Thursday 12 April 2018

Thảm Kịch của Robert Oppenheimer - Trần Trí Năng (University of Minnesota & Ecosolar International)

A series of articles on “Nobel Prizes in Science & Technology” - Part 15

"Now I am become Death, the destroyer of worlds.”
Robert Oppenheimer trích từ Bhagavad Gita [1]

Image result for oppenheimer

GS Oppenheimer là một nhà khoa học lớn, một nhà thơ, một triết gia  và là  một nhà quản lý kỳ tài. Ông cũng là người tiên phong đưa khoa  lượng tử vật lý lý thuyết (theoretical quantum physics) về Mỹ. Trong vòng ba năm, ông đã điều khiển chương trình kỹ thuật của Manhattan Project đưa đến thí nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên tại New Mexico [2-4]. Cộng đồng khoa học gọi ông là “Cha đẻ của bom nguyên tử”. Nhưng sự thành công về loại “siêu vũ khí” này đã đưa đến sự “chạy đua vũ khí hạt nhân” giữa Mỹ và Liên Bang Sô Viết (tiền thân của Nga) và cũng đã đưa ông đến “Kangaroo Court” kết tội ông là gián điệp cho Liên Bang Sô Viết,  tước “security clearance” của ông, nhằm để “bịt miệng” và phá hủy uy tín của ông trong cộng đồng khoa học thế giới. GS Oppenheimer là “nạn nhân” của sự thành công “có một không hai”  của thế kỷ hai mươi. Đây đúng là “một thảm kịch” cho một nhà khoa học có một không hai này!  Trong bài viết này, người viết xin giới thiệu khái  quát về sự nghiệp của GS Oppenheimer; còn về phần  “Kangaroo Court” để kết tội GS Oppenheimer” người viết xin sẽ trình bày chi tiết hơn ở bài viết sau.  

Tản mạn bên lề

Chúng tôi ghé vào một quán cà phê tương đối vắng khách nằm ở góc đường Massachusetts và Brattle nhìn xuống  Harvard Square. Vì còn sớm nên người lại qua không tấp nập cho lắm. Các sạp báo và tiệm quán cũng cũng vừa bắt đầu mở cửa. Ăn sáng xong, chúng tôi đi thẳng vào Campus. Bầu trời trong xanh không gợn một áng mây. Mặt trời  bắt đầu lên cao, tỏa những tia sáng vàng rực rỡ xuống con phố, làm cho  cái lạnh cuối tháng hai dễ chịu hơn. Đi ngang qua bức tượng của John Harvard, chúng tôi đến John Paulson School of Engineering & Applied Science nằm trên đường Oxford. Ghé lại thăm trung tâm nghiên cứu Gordon McKay, một tòa nhà năm tầng bằng kính nằm sỏng soài dưới nắng [Hình 1]. Tôi đi một vòng chung quanh gọi là “tìm về kỷ niệm”! Có một “cái gì” để nhớ. Để quên…

Tòa nhà không mấy thay đổi; chỉ có cái khác là phía sau giờ co hai cụm cây forsythia đã bắt đầu đơm chồi. Loại hoa này thường nở hoa màu vàng từ xa trông giống hoa mai. Ở nhà chúng tôi ở Minnesota cũng có trồng loại hoa này  để”tạm” thưởng thức hương vị mỗi độ xuân về! 

Chiếc cầu bắt ngang qua dòng sông Charles
Nối liền Cambridge với Boston.

Xe cộ lại qua, sóng người ồ ạt
Không khí mát trong chợt ấm cả lòng.
Harvard sáng nay nhẹ bước thong dong
Những tòa nhà gạch đỏ khằn màu năm tháng
Nắng đổ  thênh thang, cụm vàng chói rạng
Đồi cỏ xanh êm rộn bước chân về.

        
Hình 1. Hình chụp chung với hai đứa con trước tòa nhà Gordon McKay. Cảnh cũ, trường xưa. Chạnh nhớ những ngày. (hình bên trái). Dòng sông Charles nằm tắm mình trong nắng. Nắng đổ  thênh thang. Nắng rộn lòng người  (hình bên phải).

