Tôi chuyển từ khoa Kỹ Thuật sang khoa Kinh Tế Quản
Trị trong điều kiện hết sức éo le: Viện Đại Học Cửu Long đã khai giảng được hơn
một tháng, Ban đại diện sinh viên đã bầu bán xong, và các nhóm học tập đã chia
ra đâu vào đấy.
Thấy nhóm học tập của anh Liêu Quốc Vinh còn trống,
GS phụ khảo Vương Đằng đề nghị cho tôi nhập chung vào, thành thử nhóm có 4 người
gồm: Vương Đình Phương, Nguyễn Văn Lộc, tôi, và Trưởng nhóm Liêu Quốc Vinh.
Sáng sớm tuần thứ hai đi học, Phương, Lộc và tôi đang
ngồi uống cà phê vỉa hè ngoài cổng trường thì Vinh ghé lại. Mặt hằn học, Vinh
thẩy xấp giấy ca rô viết tay vào lòng Phương, miệng cay cú thốt: “Bài thuyết
trình tôi đã soạn xong đây, trưa nay tới phiên mấy ông lên thuyết trình!”
Chẳng cần liếc xem bài thuyết trình tròn méo thế
nào, Phương thẩy xấp giấy lên mép bàn trước mặt Vinh, ngang ngạnh trả lời rằng:
“Ai nhận thì người đó soạn, ai soạn thì người đó thuyết trình!” Lộc ngồi làm
thinh, tỉnh queo hút thuốc cười ruồi, trong khi mặt Vinh chuyển từ đỏ thành xám
xịt, Vinh nhặt xấp giấy thẩy vào lòng Phương lần nữa, cất giọng lạnh lùng: “Thế
đủ rồi! Sau bữa nay giải tán nhóm!” Rồi Vinh quay quả bỏ vào trường. Mặt Phương
vẫn lạnh như tiền, Phương quăng xấp giấy vô lòng Lộc bảo: “Thôi mày thuyết
trình đi!” Lộc vẫn hề hà cười, tay cầm xấp giấy liệng vào lòng tôi, bán cái: “Để
phần cho thằng lính mới!”
Vô lớp, tôi ghé ngang báo cho Vinh biết rằng tôi nhận
thuyết trình trưa nay. Vinh hớn hở ra mặt bảo: “Thế thì tốt! Anh xem trước vài
lần rồi lên đọc cho trơn tru. Ai thắc mắc đã có tôi ngồi dưới đỡ!”
Giờ nghỉ trưa tôi ngồi lại trong lớp soạn dàn bài
bài thuyết trình khác, rồi kẹp vào giữa xấp giấy của Vinh mang lên bục thuyết
trình. Vừa mới giáo đầu vài câu, Vinh đã biết tôi đổi bài thuyết trình anh soạn,
Vinh ngồi không yên, cứ nhấp nha nhấp nhổm như gà mắc đẻ, anh dơ tay làm dấu
kêu tôi lấy bài anh viết ra đọc. Tôi tảng lờ như không thấy, tỉnh bơ nói chuyện
theo ý mình, được một vòng thì sinh viên reo hò tán thưởng, Phương và Lộc hào hứng
vỗ tay làm điếc ráy những dẫy cuối phòng, bấy giờ Vinh mới yên tâm, chịu ngồi
yên nghe tôi diễn thuyết.
Đại khái, tôi chê Xuân Diệu yêu mà đắn đo quá đáng,
cân nhắc tình yêu từng chút từng phân: “Yêu
là chết ở trong lòng một ít / Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu / Cho rất nhiều song
nhận chẳng bao nhiêu / Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết...” Yêu kiểu gì
mà ông đem đặt lên bàn cân, cân đo đong đếm từng phần, phân vân cho nhiều, nhận
ít, tính toán thừa thiếu, lỗ lời? Rồi chắc ông cũng biết rằng mình bủn xỉn
trong tình yêu, ai lại nỡ so đo mặc cả như mua bán món hàng? Nên ông vội vã
thanh minh: “Anh chỉ có một tình yêu thứ
nhất / Anh cho em, kèm với một lá thư”. Khổ nỗi, càng thanh minh, ông càng
lộ ra cái bản chất so đo cố hữu của mình, sợ thiệt thòi trong việc trao đổi
tình yêu: “Em không lấy, và tình anh đã mất
/ Tình đã cho không lấy lại bao giờ?”
