Saturday, 23 December 2017

HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ HAY LÀ MẬT HỘI BÁN NƯỚC THÀNH ĐÔ - Lê Duy San


Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam, bọn lãnh đạo Hà Nội cảm thấy Trung Cộng quá lấn áp Việt Nam; nếu không sớm thoát khỏi sự kìm kẹp này thì sớm muộn gì, Việt Nam, nếu không trở thành một tỉnh của Tầu thì cũng trở thành một nước nô lệ Tầu như hai lần Bắc thuộc trước. Do đó bọn lãnh đạo Hà Nội đã thi hành chính sách đánh tư sản mại bản để không những cướp đoạt tài sản của người miền Nam mà cả của người Hoa và trục xuất người Hoa ra khỏi Việt Nam bằng cách cho vượt biên bán chính thức. Điều này đã làm cho Trung Cộng nổi giận. Không những thế, bọn lãnh đạo Hà Nội còn xua quân sang Cao Miên để đánh nhau với bọn Khmer Đỏ là bọn đang cầm quyền và được Trung Quốc ủng hộ và trợ giúp lúc bấy giờ. Trung Cộng cho rằng bọn lãnh đạo Hà Nội là một bọn “ăn cháo đá bát” và cần phải dậy cho chúng một bài học. Đó là nguyên nhân của cuộc chiến Việt Trung vào năm 1979.
Tuy nhiên cuộc chiến Việt Trung 1979 vẫn không làm bọn lãnh đạo Hà Nội khiếp sợ vì. chính Trung Quốc cũng thiệt hại và đã phải rút lui, chỉ chiếm giữ một số đất vùng biên giới, Ải Nam Quan và thác Bản Giốc. Hơn nữa, bọn lãnh đạo Hà Nội vẵn còn chỗ dựa vũng chắc, đó là Liên Sô, một cường quốc vẫn còn đang ở vị thế vững mạnh nhất nhì thế giới về quân sự. Do đó chúng vẫn tiếp tục đánh nhau với Khmer Đỏ và dựng lên một chính phủ thân Việt Nam do Heng Samrin làm chủ tịch.
I/ Nguyên nhân đưa đến Hội Nghị Thành Đô.
Sau 10 năm chiến tranh với Khmer Đỏ (1979-1989), Việt Nam tổn phí cũng nhiều. Hơn nữa, Liên Sô, lúc bấy giờ do Gorbachev nắm quyền, chủ trương xét lại, nên bọn lãnh đạo Hà Nội không còn trông mong gì ở Liên Sô nữa. Năm 1989, bức tường Bá Linh xụp đổ. Cộng Sản Hà Nội càng cảm thấy rất nguy hiểm nếu vẫn cứng dắn với Trung Quốc nên đã quyết định rút quân toàn bộ khỏi Campuchia để làm hài lòng Trung Cộng và ngỏ ý muốn sang thăm Trung Quốc để hàn gắn lại tình hữu nghị hai nước. Trung Cộng cũng biệt vậy, nhưng thấy Mỹ đã thay đổi chính sách đối với Cộng Sản Việt Nam, nên cũng cảm thấy nếu qúa cứng dắn với Cộng Sản Việt Nam có thể bất lợi. Do đó mà Hội Nghị Thành Đô đã được manh nha hình thành. Theo các tư liệu được Trung Quốc tiết lộ thì vào chiều ngày 28/8/1990, Đại Sứ Trung Cộng Trương Đức Duy ở Việt Nam đã nhận được chỉ thị từ trong nước để chuyển tới Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh một thông điệp như sau: “Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố Vấn Phạm Văn Đồng cùng đi.” (Xem thêm tại http://nghiencuuquocte.net/forums/topic/hoi-nghi-thanh/).
Hội Nghị Thành Đô, đúng ra là một Mật Hội bán nước, được diễn ra vào ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu. Cả hai chính phủ Trung Cộng và Việt Cộng đều không chính thức loan báo về bất cứ một tin tức gì về Hội Nghị này. Người ta chỉ mới biết được trong 2 năm gần đây nhờ Wikileaks và một vài tài liệu khác như Nhật Ký của Lý Bằng, Hồi Ký của Trần Quang Cơ, bài viết của Lý Gia Trung (Tham Tán Chính Trị ĐSQ Trung Cộng), bài viết của Trương Thanh (Vụ Phó Vụ Á Châu Bộ Ngoại Giao Trung Cộng) v.v…mà phiá Trung Cộng đã tiết lộ.   
II/ Nội dung Hội Nghị Thành Đô.
        Image result for Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng.

Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng.
Hội nghị thành Đô không hề nói gì tới những thiệt hại mà Trung Cộng đã gây cho Việt Nam trong chiến tranh Việt Trung năm 1979 và cũng không đề cập gì tới những phần đất của Việt Nam ở biên giới, đến Ải Nam Quan, đến thác Bản Giốc mà Trung Cộng đã chiếm. Trái lại, đảng Cộng Sản Việt Nam lại xin được làm một khu tự trị trực thuộc Bắc Kinh. Wikileaks xác định văn kiện đó là một trong 3,100 bức điện thư lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Biên bản buổi họp kín giữa Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện phía Việt Nam, và Giang Trạch Dân, TBT/CSTQ, Lý Bằng, Thủ tướng Trung Cộng, đã họp 2 ngày từ 3 và 4-9-1990, tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tài liệu chi tiết như sau:
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.
“Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Tháng 11 năm 1991, sau hội nghị Thành Đô, lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước liên tiếp thăm viếng lẫn nhau. Sự giao lưu, hợp tác giữa hai bên về các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v… được mở rộng, nâng lên tầm cao là bước đầu của việc hội nhập.
Tiếp tục thúc đẩy tiến trình bí mật 30 năm Thành Đô, Giang Trạch Dân đưa ra chiêu bài để ngụy trang là phương châm 16 chữ vàng. Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu nhất trí ngay và cam kết luôn luôn thực hiện với quyết tâm cao độ để hoàn thành “đại cuộc” đó. Thế là phương châm 16 chữ vàng ra đời từ đó. Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng chính thức được Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu ký vào tháng 2 năm 1999.
Ngày thứ bảy, 31 tháng 5, 2014 đài BBC đưa tin như sau: “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn “phát triển tốt đẹp” và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với ‘mâu thuẫn gia đình’.
                           Image result for Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh
             Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh
  GS Carl Thayer cho biết: “Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể”, do đó ta có thể nhận ra ‘mâu thuẫn gia đình’ nằm trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc. Còn Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch của Việt Cộng thì than thở: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu.” Chính vì lời nói này mà ông đã bị mất chức Ngoại Trưởng.
Cho dù Wikileaks không tiết lộ, thì xuyên qua những hành động hèn nhát và bất động mà đảng CSVN đã thể hiện và nhiều người đã xác nhận đó là hành động bán nước và Hội Nghị Thành Đô là Hội Nghị Bán Nước..
Do kinh nghiệm ở hai khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã kiềm chế CSVN bằng cách đặt chiếc vòng kim cô lên đầu CSVN cho nên những tên Hán gian hiện nay như cá nằm trên thớt, không dám cựa quậy hay phản đối gì.