Đại lộ Massachusetts đi ngang qua Harvard, MIT dẫn đến thành phố Boston ngang qua dòng sông Charles. Sáng hôm nay trời trong và mát. Nên người lại qua cũng thủng thẳng bước chân về. Campus MIT nằm dọc theo bờ sông cũng bắt đầu đông người lại qua. Kẻ chạy bộ. Người ngồi ngắm cảnh hay tìm một chút bình an. Nhịp sống nhẹ nhàng trong lòng thiên nhiên tươi mát.

Những con sóng lân tinh muôn ngàn sắc hiện
Nhảy múa bên nhau chuẩn bị đón xuân về
Dọc bờ sông bầy chim trắng mãi mê

Dành miếng bánh ai lỡ quên bỏ lại.

Vì cũng thuận đường, nên vài ngày sau, chúng tôi quyết định đi thăm Đại học Princeton và Viện Nghiên Cứu Cao Cấp (Institute for Advanced Study) [Hình 2]. Đối với cá nhân tôi, Princeton không có gì xa lạ! Ngày xưa tôi thường đi công tác đến đây. Cảnh vật. Con đường. Chẳng mấy gì thay đổi. Vẫn những khu shopping khang trang. Vẫn những khu nhà đắt tiền. Những tiệm sách hai bên đường vẫn đông người đến đọc. Điều thiếu vắng bây giờ là tiếng cười nói của những người bạn cùng làm chung nghiên cứu thuở nào! Nói về Viện, nghe tên đã lâu, nhưng cứ “hẹn lần hẹn  hồi”; mãi cho đến hôm nay tôi mới có “cơ hội” đến thăm.

Khi đặt chân đến đây, điều tôi liên tưởng trước tiên là tên những những nhân vật nồng cốt hay có liên quan đến Manhattan Project như Bohr, Von Newmann. Đặt biệt là GS Einstein và Oppenheimer, hai người đã từng làm việc ở đây và đã mất tại Princeton.

Hình 2. Một góc nhìn của Institute for Advanced Study từ phía Institute Woods.

Viện  biệt lập với Đại học Princeton và nằm cách Đại học khoảng vài miles. Viện nằm trên  một khu đất rộng thênh thang với Einstein Circle trước mặt và Olden Lane chia cách khu làm việc với khu nhà ở cho  những thành viên trong Viện và cho khách viếng thăm Viện. Trong quá khứ, những người làm việc ở đây đã đóng góp nhiều cho  nền khoa học của nhân loại.  Cho đến năm 2015, đã có 34  Nobel laureates và 41 Fields medalists đã từng làm việc với Viện,  trong số đó có Ngô Bảo Châu.  Viện nằm đối diện với căn nhà có nhiều nét lịch sử Thomas Clarke, nơi tướng Hugh Mercer (người Ái Nhĩ Lan, di dân sang Mỹ năm  ông 27 tuổi) mất sau chín  ngày dưỡng thương trong Battle of Princeton. Căn nhà này [Hình 3] cũng là nơi dưỡng thương của những chiến sĩ đã lội qua sông Delaware giữa đêm Giáng Sinh nước lạnh như đá để tấn công bất ngờ và chiếm đồn lính của Anh. Thế nên, mặc dù Chiến trận Princeton tương đối có tầm kích nhỏ nhưng đã làm  những chiến sĩ khác trong quân đội của Washington “lên tinh thần” đưa đến thắng lợi cuối cùng của chiến tranh dành độc lập (Revolution War). Chúng tôi đi vòng theo Viện. Không khí thật yên tĩnh. Nghĩ về những người đã đi qua ở Viện và ở Battle of Princeton, tôi chợt có một cảm nghĩ mơn mang và kính phục bao người đã tranh đấu và hy sinh để cho chúng ta cuộc sống được như ngày hôm nay.

