Monday 5 March 2018

Tâm sự quân nhân Mỹ gốc Việt trên tàu sân bay USS Carl Vinson








Quân nhân Mỹ gốc Việt Hiền Trịnh trên tàu sân bay USS Carl Vinson.


Một trung tá hải quân Hoa Kỳ gốc Việt có cha từng chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa, nói với VOA tiếng Việt rằng ông “thực sự vui mừng” cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trở lại Việt Nam, nơi cả gia đình ông từng rời bỏ khi ông mới hai tuổi. Ông Hiền Trịnh nói thêm rằng thời gian đã giúp ông xóa bỏ “cảm xúc tiêu cực” về Việt Nam và dần thay thế bằng “tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó”, đồng thời cho biết rằng ông “rất vui” được trở lại nơi mình sinh ra, trên một trong những chiếc tàu sân bay tốt nhất trên thế giới để là một phần của sự kiện lịch sử trong quan hệ Việt - Mỹ. Mời quý vị theo dõi buổi trò chuyện sau đây giữa VOA tiếng Việt và trung tá Hiền Trịnh, hiện làm trong phòng nha khoa trên USS Carl Vinson.
VOA: Ông có thể cho chúng tôi biết đôi chút về nguồn gốc Việt của mình được không?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi sinh ra ở Sài Gòn. Gia đình tôi gốc Hà Nội, nhưng chuyển vào Nam năm 1954 khi Việt Nam đang bị chia cắt.
Gia đình tôi gồm ba mẹ, năm anh chị em và tôi, khi ấy mới hai tuổi, lên một chiếc tàu đánh cá để chạy khỏi một nơi bất định để tới một nơi bất định khác.
Trung tá Hiền Trịnh nói.
Bố tôi phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa và đồn trú tại Nhà Bè trong suốt thời kỳ chiến tranh. Ông chỉ huy một đơn vị ở đó. Vì thế, khi Việt Nam Cộng hòa thất thủ năm 1975, chúng tôi phải trốn chạy.
Gia đình tôi gồm ba mẹ, năm anh chị em và tôi, khi ấy mới hai tuổi, lên một chiếc tàu đánh cá để chạy khỏi một nơi bất định để tới một nơi bất định khác.
VOA: Lý do vì sao ông lại quyết định gia nhập hải quân và phục vụ trên USS Carl Vinson? Nhiều quân nhân Mỹ gốc Việt hay nói với chúng tôi rằng họ làm vậy để trả ơn quê hương thứ hai đã đón nhận. Còn ông thì sao?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi cũng có lý do giống như vậy. Như những gì ba mẹ tôi kể, sau khi trốn chạy, chiếc tàu đánh cá của chúng tôi tới được Singapore. Nhưng nước này không nhận người tỵ nạn nên họ lại cho phép chúng tôi ra khơi. Sau đó, chúng tôi may mắn được một tàu hải quân Mỹ phát hiện và đưa tới Vịnh Subic, Wake Island [nằm giữa Honolulu và Guam], Hawaii rồi cuối cùng là trại tị nạn Fort Chaffee ở Arkansas.
Nếu không có sự cứu giúp của hải quân Mỹ và quan trọng hơn là cơ hội ở Hoa Kỳ, tất cả những điều đó có lẽ đã không thể xảy ra.
Trung tá Hiền Trịnh nói.
Sau đó, chúng tôi đã được một nhà thờ Cơ đốc ở Lansing, Michigan, bảo lãnh. Và đó là lúc gia đình tôi bắt đầu Giấc mơ Mỹ. Thoạt đầu, gia đình chúng tôi cũng chật vật, nhưng sau đó anh em chúng tôi đều tốt nghiệp đại học Michigan State University, lập gia đình và thành công trong cuộc sống. Nếu không có sự cứu giúp của hải quân Mỹ và quan trọng hơn là cơ hội ở Hoa Kỳ, tất cả những điều đó có lẽ đã không thể xảy ra.





Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson.
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson.
Tôi đã phục vụ trong hải quân khoảng 15 năm. Tôi từng làm thủy thủ trên ba tàu khác nhau. Tôi muốn làm việc trên Vinson vì muốn đó là đỉnh cao của sự nghiệp của mình và tôi đã không thất vọng. Làm việc trên hàng không mẫu hạm này là trải nghiệp thực sự khác biệt. Thật tuyệt vời khi chứng kiến khối lượng công việc cũng như con người tham gia để vận hành con tàu này.
Tôi muốn làm việc trên Vinson vì muốn đó là đỉnh cao của sự nghiệp của mình và tôi đã không thất vọng.
Trung tá Hiền Trịnh nói.
Chứng kiến những người trẻ tuổi dám đảm nhận trách nhiệm mà những người khác phải rùng mình khiến tôi tin tưởng vào tương lai. Chứng kiến nhiều người thuộc đủ mọi thành phần cùng nhau nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ thực sự truyền cảm hứng cho tôi.
Trong phần còn lại của sự nghiệp của tôi sau chuyến đi lần này, tôi sẽ giảng dạy hoặc điều hành các phòng khám trên bờ, nên tôi muốn chuyến đi này trở thành đỉnh cao của sức mạnh hải quân.
VOA: Cảm xúc của Trung tá ra sao khi trở lại nơi mình sinh ra? Người thân của ông nói gì về chuyến đi đầu tiên của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam kể từ những năm 60?
Trung tá Hiền Trịnh: Khoảng 10 năm trước tôi đã trở lại Việt Nam một lần trong chuyến đi tình nguyện với các hoạt động về nha khoa với bạn gái tôi (nay đã trở thành vợ). Và cũng giống như khi ấy, tôi rất vui khi tận mắt chứng kiến những nơi trước đây chỉ tồn tại trong lời kể của cha mẹ tôi.





Người tị nạn Việt Nam trên tàu của Hoa Kỳ năm 1975.
Người tị nạn Việt Nam trên tàu của Hoa Kỳ năm 1975.
Tôi từng có lúc có những cảm xúc vui buồn lẫn lộn vì cuộc chiến vẫn còn hằn rõ trong tâm trí cha mẹ tôi và các thành viên khác trong gia đình. Tôi có nhiều thành viên gia đình không sống sót trong cuộc chiến. Nhưng cùng với thời gian, những cảm xúc tiêu cực đó và những điều tôi được dạy đã dần được thay thế bằng tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó.
Còn về chuyến thăm của hàng không mẫu hạm, tôi thực sự vui mừng khi trở thành một phần của sự kiện lịch sử này. Tôi hy vọng nó sẽ mang lại mối quan hệ chân tình và nồng ấm trong nhiều năm tới.
VOA: Ông muốn làm gì nhất khi USS Carl Vinson cập cảng ở Việt Nam?
Trung tá Hiền Trịnh: Đây là câu hỏi dễ trả lời nhất. Tôi muốn ăn, ăn thật nhiều. Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để biết về một nền văn hóa là qua ẩm thực. Tôi thích món ăn Việt Nam vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nước như Trung Quốc, Thái hay Pháp. Và cũng giống như đồ ăn kiểu Cajun ở Mỹ, món ăn Việt Nam hòa trộn hoàn hảo tất cả những ảnh hưởng đó thành những món độc đáo và ngon.


VOA: Ông nghĩ sao về mối quan hệ nồng ấm hiện nay giữa hai quốc gia cựu thù?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi rất vui. Đất nước này còn có nhiều điều mời gọi và tôi rất muốn chia sẻ văn hóa Việt Nam tuyệt vời mà tôi yêu thích với nhiều người nhất có thể. Từ những bãi biển cát trắng tới các ngọn núi tuyệt đẹp, những cánh rừng rậm, các ngôi đền cổ và sự trầm mặc của những ngày đông trên mặt hồ ở Hà Nội. Việt Nam là một nơi đẹp với những con người thân thiện. Tôi hy vọng có thể tới thăm nhiều lần nữa.

