chúng ta chỉ nhìn thấy vẻ đẹp bên ngoài của thanh kiếm nhưng chắc có rất ít người biết được đằng sau những thanh kiếm Nhật là những bí ẩn mà chỉ những nghệ nhân là nên những thanh kiếm Katana theo đúng truyền thống cổ mới có thể giải thích được.

1. Biểu tượng đẳng cấp của thanh kiếm Nhật

Katana là thanh kiếm biểu thị cho đẳng cấp của võ sĩ Nhật Bản. Chỉ có những Samurai mới được phép mang chúng – trải qua gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.

alt

Kiếm Katana có chuôi dài đủ để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Theo truyền thống, kiếm được đeo với lưỡi quay lên phía trên, (chiều cong hướng lên trên, ngược với cách đeo kiếm Tây Âu). Ngày nay tuy không còn được sử dụng trong chiến tranh, kiếm Nhật vẫn được giới sưu tầm yêu chuộng – loại kiếm cổ rất mắc tiền.

2. Biểu tượng của hoàng gia


Truyền thống rèn kiếm ở Nhật Bản đã có từ rất lâu đời. Đối với người Nhật Bản, kiếm, ngọc và gương là 3 bảo vật truyền quốc, giống như biểu tượng của hoàng gia (imperial regalia).
Ngay từ thời đại Kofun và Nara (300-794) đầu Công nguyên, nước Nhật đã sử dụng kiếm, hồi đó lưỡi kiếm thẳng và dài chừng 80 cm theo mẫu mực của Trung Hoa và Triều Tiên. Đến thế kỷ 8, đầu thế kỷ 9 người Nhật bắt đầu đúc kiếm có hình cong ở gần cán rồi dần dần cong hoàn toàn.

alt
Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đang ngắm nhìn thanh kiếm hoàng gia của Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji) tại đền Thần Đạo Kashihara, Nara (03/4/2016)

3. Bi
u tượng ca ngh thut


Thời đại Heian(794-1185), nước Nhật bước vào một thời kỳ văn hóa phát triển khá rực rỡ. Xã hội nhiều giai cấp trong đó giới võ sĩ (samurai), giới tăng nhân (warrior monks) trở thành những lực lượng quan trọng được triều đình thuê mướn để bảo vệ lãnh thổ. Thanhkiếm Nhật đã không chỉ là một võ khí mà đã trở thành một tác phẩm, vừa thanh tú vừa mỹ thuật.

Người ta bắt đầu chăm chút đến hình thức bên ngoài của thanh kiếm hơn: khắc tên vào chuôi kiếm, các hiệp sĩ cũng mang theo những thanh kiếm nhỏ gọn hơn để thay đổi. Đối với người võ sĩ, thanh kiếm là vật bất li thân, không được rời xa trong bất cứ trường hợp nào.
alt


Vào thời đại Kamakura, Hoàng đế Toba đã ra lệnh cho Ichimonji (Nhất văn tự) rèn ra thanh kiếm này. Thanh kiếm dài 78,48cm, lưỡi kiếm rất dài, thân kiếm dài và mỏng. Gần tay cầm có khắc hình bông hoa cúc 16 cánh biểu tượng của hoàng gia (có người nói rằng hình hoa cúc được khắc trên chuôi kiếm), bên dưới còn khắc một chữ nhất (一) nên được đặt tên là Cúc Nhất văn tự (Kiku Ichimoji). Thanh kiếm này đến nay đã có lịch sử hơn 700 năm. hiện lưu giữ tại đền thờ Thần Đạo Matsuho 

4. Bi
u tượng ca truyn thng văn hóa

Phong tục cổ truyền của Nhật Bản là khi gia đình sinh một đứa con trai, mỗi người dân làng sẽ đến mừng cho quý tử một ít mạt sắt. Sắt đó sau này, khi cậu bé trưởng thành, sẽ được một kiếm sư rèn thành kiếm cho cậu. Trước khi rèn một thanh kiếm, bao giờ kiếm sư cũng trai giới, cầu xin thần linh phù hộ và sau đó mặc lễ phục để làm việc. Người ta nói rằng kiếm sư rèn kiếm không còn là một công việc mà là một nghi lễ, thân tâm hợp nhất và tập trung toàn bộ tinh thần từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất.