Khu rừng bao quanh cánh đồng cỏ thênh thang
Những ngôi nhà gạch, mái đỏ trắng thẳng hàng
Những khuôn mặt ngày xưa như ẩn hiện còn đâu đó
Nhìn kẻ lại qua, chợt mĩm nụ cười…

        
Hình 3. Khu sinh hoạt trước Đại học Princeton với University Store và quán sách bên đường. Và… nắng lên rộn rã phố phường  (hình bên trái). Căn nhà màu trắng của Thomas Clarke, nơi đã cứu sống nhiều người lính Mỹ trong chiến tranh dành độc lập (hình bên phải).  

 2. GS Oppenheimer- một nhà khoa học đa dạng

GS Oppenheimer là một nhà khoa học lớn, một nhà thơ, một triết gia  và là  một nhà quản lý kỳ tài. Trong vòng ba năm, ông đã điều khiển chương trình kỹ thuật của Manhattan Project đưa đến thí nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên tại New Mexico- một thành tích phá kỷ lục chưa bao giờ có. Khi Thế Giới Đại Chiến Thứ Hai chấm dứt  vào năm 1945 với Nhật đầu hàng vô điều kiện sau khi  hai quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki; ông được bầu làm chủ tịch Ủy Ban Tư Vấn Tổng Quát (General Advisory Committee) của Hội Đồng Năng Lượng Nguyên Tử (Atomic Energy Commission), một tổ chức mới thiết lập lúc bấy giờ. Trong trách nhiệm  mới này, ông đã dùng uy tín của ông  để “lobby” thế giới về việc giới hạn năng lượng  nguyên tử  và kiểm soát cuộc chạy đua vũ khí nguyện tử. Ông phản đối việc phát triển hydrogen bomb,  có những thái độ “hơi tiêu cực” về loại vũ khí mới  này và tỏ vẻ hối hận về sự đóng góp của ông trong việc chế tạo bom nguyên tử.  Điều này đã làm một số người trong giới cầm quyền bất mãn và muốn ngăn chận thế lực của ông.

Sẵn với khuynh hướng khuynh tả của ông trước chiến tranh và những liên hệ cá nhân trong gia đình như cô bạn gái, vợ ông  và người em có  những liên hệ hoạt động với Đãng Cộng Sản tại Mỹ, một tòa án được thiết lập dưới chính quyền của Tổng Thống Dwight Eisenhower. Và kết quả là 1954, chính phủ tước “security clearance” của ông vì cho rằng ông thuộc loại “security risk” có thể tiết lộ bí mật bom nguyên tử cho Liên Bang  Sô Viết. Mặc dù thất vọng về những gì đã xảy ra,, ông vẫn tiếp tục giảng dạy,và nghiện cứu.

Ông về làm giám đốc ở Viện Nghiên Cứu Cao Cấp (Institute for Advanced Study). Sau này, chính phủ trả lại ông “security clearance”. Gọi là để “trả lại công đạo”,  Tổng thống John F. Kennedy thông báo là sẽ trao  giải Enrico Fermi Award  về physics cho GS. Oppenheimer vào 1963.  Nhưng vì Kennedy bị ám sát  trước đó, Tổng thống  Lyndon B. Lyndon phát giải thưởng này vào tháng 12 cùng năm [Hình 5].

(Chú thích của người viết: Trớ treo thay lịch sử thường hay lập lại! Trường họp của GS Oppenheimer “na ná” giống trường hợp của GS Lise Meitner- người đáng lý‎ được giải thưởng Nobel về  Nuclear Fission với GS Otto Haln vào năm 1944; nhưng Hàn Lâm Viện Thụy Điễn đã không trao giải  này cho bà vì phần chính bà là người Áo gốc  Do Thái. Sau này gọi là “đền bù phần nào” sự mất mác này, Tổng thống Harry Truman của Mỹ đã trao bà giải  Enrico Fermi Award vào năm 1966, như đã trình bày trong những bài viết trước). 

