"BCCVTN (Bút Chiến Cờ Vàng Thụ
Nhân) có thể được xem là một "ký sự" hấp dẫn kể lại diễn tiến tổ chức
Đại Hội Thụ Nhân Paris 2012 từ khi ông Lê Đình Thông, trưởng Ban Tổ Chức, cứ tưởng
bở, tính lặp lại cái trò cũ của hai tiền nhiệm Huỳnh Trung Trực và Phạm Văn Lưu
là bỏ phiếu "Oui / Non, chào cờ, tại Đại Hội" mà không cần cho biết
lý do. Bị phản đối, Tiến sĩ Lê Đình Thông phải từ chức, và một số nữ lưu Thụ
Nhân (được tác giả gọi là "ngự lâm...") phải đứng ra lãnh nhận trọng
trách tổ chức Đại Hội có chào và treo Cờ, giữa bao gian nan và đánh phá thô bạo
từ phía bỏ cờ / trở cờ. Loạt bài BCCVTN, dựa trên những sự việc có thật và những
emails qua lại còn lưu trữ, với lời văn dí dỏm, châm chọc, đã được đăng tải nhiều
kỳ trên diễn đàn "Hội quán Phi Dũng" và lôi cuốn, gây thích thú cho
nhiều độc giả. Họa sĩ Lê Khánh Thọ, sinh viên CTKD 8, là quả phụ của một
phi công VNCH và ái nữ của cố Đại tá Lê Quang Bình, cựu tham mưu trưởng Quân
đoàn II, Pleiku" (NLGO).
Chị Nguyễn Trần Lệ ở Nam Cali, nhận định: "Đọc bài BCCV + chú thích + ý kiến nội
bộ + hình hoạt họa, thấy thích thú giống như đang đọc chuyện kiếm hiệp....
thời đại ly kỳ. Nhất là BCCV
lại được sự ủng hộ cũng như sự lên tiếng của một số người chống cộng
có tri thức mà từ lâu nay mình ngưỡng mộ".
Anh Bùi Bảo Sơn ở
Toronto, cho rằng: "Đọc câu chuyện cờ
quạt trên "Phố Núi Pleiku" trong BCCVTN thấy không khác gì chuyện kiếm
hiệp. Nhưng sự trình bầy rõ ràng mạch lạc đã lôi cuốn người đọc từ đầu
tới cuối là tài "hùng biện trên giấy" của KT thật tuyệt
chiêu..."
Trong khi anh Võ
Trung Phát chi tiết hóa: "... Doc
phan 20, 21 cua ni co pha chua giong nhu doc bao Kim Dung Tieu ngao giang
ho..." (Đọc phần 20, 21 của ni cô
phá chùa giống như đọc báo Kim Dung Tiếu ngạo giang hồ) (PKT bỏ dấu).
Trong
pho kiếm hiệp "Tiếu
ngạo giang hồ", Kim Dung nêu lên một xã hội điên cuồng trong
ảo tưởng quyền lực. Võ lâm phân chia thành hai bờ đối cực: Một bên là Minh
giáo, biểu tượng cho chế độ độc tài chuyên chế, đại biểu cho ý thức hệ “duy địa”
(duy vật).
Một
bên là Ngũ Nhạc kiếm phái (gồm Tung Sơn, Hoa Sơn, Hằng Sơn, Thái Sơn, Hành
Sơn), Thiếu Lâm, Võ Đương, Thanh Thành và những phái nhỏ khác như Côn Lôn,
Không Động…, là hình tượng cho những đảng phái chính trị và tôn giáo của xã hội
đa đảng, đại biểu cho ý thức hệ “duy thiên” (duy tâm).
Cả
hai phe đều muốn tiêu diệt nhau mà giành lấy độc quyền trong sự thống nhất võ
lâm, đưa đến những trường máu tanh giết chóc không nguôi…
Thế
gian điêu linh trong cơn mưa giết chóc, thanh trừng…
Lòng
người ngao ngán trong cơn lốc khủng bố, ám hại…
Đâu
là cái lẽ công chính của đạo lý và lẽ thích nghi của sự lý?
"Tiếu ngạo giang hồ" là tên
khúc cầm tiêu hợp tấu, do Lưu Chính Phong, cao thủ phái Hành Sơn trong Ngũ Nhạc
kiếm phái, cùng Khúc Dương Trưởng Lão của Ma Giáo hợp soạn.
“Thiên Nhạc Ký trong
bộ Lễ Ký viết: “Nhạc giả âm chi sở do sinh giã: Nhạc do âm mà sinh ra”. Âm khởi
phát do tự lòng người, lòng người cảm ngoại vật mà động, cho nên mới hình ra ở
cái thanh. Những thanh tương ứng với nhau rồi biến ra thành phương, tức là
thành cung bậc trong đục cao thấp, gọi là âm. Âm chia ra làm năm bậc là: cung,
thương, giốc, chủy, vũ (năm âm này theo luật Hoàng Cung gọi là năm chính thanh
và hai biến thanh là biến cung và biến chủy, có khi gọi là thanh văn và thanh
vũ, gồm tất cả là bẩy thanh, nhưng khi nói âm nhạc thì thường chỉ năm âm chính
chứ không nói bẩy thanh). Đem các âm so vào những nhạc khí để đánh ra tiếng; những
tiếng: kim thạch ti trúc; những đồ múa: can (khiên), thích (búa), vũ (lông chim
sả), mao (lông đuôi bò); và những thi phú ca vịnh, gồm tất cả gọi là nhạc. Cái
tác dụng của nhạc cốt hòa thanh âm cho tao nhã, để di dưỡng tính tình, cho nên
Khổng Tử nói: “Trí nhạc dĩ trị tâm, trắc dị trực từ lượng chi tâm du du nhiên
sinh hỹ: Xét cho cùng các lẽ về nhạc để trị lòng người, thì cái lòng giản dị,
chính trực, từ ái, thành tín, tự nhiên phơi phới mà sinh ra” (Lễ Ký: Tế Nghĩa,
XXIV)”
(Nho Giáo, Trần Trọng Kim, trang 156-158).