Rồi tôi nêu lên một số định nghĩa về tình yêu của
nhiều người khác, nào là “Yêu tức là cùng nhìn chung một hướng”, nào là “Yêu tức
là không bao giờ hối hận”… Và tôi lý luận rằng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu biết xả
láng trong tình yêu, không đắn đo, không tính toán ít nhiều, bởi ngay đối tượng
để yêu, ông cũng chẳng cần biết mặt mũi ngắn dài tròn méo: “Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi / Viết bức thư này gửi đến ai? / Non
nước xa khơi tình bỡ ngỡ / Ai tri âm đó nhận mà coi!” Rồi tôi lấy 4 câu thơ
của Tạ Ký làm phần kết luận: “Chỉ xin một
nửa miệng cười / Chỉ xin một phút bên người yêu thương / Chỉ xin một chút dư
hương / Gọi làm duyên suốt nẻo đường viễn du”. Bài tôi thuyết trình thiếu
chuẩn bị, không có gì đặc sắc, chỉ nhờ những câu thơ tôi dẫn chứng hấp dẫn người
nghe.
Vừa thuyết trình xong, chị Diệu Tuệ mời tôi tham
gia nhóm học tập mang tên “Tố Vương” do chị làm Trưởng nhóm. Tôi nhận lời ngay
nên Liêu Quốc Vinh phản đối um xùm. Tôi nhắc chính anh đã tuyên bố “giải tán
nhóm” sáng nay, anh chống chế rằng: “Tui chỉ muốn đuổi Phương và Lộc chứ đâu có
đuổi anh!” Hoàng Kim Ngọc mon men lại xin bài thuyết trình để đăng báo trường,
tôi đưa bài thuyết trình Vinh soạn đang cầm cho Ngọc, Ngọc hí hửng đứng coi qua
loa rồi cười hì hì đưa lại cho Vinh. Ngọc theo dụ tôi: “Mày viết ra đi để tao
khoe ông bác”. Tôi cười cười: “Bút sa gà chết! Tao chỉ có thể qua mặt tụi bay,
chứ viết ra cho VHC làm thuốc sổ à?”
Ít ngày sau nhóm “Tố Vương” phát động tổ chức sinh
hoạt ngoài trời cho toàn trường, tôi nhận trách nhiệm tổ chức và chọn Hội Sơn làm
địa điểm sinh hoạt, đó là dịp tôi phô trương khả năng điều khiển sinh hoạt
chung, cũng như cơ hội để tôi giới thiệu cô bồ với người trong nhóm. Từ đó tôi
và cô bạn trong nhóm trở thành đôi bạn, cho dù học tập hay vui chơi, tôi cũng ưa
chọc ghẹo cô cười híp mắt. Một hôm cô chợt nhớ đến câu thơ “Nửa miệng cười” trong
bài tôi thuyết trình nên mang ra hỏi, tôi chép nguyên bài thơ “Xin” của Tạ Ký vào
tập của cô:
Chỉ xin một nửa miệng cười,
Chỉ xin một phút bên người yêu thương,
Chỉ xin một chút dư hương,
Gọi làm duyên suốt nẻo đường viễn du.
Cố nhân, thôi đã tạ từ,
Dăm năm đấy nhỉ, thực hư thế nào?
Má còn làm thẹn hoa đào?
Mắt còn làm nhạt ngàn sao trên trời?
Tóc còn xanh thuở đôi mươi?
Lòng còn vui thuở hoa cười ước mơ?