2-1 Vài nét về GS Oppenheimer

Sinh ở New York City vào 22 tháng 4, năm 1904 trong một gia đình di dân Đức gốc Do Thái. Sau khi tốt nghiệp về vật lý thực nghiệm ở Harvard trong 3 năm, ông đến học ở University of Cambridge vào năm 1925. Ông làm việc với  Max Born ở Göttingen University về vật lý lý thuyết ; ở đây ông có cơ hội gặp Niels Bohr. Ngay sau khi lấy bằng PhD, ông được bổ nhiệm giảng dạy cùng một lúc ở Caltech và University of California Berkeley ở vào cái tuổi 23. Ông có những đóng góp quan trọng về nuclear fusion, electrons, positrons. Đáng kể nhất là  neutron stars, black holes, quantum mechanics, quantum field theory  và cosmic rays. Cộng đồng khoa học mệnh danh  ông là “founding father” của ngành theoretical physics ở Mỹ. Ông cũng được đề cử vài lần với Hàn Lâm Viện Thụy Điễn về giải thưởng Nobel về vật lý, nhưng lần nào cũng “hụt”! Một phần có lẽ liên quan đến chính trị!?  Điều này cũng chẳng có gì ngạc nhiên. Vì “tài” bao nhiêu mà “vận chính trị” không may, thì cũng toi công thôi, như chúng ta có thể thấy nhan nhãn trong lích sử giải Nobel. (Nên nhớ Mahatma Gandhi  được  đề cử với Hàn Lâm Viện Thụy Điễn 5 lần, nhưng không nhận được giải Nobel. Lần cuối cùng ông được đề cử vài tuần sau khi  ông bị ám sát vào tháng giêng 1948).  

       
Hình 4. Tướng Leslie Groves và GS Oppenheimer ở Los Alamos Laboratory (hình bên trái). GS Oppenheimer và GS. Albert Einstein ở Institute for Anvanced Study, Princeton (hình bên phải). Google Images.

         
Hình 5. Tổng thống Lyndon Johnson trao  giải Enrico Fermi Award  về physics cho GS. Oppenheimer năm  1963 (hình bên trái)  Oppenheimer với Kitty (wife) và hai người con (Peter & Toni) (hình bên phải). Googles Images. 

2-2 Los Alamos National Laboratory và Kế Hoạch Manhattan

Để cho độc giả dễ theo dõi hơn về những diễn tiến trong việc chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, người viết chỉ tóm lược ở đây những nét chính đã trình bày về Manhattan Project ở những bài viết trước.

GS Albert Einstein- một nhà vật lý nổi tiếng người Đức gốc Do Thái- được mời sang Mỹ trước tiên dạy ở Caltech, sau đến  làm việc ở Viện Nghiên Cứu Cao Cấp (Institute for Advanced Study) gần Đai Học Princeton, New Jersey [Hình 2 & 4].
Môi trường mới này cho ông sự yên tĩnh và điều kiện thuận lợi để ông tập trung vào công tác nghiên cứu về những vấn đề liên quán đến vật lý của ông. Mặc dù thế, ông vẫn luôn luôn quan tâm đến việc bành trướng thế lực của Adolf Hitler và việc đàn áp và giết hại người Do Thái ở Âu Châu. Einstein lúc nào cũng chủ trương giải pháp hòa bình. Càng lúc ông càng thấy thất vọng về sự sụp đổ nhanh chóng của Âu Châu với thế lực quá mạnh của Đức Quốc Xã. Đồng thời trong giới khoa học, sau s khám phá thành công của GS Meitner và GS Hahn về phân hạch nguyên tử với năng lương không lồ phóng ra dưa vào phương trình E= mc2 của Einstein, nhiều khoa học gia nhất là ở Đức trở nên chú tâm nghiên cứu vào lãnh vực phân hạch nguyên tử này. Điều này khiến ông và một số khoa học gia lo ngại là Đức có thể phát triển và chế tạo thành công bom nguyên tử và thôn tính toàn cầu với loại siêu vũ khí nguyên tử này. Trong số những nhà khoa học gốc Do Thái tị nạn sang Mỹ có  TS Leó Szilárd. Sau khi đến Mỹ không lâu, ông đã trình bày kết quả nghiên cứu hạch phản ứng với TS Enrico Fermi và muốn trình bày với Tổng Thống Franklin.D. Roosevelt về triển vọng Hitler có thể có bom nguyên tử trong vài năm. Nhưng khổ nỗi Szilárd lúc bấy giờ không có nhiều uy tín trong cộng đồng khoa học, nhất là ở Mỹ. Nên ông đã nhờ Einstein giúp đỡ trong công tác này. Einstein lúc đầu còn hơi do dư, nhưng sau cùng đồng ý ký tên trong lá thư gửi đến Tổng Thống Roosevelt vào ngày 2 tháng 8 năm 1939, đề nghị Mỹ phát triển chương trình khai phát “quả bom cực mạnh” dùng phân hạch nguyên tử và phản ứng dây chuyền từ chất urani.  Đứng trước tình trạng khẩn cấp và nguy cập và nỗi lo sơ về khả năng Đức Quốc Xã có thể thôn tính thế giới với siêu vũ khí nguyên tử này, Tổng Thống Roosevelt quyết định cho phép kế hoạch Manhattan (Manhattan Project) tiến hành với mục đích duy nhất là chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới.  