Như
thế, Kim Dung muốn nêu lên một ước vọng thầm kín, muốn thấy được một sự “thoát
xác” của phe hiếu chiến thích xâm lược, để đem lại “diễn tiến hòa bình” cho
nhân loại, nghĩa là ông muốn thấy sự bừng tỉnh của lễ nhạc, sự thức tỉnh của đạo
nhân.
Đọc
đến đây, xin ai đó chớ vội mừng thầm, đừng lẫn lộn với những cụm từ "Hòa hợp
hòa giải" đã bị Việt Cộng cùng đám Việt gian lợi dụng và gây nhiều tranh
chấp. Hãy nhìn vào cung cách chính quyền CSVN đối
xử với người dân trong nước ra sao sẽ rõ!
Làm sao chúng ta có thể hòa hợp với bọn bán nước buôn dân cho được?
Vua
Lê Thánh Tôn đã chỉ dụ rằng, “Nếu dám đem một thước một tấc của Thái Tổ làm mồi
cho giặc, thì tội phải tru di”! Mỵ Nương chỉ là nạn nhân của cuộc tình giả trá,
kết cuộc cũng không khỏi bay đầu dưới làn kiếm của vua cha!
Càng ngày mọi người đều thấy rõ nguy cơ mất nước về
tay Trung Cộng: Khởi từ công hàm bán nước do Thủ
Tướng Phạm
Văn Đồng ấn ký ngày 14-09-1958 gửi Thủ Tướng Chu Ân Lai với nội dung “Chính phủ
nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của
chính phủ nước CHND Trung Hoa quyết định về hải phận Trung Quốc (bao gồm các quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa)", đến Hội Nghị nhục nhã ở Thành Đô 1990: CSVN
cúi lạy xin làm tay sai cho Tàu Khựa, mở đầu cho thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 5.
Từ đấy đến nay, bao thảm cảnh dở khóc dở cười xảy
ra không ngớt: Một
blooger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị bắt vì tội trốn thuế, một Phạm Thanh Nghiên
bị tù vì tội tọa kháng trước nhà, cùng rất nhiều
người khác bị kết án nặng nề như LS Lê Chí
Quang, LS Cù Huy Hà Vũ, blogger Tạ Phong Tần, nhạc sĩ Việt Khang v.v…, cũng chỉ
vì dám hiên ngang lên tiếng phản đối Trung Cộng chiếm đóng 2 đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam.
Rồi những cuộc biểu tình được gọi là tự phát để phản
đối Trung Cộng lấn áp Việt Nam ngoài Biển Đông cũng bị đàn áp hết sức dã man:
Nào là người biểu tình yêu nước bị bốn công an khiêng như khiêng heo cho một sĩ
quan công an khác liên tiếp đạp lên mặt, nào là công an đánh đập rồi lùa bắt người
biểu tình yêu nước lên xe buýt chở nhốt vào trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà… Thử
hỏi, có một đất nước nào mà nhà cầm quyền lại bắt bớ, đàn áp người dân của mình
biểu tình vì lòng yêu nước như Đảng và Nhà Nước CSVN?!
Gần đây nhất, ngày 16 tháng 05 năm 2013, Tòa
án tỉnh Long An kết án hai sinh viên yêu nước Đinh
Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên với hai bản án hết sức nặng nề về tội “Tuyên
truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, trong đó có hành vi dùng máu pha loãng với nước
rồi viết vào một mảnh vải “có nội dung
không hay về Trung Quốc”. Thế nào là nội dung không hay về Trung Quốc?
Chỉ vì câu viết "có nội dung không hay về Trung Quốc" mà tòa án tuyên
xử Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống
nhà nước CHXHCNVN" chăng? Hóa ra cái nhà nước CHXHCNVN là tổ chức tôi đòi
cho Trung Cộng ư? Sao không đổi luôn khẩu hiệu "Yêu nước là yêu chủ nghĩa
xã hội" thành "Yêu nước là yêu nước Tàu" cho gọn?
Nhà văn Dương Thu Hương, người đảng viên có mặt
trong đội quân "tiến về Saigon giải phóng thành đô” ngày 30/04/75, đã bừng
tỉnh cơn mơ kêu gọi: “Quân đội nhân dân
hãy đứng lên để cùng toàn dân chém chết “14 con đĩ Mỵ Châu Việt Cộng” đang nằm
dạng háng chờ “bọn Trọng Thủy Tàu Cộng” đến để dâng nỏ thần và đất nước
VN!”
Thật ra thì phải đợi đến ba năm sau khi Nhậm Ngã Hành chết
rồi thì khúc "Tiếu ngạo giang hồ" mới được hợp tấu.
Tổng Thống Nga, Boris
Yeltsin đã quả quyết: “Cộng sản không thể nào sửa chữa mà cần phải đào thải nó”. Điều đó có nghĩa là
tiến trình hòa giải hòa hợp khả thi, hợp lý và được chấp nhận bởi đại khối dân
tộc, chỉ có thể thực hiện được sau khi đảng cộng sản Việt Nam cáo chung. Lúc
đó, cũng giống như Liên Bang Nga hậu cộng sản, họ đã bỏ cờ đảng và lấy lại Quốc
kỳ thời Nga Hoàng làm biểu tượng cho quốc gia, Việt Nam ta hậu cộng sản cũng vậy, phải bỏ cờ đảng và thay thế bằng lá cờ
dân tộc là Đại Nam Quốc kỳ từ thời Vua Thành Thái là việc hết sức khả thi.