Riêng đây từ lạc thế cờ,
Đắng cay cười cợt, ngẩn ngơ khóc thầm!
Trang tình sử, chuyện tri âm,
Khổ đau ai thấu được tâm sự này!
Phong yên từ độ những ngày…
Hậu đình hoa chẳng chau mày thế nhân.
Đỉnh đồng chưa vững ba chân,
Hai bờ cùng nổi phong trần cả hai!
Mắt sâu trắng những đêm dài,
Xin cho chút mộng để cài lên mi.
Ngày mai, thôi tính làm chi!
Lúc đó tôi thiếu xót câu: (Tặng N.T. Lê Tấn Lộc)
Chỉ xin một phút bên người yêu thương,
Chỉ xin một chút dư hương,
Gọi làm duyên suốt nẻo đường viễn du.
Cố nhân, thôi đã tạ từ,
Dăm năm đấy nhỉ, thực hư thế nào?
Má còn làm thẹn hoa đào?
Mắt còn làm nhạt ngàn sao trên trời?
Tóc còn xanh thuở đôi mươi?
Lòng còn vui thuở hoa cười ước mơ?
Riêng đây từ lạc thế cờ,
Đắng cay cười cợt, ngẩn ngơ khóc thầm!
Trang tình sử, chuyện tri âm,
Khổ đau ai thấu được tâm sự này!
Phong yên từ độ những ngày…
Hậu đình hoa chẳng chau mày thế nhân.
Đỉnh đồng chưa vững ba chân,
Hai bờ cùng nổi phong trần cả hai!
Mắt sâu trắng những đêm dài,
Xin cho chút mộng để cài lên mi.
Ngày mai, thôi tính làm chi!
Lúc đó tôi thiếu xót câu: (Tặng N.T. Lê Tấn Lộc)
Một vài
tuầu sau ngày 30/04/75 gì đó, lúc Lưu Trọng Lư vô thuyết trình bên đại học Vạn
Hạnh, các bạn sinh viên cử tôi đi nghe rồi về tường trình lại. Đến Vạn Hạnh
tình cờ tôi gặp người bạn cũ thời trung học, anh nắm vai tôi kéo vào câu lạc bộ
ngồi uống cà phê nghe Bùi Giáng đọc thơ. Đến chừng sinh viên giải tán ra về,
tôi nghe lõng bõng người ta bàn về bài “Tiếng Thu 2” mà ghi nhớ, chứ thật ra
tôi có biết mặt Lưu Trọng Lư tròn méo thế nào! Về trường tôi vẫn hiên ngang bịa
chuyện, tường trình: “Lúc đầu Lưu Trọng Lư đọc bài thơ ‘Tiếng Thu’ ông làm
trước khi theo cách mạng: ‘Em có nghe mùa
Thu / Dưới trăng vàng thổn thức / Em có nghe rạo rực / Hình ảnh kẻ chinh phu /
Trong lòng người cô phụ / Em có nghe rừng thu / Lá thu rơi xào xạc / Con nai
vàng ngơ ngác / Đạp lên lá vàng khô’. Lưu Trọng Lư cho rằng, thời ủy mị đã
qua, ngày nay dưới ngọn cờ cách mạng của đảng, con nai vàng cũng biết làm cách
mạng, nên Lưu Trọng Lư mới làm bài ‘Tiếng Thu 2’ (tôi xuống giọng đọc): ‘Lá vàng không rụng nữa lá vàng ơi / Con nai
vàng không còn ngơ ngác / Đạp lên lá vàng khô’...” Cán bộ Thành đoàn tên Hai
Khánh vỗ tay khen: “Hay quá! Hay quá! Đề nghị anh Trung viết lại cho anh em để
dành đọc!” Hoàng Kim Ngọc cười hóng hớt: “Bút sa gà chết!...” Tôi xấn tới nắm vai
lôi Ngọc ra ngoài, vừa đi tôi vừa rỉ tai Ngọc: “ĐM, thời buổi này chẳng cần bút
sa mà người cũng chết chứ cứ chi gà?” Ngọc hiểu ý tôi, anh cười hì hì hỏi: “Mày
muốn ám chỉ, chỉ thơ ngây như nai vàng mới đi làm cách mạng chứ gì?”