Kế hoạch Manhattan được đặt dưới quyền lãnh đạo tổng quát của Tướng Leslie Groves và sự quản lý‎ kỹ thuật của GS J. Robert Oppenheimer [Hình 4]. Kế hoạch bắt đầu vào 1939 và phát triển lớn mạnh với ngân sách 2 tỉ (tương đương với 27 tỉ USD của năm 2017) với 130 ngàn nhân viên. Có hơn 30 địa điểm nghiên cứu, phát triển và và chế tạo trên toàn nước Mỹ; nổi tiếng nhất là Khoa Nghiên Cứu và Khai Phát Bôm (Research & Development) ở Los Alamos Laboratory, New Mexico.. Oppenheimer chọn Jornada del Muerto Valley (Journey of the Dead Man) vì ông quen thuộc với địa thế của vùng này (ông  và người em của ông Frank Oppenheimer thường đến đây hiking và có khi ở cả tuần lúc còn trẻ).

  Jornada del Muerto Valley nằm biệt lập ở giữa New Mexico, có diện tích 16x24 km2, với cao độ 1,565 m. Tướng Leslie Groves cũng thích  nơi này vì đây là một địa điểm khá biệt lập; nhưng đủ thuận tiện để các khoa học gia, cán bộ kỹ thuật và những cán bộ liên quan có thể đến tham dự; có nguồn nước uống tốt ; phong cảnh thiên nhiên trù phú với nhiều thắng cảnh đẹp và khí hậu quanh năm tương đối ôn hòa.Los Alamos Laboratory  là nơi thiết kế và chế tạo thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Trong vòng ba tháng đầu khi mới thành lập, GS Oppenheimer đã “chạy ngang dọc” trên toàn nước Mỹ để chiêu mộ nhân tài ở những đai học và trung tâm nghiên cứu lớn như UC Berkeley, MIT, Columbia, Minnesota, Chicago, Princeton, Iowa, Stanford, Purdue và National Bureau Standards. Lúc đầu có khoảng 30 khoa học gia và gia đình đến sống và làm việc ở đây.

Một khoảng thời gian sau, dân số gia tăng đến sáu ngàn người. Vì là những nhà nghiên cứu và chuyên viên tầm cỡ lớn của Mỹ, cộng với môi trường sống và làm việc chung với nhau trong không khí tự do và cởi mở; thêm vào đó trách nhiệm và áp lực phải hoàn thành vũ khí nguyên tử cần thiết và đúng thời hạn để tranh đua với Đức, tiến độ phát triển trở nên nhanh chóng vượt bực. Mọi người làm việc 10-12 giờ mỗi ngày, 6 ngày một tuần; ngày còn lại gặp nhau tại nhà TS Oppenheimer uống rượu, ca hát và tán dóc. Chỉ trong vòng hai năm, trái bom đầu tiên đã hoàn thành.  

