Friday 13 April 2018

Kinh tế thị trường định hướng XHCN đánh tráo xuất xứ hàng hóa - Lưu Thiên Lý

(thời sự quốc tế)

Image result for Steel made in vietnam fabrique au vietnam

Ngày 10/4/2018 tờ báo Wall Street Journal đưa tin: Tại một khu biển gần thành phố hcm, hàng chục nhà máy vận hành theo mô hình kinh doanh đơn giản, là nhập khẩu thép từ Trung Quốc, gia cố và sau đó đóng kiện dưới nhãn hiệu made in vietnam chuyển xuất khẩu sang Mỹ với giá thấp hơn sản phẩm của các nhà sản xuất Mỹ (hết trích).

Ở Việt Nam, bắt đầu từ nhiệm kỳ cầm quyền của cặp bài trùng Nguyễn Tấn Dũng - Nông Đức Mạnh (2006 - 2011) đã xuất hiện những động thái tích cực đẩy mạnh nền ngoại thương sau khi VN được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tiến vào sân chơi Kinh tế Thị trường toàn cầu.

Để khởi động cho việc tham gia vào thương mại toàn cầu, đảng trưởng cộng sản VN thời ấy, là Nông Đức Mạnh, nhờ chứng tỏ tinh thần tận tâm trung thành với cội nguồn gốc Choang bên Tàu, đã nhận được sự tiếp ứng đáng kể của trung ương đảng cộng sản TQ tại Bắc Kinh, thông qua các hợp đồng kinh tế song phương xây dựng nhiều công xưởng sản xuất đủ mọi ngành về nguyên vật liệu, như: thép, nhôm, giấy, nhựa . . . chủ đích có thể sớm đưa tên Việt Nam vào danh sách các quốc gia có nền kinh tế phát triển.

Chỉ 5 năm nhiệm kỳ sau cùng lãnh đạo nhà cầm quyền VN trong cương vị “tổng bí thư đảng cộng sản” của Nông Đức Mạnh, chấm dứt vào năm 2011, những cột khói nhà máy sản xuất với hàng vạn công nhân từ Trung quốc sang làm việc, liên tiếp xuất hiện khắp nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ Bắc chí Nam.

Các nhà máy đã có phun khói, nhưng không thấy phổ biến thành tích sản xuất.
Chỉ thấy liên tiếp có báo cáo thành tích doanh thu trong ngành ngoại thương của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giúp cho các cơ quan thống kê về tăng trưởng kinh tế hàng năm đã phải luôn nhắc đến tốc độ phát triển đáng thán phục của VN. Thậm chí còn có dư luận đánh giá VN là “con rồng kinh tế” vừa xuất hiện đầu thế kỷ 21 tại Á châu sau Singapore.

Sự thật dần dần hé lộ.

Năm 2012, trên đất nước có 90 triệu dân. Một thời gian dài sau khi tập đoàn sản xuất chip điện tử Intel loan báo ký hợp đồng đầu tư, đã cho biết không thể tìm kiếm đủ số 2000 chuyên viên người Việt để mở hãng sản xuất tại VN.
Kế đến, tập đoàn kỹ nghệ Samsung loan báo không thể tìm ra nguồn cung cấp các loại ốc vít đúng chất lượng sản xuất tại VN để tiết kiệm chi phí sản xuất, họ đành phải nhập cảng ốc vít từ nước ngoài. Bởi vì thực chất, VN chỉ có khả năng cung cấp sức lao động giá rẻ mà thôi. Nói trắng, VN kêu gọi đầu tư ngoại quốc cốt ch để tạo ra công ăn việc làm cho giới lao động trẻ, phù hợp với năng lực làm ăn “cò con” lấy công làm lời, không kham nỗi các hợp tác tiến bộ.

Vậy, cần xem xét tới trường hợp, một đất nước chỉ có mỗi lực lượng lao động giá rẻ, kém tay nghề chuyên môn, cộng với nguồn thu nhập cho thuê diện tích để xây công xưởng, liệu Việt Nam có thật sự đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành một nền kinh tế thị trường xếp vào hạng “con rồng” như Singapore hay không ?

Nhờ đâu ngành ngoại thương của VN cộng sản đạt mức tăng trưởng cao ?