Ngày đó chúng
tôi sống lây lất nhìn tương lai đen tối, bạn bè gặp nhau tìm say cho quên ngày đoạn
tháng. Ngặt cái chúng tôi đâu có lắm tiền, dốc túi chung nhau cũng chỉ mua được
xị đế là nhiều, đâu thấm gì để hạ nhau gục? Tôi bày nêu pha loạn xì ngầu: dấm,
tương, mật ong..., nhà có thứ nào tôi dồn vào hết, thậm chí có thằng còn gạt cả
tàn thuốc lá vào cho “mau thấm, say lâu”, uống xoay tua không ngưng nghỉ để ém men
sầu..., nói chung là chúng tôi làm đủ cách cho mau gục! Tin đồn còn có đứa pha cả
rượu cồn (alcohol) ra uống?
Tôi vượt
biên rồi đến định cư ở Canada. Khố rách áo ôm, thất nghiệp liên miên, tiền bạc
không có nhưng nhờ có tiếng “chuyên viên pha rượu... gục”, nên cuối tuần nào
bạn bè cũng kéo đến lôi đi, tính ham vui, nể bạn nên tôi cứ nói cứ cười, cho
đến một hôm nghe được những mẩu đối thoại về mình như vầy đây:
A: “Lủ
mẻ, nó uống mạnh hơn ai hết mà léo bỏ tiền chung!”
B: “Chú
nói dzậy nghe sao được? Nó không có tiền nhưng thỉnh thoảng vẫn mua rượu là gì?”
A: “Nó
đâu có hùn tiền mua bia!”
B: “Nó
đâu có uống bia mà bắt nó hùn?”
A: “Bởi
dzậy tui mới nói nó không hòa đồng, léo khá!”
B: “Nếu
dzậy mai mốt mấy chú đừng tới rủ rê nó nữa!”
A: “Kẹt
không có nó lại léo dzui!”
Quỷ thần
thiên địa ơi! Tôi là người tự trọng. Biết túi không tiền nên không uống kiểu
văn nghệ vui chơi, tôi lấy cớ “nặng bụng” từ chối uống bia cũng vì sợ mắc nợ
người, tôi chỉ thích pha loại Whisky rẻ tiền mười nấy đồng một chai cho chục
người uống cũng gục. Thế mà nay chưa uống đã say, cho nên tôi thề... bỏ rượu! Từ
đó chủ xị buông ly, noi gương Dương Văn Minh phất khăn trắng đầu hàng vô điều
kiện!
Năm
1998, tôi có dịp quen biết nhà thơ Vĩnh Thao, tức bác Nguyễn Văn Vinh. Một hôm
ngồi đối ẩm bên tách trà, bác nói để bác đọc cho các bạn nghe 4 câu thơ này dễ
thương lắm:
“Chỉ xin một nửa miệng cười,
Chỉ xin một phút bên người yêu thương,
Chỉ xin một chút dư hương,
Gọi làm duyên suốt nẻo đường viễn du”.
Chỉ xin một phút bên người yêu thương,
Chỉ xin một chút dư hương,
Gọi làm duyên suốt nẻo đường viễn du”.
Chẳng dè
nghe xong, tôi tiếp tục đọc 6 câu kế tiếp:
“Cố nhân, thôi đã tạ từ,
Dăm năm đấy nhỉ, thực hư thế nào?
Má còn làm thẹn hoa đào?
Mắt còn làm nhạt ngàn sao trên trời?
Tóc còn xanh thuở đôi mươi?
Lòng còn vui thuở hoa cười ước mơ?”
Dăm năm đấy nhỉ, thực hư thế nào?