Nghề rèn kiếm của Nhật Bản rất được kính trọng. Xưa kia, những thợ rèn kiếm thường là yamabushi, tức là thành viên của giáo phái Shugendo theo lối sống khắc kỷ và hoàn toàn thờ phụng tôn giáo. Có gần 200 trường dạy nghệ nhân rèn kiếm trên toàn Nhật Bản, mỗi trường có lịch sử và những đặc điểm riêng rõ rệt.

Thanh kiếm của người Nhật không phải chỉ là một lưỡi dao dài dùng làm vũ khí mà mang theo rất nhiều ý nghĩa. Trong quá trình chế tạo, người ta không những phải thử để xem nó có đủ sắc để xuyên qua nhiều lớp áo giáp bằng sắt mà có khi còn thí nghiệm ngay trên thân xác con người để coi có “ngọt” hay không?

Nét cong của thanh kiếm Nhật không phải chỉ do kỹ thuật rèn hay đập mà còn là một biểu trưng văn hoá xuất hiện trên nhiều công trình truyền thống khác, từ mái cong trên đền đài, chùa chiền, cung điện, kể cả thư pháp. Người Nhật vẫn cho rằng nếu đúc một thanh kiếm thẳng băng thì không những thô kệch mà còn quá thực dụng, không nói lên tính nghệ thuật của người võ sĩ. Chính vì thế, họ luôn luôn tạo những đường cong, uốn lên lượn xuống để biến một vũ khí chiến đấu thành một tác phẩm. 
alt

Ngay việc rèn kiếm người Nhật cũng xem nó như một nghi thức huyền bí. Người thợ rèn phải trai giới trong nhiều ngày, qua những thể thức thanh tẩy và khi làm việc họ mặc một bộ đồ trắng như một thiền sư, đạo sĩ. Ngay từ thế kỷ 13,kiếm Nhật đã nổi tiếng trên thế giới mà không nơi nào sánh kịp.
Người Trung Hoa cũng nói đến bảo kiếm nhưng phần lớn chỉ là truyền thuyết và huyền thoại, chỉ nghe mà không thấy. Trái lại kiếm Nhật có thật và cho đến tận ngày nay nhiều người đã bỏ một khoản tiền lớn để đặt hay mua một thanh kiếm Katana.

Theo những chuyên gia về luyện kim, mãi đến thế kỷ 19, người Âu châu mới đủ trình độ để tạo được những hợp kim tốt như thép của Nhật trước đó 600 năm và cũng phần lớn là vì học hỏi được phương pháp của xứ Phù Tang.Sự hoàn mỹ của thanh Kiếm Nhật cũng nói lên một điều không thể thay đổi dưới con mắt thế giới về người dân xứ sở này, làm việc gì cũng muốn đến chỗ tận thiện, tận mỹ.

Có thể tóm lược quá trình lịch sử của kiếm Nhật Bản như sau:
Kiếm cổ koto được phát hiện trong các ngôi mộ cổ từ thời kỳ Kofun (năm 300-710) và đều bị rỉ sét. Các thanh kiếm cổ này nói chung có lưỡi gần như thẳng với mũi kiếm nhỏ vát nhọn. Kiếm của thời Nara (710-794) và đầu thời Heian (794-1185) cũng tương tự những kiếm tìm thấy trong các ngôi mộ kể trên, nhưng các thanh kiếm này ngắn hơn và nhẹ nên có lẽ dùng để đâm chứ không phải để chém. Từ khoảng thế kỷ 9 và thế kỷ 10, các lưỡi kiếm được làm dài hơn với hình hơi cong và có đường gờ ở hai bên, trở thành vũ khí hiệu quả cho các chiến binh cưỡi ngựa.

Chất lượng kiếm được cải thiện rất nhiều vào giữa thời Heian và đầu thời Kamakura, tức là khoảng thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 13, khi kiếm được sử dụng nhiều hơn. Kiếm thời Kamakura (tachi) là loại có chất lượng cao nhất, cả về tính nghệ thuật và kỹ thuật, với những thợ rèn tên tuổi như Muramasa và Masamune. Hầu hết các thanh kiếm bảo vật quốc gia của Nhật Bản đều là những thanh kiếm của thời kỳ này. Do những cải tiến về áo giáp, kiếm phải dài hơn và nặng hơn. Những thanh kiếm cuối thời Kamakura thường dài từ 1m đến 1,5m, và thường chỉ do những võ sĩ cưỡi ngựa sử dụng. Sau đó người ta làm nhiều thanh kiếm ngắn hơn để đánh giáp lá cà.