Đón hàng không mẫu hạm Mỹ, Việt Nam đi dây giữa Washington và Bắc Kinh


media
Tàu USS Carl Vinson đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 05/03/2018.REUTERS/Kham

Sự kiện Đà Nẵng đón hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson hôm nay, 05/03/2018 vừa được coi là một biểu tượng mạnh trong quan hệ chiến lược Việt-Mỹ, vừa cho thấy tính phức tạp trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh.


Hàng không mẫu hạm Mỹ cùng hai tàu hộ tống với trên dưới 6.000 thủy thủ, phi công... "đổ bộ" vào Đà Nẵng, cảng nằm không xa đảo Cá Voi Xanh nơi tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ đang khai thác và nhất là sát cạnh khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh chắc chắn là theo dõi sát các hoạt động của USS Carl Vinson trong 5 ngày chiếc tàu neo đậu tại Đà Nẵng.

Theo một số các nguồn tin thông thạo được hãng tin Reuters trích dẫn, để trấn an Trung Quốc, từ nhiều tháng qua Hà Nội đã điều các chuyên gia đến Bắc Kinh để giải thích với nước láng giềng phương Bắc về triển vọng tăng cường hợp tác Việt-Mỹ. Các giới chức ngoại giao và quân sự Việt Nam đã liên tục nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại độc lập của Hà Nội và mong muốn mở rộng quan hệ quốc tế, duy trì mối bang giao ổn định với Bắc Kinh, bất chấp những tranh chấp ở Biển Đông.

Cần nhắc lại đây không phải là lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ hiện diện trong vùng Biển Đông. Từ đầu năm 2018, trước khi ghé cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, chiếc Carl Vinson đã ghé cảng Manila vào giữa tháng 2/2018. Phó đề đốc, chỉ huy hải đội tác chiến Carl Vinson John Fuller, trong cuộc họp báo tại Philippines khi đó, đã nhấn mạnh đến "một sự hiện diện có trọng lượng" của Hải Quân Hoa Kỳ, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục mở rộng căn cứ quân sự ở Hoàng Sa, xây dựng đảo nhân tạo tại khu vực Trường Sa. Đấy là những nơi đang có tranh chấp chủ quyền, mà Việt Nam là một trong những bên liên quan.

Tại Bắc Kinh, một số chuyên gia cho rằng sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Mỹ sát cạnh cửa ngõ của Trung Quốc là yếu tố để quốc gia Bắc Á này tăng tốc các chương trình xây dựng tại vùng biển mà Trung Quốc đã xem là ao nhà. Dù vậy, về mặt chính thức, từ khi hay tin chiếc USS Carl Vinson sẽ đến thăm Đà Nẵng, Bắc Kinh tỏ ra chừng mực. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hy vọng giao lưu Mỹ-Việt "mang tính xây dựng".

Trên thực tế, theo như ghi nhận của một chuyên gia về an ninh quốc phòng tại đại học Lĩnh Nam - Hồng Kông -, được Reuters trích dẫn, Bắc Kinh giờ đây hiểu rõ hơn chính sách của Hà Nội cân bằng quan hệ giữa hai nước lớn là Mỹ và Trung Quốc. Vẫn theo chuyên gia này, "ngành ngoại giao của Việt Nam đã thành công trong mục đích trấn an Bắc Kinh".Trong mắt nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, thuộc việc Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, Trung Quốc biết chắc là Việt Nam muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ, nhưng sẽ không dám thách thức Bắc Kinh.

Sau cùng, cũng có ý kiến cho rằng, thái độ chừng mực của Trung Quốc trước việc hàng không mẫu hạm Mỹ ghé cảng Đà Nẵng có thể cho thấy là Bắc Kinh chấp nhận việc Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Hải Quân Hoa Kỳ trong vùng Biển Đông, với điều kiện là sự hiện diện đó "góp phần xây dựng hòa bình và ổn định khu vực" như chính phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng tuyên bố.