1/ Hai phần ba sản phẩm của Samsung bán ra trên thị trường thế giới đều có ghi made in vietnam. Sản phẩm giày da mang thương hiệu Nike, Adidas đều có nhãn made in vietnam ..v..v… Với tất cả sản phẩm xuất khẩu từ VN, con số doanh thu đều được báo cáo vào kết toán ngoại thương của kinh tế VN. Còn thật sự, phần lợi nhuận ròng đếm bằng đô la Mỹ, thì lại chảy vào túi của công ty đầu tư ngoại quốc mang tiền lời trở về làm giàu nơi xuất xứ của họ. Không một đồng xu tiền lời nào dành cho đất nước VN cả.

Do vậy, khi căn cứ vào bản tổng kết hàng năm cho thấy giá trị xuất khẩu của CHXHCNVN tăng trưởng 6% hay 7%, đó chỉ là trên phương diện ghi nhận con số báo cáo doanh thu v ngoại thương.

Thực tế, đời sống dân VN chẳng mảy may nếm được một giọt mật lợi tức nào. Nếu không muốn nói là chỉ triền miên bị ngửi mùi hôi thối từ rác rưởi hóa chất phế thải khổng lồ của loại hình kinh tế thị trường định hướng Tàu cộng, như: nhà máy nhôm Nhân Cơ trên Tây nguyên, nhà máy thép Formosa ở miền Trung, nhà máy giấy Leeman tại miền Nam ..v..v… do cộng sản VN cam phận tôi tớ mang về tự đầu độc dòng giống ngay trên giang sơn núi cha, biển mẹ.

2/ Sau 43 năm toàn trị đất nước của chế độ cs tại Hà Nội, thực lực nền kinh tế Việt Nam không tạo ra được bất cứ một thương hiệu nào về sản phẩm hàng hóa thực dụng, hay sản phẩm trí tuệ kỹ thuật cao, để có thể đưa Việt Nam tiến vào khu vực cạnh tranh thương mại lành mạnh ngang ngửa trên thị trường quốc tế.

So sánh với Nhật Bản, chỉ có 15 năm sau khi bại trận 1945. So với Hàn Quốc, mất 25 năm sau khi chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1953. Cả hai đều sớm trở thành cường quốc kinh tế, nước mạnh dân giàu.

Điều duy nhất, Hà Nội đã và vẫn tiếp tục làm đó là, đóng đúng vai trò tay sai tiêu thụ các hàng hóa nguyên vật liệu kỹ nghệ bị ối đọng của Tàu cộng, đã tuôn vào Việt Nam qua 2 cửa biên giới bỏ ngõ tại Móng Cái và Lạng Sơn, bằng cách cho xe chở hàng nhập vào kho các công ty sản xuất có công nhân Trung Quốc làm việc, đóng kiện, dán nhãn made in Vietnam, chuyển ra bến tàu xuất khẩu.

Những thành tích xuất khẩu theo cách này, về số liệu tiếp tục được ghi vào tổng kết tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, về tiền bán hàng thu vào sẽ chuyển qua tay Tàu cộng, sau khi đã khấu trừ khoản huê hồng trung gian để kê khai vào kế toán chứng minh thu nhập của các công xưởng do Tàu cộng bỏ vốn đầu tư tại VN.

Các ống khói nhà máy trên khắp nước VN hiện chỉ là bình phong che đậy bản chất làm ăn tráo trở, lươn lẹo không phù hợp với tập quán kinh tế quốc tế, gây ra nhiều diễn biến khá phức tạp, đánh mất niềm tin cậy trên thương trường.

Cảnh báo đã đăng trên tờ Wall Street Journal tuy muộn màng nhưng vẫn chưa quá trễ đến mức không th ngăn chận được.

Để kết luận, xin trích thêm từ bài báo nêu trên, nói lên thực trạng rối rắm trong hiện tình WTO, do 2 thành viên cộng sản “nằm vùng” gây ra:

Phản ứng của các công ty, từ Hà Nội cũng như Bắc Kinh, cho rằng họ đang tuân thủ đúng các quy tắc cuộc chơi thương mại toàn cầu, mua nguyên liệu thô rẻ nhất, biến chúng thành những sản phẩm cao cấp hơn và bán chúng cho những người mua chào giá cao nhất.

Tuy nhiên, các quan chức thương mại Hoa Kỳ lại nói rằng các công ty và nhà cung cấp Trung Quốc đang phạm luật, thông qua biện pháp chuyển hàng qua nước khác để tráo xuất xứ một cách bất hợp pháp”.

Lưu Thiên Lý
Tường thuật 12/4/2018