Nhìn lá cờ vàng ngạo
nghễ tung bay trên bầu trời các nước Tự Do khắp thế giới, nay đã len lỏi góp mặt
trong hàng ngũ sinh viên yêu nước Saigon, chính quyền cộng sản Việt Nam, kẻ chiến
thắng hụt hơi (lẫn dở hơi), thấu hiểu hơn ai hết, cái tiềm lực của chính nghĩa
quốc gia vẫn vững bền, và khả năng khôi phục là điều tất yếu, nên bọn chúng mới
hoảng sợ mà tung ra nghị quyết 36, mong triệt hạ lá cờ vàng bằng mọi thủ đoạn.
Đó là bối cảnh của cuộc chiến Bảo Vệ Cờ Vàng giữa người Việt Quốc Gia khắp thế
giới, mà điển hình là Bút Chiến Cờ Vàng Thụ Nhân (BCCVTN), với tập đoàn CSVN và bè lũ tay sai Việt gian trở
cờ được công bố chính thức là 80.000
tuyên truyền viên mạng,
được chính quyền CSVN huấn luyện và trả lương để làm việc theo
đơn đặt hàng.
Thử liên tưởng Bút Chiến Cờ Vàng Thụ
Nhân trong bối cảnh của Hồi 219, mang tên "Lệnh Hồ Xung từ biệt người
yêu" trong truyện "Tiếu ngạo giang hồ":
Hồi 219 bắt đầu bằng cái chiến thắng
không đối thủ trên ngọn núi Hoa Sơn, khiến Nhậm Ngã Hành giận uất người vì công
cuộc bố trí nhân lực để diệu võ dương oai tốn kém không biết bao nhiêu tâm sức
của lão đã trôi theo mây khói, khi đối thủ của lão đã tự tận diệt lẫn nhau:
Hướng Vấn Thiên cùng bọn trưởng lão ngơ ngác
nhìn nhau. Ai cũng ra chiều cụt hứng.
Chuyến này Triêu Dương thần giáo cử bọn nhân
mã đến núi Hoa Sơn họ đã bố trí cực kỳ chu đáo.
Chẳng những họ điều động hết những tay cao thủ
bản giáo mà còn mời anh hùng hào kiệt ở khắp các bang, các trại, các động, các
đảo cùng đến phó hội.
Mục đích của họ đi chuyến này là để thu phục
Ngũ nhạc kiếm phái. Nếu Ngũ nhạc kiếm phái không chịu hàng phục thì Triêu Dương
thần giáo quy tụ họ vào một chỗ để tàn sát. Như vậy oai danh Nhậm Ngã Hành và
Triêu Dương thần giáo từ nay sẽ chấn động khắp thiên hạ. Cả hai phái lớn là Thiếu
Lâm và Võ Đương cũng không dám kháng cự nữa.
Cái mộng muôn năm trường trị, nhất thống
giang hồ trông vào cuộc oanh liệt trên ngọn Triêu Dương để làm khởi điểm.
Không ngờ lúc đến nơi thì Tả Lãnh Thiền, Nhạc
Bất Quần, Mạc Đại tiên sinh và mấy nhân vật tiền bối nổi danh phái Thái Sơn đều
bị chết hết. Cả bọn đệ tử hậu bối bổn phái cũng chỉ còn lại một số rất
ít.
Thế là bao nhiêu công trình bày đặt kế hoạch
cùng tập dượt để ra mắt biến thành vô dụng. Trách nào lão chẳng buồn
thiu.
Và bối cảnh cuộc đấu tranh bắt đầu kể từ
sau lúc Lệnh Hồ Xung quyết liệt từ chối gia nhập Triêu Dương Thần Giáo, đành hy
sinh tình yêu để cùng giáo chúng Hằng Sơn chiến đấu mà chu toàn danh dự và
trách nhiệm của mình:
Lệnh Hồ Xung chờ cho tiếng cười dừng lại rồi
dõng dạc nói:
- Vãn bối được giáo chủ có thịnh tình kêu gia nhập quý giáo và truyền cho ngôi cao chức trọng nhưng vãn bối là người không biết tuân giữ mực thước. Nếu vãn bối gia nhập quý giáo thì nhất định sẽ làm hư việc lớn của giáo chủ. Vãn bối đã nghĩ kỹ rồi, mong rằng giáo chủ thu hồi đề nghị đó.
Nhậm Ngã Hành trong lòng tức giận vô cùng, lão cất giọng lạnh như băng hỏi lại:
- Công tử nói vậy là nhất quyết không gia nhập Thần giáo ư?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Đúng thế!
Chàng đáp hai tiếng như đanh đóng cột tuyệt không ngần ngại chi hết.
Quần hào nghe chàng nói vậy không khỏi thất sắc.
Nhậm Ngã Hành lại nói:
- Trong mình công tử chứa nhiều luồng chân khí dị chủng và hiện nay đã phát tác. Từ đây mỗi lần phát bệnh là một lần trầm trọng hơn. Cách phá giải chứng này khắp thiên hạ chỉ có một mình bản tòa biết mà thôi.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Ngày trước ở Cô Sơn mai trang thành Hàng Châu, giáo chủ đã nói tới vụ này. Vừa rồi vãn bối lại được nếm mùi những luồng chân khí dị chủng phát tác thì quả nhiên thấy khổ sở vô cùng tưởng chết đi còn hơn. Nhưng bậc đại trượng phu đã chen chân vào chốn giang hồ thì chuyện sinh tử, vui buồn cũng chẳng để tâm đến làm chi.
Nhậm Ngã Hành hắng dặng một tiếng rồi nói:
- Công tử vẫn giở giọng quật cường, cứng cỏi. Bữa nay phái Hằng Sơn của công tử là ở trong tay bản tòa. Bản tòa không để cho họ sống sót một người xuống núi là việc dễ như trở bàn tay.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Đệ tử phái Hằng Sơn tuy đều là hạng nữ lưu nhưng không biết sợ hãi. Giáo chủ muốn giết thì giết! Bọn vãn bối chỉ biết liều chết để chu toàn là yên chuyện.