Trong thời Muromachi (1333-1568), vì xung đột kéo dài và chiến tranh liên miên, sản xuất kiếm tăng lên về số lượng nhưng chất lượng lại giảm sút, kiếm trở nên nặng hơn, to bản hơn, ít cong và ngắn đi rất nhiều, với mục đích có thể chém được các loại giáp dày. Loại lưỡi kiếm mới này gọi là katana và dài chừng 60cm. Tiếp đến xuất hiện loại lưỡi ngắn hơn gọi là wakizashi.

Trong thời Azuchi-Momoyama (1568-1600) và thời Edo (1600-1868), nhiều thợ rèn mở trường mới và người ta chú ý đến những kỹ thuật rèn kiếm thời Kamakura đã thất truyền rất nhiều. Họ cố gắng bắt chước những thanh kiếm đó nhưng bị hạn chế bởi chỉ có nhu cầu về kiếm đánh giáp lá cà. Nhiều chiếc kiếm thời kỳ này có nước thép tôi tuyệt vời, thép rèn kỹ, lại được chạm khắc đẹp. Bao kiếm, chuôi và dây đeo cũng được trang trí cầu kỳ.

Những năm từ 1800 đến cuối thời Edo được gọi là thời kỳ Shinshinto (tân tân kiếm) trong lịch sử thanh kiếm Nhật Bản. Đây là thời kỳ phục hưng ngắn, được đánh dấu bằng nỗ lực cuối cùng nhằm hồi sinh vẻ đẹp và chất lượng của kiếm cổ.

Năm 1868, Nhật Hoàng Minh Trị ban hành quy định cấm sản xuất hoặc mang kiếm, nhưng cho phép một nhóm nhỏ thợ rèn tiếp tục công việc để duy trì nghệ thuật này. Việc sử dụng kiếm tăng lên trong thời gian chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905 và trước thế chiến 2, khi các sĩ quan buộc phải đeo kiếm như một phần trong quân phục và nhằm khơi dậy tinh thần võ sĩ đạo. Tuy nhiên kiếm dùng trong quân đội không phải là những thanh kiếm nghệ thuật thực sự mà làm từ thép sản xuất bằng máy, và khi sản xuất hàng loạt thì đương nhiên chất lượng là yếu tố đầu tiên bị giảm sút.

Sau Thế chiến 2, lực lượng chiếm đóng ra lệnh hủy tất cả các loại kiếm, nhưng rồi lệnh này được sửa đổi nhằm để lại những thanh kiếm mang ý nghĩa tôn giáo, tinh thần hoặc nghệ thuật, thuộc về các bảo tàng, đền chùa hoặc các bộ sưu tập cá nhân. Song một số lượng rất lớn các thanh kiếm tốt đã bị hủy và nhiều thanh kiếm khác bị đưa ra nước ngoài dưới hình thức quà tặng.
Tuy nhiên, mối quan tâm đến nghệ thuật rèn kiếm cổ dần dần tăng trở lại và nhiều thợ rèn đang cố khôi phục lại những kỹ thuật xa xưa. 5 trung tâm dạy rèn kiếm nổi tiếng nhất của Nhật Bản là Bizen, Sagami, Yamato, Yamashiro và Mino. Kể từ năm 1954, các cuộc thi kỹ thuật rèn kiếm hàng năm cũng góp phần quan trọng trong việc nâng chất lượng cũng như vẻ đẹp của kiếm.

alt

Nhật Bản là đất nước nổi tiếng về gìn giữ những truyền thống xa xưa. Qua hàng trăm, hàng ngàn năm lịch sử, nhiều môn nghệ thuật vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay, trong đó có thanh kiếm Nhật. Bởi đã trở thành nghệ thuật chứ không chỉ đơn thuần là một vũ khí, thanh kiếm Nhật mới có thể truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ, thậm chí làm cho nhiều người trên thế giới say mê.

Tiến trình rèn thép, các loại chất liệu trong mỗi giai đoạn đến nay vẫn còn là những bí mật nghề nghiệp không truyền ra ngoài và cũng là thước đo sự tài hoa, khéo léo cũng như “tay nghề” của các bậc sư.

