Sunday, 1 October 2017

♫ “Biệt Kinh Kỳ” (NS Minh Kỳ & Hoài Linh) Cs Mạnh Đình - Video 4K: Trần Ngọc

 “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung”
                   (Chinh Phụ Ngâm – Đoàn Thị Điểm & Đặng Trần Côn)

Để nhớ về  quê hương miền Nam VN thời khói lửa chiến tranh trước 1975. Bao chàng trai đã xếp áo thư sinh lên đường nhập ngũ bảo vệ Nhạc phẩm “Biệt Kinh Kỳ” đã ra đời trong bối cảnh này với sự hợp soạn của hai nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh.
Xin mời  quý vị thưởng thức nhạc phẩm này qua tiếng hát Mạnh Đình với phần hình ảnh minh họa 4K của Trần Ngọc.

(Xin bấm Link ngay dưới để xem hình ảnh rõ nét)
Xin cám ơn quý vị
Trần Ngọc
……………………………………………………………………………… ……
Sơ lược về hai NS Minh Kỳ & Hoài Linh(Theo Wikipedia)
NS Minh Kỳ (1930-1975) tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Ký, sinh tại Nha Trang Khành Hòa.
Năm 1957 ông vào định cư tại Sài Gòn. Năm 1959, ông cùng với Anh BằngLê Dinh lập nên nhómLê Minh Bằng. Chức vụ cuối cùng trước 30/4/1975 là đại uý cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà. Ông đã sáng tác nhiều nhạc phẩm ca ngợi tình yêu lúa đôi và quê huơng rất giá trị: Anh tiền tuyến em hậu phươngBa người bạnChỉ có một ngườiĐêm về tưởng nhớĐón xuân hòa bìnhGiòng thời gian,Gửi người lính chiếnHát để tặng anhMưa trên phố Huế..v..v..Nhưng  nổi tiếng nhất là nhạc phẩm“Con Đường Xưa Em Đi” (mà mới đây khoảng giữa năm 2017 đã bị chính quyền Hà Nội cấm trình diễn và luu hành vì ký do ca từ).
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo và bị chết oan vì lựu đạn vào khuya ngày31 tháng 8 năm 1975 trong trại An Dưỡng, Biên Hòa.[1][2]
(Theo nhạc sỹ Lê Dinh, Minh Kỳ “bỏ mình oan khổ trong trại cải tạo chỉ vì một sự giằng co, tranh chấp bán buôn đường sữa linh tinh của những người về từ rừng rú để rồi Minh Kỳ thiệt mạng vì một trái lựu đạn trả thù vô lối, trong khi anh không dính líu gì đến vụ này”, đăng trong bài viết trên Nguyệt San Nghệ Thuật 148 – 7/2006)
------------------------------ ------------------------------ -------------------------
NS Hoài Linh (1920 - 1995) tên thật Lê Văn Linh, là một nhạc sĩ nhạc Vàng nổi tiếng. Trước 1975, ông hoạt động trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc Nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy dưới quyền điều khiển của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Ông có 2 bút hiệu khác là Hà Vị DươngLục Bình Lê.
Bắt đầu sáng tác vào năm 1955, Hoài Linh ảnh hưởng bởi lời ca các bài hát giai đoạn trước đó - lãng mạn nhưng chưa vương khói lửa chiến chinh. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này làEm Ơi! Nếu Đừng Dang Dở (tiếng hát Lệ Thu).
Đầu thập niên 1960, ông chuyển sang dòng nhạc Vàng và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩmSầu Tím Thiệp Hồng (đồng tác giả với Minh Kỳ). Ca khúc đã trở thành bài hát lý tưởng dành cho các cặp song ca như Chế Linh & Thanh Tuyền và sau này là Tuấn Vũ & Giao Linh, hay gần đây nhất là Quốc Đại & Cẩm Ly. Từ đó cho đến 1975, ông liên tục cho ra đời những tác phẩm được thính giả khắp nơi yêu thích.
Nhạc của Hoài Linh mang nhiều chủ đề, từ tình cảm đôi lứa như: Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Giọt Lệ Vu Quy, Căn Nhà Màu Tím, Hai Đứa Giận Nhau, Nhịp Cầu Tri Âm, Chuyện Đêm Mưa …, đến chủ đề về người lính như: Xin Tròn Tuổi Loạn, Lính Nghĩ Gì, Lá Thư Trần Thế, Tám Nẻo Đường Thành … Ông cũng có những tác phẩm mang đề tài về quê hương, ca ngợi thiên nhiên như Khách Lạ Đò Đưa, cũng như về Xuân như Xuân Muộn…v..v..v