Nghi Thanh vẫy tay một cái, quần đệ tử phái Hằng Sơn đều đến đứng sau lưng Lệnh Hồ Xung.
Nghi Thanh lại lớn tiếng tuyên bố:
- Toàn thể chúng ta chỉ biết theo mệnh lệnh của chưởng môn, dù chết cũng không sợ.
Quần đệ tử đồng thanh hô theo:
- Chết cũng không sợ.
Trịnh Ngạc nói:
- Anh hùng hảo hán trên chốn giang hồ đều biết đến phái Hằng Sơn ta bữa nay thà chết chứ không chịu nhục, hết sức chiến đấu để tiếng thơm cho đời sau.
Nhậm Ngã Hành tức giận đến cùng cực lại ngửa
mặt lên trời cười rộ nói:
- Bữa nay bản tòa giết các người tất mang tiếng là ngấm ngầm bố trí mai phục để ám toán. Lệnh Hồ Xung! Ngươi dẫn bọn đệ tử của ngươi về núi Hằng Sơn. Trong vòng một tháng bản tòa sẽ thân hành lên núi Kiến Tĩnh. Khi ấy mà trên núi Hằng Sơn còn sống sót một con gà hay một con chó thi Nhậm mỗ này không đáng kể nữa.
Giáo chúng Triêu Dương thần giáo lại reo ầm ĩ:
- Thánh giáo chủ muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ! Phen này lên núi Hằng Sơn giết sạch sành sanh, gà chó cũng không bỏ sót.
Trong thực tế, "khi đồng minh tháo
chạy", Dương Văn Minh hành xử y hệt Lao Đức Nặc, nghĩa là lễ mễ dâng miền
Nam cho Việt Cộng làm quà, hầu mong đổi lấy một chức Trưởng Lão nào đấy. Nhưng
Nhậm Ngã Hành đã chẳng đoái hoài, còn sai bắt nhốt Lao Đức Nặc vào hậu động để
xử trị sau.
Hơn nữa, Việt Cộng đã không có cái hùng
tâm và dũng khí của Nhậm Ngã Hành, nên thay vì thả giáo chúng Hằng Sơn về núi
Kiến Tĩnh và hẹn một tháng sau sẽ đến tiêu diệt không bỏ sót một con chó một
con gà, thì Việt Cộng lại thẳng tay trả thù miền Nam một cách man rợ bằng hàng
loạt các chiến dịch như: cải tạo quân nhân cán chính miền Nam, đổi tiền để cướp
đoạt tài sản, cải tạo công thương nghiệp, lùa dân thành thị đi kinh tế mới để
chiếm nhà, đánh tư sản..., đã khiến cho "cái cột đèn đi được cũng bỏ
đi"...
Những người may mắn đến được bến bờ Tự
Do dưới nhiều hình thức, hoặc là “người di tản buồn”, hoặc “thuyền nhân”, hoặc
theo diện HO hay đoàn tụ gia đình…, nói chung cũng vì không thể sống chung với
loài cộng phỉ. Khi vội vã ra đi, họ chỉ đem theo được cái di sản văn hóa dân
tộc héo mòn, cùng với hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ của Tổ Quốc trong tim.
Không ai ra đi mà không nguyện với lòng, rằng cố gắng giữ gìn để mong ngày phục
hoạt, bởi hơn ai hết, họ ý thức được rằng, mất đất còn tậu lại được, chứ mất
cái giá trị tinh thần là văn hóa dân tộc và cái hồn thiêng Tổ Quốc rồi là kể
như tiêu! Bởi vậy mà trong những năm đầu nơi hải ngoại, không ai nêu vấn đề
treo hay không treo cờ vàng trong những ngày hội hè, sinh hoạt, vì cờ vàng là
lòng tự hào dân tộc, là niềm tin vững chắc vào tương lai, là biểu tượng của Tự
Do - Dân Chủ, là giá trị thiêng liêng mà người Việt tỵ nạn cộng sản đã liều
thân đánh đổi.
Nhưng
rồi Nghị Quyết 36 xuất hiện làm xáo trộn cuộc sống của người Việt hải ngoại:
Bàn tay dơ bẩn của Việt gian cộng sản đã vươn dài ra khỏi nước, cố triệt hạ nốt
phần văn hóa dân tộc còn rơi rớt bên ngoài, trong âm mưu triệt hạ cờ vàng, mong
biến chúng ta thành những kẻ vô
tổ quốc, sống thất tha thất thểu như những bóng ma chập chờn, để chỉ còn trơ lại cái xác không hồn, với những đoàn lũ trơ trọi từ trong
tâm trí, sống bơ vơ như những con thú lạc bầy, để rồi sẽ chết dần chết mòn mà
tuyệt chủng, bởi đã bị tước đoạt mất những giá trị dân tộc, những cái làm nên
sinh thú cho cuộc sống đáng sống của con người, trong mục tiêu bán rẻ dân tộc cho
Tàu, để từng bước Hán hóa nốt mảnh
đất cuối cùng của Việt tộc!!!
Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev,
nói, "Tôi đã bò nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải
đau buồn mà nói rằng: Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền dối trá". Thủ đoạn
tuyên truyền dối trá của đảng cộng sản Việt Nam rất tinh vi, nhưng ngày nay nhờ
sự bành trướng của hệ thống Internet toàn cầu, nguồn thông tin được kiểm chứng
một cách chính xác và nhanh chóng, nên chúng không còn cơ hội dối trá được như
xưa. Cái “ngọn cờ Độc Lập Dân Tộc từng khởi nghiệp cho đảng” lộ nguyên hình là
chiêu bài mị dân của bè lũ bán nước "hèn với giặc ác với dân", nên
quay lại trói chân tay đảng, khiến đội ngũ tuyên truyền mà đảng vẫn tự hào trở
nên vụng dại: (1) Thái độ hận thù: hung hăng, thách
đố, gây hấn, tấn công... (2) Ngôn từ bạo lực: hỗn hào, khinh miệt, khiếm nhã...