Trong khi kiếm Âu Châu chỉ là một lưỡi thép duy nhất, kiếm Nhật bao gồm lá thép, sắt non và thép già, mỗi loại có hàm lượng carbon khác nhau. Lõi của thanh kiếm (shingane) được rèn bằng cách pha trộn giữa sắt thô với thép lá. Sau đó mới là vỏ bao bên ngoài (hadagane) cái lõi đó cũng bằng kỹ thuật trên nhưng dùng sắt non và thép lá. Vỏ bao có thể cần dát ra rồi gập lại 15 lần nhưng nếu nhiều hơn nữa có thể làm thép trở nên dòn và không đều. Lưỡi kiếm sau đó được chêm vào giữa những lớp vỏ bao, rèn cho thật liền lạc khít khao. Lớp vỏ mềm giúp cho cái lõi cứng ở bên trong, khiến cho lưỡi kiếm chịu được va chạm mạnh, dẻo dai hơn kiếm đúc theo kiểu Âu tây.

Người Nhật cũng dùng phương pháp bao một lớp vỏ mềm bên ngoài để tạo nên những làn sóng trang điểm cho lưỡi kiếm. Khi ruột kiếm đã chèn vào giữa và hình dạng đã hoàn thành, một loại hợp chất đặc biệt gồm tro rơm và bùn đỏ được trét lên trên mặt lưỡi kiếm rồi để cho khô. Sau đó người ta dùng một thanh tre để khắc lên lớp bùn những hoa văn rồi lại để vào trong lò nung tiếp, lấy ra khắc theo mẫu lên lưỡi kiếm để đến khi chà láng những hình vẽ đó sẽ hiện ra. Trong giai đoạn này lưỡi kiếm được bao bằng đất và tro kia phải nóng đến mức có “màu của Mặt Trăng tháng 2 hay tháng 8”. Lớp bùn đó chỗ dày chỗ mỏng, thường ở lưỡi kiếm mỏng nhất, các nơi khác dày hơn để khi nung lưỡi kiếm sẽ cứng mềm khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Lưỡi thép, phần cứng nhất của thanh kiếm mà người ta gọi là hamon có những hạt khác nhau gọi là nie và nioiNie (nước sôi) tượng trưng cho tinh thần hùng dũng, cứng cỏi, nioi (hương thơm nhìn được) tượng trưng cho sự cao thượng, quý phái. Những hạt này có được do sự gập đi gập lại và cũng là một thứ dấu hiệu của mỗi trường vì mỗi phương pháp có những vân riêng. Nioi mắt thường không trông thấy, chỉ gợn lên một làn sương mỏng như giải ngân hà một đêm sao. Hạt nie thì to hơn, trông lấm tấm như móc buổi sáng hay một chùm tinh tú. Những ba văn (hamon) đó được đặt tên, hoặc mây, sóng biển, dãy núi, hoa… cũng giống như người Trung Hoa đặt tên cho vân trên bảo kiếm của họ. Người thợ không phải chỉ đúc một thanh kiếm tốt mà còn làm sao cho mỹ thuật, đó mới thực là vấn đề.
Đi vào chi tiết tiến trình rèn thép, các loại chất liệu trong mỗi giai đoạn đến nay vẫn còn là những bí mật nghề nghiệp không truyền ra ngoài và cũng là thước đo sự tài hoa, khéo léo cũng như “tay nghề” của các bậc sư.

alt 

Việc mài kiếm của một nghĩa sĩ khác hẳn công việc mài lưỡi kiếm sau khi một danh thủ đã rèn xong. Rèn kiếm mới chỉ là một chặng đường, tuy quan trọng nhưng không phải là hoàn bị mà còn nhiều công việc khác cũng cam go không kém.

Công việc hoàn chỉnh thanh kiếm chỉ là mài cho sắc mà phải gọi là “chà láng” hay đánh bóng. Đánh bóng một thanh kiếm phải qua 13 giai đoạn, dùng 13 loại đá mài khác nhau và 13 động tác khác nhau và mất trung bình 120 giờ. Để mài một lưỡi kiếm, kiếm sư dùng sáu cục đá mài khác nhau, từ loại nhám xuống dần loại mịn hơn và sau cùng để đánh bóng. Trước khi mài, phải nghiên cứu kỹ càng “thớ” (texture) và “mẫu” (pattern) của thanh kiếm, không phải cùng một lúc mà chỉ từng khoảng 3 cm một. Việc giữ sao cho tay phải và tay trái gần như cân bằng tuyệt đối là một công tác sinh tử vì nếu hai tay chỉ lệch đi một khoảnh khắc thì có thể hỏng luôn cả lưỡi kiếm.