Má còn làm thẹn hoa đào?
Mắt còn làm nhạt ngàn sao trên trời?
Tóc còn xanh thuở đôi mươi?
Lòng còn vui thuở hoa cười ước mơ?”
Bác hứng
chí ngồi đọc luôn hết bài thơ xong quay lại hỏi tôi: “Anh Trung cũng biết bài
thơ ni hỉ? Bài thơ thật dễ thương chi hé? Giọng Bắc anh đọc nghe rất trữ tình!”
Tôi hãnh diện khoe: “Thầy Tạ Ký từng dạy cháu Việt Văn!”
Đầu tháng
03/2012, nhân đọc bài “Một thuở Phục Hưng” đăng trên diễn đàn quen, tôi biết
ngay đây là người thầy mà tôi vẫn khắc khoải đi tìm. Tôi lần mò liên lạc được
với thầy Lê Tấn Lộc ở Montreal, thầy gửi cho tôi 2 bài viết cũ của thầy: “Về Tạ
Ký, một người bạn” và “Đêm say khóc bạn”. Đọc đến đâu tôi xụt xùi đến đó. Tôi
khóc cho tình đời đen bạc, thương cho thân phận thầy Tạ Ký, cho thân phận thầy
Lộc, và cho thân phận của chính bản thân tôi...
Hôm qua tôi
lại vô Blog của thầy Lê Tấn Lộc, đọc lại bài thơ “Xin” xong mới email hỏi thầy
rằng: “Thưa thầy: Bài thơ ‘Xin’ em thuộc, nhưng không để ý
có hàng chữ ‘Tặng N.T. Lê Tấn Lộc’ ở dưới. ‘N.T.’
nghĩa là gì, thưa thầy?”
Thầy
Lộc trả lời: “Trung em. Bài thơ của Tạ Ký
tặng N.T. Lê Tấn Lộc: N.T. = Người Triết (Viết tắt ‘Con Người Triết Học’ mà cựu
đồng môn và cựu môn sinh gọi LTL. Tới nay đồng nghiệp Nguyễn Sanh Biên còn dùng:
Lộc-PHILO).
Nhớ
có lần tôi kể cô bạn nghe: Năm lớp 12 tôi học Triết thầy Phạm Vân Trung, hôm đó
thầy giảng về Bách Gia Chu Tử, với những quan niệm khác nhau về tâm tính con
người. Tôi lém lỉnh nói: “Nhân tri sơ tính cà chớn...” Thầy biết tính nết thằng
học trò ưa nói nửa chừng nên hất hàm kêu tôi nói hết câu, tôi nói tỉnh queo: “Bởi
cà chớn nên lớn lên bị ném cà chua!” Cả lớp cười vui trong khi thầy chậm rãi bước
xuống lấy ống vố gõ nhẹ lên đầu tôi, thầy mỉm cười bảo: “Tôi mong rằng lời nói
của anh là do một phút bốc đồng, chứ nếu thâm tâm anh nghĩ thế thì đời anh sẽ
khốn khó!”
Tôi
nghĩ, thượng đế tạo nên đời người bằng những viên ngọc làm sẵn, chẳng qua người
ta không biết lựa ra mà kết thành chuỗi đấy thôi, cứ xem bài thơ “Xin” tôi đọc
bốn lần, mỗi lần là một hạt minh châu đánh dấu cho một giai đoạn:
Cố nhân, thôi đã tạ từ,
Dăm năm đấy nhỉ, thực hư thế nào?
Dăm năm đấy nhỉ, thực hư thế nào?
Má còn làm thẹn hoa đào?
Mắt còn làm nhạt ngàn sao trên trời?
Tóc còn xanh thuở đôi mươi?
Lòng còn vui thuở hoa cười ước mơ?
Mắt còn làm nhạt ngàn sao trên trời?
Tóc còn xanh thuở đôi mươi?
Lòng còn vui thuở hoa cười ước mơ?
Phạm Khắc
Trung