(3) Hành vi bất lương: điêu ngoa, bới móc đời tư, bôi nhọ cá nhân... (4) Lý luận
ấu trĩ, mù quáng... (5) Thủ đoạn hèn hạ:
Đánh rồi chạy (Hit-and-run tactics); hăm dọa, chụp mũ đối tượng; lén lút ném đá dấu tay, thay đổi
nick name như vị "cha già" của chúng...
Ông Vladimir Putin, Tổng Thống Nga tuyên bố, "Kẻ nào tin những
gì cộng sản nói, là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời cộng sản nói, là
không có trái tim". CSVN biết mình không có chính nghĩa nên ra sức
xuyên tạc lịch sử, nhưng rồi niềm tin của những đảng viên trung thực cũng xẹp
dúm như trái bóng xì hơi, điển hình như lời nhận tội của ông Nguyễn Hộ: "Phải thú nhận rằng, chúng tôi đã chọn
sai lý tưởng: cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng
cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng
chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh
phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục”. Bởi vậy mà những tên trí
thức chàng hảng vẫn còn cái đầu nên đâu có tin những gì cộng sản nói, có điều họ
mất con tim nên mới thậm thụt bưng bô cho cộng sản vì quyền lợi cá nhân, nhưng
đâu dám công khai ra mặt, chỉ lấm lét lén lút trở cờ, và khi người Quốc Gia lên
tiếng, tức khắc họ im tiếng, âm thầm lủi vào bóng đêm, trả lại chỗ đứng vinh
quang cho lá cờ vàng, điển hình là kết quả của Đại Hội Thụ Nhân 2012 ở Paris,
được GS Nguyễn Kim Quý nhận xét: "Đại hội Paris đã thành công viên mãn và công lao của BTC, nhất
là của Hồng Cúc, rất to lớn. Công bằng mà nói, không có Hồng Cúc xông xáo,
nhúng tay vào, và sự tham gia của mọi người từ anh Tuấn, anh Thái, anh Đoàn Chính
đến Bích Thủy, anh Điện v.v... và nếu không có Khánh Thọ, từ Châteauroux, nả
pháo binh (BCCVTN, PKT ghi chú) vào đầu những tên Thụ Nhân trở cờ, bỏ cờ, thì
không chắc có sự thành công ngoạn mục như thế".
Công cuộc Bảo Vệ Cờ
Vàng ở Đại Hội Thụ Nhân do 3 nàng Ngự Lâm khởi xướng và được những Nữ Tướng của
Viện tiếp tay, khiến người ta liên tưởng tới những ni cô và tục gia đệ tử của
phái Hằng Sơn hiền lành chân thật, không dám sát phạt nhưng biết quên mình, biết
ghi khắc ơn sâu và với lòng can đảm tột cùng, họ sẵn sàng đón nhận cái chết một
cách thản nhiên. Hằng Sơn là phái duy nhất trong Ngũ nhạc kiếm phái
còn tồn tại, tuy võ công không cao nhưng họ biểu dương được tư tưởng đoàn kết nội
bộ thật sự, trong bất cứ hành động nào, họ không có chút hiềm nghi chia rẽ, bằng
thế kiếm liên hoàn, họ luôn luôn kềm chế được những đối thủ mạnh hơn, họ không
thua bao giờ, chỉ trừ ra khi phải mắc lừa những mưu mẹo hiểm độc của kẻ khác.
Nhắc đến những mưu mẹo hiểm độc của kẻ khác, mời quý vị đọc
lại hồi 129, "Mượn bồ câu, Định Tĩnh đưa thư", để hiểu được tâm tư của
Định Tĩnh sư thái, người dẫn dắt quần đệ tử phái Hằng Sơn bị vây khốn trong hẻm
núi, sau khi được Lệnh Hồ Xung giả làm Tham Tướng Ngô Thiên Đức ra tay cứu
thoát:
Định Tĩnh sư thái đưa thuốc cho những tên đệ
tử đứng bên để đem chữa thương cho mấy người bị trúng ám khí. Rồi bà đến
trước Lệnh Hồ Xung khom lưng thi lễ nói:
- Lão ni là Định Tĩnh ở phái Hằng Sơn không
dám hỏi đến oai tính đại danh thiếu hiệp.
Lệnh Hồ Xung nghe bà nói vậy run lên, nghĩ thầm
trong bụng:
- Bà này là tiền bối trong phái Hằng Sơn quả
nhiên có cặp mắt khác thường. Bà biết rõ mình còn nhỏ tuổi và giả làm một vị tướng
quân.
Chàng liền khoanh tay đáp lễ nói:
- Kính chào sư thái! Bản tướng họ Ngô, tên gọi
Thiên Đức, được bổ làm tham tướng ở Phủ Toàn Châu! Hiện giờ bản tướng đang trên
đường phó nhiệm.
Định Tĩnh sư thái bụng bảo dạ:
- Người này có võ công tuyệt thế quyết chẳng cam tâm làm tôi mọi cho triều đình. Nhưng y đã nói vậy là không muốn lộ chân tướng. Bữa nay phái Hằng Sơn ta mà không nhờ được y cứu viện thì toàn quân tất bị tan rã. Ơn đúc cao cả này không biết phải tìm cách nào báo đáp mới được. Nghĩ vậy bà liền nói:
- Cổ nhân đã có câu "Bậc đại ẩn lánh mình ở chốn triều trung, bậc trung ẩn náu mình ở giữa chợ, còn hạng tiểu mới ẩn lánh mình ở chốn thâm sơn". Té ra tướng quân là một cao nhân ẩn ở triều đình. Bản lãnh tướng quân tinh thâm đến mức độ khôn lường. Lão ni từng trải giang hồ đã lâu ngày mà không nhận ra được tướng quân ở môn phái nào. Sư thừa là ai, nên lại càng kính phục.