 HKMH Hoa Kỳ USS Carl Vinson 

 ‘thành phố nổi’ vừa đến Việt Nam


alt
Cận cảnh tàu sân bay USS Carl Vinson - 'thành phố nổi' vừa đến Việt Nam

Trưa nay (5/3), Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS USS Wayne E. Meyer đã vào đến vịnh Đà Nẵng (vùng biển Việt Nam).
Trong nhóm tàu Hải quân Mỹ đưa đến Việt Nam trong chuyến thăm lần này, HKMH USS Carl Vinson nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông và người dân Đà Nẵng.
Vào lúc 12h trưa nay (5/3), khi tàu USS Carl Vinson còn cách cảng Tiên Sa khoảng 10 hải lý, đã có rất nhiều người dân “đội nắng” đứng trên cầu Thuận Phước để ngắm tàu được mệnh danh là “thành phố nổi” này, 
Cùng với tàu sân bay USS Carl Vinson, trong đoàn tàu Hải quân Mỹ đến Việt Nam lần này còn có tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS USS Wayne E. Meyer cùng khoảng 6.500 thủy thủ.
alt
Vị trí tàu sân bay USS Carl Vinson thả neo. (Ảnh: Zing)


Bên trong căn cứ không quân nổi 
sắp đến Việt Nam
 
Tàu sân bay USS Carl Vinson mang theo 90 máy bay các loại cùng thủy thủ đoàn gần 6.000 người được ví như một căn cứ không quân di động trên biển.
 
Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70)
Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70), soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 (CSG-1) cùng các tàu hộ tống sẽ thăm Việt Nam từ ngày 5-9/3. CVN-70 có chiều dài tới 333m, rộng lớn nhất 77m, lượng choán nước tiêu chuẩn 100.000 tấn.
 
Carl Vinson mang theo 90 máy bay các loại.
Carl Vinson mang theo 90 máy bay các loại. Tàu sân bay hoạt động như một căn cứ không quân di động. Điều này cho phép Hải quân Mỹ triển khai sức mạnh ở bất kỳ đâu trên biển mà không bị giới hạn về địa lý.
 
Cỗ máy chiến tranh khổng lồ này cần đến gần 6.000 người để vận hành
Cỗ máy chiến tranh khổng lồ này cần đến gần 6.000 người để vận hành, gồm 2.480 nhân viên hàng không và phi công, 3.200 thủy thủ đoàn. Mỗi người đều có vai trò cụ thể và luôn tuân theo sự chỉ dẫn của chỉ huy các cấp, đảm bảo cho cỗ máy chiến tranh hoạt động trơn tru trong mọi tình huống.
 
Các thủy thủ tranh thủ ăn nhanh trong một đợt triển khai chiến đấu ở Vịnh Arab.
Các thủy thủ tranh thủ ăn nhanh trong một đợt triển khai chiến đấu ở Vịnh Arab. Những người trên mặt boong phần lớn là nhân viên hàng không chịu trách nhiệm điều phối hoạt động cất hạ cánh của máy bay. Họ cũng chuẩn bị vũ khí, nạp nhiên liệu, kiểm tra kỹ thuật, đảm bảo cho máy bay luôn sẵn sàng chiến đấu.
 
Một nữ nhân viên kỹ thuật đang làm vệ sinh khoang động cơ cho tiêm kích F/A-18E Super Hornet.
Một nữ nhân viên kỹ thuật đang làm vệ sinh khoang động cơ cho tiêm kích F/A-18E Super Hornet. Bên dưới boong tàu, công việc cũng rất nhộn nhịp. Khu vực này là nhà chứa máy bay cũng là xưởng sửa chữa nhỏ, bảo trì và bảo dưỡng định kỳ cho các máy bay.
 
Ảnh các nhân viên đang chuẩn bị bom cho máy bay trong nhiệm vụ không kích ở Syria.
Ảnh các nhân viên đang chuẩn bị bom cho máy bay trong nhiệm vụ không kích ở Syria. Bên cạnh nhà chứa máy bay là kho vũ khí nơi các kỹ thuật viên sẽ lắp ngòi nổ thiết bị dẫn đường để biến những quả bom thông thường thành bom thông minh JDAM.
 
