Trích: " Chính quyền Việt Nam lần đầu tiên mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, tại khuôn viên dinh Thống Nhất vào ngày 9/3. Dù cuộc triển lãm có nhan đề là “Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966,” ban tổ chức đã dành một gian riêng ở tầng hai ở một tòa nhà trong khuôn viên dinh Thống Nhất, dùng để giới thiệu diễn biến của cuộc đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, từ ngày ông làm quan nhà Nguyễn thời vua Bảo Đại rồi trở thành tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.
.... ” Sau khi cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, ông Diệm được bầu làm tổng thống và ông đã đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng “Độc lập” là điều mà cựu tổng thống họ Ngô đã đề cập ngay từ khi lên nắm quyền: “Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.”
( Diễn đàn Facebook 3/8/2018 )
Trớ trêu thay, từ 5 năm nay, trong nước, bất chấp cường quyền đe dọa, bắt bớ tù đày, hành động biểu dương " Chánh nghĩa Việt Nam Cộng Hòa " vẫn tiếp tục loan truyền từ Nam ra Bắc:
Nhớ ngày 30 tháng tư năm 2014, một toán mươi chị em phụ nữ Miền Nam bị cường quyền cào nhà, cướp đất, tục gọi là dân oan, tụ họp trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ đường hoàng trương biểu ngữ giống như câu đối:
Việt Nam Cộng Hòa cấp nhà đất cho dân
Cộng sản cướp nhà cướp đất của dân
Cộng sản cướp nhà cướp đất của dân
Tháng 2, 2015, gia đình 3 người ở Thạnh Hóa, Tân An, lẫm liệt chống cự cả bầy đoàn khuyển ưng khuyển phệ cường quyền cưởng chế cướp đất. Cha cầm gậy đứng chực hờ kháng cự. Con 14 – 15 tuổi, tay cầm búa, tay cầm liềm thách thức bọn búa liềm cộng sản.
Mẹ lớn tiếng hô vang:
Đả đảo cộng sản - Việt Nam cộng Hòa muôn năm!
Sáng sớm ngày 20/4/2015, bà con tiểu thương chợ Đầm (Nha Trang) lại tiếp tục biểu tình phản đối dự án xây mới chợ Đầm Tròn và phản đối sự thiếu minh bạch trong phân chia lại khu vực kinh doanh.
Đặc diểm là các biểu ngử đều mang NỀN VÀNG – BA HÀNG CHỮ ĐỎ, biểu tượng Quốc kỳ Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.
Nguyễn Viết Dũng và thể chế Việt Nam Cộng Hòa: “ Nguyễn Viết Dũng sinh ngày 19 tháng 6 năm 1986, là con trai duy nhất trong gia đình có 4 anh em của ông Nguyễn Viết Hùng và bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, ở xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
… Trong hành trình tham gia cùng nhiều người thúc đẩy tự do, dân chủ cho Việt Nam, Nguyễn Viết Dũng đãtìm hiểu về nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, và nhanh chóng nhận ra những ưu điểm, sự văn minh, nhân bản của thể chế Cộng Hòa. Từ đó Dũng khát khao xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng văn minh, nhân bản theo thể chế Cộng Hòa. Để đạt được mục tiêu này, Dũng tập trung đấu tranh đòi Đa đảng, Tam quyền phân lập tại Việt Nam.
… Ngày 30/4/2014 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa (cờ vàng ba sọc đỏ) lần đầu tiên được treo trên nóc nhà Dũng tại Nghệ An.
… Ngày 2/4/2015: Dũng chính thức thông báo trên Facebook về việc thành lập Đảng Cộng Hòa và nhóm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 12/4/2015: Nguyễn Viết Dũng cùng 4 bạn trẻ trong trang phục áo đen, trước ngực có hình con Ó Vàng – Biểu tượng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đến 11h cùng ngày, khi buổi tuần hành kết thúc, nhóm của Dũng tách đoàn đi về thì bất ngờ bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ.