Lệnh Hồ Xung cười ha hả đáp:
- Thực ra võ công bản tướng lợi hại vô cùng!
Trên có thể đánh tuyết hoa phủ núi, dưới đánh cây già rể cái, giữa đánh hắc hổ
lấy tim... Úi chà! Úi chà!
Chàng vừa nói vừa khoa chân múa tay vung quyền đánh ra. Đoạn chàng lại làm như dùng quá sức để đôi xương đau đớn như dần.
Lệnh Hồ Xung liếc mắt nhìn trộm Nghi Lâm thấy nàng kinh hãi ra chiều rất quan tâm, thì nghĩ bụng:
- Cô tiểu sư muội này thật là người có lương tâm. Giả tỷ cô nhận ra mình thì chẳng hiểu cô nghĩ sao?
Định Tĩnh sư thái dĩ nhiên biết chàng giả vờ như vậy. Bà mỉm cười nói:
- Tướng quân là chân nhân không muốn lộ bản tướng. Vậy bần ni chỉ còn biết ngày đêm thắp nến tâm hương cầu chúc cho tướng quân phúc thể khang cường mọi sự tốt lành.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Đa tạ! Đa tạ! Sư thái cầu đức Bồ tát phù hộ cho bản tướng mau đặng thăng quan phát tài, cờ bạc đánh đâu được đấy, lấy cả chục bà vợ trai gái đầy đàn đầy đống. Ha ha!
Đoạn chàng nổi lên tràng cười rồi chắp tay từ biệt dông tuốt.
Quần đệ tử phái Hằng Sơn ngó theo chàng chân bước loạng choạng đi về phía Nam rồi vây lấy Định Tĩnh sư thái nhao nhao lên.
Một cô hỏi:
- Thưa sư bá, ông tướng ấy lai lịch như thế nào?
Cô khác hỏi:
- Ông ta điên thật hay giả vờ?
Người khác hỏi:
- Bản lãnh y cao cường thật hay là gặp vận hên, đánh bừa đánh bãi mà trúng địch nhân?
Lại còn cô nữa hỏi:
- Đồ nhi coi chừng ông tướng này dường như chưa lớn tuổi. Phải vậy không?
Định Tĩnh sư thái thở dài quay lại ngó mấy cô đệ tử trúng ám khí thì thấy vết thương sau khi rịt thuốc màu đen đã hồng trở lại, mạch chạy nhanh hơn, không còn nguy hiểm nữa. Chính phái Hằng Sơn cũng có thuốc trị rất linh nghiệm, rồi sau sẽ chữa thêm. Bà liền giải khai huyệt đạo cho năm tên giáo chúng Ma giáo rồi thả họ về.
Đoạn bà bảo quần đệ tử:
- Bây giờ các ngươi hãy lại chỗ gốc cây kia nghỉ một lúc.
Rồi bà ngồi xuống phiến đá lớn, nhắm mắt nghĩ thầm:
- Lúc người này xông vào trận địa Ma giáo thì tên trưởng lão cầm đầu bọn chúng đã động thủ với y. Thế mà chỉ trong khoảnh khắc y điểm huyệt được năm người. Chiêu thức của y không rõ là bộ môn của phái nào trong võ lâm hiện nay. Thật ta chưa từng thấy nhân vật nào lợi hại như vậy. Chắc y phải là đệ tử của một cao nhân dị sĩ. Nếu những nhân vật như vậy mà là bạn chứ không phải thù thì là cái may lớn cho phái Hằng Sơn vậy.
Định Tĩnh trầm ngâm hồi lâu rồi sai đệ tử lấy nghiên bút và một tấm lụa mỏng bà viết thơ.
Bà viết xong cất tiếng gọi:
- Nghi Chất đâu? Lấy con bồ câu đem đây.
Nghi Chất là đệ tử chân truyền của Định Tĩnh sư thái dạ một tiếng rồi bắt con chim ở trong lồng trúc cô đeo trên lưng ra.
Định Tĩnh sư thái cuộn mảnh lụa nhỏ lại nhét vào trong ống trúc nhỏ đậy nắp lại. Bà lại sai đốt nhựa lên và dùng sắt nhỏ cột vào chân chim gắn lại cho cẩn thận.
Bà lâm râm nói nhỏ mấy câu rồi liệng chim lên không.
Con bồ câu vỗ cánh bay đi. Mới trong khoảnh khắc nó chỉ còn là một chấm nhỏ xa tít.
Định Tĩnh sư thái từ lúc viết thơ đến lúc thả bồ câu, cử động chậm chạp, khác hẳn với lúc bà xông xáo vào trận địch, thân thủ mau lẹ phi thường.
Định Tĩnh ngửa mặt lên trời trông cho đến khi cái chấm đen biến vào đám mây trắng mà bà vẫn còn ngửa cổ nhìn hoài.
Mọi người không một ai dám lên tiếng, vì biết rằng cuộc chiến vừa rồi tuy nhờ được ông tướng trò hề xen vào đánh giúp được địch, song thực ra cục diện hãy còn nghiêm trọng vô cùng.
Mọi người đã thoát chết mà Định Tĩnh sư thái vẫn chua yên tâm họ biết phong thư bà viết đó, để đem tình trạng cuộc chiến trình bày với chưởng môn bản phái là Định Nhàn sư thái.
Sau một lúc lâu, Định Tĩnh sư thái nhìn một cô bé chừng 15,16 tuổi, vẫy tay một cái.
Cô bé này lập tức đúng dậy chạy đến trước bà khẽ gọi:
- Sư phụ!
Định Tĩnh sư thái nhẹ nhàng xoa đầu vuốt tóc cô hỏi:
- Quyên nhi! Vừa rồi con có sợ không?