Sau khi mài xong, kiếm sư kẹp hai hòn đá mài mỏng dính trên đầu ngón tay và vuốt theo lưỡi kiếm để đánh bóng. Ông cầm ngang lưỡi kiếm để cho ánh nắng soi lên từng mili mét để kiểm soát công trình của mình lần cuối cùng. Không có hai thanh kiếm nào giống hệt nhau, mỗi thanh kiếm có hình dáng khác nhau và có những đặc tính khác nhau. Mài kiếm chính là làm sao cho thanh kiếm thể hiện được tối ưu cái “tinh thần” của nó, để hiển lộ cái “tận mỹ” của nó, để thoát ra cái “huy hoàng” của lưỡi thép đã hoàn thành. Kiếm mài đúng cách mới có thể hiển hiện được hết tài năng của người rèn kiếm.
alt

Bao ki
ếm

Một lưỡi kiếm dù quí đến đâu nếu không được lắp vào một cán kiếm thích hợp và để trong một bao kiếm đúng cách thì vẫn không thể nào gọi là hoàn hảo. Muốn làm một bao kiếm, người kiếm sư phải làm hai mảnh vừa khít theo đường cong của lưỡi kiếm rồi dán lại với nhau. Chất keo dán là một loại hồ nấu bằng gạo rồi nghiền cho nhuyễn bằng đũa tre. Bí mật của cách làm bao kiếm là sao cho có cảm tưởng là bao và lưỡi khít khao từ đầu đến cuối nhưng thực ra chỉ tiếp xúc với nhau ở gần cán kiếm mà thôi và lưỡi kiếm không nơi nào quá chặt vì nếu không, độ ẩm của gỗ sẽ làm cho kiếm bị rỉ.

Nhắc đến nghề rèn kiếm, không thể không nhắc đến Masamune và Muramasa. Masamune còn được gọi là Goro Nyudo Masamune (thầy tu Goro Masamune) và là một trong những thợ rèn kiếm giỏi nhất trong lịch sử Nhật Bản. Mặc dù không có nhiều tư liệu lịch sử về cuộc đời của Masamune nhưng người ta tin rằng ông sống trong những năm cuối thế kỉ 13 đầu thế kỉ 14 tại tỉnh Sagami. Tại Nhật Bản, giải thưởng mang tên Masamune luôn được dành cho những thợ rèn kiếm xuất sắc nhất.
Những thanh kiếm của Masamune luôn đẹp và cực kì sắc bén mặc dù khi đó thép rèn kiếm có chất lượng rất tồi. Ông được xem là người đã đem lại sự hoàn hảo cho nghệ thuật rèn kiếm.

Mỗi thanh gươm của Masamune làm ra luôn được đặt tên và là một tác phẩm nghệ thuật. Thanh gươm “Honjo Masamune”, là một trong những thanh gươm nổi tiếng nhất của Masamune. đã là biểu tượng gắn liền với cuộc đời chinh chiến thu phục thiên hạ của lãnh chúa Tokugawa
alt

Những thanh gươm của Masamune thường rất khác biệt với các tác phẩm của Muramasa một thợ rèn kiếm nổi tiếng khác của Nhật Bản. Nhiều tài liệu đã cho rằng Muramasa là học trò của Masamune nhưng thực chất hai ông không sống cùng thời. Muramasa bắt đầu nổi tiếng trong những năm đầu thế kỉ 15. Trong các trò chơi, Muramasa thường là những thanh ma kiếm khát máu, trong khi Masamune lại là thánh kiếm tiêu diệt cái ác.

alt
Tà kiếm hay ma kiếm Muramasa được chế tạo vào thế kỷ 16 hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Quốc Gia, Tokyo

Có một câu chuyện kể về cuộc thi giữa Muramasa và Masamune xem ai là người rèn kiếm giỏi nhất. Cả hai đều làm việc không mệt mỏi để hoàn thiện tác phẩm của mình. Sau khi hoàn thành cả hai thanh gươm được đem ra thử nghiệm. Thanh gươm của Muramasa có tên là Juuchi Yosamu (10.000 đêm lạnh) và của Masamune là Yawaraka-Te (Bàn tay nhân ái).

Người ta cắm chúng xuống một dòng suối. Thanh gươm của Muramasa cắt tất cả những gì lướt qua nó từ lá cây, những con cá thậm chí còn chia đôi cả dòng nước. Còn thanh kiếm của Masamune thì không cắt bất cứ thứ gì. Sau khi thấy kết quả Muramasa đã lên tiếng cười nhạo cho rằng tài nghệ của Masamune quá kém cỏi.