Lược qua những sự kiện kể trên để khái quát về sự tiến triển của việc biểu lộ tinh thần Chánh Nghĩa Quốc gia - Dân Tộc, tinh túy của hai nền Việt Nam Cộng Hòa từ những nông dân chơn chất Miền Nam lan dài ra mãi tận Thanh – Nghệ – Tỉnh, miền Bắc. Tinh thần VNCH ấy được biểu lộ từ trong hành động chống cường quyền cưởng chế cướp nhà, cướp đất, cướp chợ của giới nông dân, tiểu thương đến ý thức chánh trị của giới trẻ miền Bắc.
Bây giờ đến lượt hán ngụy thành hồ cũng phải " mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, tại khuôn viên dinh Thống Nhất vào ngày 9/3. "
Và nhân vật " Tiến sĩ sử gia " Nguyễn Nhã, cũng là một tác giả trọng yếu của Giao Điểm, long trọng xác nhận: “Độc lập” là điều mà cựu tổng thống họ Ngô đã đề cập ngay từ khi lên nắm quyền: “Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.”
Chỉ tiếc có một điều, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng cảnh cáo: " Đùng nghe những gì cọng sản nói mà hãy nhìn kỷ những gì cọng sản làm."
Vì vậy mà trước sụ kiện bất thường kể trên, cũng có điều suy nghĩ.
Trò chơi nhà nghề của tuyên giáo vẹm là: Diện - Điểm.
Ở đây cái diện " bề thế " là " Tinh thần Độc lập Dân tộc và Bản sắc Việt " của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Đây là sự kiện lịch sử hiển nhiên nên dù sử gia Nguyễn Nhã có nhìn nhận hay không thì cũng vậy thôi.
Nên dùng đề tài nầy làm diện là đúng thủ đoạn diện điểm: Nó xác nhận một sự kiện hiển nhiên để tỏ ra tính cách khách quan, vô tư của một sử gia.
Để có tư cách đáng tin để đi vào trọng Điểm.
Vậy điểm đó là điểm nào?
Nhớ lại, mới đây thôi, tuyên giáo ta nhắp thử mồi câu dẫn: Thôi gọi Việt Nam Cộng Hòa là " ngụy quân - ngụy quyền. " Gặp ngay phản đòn tống ngay vào họng: Hán ngụy phản nước hại dân việt cọng không đủ tư cách nhìn nhận hay không nhìn nhận QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HÒA được khắp thế giới Tư Do công nhận.
Vậy là mưu thuật dụ khị vô công.
Lần nầy thì thế nào?
Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư sắp tới, chơi trò sấp ngủa, cùng lúc vừa ca ngợi " Mùa xuân Đại thắng " vừa trưng bày chinh nghĩa Quốc gia ti tí để... mở trò ...Hòa Hợp - Hòa giải dụ khị muôn thuở chăng?
Hàng không mẫu hạm Carl Vinson vừa cặp bến Tiên Sa đồng ca nối vòng tay lớn.
Bây giờ là xóa bỏ hận thù - hòa hợp - hòa giải, nắm tay nhau về xây dựng lại quê mẹ mến yêu chăng?
Câu thiệu kể trên do người gian mắc nạn Nguyễn Ngọc Ngạn vác B40 Thúi Nga nả vào cộng đồng người Việt Tị nạn cọng sản từ mười mấy năm về trước để chỉ bị chửi rủa và vô công.
Bậy giờ giao điểm Nguyễn Nhã viết lại lịch sử thì cũng vậy thôi.
Cũng như vừa rồi tiến sĩ ngữ học bùi hiền bày trò kải kách chữ viết đọc theo giọng chệt để chỉ bị chủi rủa mà thôi.
Hãy cùng anh hải quân Carl Vinson cất cao lời hát:
" Tôi không nhìn thấy gì khác
Chỉ thấy khi Anh Đưng Lên
Đứng lên ... Đứng lên ...
Khi Anh đứng lên thì CHÁNH NGHĨA THẮNG BẠO TÀN!
Nguyễn Nhơn
Việt Nam mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm 07/03/2018 VOA Tiếng Việt
“Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.” ( Tiến sĩ sử gia Nguyễn Nhã TPHCM )
Chính quyền Việt Nam lần đầu tiên mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, tại khuôn viên dinh Thống Nhất vào ngày 9/3. Dù cuộc triển lãm có nhan đề là “Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966,” ban tổ chức đã dành một gian riêng ở tầng hai ở một tòa nhà trong khuôn viên dinh Thống Nhất, dùng để giới thiệu diễn biến của cuộc đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, từ ngày ông làm quan nhà Nguyễn thời vua Bảo Đại rồi trở thành tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.