Mỗi thành viên trên tàu đều làm việc rất chăm chỉ.
Mỗi thành viên trên tàu đều làm việc rất chăm chỉ. Vai trò của họ có thể nhỏ bé so với chiến hạm khổng lồ. Tuy nhiên, nếu họ không hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoạt động của toàn bộ tàu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
Ngôi sao nhạc đồng quê Tyler Farr biểu diễn cho thủy thủ đoàn
Tuy vậy, cuộc sống trên tàu sân bay Carl Vinson không phải lúc nào cũng chỉ có sắt thép và vũ khí. Ngôi sao nhạc đồng quê Tyler Farr biểu diễn cho thủy thủ đoàn trong nhà chứa máy bay của tàu trên Vịnh Arab vào năm 2014.
 
Tàu có phòng tập gym giúp thủy thủ đoàn
Tàu có phòng tập gym giúp thủy thủ đoàn duy trì thể lực cho những chuyến làm nhiệm vụ dài ngày trên biển.
 
Bữa tiệc nướng ngoài trời thịnh soạn
Những bữa tiệc nướng ngoài trời thịnh soạn giúp thủy thủ đoàn thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Hải quân Mỹ ưu ái cho thủy thủ trên các tàu chiến tiêu chuẩn thực phẩm rất cao nhằm đảm bảo sức khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 
Cung cấp thực phẩm cho gần 6.000 người trên tàu là một thách thức không nhỏ cho bộ phận hậu cần.
Cung cấp thực phẩm cho gần 6.000 người trên tàu là một thách thức không nhỏ cho bộ phận hậu cần. Tuy vậy, với ê kíp làm việc chuyên nghiệp, thủy thủ đoàn trên tàu không bao giờ phải phiền lòng vì vấn đề ăn uống, giúp họ chuyên tâm vào nhiệm vụ.
 
Trên tàu có hẳn một bệnh viện với đầy đủ trang thiết bị.
Trên tàu có hẳn một bệnh viện với đầy đủ trang thiết bị. Các bác sĩ có thể thực hiện những ca phẫu thuật ngay trên tàu. Tàu còn có phòng khám nha khoa có thể tiếp nhận 50-60 bệnh nhân mỗi ngày.
 
Hàng nghìn người tập trung trên boong tàu Carl Vinson xem máy bay E-2C biểu diễn trong chuyến hải trình
Hàng nghìn người tập trung trên boong tàu Carl Vinson xem máy bay E-2C biểu diễn trong chuyến hải trình "hổ". Đây là một hoạt động cho phép người thân của thủy thủ đoàn trải nghiệm cuộc sống trên tàu sân bay.
 
Nữ nhân viên hàng không đang chuyển tiếp chỉ thị từ cấp trên trong chuyến diễn tập ở Vịnh Arab.
Nữ nhân viên hàng không đang chuyển tiếp chỉ thị từ cấp trên trong chuyến diễn tập ở Vịnh Arab. Tàu sân bay là cỗ máy chiến đấu khổng lồ và tinh vi. Khối lượng công việc dành cho mỗi thành viên trên tàu là rất lớn. Mỗi thủy thủ trước khi nhận nhiệm vụ trên tàu phải trải qua quá trình đào tạo rất khắt khe.
 
Thoáng ưu tư của một nhân viên hàng không giữa những lần máy bay cất cánh.
 
Thoáng ưu tư của một nhân viên hàng không giữa những lần máy bay cất cánh. Thủy thủ này quấn trên người các dây xích dùng để cố định máy bay trên boong tàu.
 
Không một quốc gia nào khác trên thế giới có được những chiến hạm khổng lồ như vậy.
 
Tàu sân bay USS Carl Vinson nói riêng và lớp Nimitz nói chung không chỉ là cỗ máy chiến tranh khổng lồ, mà còn là biểu tượng cho sức mạnh của nước Mỹ. Không một quốc gia nào khác trên thế giới có được những chiến hạm khổng lồ như vậy.