Nhưng một nhà sư sau khi chứng kiến cuộc thi đã giải thích: thanh gươm đầu tiên cắt tất cả là một thanh gươm sắc nhưng nó là thanh gươm khát máu, không phân biệt được người tốt kẻ xấu. Thanh gươm thứ hai là mới thực sự là thanh gươm báu vì nó không làm tổn thương đến những sinh linh vô tội.

Có một kết thúc khác của câu chuyện đó là cả hai thanh gươm đều cắt mọi thứ lướt qua. Nhưng chiếc lá bị chia đôi bởi thanh gươm của Masamune đã liền lại ngay. Thanh Yawaraka-Te được coi là thanh kiếm phục sinh trong khi của Muramasa là thanh gươm của chết chóc. Đã là kiếm sĩ, không ai là không mơ ước được sở hữu một trong hai thanh kiếm trên. Kết quả thì giống nhau: họ sẽ trở thành những tay kiếm độc bá thiên hạ nhưng hậu quả của những ai sở hữu thanh tà kiếm Yuuchi Yosamu của Muaramasa thì thật khủng khiếp: người sử dụng ngày càng bị thanh tà kiếm không chế, cuối cùng trở nên điên loạn, sẵn sàng giết chết bạn bè, vợ con và thậm chí cả bản thân mình mà không hề run tay.
Mặc dù câu chuyện trên chỉ là tưởng tượng nhưng cả Masamune và Muramasa đều được coi là những biểu tượng huyền thoại về nghệ thuật rèn kiếm của Nhật Bản.

Quốc Bảo Ngũ kiếm 

Hiện nay có 5 thanh kiếm Nhật được xếp vào "5 kiếm báu trong thiên hạ" (Japan’s Five Swords Under Heaven) hiện là những Quốc Bảo của xứ Phù Tang :

alt
Mikazuki Munechika hay còn được gọi là kiếm trăng lưỡi liềm là một trong 5 thanh kiếm báu trong thiên hạ. Thanh kiếm huyền thoại này từng thuộc quyền sở hữu của Kodai-In vợ của Toyotomi Hideyoshi, người có công thống nhất Nhật Bản vào thế kỷ 16, sau đó được truyền lại cho gia tộc Tokugawa

Đây là kiệt tác của Sanjo Munechika – một trong những nghệ nhân rèn kiếm sớm nhất Nhật Bản. Thanh kiếm này được đánh giá cao cả về tính mỹ thuật cũng như chất liệu, nó đã được chính phủ Nhật Bản phong là quốc bảo và hiện được lưu giữ tại viện Bảo Tàng Quốc Gia, Tokyo
Thanh kiếm dài 80cm, với độ dài tiêu chuẩn của kiếm Samurai. Độ cong tập trung ở phần dưới của lưỡi kiếm và gần như không cong ở phần trên. Thanh kiếm có hình dạng phần eo phình ra này là cấu trúc tạo hình đặc thù trong thời đại Heian. 


alt

Otenta, thanh kiếm báu của Mạc Phủ Ashigaka, thanh kiếm này đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Quốc Gia, Tokyo


alt

Doji Kiri, 3 trong 5 thanh kiếm trong thiên hạ, sở dĩ thanh kiếm huyền thoại này còn có tên “kẻ diệt quỷ” từ truyền thuyết kể rằng, trong thời kỳ thống trị của Thiên hoàng, võ sỹ Minamotos Yorimitsu thuộc gia tộc Minamotos đã dùng thanh kiếm này để giết con yêu quái ăn thịt người Shuten Douji trên núi Oeyama ở nước Tanba. Nhờ câu chuyện nổi tiếng này, cái tên Dojigiri mới bắt đầu được biết đến. 

Thanh kiếm này đã chuyển từ tay Ashikaga Yoshihide sang cho Toyotomi Hideyoshi, sau đó đến tay Tokugawa Ieyasu, rồi lại truyền sang cho Tokugawa Hidetada. Khi con gái nhà Tokugawa lấy Matsudaira Tadanao, con trai trưởng của họ đã kế cận quá trình truyền thừa này, cuối cùng con riêng của ông – Sakushu Tsuyama tiếp tục việc truyền thừa trong gia tộc.