Related image

Theo Huỳnh Tâm tác giả bài “Tiến Trình Đàm Phán Bí Mật Thành Đô 1990” thì “Kỷ yếu hội nghị bí mật Thành Đô 1990″, mà Nguyễn Văn Linh đã ký kết gồm có 5 qui ước Việt Cộng phải tuân thủ thực hiện:
1 – Xác định chủ quyền vùng đảo Bạch Long Vĩ và Vịnh Bắc Bộ.
2 – Laoshan thuộc về lãnh thổ Trung Cộng.
3 – Xác định chủ quyền biên giới Trung-Việt từ đất liền đến Biển Đông.
4 – Áp đặt luật pháp Trung Quốc vào Việt Nam.
5 – Kế hoạch đưa quân đội Trung Quốc vào Việt Nam.
Kết quả của Hội Nghị Thành Đô là Giang Trạch Dân đã cho CSVN thời gian 30 năm để tiến hành “sự nghiệp vĩ đại” đối với Việt Nam cho nên gọi đó là “đại cuộc” và việc thực hiện chương trình 30 năm nằm trong khuôn khổ “4 tốt và 16 chữ vàng”. Vì thế cứ mỗi lần có tranh chấp gì thì Bắc Kinh khuyên nhũ Việt Cộng hãy vì “đại cuộc”, và CSVN luôn luôn cam kết thực hiện 4 tốt là: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt” và 16 chữ vàng là: “Láng giềng hữu nghi, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai”. Và tất cả những Tổng bí thư, chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và thủ tướng của Việt Nam đều phải qua diện kiến lãnh đạo Trung Cộng. Tổng bí thư, chủ tịch nước của Việt Nam đều phải ký những bản Tuyên bố chung xác định quyết tâm thúc đẩy, hợp tác toàn diện trên phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng mà thực chất là hoàn tất ltrình 30 năm (1990-2020), để sát nhập vào “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Tóm lại, hội nghị Thành Đô không những để tái lập bang giao giữa hai nước được tổ chức công khai vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, mà còn là để cho CSVN xin được sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc tức sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Vì thế gọi Hội Nghị Thành Đô là Hội Nghi Bán Nước của Việt Cộng cũng không sai.
Cho mãi đến khi Wikileaks phổ biến tài liệu mật đó thì người Việt ở nước ngoài mới biết đến, nhưng đối với đa số người trong nước thì nó vẫn còn là một bí mật. Vì thế, để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng Cộng Sản nầy thực hiện được ngụy trang dưới những từ ngữ mỹ miều như “đại cuộc”, “phương châm 16 chữ vàng”, “hợp tác chiến lược toàn diện”, “Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác toàn diện” v.v…
Bọn Tàu được vào Việt Nam không cần Visa nhập cảnh, nên tự do đi lại như chúng đã từng đi vào Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông. Bọn chúng đã có mặt trên khắp hang cùng ngỏ hẻm của đất nước Việt Nam. Trong 65 khu chế xuất, khu công nghiệp, không nơi nào vắng bóng bọn Tầu.
Chúng chiếm đóng các vị trí chiến lược, từ việc thuê đất 306,000  hecta trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc, từ Bauxite Tây Nguyên đến Cà Mau, chúng di dân tới ở và có thể thành lập nhiều sư đoàn của đạo quân thứ năm với những công nhân người Hoa, mà thực chất là binh sĩ, tình báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy nước, các cơ quan quốc phòng, cơ xưởng sản xuất v.v…
Chúng thuê dài hạn những đất đai mầu mỡ của Việt Nam và cho di dân tới tạo lập thành những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào đó để kiểm soát.
 
Image result for Trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương
Trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương
 “Sau Casino của người Hoa ở Đà Nẳng chỉ dành cho người nước ngoài, lại đến khu phố dành riêng cho người Hoa ở Bình Dương, Hà Tĩnh v.v... nơi mà người Việt cũng không được bén mảng tới. Vậy trong tương lai, người Việt còn được sử dụng một phạm vi đất đai là bao nhiêu bởi vì biển, rừng, đô thị đều tràn ngập người Hoa ?
Phố Tàu là khu vực riêng biệt của cộng đồng người Hoa, người Việt khó len chân vào. Phố Tàu ở Bình Dương mang tên Trung Tâm Thương Mại Đông Đô Đại Phố, trong đó có một trường Đại học quốc tế Miền Đông, một bịnh viện có cả 1,000 giường cho bệnh nhân, một khu vực ăn chơi, giải trí gồm: các sân vận động thể thao, sân golf, các cửa hiệu thương mại, các nhà hàng sang trọng v.v...
Bọn Tàu sinh hoạt theo phong tục tập quán của họ và luật pháp Việt Nam bị bỏ ra ngoài. Nhân viên công lực VN không được vào để kiểm tra cần thiết hay để kiểm soát an ninh khu vực. Ngay cả nghĩa địa người Hoa ở Việt Nam cũng là một khu vực riêng biệt bất khả xâm phạm. Vậy thử hỏi chủ quyền quốc gia của Việt Nam còn hay đã mất?
 
Lê Duy San