Nhận định về sự kiện chưa từng xảy ra tại Việt Nam kể từ ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị sụp đổ vào năm 1975, tiến sĩ sử gia Nguyễn Nhã ở thành phố Hồ Chí Minh nói cuộc triển lãm này phản ánh một phần của lịch sử Việt Nam và có một ý nghĩa nhất định. “Dinh Norodom dưới thời ông Ngô Đình Diệm được xây lại và đặt tên là Dinh Độc Lập, ngay từ khi ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền. Đó là một kiến trúc, nhưng cũng là một phần lịch sử của Việt Nam.” Sau khi cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, ông Diệm được bầu làm tổng thống và ông đã đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng “Độc lập” là điều mà cựu tổng thống họ Ngô đã đề cập ngay từ khi lên nắm quyền: “Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.”
Trong phòng trưng bày có bức ảnh gia đình ông Ngô Đình Diệm, kế bên là gia phả dòng họ Ngô Đình. Ngoài ra, còn có nhiều hình ảnh, tư liệu cuộc đời người thân của ông Ngô Đình Diệm như: Ngô Đình Khả, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, bà Trần Lệ Xuân... được sắp xếp theo diễn tiến lịch sử. Báo Thanh Niên mô tả rằng phòng trưng bày có hình ảnh ông Ngô Đình Diệm cùng binh sĩ sau chiến thắng quân Bình Xuyên tháng 5/1955. Ngoài ra còn có bức ảnh hai tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Thành Phương và Trịnh Minh Thế đem quân về hợp tác và được ông Ngô Đình Diệm đón tiếp long trọng, trong khi tướng tư lệnh Lê Quang Vinh thì bị xét xử tại tòa án.
Báo VNexpress nói cuộc triển lãm là kết quả ba năm nghiên cứu và thực hiện do Hội trường Thống Nhất với sự cố vấn từ các chuyên gia sử học, bảo tàng như Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huy, Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, và Giáo sư sử học người Mỹ Edward Miller. “ Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ.. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.
Theo tờ báo này, giáo sư sử học Edward Miller - tác giả cuốn sách "Liên minh sai lầm, Mỹ, Ngô Đình Diệm và số phận Nam Việt Nam" – là người đóng góp nhiều hình ảnh và tư liệu quý cho trưng bày gia đình Ngô Đình Diệm. Nguồn sử liệu của ông được thu thập ở nhiều trung tâm lưu trữ tại Việt Nam, Mỹ và Pháp..
Giáo sư Miller nói: "Chúng tôi muốn mang đến sự diễn giải lịch sử cho người xem chứ không phải chỉ đơn thuần là tái hiện sự kiện. Bởi bạn phải hiểu lịch sử trong một bối cảnh cụ thể, không phải là những khoảng thời gian đơn lẻ." Sau khi cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, ông Diệm lên làm Tổng thống và đổi tên Dinh Norodom, được chính quyền Pháp xây vào năm 1868, thành Dinh Độc Lập. Sau biến cố năm 1975 khi chế độ Việt Nam Cộng hòa bị giải thể, Dinh Độc Lập có tên mới là Dinh Thống Nhất hay Hội trường Thống Nhất cho đến ngày nay.
Truyền thông Việt Nam trích lời bà Trần Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Hội trường Thống Nhất nói: "Cuộc trưng bày lần này được tập hợp từ hàng trăm tài liệu, hình ảnh, được xem là quy mô nhất từ trước đến nay về lịch sử Dinh Độc Lập, đặc biệt trong giai đoạn 1868 đến 1966 vốn ít người biết đến.” Trong thời gian làm chủ Dinh Độc lập, ông Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu bị ám sát vào ngày 2/11/1963, sau một cuộc đảo chánh do các tướng lĩnh miền Nam Việt Nam thực hiện.
Một tài liệu giải mật của CIA vào tháng 10 năm ngoái cho biết cựu Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát ông Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và cho rằng vụ ám sát ông Kennedy là một ‘quả báo.’
Diễn đàn Facebook 3/8/2018