Hiện thanh kiếm này đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Quốc Gia, Tokyo.

alt

Thanh kiếm Onimaru Kunitsuna, Thanh kiếm báu thứ 4 của quốc bảo Nhật Bản thuộc sở hữu của Gia tộc Hojo, một trong những gia tộc có công lớn trong việc truyển bá và phát triển giai cấp Samurai ở Nhật. Thanh kiếm này hiện đang do Hoàng Gia Nhật bảo quản.

alt

Juzumaru, thanh kiếm báu cuối cùng trong bộ Quốc Bảo Ngũ Kiếm được chế tạo trong khoảng 1261-1264 thuộc triều đại Kamakura (1184-1336) hiện đang được lưu giữ tại chùa Honkouji


10 thợ rèn kiếm Katana bậc thầy Nhật Bản


Masamune không ch được xem là mt trong nhng th rèn kiếm Katana xut sc nht mà còn là nhà luyn kim gii nht lch s Nht Bn. Các nhà nghiên cứu lịch sử chưa xáđnh chính xác v ông. Người ta cho rng, ông sng vào cui thế k 13 và đu thế k 14. Nhng thanh kiếm Katana mà ông làm ra được biết đến cc kỳ sc bén và có tính thm m cao, mỗi thanh kiếm là một tác phm ngh thut.


Mi thanh kiếm do ông làm ra luôn được đt tên riêng. Thanh kiếm ni tiếng nht do ông rèn có tên "Honjo Masamune". Nó là biu tượng ca gia tc Tokugawa cũng như tượng trưng cho chế đ Mc ph. Năm 1939, thanh kiếm này được công nhn là mt báu vt quc gia ca Nht Bn (Quốc Bảo).

Fujiwara Kanenaga là th rèn kiếm xut sc ca Nht Bn hi thế k 17. Mt trong nhng thanh kiếm tt nht ca ông làm cho samurai thời Sứ Quân thuc s hu ca tướng Tomoyuki Yama****a. Tướng Yama****a, mệnh danh là “Cọp Mã Lai” (the Tiger of Malaya), đã sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh Thế Giới lần thứ II.


alt
Khi chiến tranh chấm dứt tướng Yama****a phi ra tòa án Quốc Tế xét xử như một ti phm chiến tranh, người Mỹ đã tịch thu thanh kiếm này và hin trưng bà Bo tàng Quân s West Point, Mỹ. Kanenaga là mt th rèn kiếm ni tiếng, được cho là người đã phát trin mt loi thép không g đ rèn kiếm.

Gassan Tadatoshi sinh năm 1946 là mt trong nhng th rèn kiếm hàng đu ca Nht Bn hin vn còn sng. Đến năm 1995, ông tr thành mt ngh nhân và là bc thy trong lĩnh vc rèn kiếm Katana. Nhng thanh kiếm do ông rèn đượưa chung  khp nơi trên thế gii. Giá ca mi thanh kiếm lên đến hàng ngàn đô la M.


Nhng thanh kiếm do Tadatoshi rèn có hình dáng đơn gin nhưng có cht lượng rt cao và toát lên v thanh nhã. Ông m mt ca hàng bán kiếm ti Nara. Không ch là th rèn kiếm Katana xut chúng, ông còn m mt trường hc dy mi người cách s dng kiếm.

alt
Một tác phẩm của Gassan Tadatoshi 
Yoshindo Yoshihara sinh ra trong gia đình có truyn thng rèn kiếm Katana xut sc. Ông là th rèn kiếm thuc thế h th 10 và hin đào to con trai mình ni nghip gia đình. Bên cnh tài năng rèn kiếm xut sc, ông Yoshihara còn là mt nhà nghiên cu lch s v Katana.
Ông tuyên b đã tái to hoc khôi phc nhiu k thut rèn kiếm c xưa. Nhng thanh kiếm do ông làm ra có phong cách rt ni bt và d nhn biết vì ông sdng thép và phương pháp sn rèn kiếm được cho là có t 1.500 năm trước.

alt

Kiyochika Kanehama là mt trong nhng th rèn kiếm Katana hàng đầu Nht Bn. Ông đã s dng nhng k thut đc bit, biu tượng và nhng nguyên liu sn có t khu vc xuất thân  Okinawa đ làm ra nhng thanh kiếm Katana.