Cô bé gật đầu đáp:
- Hài nhi sợ lắm! May nhờ vị tướng quân kia phi thường dũng cảm mới đánh đuổi được bọn ác nhân đi.
Định Tĩnh sư thái tủm tỉm cười nói:
- Không phải ông tướng đó dũng cảm phi thường mà là bản lãnh y cao thâm khôn lường.
Cô bé hỏi:
- Thưa sư phụ! Bản lãnh ông cao lắm ư? Thế mà
sao hài nhi thấy ông ra chiêu loạn xạ, không cẩn thận đến nỗi đụng cả túi đao
vào trán sưng vù lên. Rồi thanh yêu đao của ông han rỉ đến thế nào mà dính chặt
vào túi không rút ra được?
Quần đệ tử thấy Định Tĩnh sư thái chuyện trò với tiểu sư muội Tần Quyên, liền bu quanh lại.
Nguyên Tần Quyên đã được Định Tĩnh sư thái thu làm đệ tử quan sơn. Cô thông minh linh lợi nên rất được sư phụ thương yêu.
Quần đệ tử phái Hằng Sơn mười phần thì hết sáu phần là người xuất gia làm ni cô, còn bốn phần là tục gia đệ tử.
Trong đám sau này có người đã lấy chồng vào hạng trung niên, có người đã thành bà già năm, sáu chục tuổi. Tần quyên là một cô gái nhỏ tuổi nhất trong phái Hằng Sơn.
Nghi Hòa hỏi xen vào:
- Có phải y ra chiêu bừa bãi đâu. Ðó là y giả vờ để giấu diếm võ công thượng thặng cho khỏi lộ hình tích. Như thế mới lại càng cao minh. Thưa sư bá! Sư bá coi vị tướng quân đó lai lịch ra sao? Thuộc môn phái nào?
Ðịnh Tĩnh sư thái từ từ lắc đầu đáp:
- Nếu ta mà đoán được đôi chút thì đã chẳng quan tâm lắm. Võ công người này chỉ có thể miêu tả bằng bốn chữ "cao thâm khôn lường" còn ngoài ra ta cũng chẳng hiểu chi hết.
Tần Quyên kéo áo bà nói:
- Sư phụ ơi! Sư phụ quan tâm điều chi? Làm sao mà phải quan tâm? Ông tướng đó chẳng đã giúp mình để đuổi hộ địch nhân rồi ư?
Ðịnh Tĩnh sư thái thở dài đáp:
- Nếu địch nhân cầm gươm giáo ra giao chiến thật mặt với chúng ta thì chẳng có chi đáng sợ. Ðánh được thì địch nhân phải trốn chạy, mà đánh chẳng được thì bị địch nhân giết chết. Việc gì phải quan tâm? Nhưng nếu chúng ta bị bưng mắt thì chẳng khác chi kẻ đui mù, mỗi bước đường là một bước kinh tâm, chẳng hiểu chân mình sẽ đặt vào đâu, có đặt vào đất liền hay lại đặt vào phiến băng trôi nổi, không chừng còn bước cả xuống vực sâu thẳm muôn trượng. Như vậy thì chẳng quan tâm sao được?
Có cùng mối quan tâm như Định Tĩnh sư thái, chị Lê
Khánh Thọ bày tỏ (trích):
"Thưa Thầy, hiện nay
bọn trở cờ đã thay đổi chiến thuật. Chúng không ra mặt rõ ràng như Lê Đình
Thông, Phạm Văn Lưu, Bùi Mạnh Cường, Ngọc Mai …Thâm độc hơn, chúng gài người
len lỏi núp bóng Cờ Vàng đánh lén chúng ta. Mặc dù chúng ta hãnh diện trước thế
giới có nghi lễ chào cờ trong Đại Hội 2012, nhưng chúng ta không thể giả dối che
đậy sự rạn nứt trầm trọng của phe ta do những trò quỷ quyệt của bọn chúng bày
ra. Hiện nay bọn chúng đang chỉa mũi dùi đánh phá BTC Đại Hội Montréal 2014.
Là nạn nhân của bọn Việt
gian trong kỳ tổ chức ĐH 2012, và nhận thấy một trong những kẻ phá hoại ĐH 2014
sắp tới có liên quan đến vấn đề cũ, do đó em phải làm sáng tỏ những vấn đề cách
đây một năm để nhận diện vấn đề mới. Thưa Thầy, tại Pháp, trước khi buộc tội
nghi can, tất cả tòa án phải nắm vững hồ sơ quá trình hoạt động và lý lịch. Vậy
em cũng theo lề lối làm việc khoa học này…" (Ngưng trích)
Trong
một cuộc thí nghiệm (tôi không nhớ tên), các nhà khoa học cho làm một cái chuồng
thật lớn. Giữa chuồng trồng một cây chuối có buồng chuối chín vàng rất hấp dẫn.
Xung quanh buồng chuối được thiết kế hệ thống phun nước với áp suất thật mạnh,
có công tắc đóng mở tự động, điều khiển bởi những sensors gắn xung quanh buồng
chuối.
Rồi
người ta thả một chú khỉ đã bị bỏ đói vài tiếng đồng hồ vào chuồng. Đang đói bụng
thấy buồng chuối ngon, chú khỉ trèo lên định bẻ chuối ăn. Khi chú khỉ lọt vào tầm
hoạt động của những sensors, mạch nước mở ra phun chú khỉ bật ra té nhào xuống
sàn. Lúc chú khỉ văng ra khỏi tầm hoạt động, mạch nước tự động đóng lại như
bình thường, khiến chú khỉ té nằm dưới sàn ngơ ngác không biết chuyện gì mới xẩy
ra. Lồm cồm ngồi dậy, chú khỉ lại tiếp tục leo lên định bẻ chuối tiếp, rồi cũng
bị nước phun ra hất chú té nhào xuống sàn. Thử thêm vài lần bị nước bắn và té
đau quá, bấy giờ chú khỉ mới thấm đòn không dám thử nữa, đành lủi thủi lê ra
sát vách chuồng thảo não ngồi nhìn nải chuối thèm thuồng.