Phản ứng phân hạch đầu tiên được thực hiện vào 2 tháng 12, 1942. 
Và trái bom nguyên tử đầu tiên được thử ở Jornado del Muerto Valley gần Alamogordo, New Mexico- vào lúc 5:29:45 sáng, ngày 16 tháng 7 năm 1945 (codename là Trinity Site). Phản ứng của những người lúc đó rất phức tạp, như GS Oppenheimer đã thổ lộ trong cuộc phỏng vấn:

"We waited until the blast had passed, walked out of the shelter and then it was extremely solemn. We knew the world would not be the same. A few people laughed, a few people cried. Most people were silent. I remembered the line from the Hindu scripture, the Bhagavad Gita: Vishnu is trying to persuade the prince that he should do his duty, and to impress him he takes on his multiarmed form and says, “Now I am become Death, the destroyer of worlds.” I suppose we all thought that, one way or another."

Một tháng sau đó, hai trái bom nguyên tử “Little Boy” và “Fat Man” cũng được chế tạo. “Little Boy” với 12-15 kilotons of TNT chở trong chiếc phi cơ Enola Gay do Đại tá Paul Tibbets lái và thả xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945; trong khi đó vào ngày 14 tháng 8, 1945. “Fat Man” với 21 kilotons of TNT được chuyên chở trong chiếc Bocks Car do Thiếu tá Charles Sweeney lái và thả xuống thành phố Nagasaki. Nhật đầu hàng vào ngày 18 tháng 8, năm 1945; và ky hiệp ước đầu hàng vô điều kiện trên tàu USS Missouri nằm ở Vịnh Tokyo vào ngày 2 tháng 9, năm 1945. 

2-3 GS Oppenheimer là một nhà quản lý kỳ tài

Làm việc với những  nhà khoa học và chuyên gia tầm cỡ lớn- có những người đã nhận giải Nobel- trong một điều kiện kiểm soát chặt chẻ quân sự để hoàn thành một công tác ảnh hưởng lớn đến vận mệnh nhân loại  trong một thời gian ngắn (ba năm) là một thành tích  vĩ đại cần một người có khả năng quản lý kỳ tài. Thêm vào đó, GS Oppenheimer phải tiếp xúc và báo cáo thường xuyên  với Tướng Groves, người trách nhiệm tổng quát về Manhattanm Project là một điều không dễ vì   cá tính, cách sống, tôn giáo   và khuynh hướng chính trị và xã hội của hai người hoàn toàn khác nhau. Dung hòa một cách khôn khéo giữa  những  chuyên gia lúc nào cũng muốn thảo luận với tinh thần cởi mở  và giới sĩ quan quân sự lúc nào cũng muốn giữ  bí mật“  bằng cách giới hạn việc trao đổi thông tin để cho công việc trôi chảy với hiệu xuất tốt là một chuyện ít người làm được. 


2-4. “Kangaroo Court“ 

Giống như phần lớn những nhà trí thức khác vào thập niên 30’s, GS Oppenheimer có khuynh hướng thiên tả nhất là ngay vào thời ky Cuộc Đại Khủng Hoảng (Great Depression)  với nhiều sinh viên ở  UC Berkeley của ông thất nghiệp. Khi nhìn những người Đức gốc Do Thái bị đàn áp bởi Đức Quốc Xã, ông cũng bị ảnh hưởng với y nghĩ là chế độ Cộng sản có thể giải quyết được phần nào tình trạng nguy cập này!. Trong tình tự đó, ông đã đóng góp 3% lương của ông cho những nhà khoa học tị nạn sang Mỹ. Ông cũng ủng hộ Teachers’ Union và các  phong trào lao động khác.