Ông không bán kiếm ca mình ti đa phương sinh sng và nội địa NHật vì mong muốn sự hòa bình  mnh đt Okinawa cũng như đất nước ông. Do đó, hu hết kiếm do ông rèn được bán cho các nước trên thế gii.

alt

Hikoshirō Sadamune là th rèn kiếm xut sc sng vào thế k 13 – 14. Ông được cho là đã làm ra mt s thanh kiếm Katana tuyệt hảo. Ông là hc trò ca thrèn kiếm huyền thoại Masamune.
Ông có nhiu tác phm xut sc và nhn 4 người làm hc trò. Hin ch có mt bn sao thanh kiếm do ông rèn còn tn ti. Tuy nhiên, nó li là thanh tanto (đoản kiếm) ch không phi Katana..

alt

Amakuni
 là th rèn kiếm xut sc nht và lâu đi nht ca Nht Bn. Ông sng vào khong năm 700. Các chuyên gia cho rng, ông là người đã rèn thanh kiếm Katana đu tiên và được xem là cha đẻ của thanh kiếm Samurai (Father of the Samurai Sword).


Mt nhóm các th rèn kiếm xut s Nht Bn được Thiên hoàng yêu cu làm ra mt loi kiếm mi có tính chiến đu cao hơn sau khi mt s Samurai tr vt chiến trường vi nhng thanh kiếm b gãy khi giao tranh vi k đch. Trong ln so tài chế tác loi kiếm mi cùng các thợ làm kiếm, ông đã thành công trong việc chế tạo các thanh kiếm độ giòn thấp nhưng rất cứng và không có thanh kiếm Katana nào do ông rèn b gãy khi giao chiến.

alt

Th rèn kiếKanenobu xut thân trong gia tc danh giá sng vào thế k 17. Gia đình ông làm ngh rèn kiếm và hi đó nó được gi là "trường Mino". Đó là mt truyn thng gia đình được duy trì sut 500 năm qua nhiu thế h. Các chuyên gia, các nhà nghiên cứu lịch sử đã tìm được mt s thông tin v kiếm do Kanenobu rèn như loại thép chế tạo, kiu dáng, nơi sn xut . . . 

alt

Nagasone Kotetsu.
 Vào đu thế k 16 – 17, Kotetsu là th rèn kiếm xut sc đu thi kỳ Edo. Ông là con trai mt sĩ quan ph trách vũ khí – người đã chy trn đến tnh Echizen. Ông bt đu s nghip ging như cha nhưng sau đó đã chuyn sang ngh rèn kiếm.


Nhng thanh kiếm do ông làm ra có đ sc bén cao, có kh năng đâm xuyên áo giáp và c mũ giáp. Mt s tài liu cho thy, th rèn kiếm Kotetsu ch rèn 31 thanh kiếm Katana. Tuy nhiên, người ta cũng phát hin nhiu bn sao thanh kiếm ca ông được chế tác.

alt
Một thanh kiếm Samurai được cho là bản sao của kiếm Nagasone Kotetsu được chế tạo vào năm 1830 Edo Periode

Th rèn kiếOkubo Kazuhira sinh năm 1943. Mc dù không sinh trưởng trong mt gia đình có truyn thng làm kiếm nhưng ông có hng thú vi công vic này khi đc mt bài viết nói v th làm kiếm thi Samurai.


Ông đã đi b dc theo mt con sông trong nhiu ngày đ năn nỉ một th rèn kiếm nhn ông làm hc trò. Cui cùng, người th rèn kiếm đó đã nhn Kazuhira làm người hc vic. Ông đã nhn được giy chng nhn ca sư ph vào cui nhng năm 1960. Ông đã nhn được hai gii thưởng trong lĩnh vc rèn kiếm nhng năm 1990.

alt
Một thanh kiếm Katana đã nhận giải thưởng của Okubo Kazuhira

Hiện tại có một số quy định như sau về kiếm Nhật Bản và nghề rèn kiếm:

1) Chỉ các thợ rèn kiếm có bằng cấp được sản xuất kiếm Nhật (những dụng cụ cắt dài từ khoảng 15cm trở xuống không thuộc đối tượng của quy định này). Muốn được cấp bằng phải học việc từ một thợ rèn kiếm có bằng cấp trong thời gian tối thiểu là 5 năm.

2) Một thợ rèn kiếm có bằng cấp chỉ được sản xuất tối đa mỗi tháng 2 trường kiếm và 3 đoản kiếm.

3) Tất cả các thanh kiếm được chế tạo đều phải đăng ký với Cục văn hóa và người mua phải có giấy phép của sở Cảnh sát.