Người
ta lại thả thêm chú khỉ thứ hai cũng đang đói bụng vào chuồng. Chẳng cần thắc mắc
tại sao chú khỉ kia không hái chuối ăn mà lại ngồi nhìn buồng chuối thèm thuồng
như vậy. Chú khỉ thứ hai hăng hái leo lên định bẻ chuối ăn, nhưng chú cũng bị
nước phun hất chú té bổ xuống sàn. Chú cũng lồm cồm ngồi dậy rồi lại leo lên định
bẻ tiếp, lại bị hất té nhào, lại thử, rồi lại té... Kết cuộc chú khỉ thứ hai
cũng đành lủi thủi lê ra sát vách chuồng chỗ khác ngồi nhìn.
Người
ta tiếp tục thả vào thêm các chú khỉ thứ ba, thứ tư, thứ năm... Chú nào cũng lập
lại cùng một động tác, và lãnh cùng một kết quả như nhau.
Thí
nghiệm này nói lên rằng, sở dĩ loài vật không có mức tiến hóa như con người, là
bởi vì chúng không biết trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ con đi trước. Mọi việc
làm, chúng đều bắt đầu từ con số không.
Thí
nghiệm này cũng giải thích, tại sao những quốc gia dân chủ công khai minh bạch
thông tin thì giàu có, trong khi những quốc gia độc tài bưng bít thông tin thì
bê bết đói nghèo. Kinh tế
gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết: "Trên bước đường
phát triển, xứ nào cũng có thể gặp gió chướng như một chu kỳ suy trầm hoặc bị
khủng hoảng vì nhiều chứng tật tích lũy từ trước. Gặp cảnh đó, các quốc gia đã
thành công đều cố truy ra lý do và tìm hướng cải cách, rồi dám sửa đổi để lại
đi lên. Trên bậc thang cao hơn, họ có thể lại gặp vấn đề mới nhưng nếu dám sửa
thì cuối cùng cũng tạo hoàn cảnh làm ăn dễ dàng cho mọi người, nhờ đó mới thành
nước tân hưng. Nhiều quốc gia thì chỉ mon men trong cảnh vặt mủi bỏ mồm, và Việt
Nam thì giỏi vặt mũi người này bỏ mồm người khác. Đấy là một sự bất công rất
nguy hiểm và là bài toán chính trị chứ không chỉ kinh tế". Điều đó có nghĩa là, công khai minh bạch,
đưa tất cả mọi thứ ra ánh sáng là giải pháp của mọi giải pháp.
Anh Tôn Quang Tuấn nhận xét: "Trước hết tôi xin có lời chân thành cám ơn Chị đã gởi những
chương BCCV mới. Loạt bài của Chị quả thật đã giúp cho tôi biết và hiểu được
nhiều người và việc mà trước đó tôi không hề biết; và do đó, nó cũng đem lại
cho tôi những kinh nghiệm quý giá trong cách nhìn đâu là đúng, sai, đâu là tình
bạn bè chân thật, chân thành, cũng như ở đâu là cái "tình Thụ Nhân"
mà người nào cũng có sẵn trên chót lưỡi đầu môi".
CSVN rất sợ người ta khui ra những tội ác ngất trời của Hồ
Chí Minh và bè lũ tay sai bán nước đối với dân tộc, nên chúng tìm cách lấp liếm
đề ra chiêu bài "Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai", đã được GS Lê Tấn Lộc trả lời
đích đáng, "Vấn đề không phải là để
tầm thù hay báo oán. Điều này hoàn toàn không cần thiết, và hoàn toàn đi ngược
lại với truyền thống văn hoá bao dung dân tộc Việt. Tuy nhiên, quá khứ cần phải
được thanh thỏa để chúng ta an tâm hơn khi hướng đến tương lai".
Chị Khánh Thọ mạnh dạn phê phán những khuyết điểm
của BTC Đại Hội 2012 là điều đáng ca ngợi. Ở các nước dân chủ tiên tiến, người
ta đưa sự việc lên bàn mổ mổ xẻ một cách tận tình, họ công nhận mức thành công
của BTC, nhưng phê phán rằng nếu làm như vầy thì mức độ thành công sẽ cao hơn,
rằng nếu không làm như thế sẽ tránh được khuyết điểm này... vân vân và vân vân.
Rồi BTC cũng có quyền giải thích những khó khăn trong quá trình thực hiện và
biện hộ cho mình, để cuối cùng đi đến một kết luận chung làm kinh nghiệm cho
lần tổ chức tới. Phê phán để xây dựng nhằm kiện toàn tổ chức khác với đánh phá,
bản tính hiền hòa "dĩ hòa vi quý", "chín bỏ làm mười"...
của người Việt mình rất cao quý, nhưng nếu đặt không đúng chỗ cũng gây tác hại
không nhỏ đến công cuộc chung. Chúng ta cần tỉnh táo cảnh giác trước mọi thủ
đoạn chống phá hàng ngũ Quốc Gia của Việt Cộng và lũ Việt gian trở cờ.
Sau khi tung ra BCCVTN Phần 70, chị Thọ than với
tôi (đại khái), "Trung ơi, phe ta trách chị 'cởi áo cho người xem
lưng'!" Tôi trả lời, "Dại thế! Đã cởi áo mà đi xem lưng?" Chị
Thọ cười, "Đúng chăm phần chăm, đã cởi áo sao chỉ xem lưng nhỉ? Dại thế!
Héhé!"
Cho nên tôi lấy câu "Cởi áo cho người xem
lưng" làm tựa cho bài này.
Phạm Khắc Trung