Thêm vào đó, vài người thân cận với ông như vợ của ông (Katherine Puening Harrison)   và người em của ông Frank Oppenheimer  cũng có cảm tình và có liên hệ  trong Đãng Cộng Sản lúc trước. Những điều này nằm trong  hồ sơ tiết lộ với Tướng Groves và Ban Lãnh Đạo của Kế Hoạch Manhattan khi đề cử ông giữ chức giám đốc ở Los Alamos Laboratory. Nhiều người  tỏ ‎ kiến không đồng ‎ dể GS Oppenheimer  lãnh đạo chương trình A-bomb ở Los Alamos  vì họ nghĩ ông không thích họp với vai trò “rất“  quan trọng này. Nhưng Tướng Leslie Groves- người chịu trách nhiệm toàn Kế hoạch quyết định chọn Oppenheimer.  Theo vị tướng  này vì tính cách khẩn cấp của  A-bomb nên người độc nhất theo ông có thể dẫn dắt và điều khiển  để đưa đến thành công trước khi Đức Quốc Xã hay Nhật có loại siêu vũ khí này phải  là Oppenheimer. Sự khẩn cấp này đã khống chế  những do dự về lòng trung thành của Oppenheimer.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, thế lực của  Liên Bang Sô Viết càng ngày càng mạnh và sự xung đột về  quân sự cũng có thể xảy ra.   Giới lãnh đạo của Mỹ  lo sợ là Liên Bang Sô Viết  có thể phát triển những loại vũ khí nguyên tử mạnh hơn A bomb dùng ở Hiroshima và Nagasaki, điển hình là hydrogen bomb do Edward Teller trong nhòm của  Oppenheimer ở Los Alamos khám phá ra. Nhưng  GS Oppenheimer phản đối việc bành trướng hydrogen bom – loại vũ khí nguyên tử cực kỳ mạnh này sợ có thể  đưa đến cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử và có ảnh hượng trầm trọng đến tương lai của nhân loại. Để đàn áp tiếng nói và thế lực chính trị của Oppenheimer, chính phủ Mỹ tìm cách tước mất “security clearance“ của ông  và “làm nhục“ qua hệ thống tòa án. Vào năm 1953, Lewis Strauss, lúc bấy giờ là chủ tịch của Hội Đồng Năng Lương Nguyên Tử (Atomic Energy Commission)  của chính quyền  Tổng thống Dwight Eisenhower,  toa rập với TS Edward Teller để Teller làm chứng nhân  đối kháng  với Oppenheimer trước tòa (Oppenheimer là boss cũ của Teller ở Los Alamos). Đây là “Kangaroo Court“  vì Strauss tự đặt  ra những luật lệ cho tòa án này: ông chọn ban bồi thẩm (jury) ;  chọn tài liệu nên tiết lộ và không nên tiết lộ với luật sư của Oppenheimer;  chọn nhân chứng  và cho FBI dò thính và thu âm  những hoạt động của Oppenheimer. Họ dùng những tin tức mà GS Oppenheimer đã tiết lộ trước chiến tranh với những “cái mẹo“ của luật sư  công tố (proseccutor)   để kết tội Oppenheimer “nói láo“ trước tòa. (phương pháp “perjury này cũng rất thịnh hành để quan tòa kết án người vô tội ngay  cả ở  thời điểm hiện tại!). Kết quả là Ủy ban bầu với số phiếu 4-1, quyết định‎ “tước“ “security clearance“  của Oppenheimer, bất luận sự phản đối  rất mạnh của cộng đồng khoa học  và một số nhân vật có quyền lưc trong xã hội lúc bấy giờ..

Chúng tôi sẽ viết chi tiết hơn về “Kangaroo Court“ này trong số tới.

3. Kết từ

Để kết túc bài viết này, người viết xin trích vài cảm nghĩ của một số đồng nghiệp của GS Oppenheimer nói về ông:

-TS Emilio Segrè:  "The fastest thinker I've ever met with an iron memory...brilliance and solid merits," but with some "grave defects," including "occasional arrogance...[that] stung scientific colleagues where they were most sensitive."

-GS Hans Bethe:  "Robert could make people feel they were fools."

- Tướng Leslie R. Groves:: "He's a genius, a real genius. While [Ernest] Lawrence is very bright he's not a genius, just a good hard worker. Why, Oppenheimer knows about everything. He can talk to you about anything you bring up."

- Tướng Leslie R. Groves:: "He understood immediately when he heard anything, and fitted it into the general scheme of things and drew the right conclusions. There was just nobody else in that laboratory who came even close to him. There was human warmth, as well. Everybody certainly had the impression that Oppenheimer cared what each particular person was doing."

 Tài liệu tham khảo