Tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Nga tại Syria trong thời gian gần đây làm dấy lên mối lo sợ "thế chiến thứ ba" sẽ bùng nổ. Nếu có xung đột lớn giữa 2 quốc gia này, thế giới sẽ bi tàn phá khủng khiếp do vũ khí hạt nhân?.
Mỹ và đồng minh (Anh, Pháp, Đức , ...) cáo buộc chính phủ Syria với sự hỗ trợ của Nga đã sử dụng vũ khí hóa học khiến 70 thường dân Syria bị thiệt mạng.
Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ đáp trả Syria trong vòng 24 - 48 giờ liên quan đến cáo buộc tấn công hóa học . Có thể là một cuộc không kích ?
Nga khẳng định mọi cuộc tấn công vào Syria dựa trên những chứng cứ thêu dệt đều không thể chấp nhận được, sẽ dẫn tới hậu quả thảm khốc và tuyên bố sẽ bắn hạ mọi tên lửa của Mỹ phóng vào Syria .
. "Thế chiến thứ ba" sẽ bùng nổ ?
Ngày 26/1/2011, tại Syria nhiều cuộc biểu tình, phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên nổ ra, được miêu tả là chưa có tiền lệ, chính quyền Syria dùng xe tăng đàn áp và lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình làm nhiều người thiệt mạng. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc muốn đưa ra một nghị quyết về Syria nhưng bất thành vì luôn bị Nga và Trung Quốc phủ quyết.
Nội chiến Syria kéo dài hơn 7 năm và phức tạp vì có nhiều đảng phái không thống nhất quan điểm , tôn giáo trong phe chống chính phủ, có phe ủng hộ các nước phương Tây cùng khối Ả Rập và cũng có phe cực đoan chống lại. Hơn 100 ngàn người đã bị giết, hơn 6 triệu người Syria đã rời bỏ quê hương. Cuộc khủng hoảng người di cư này đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới, các tổ chức khủng bố lợi dụng trà trộn vào dòng người di cư để tới khủng bố các nước phương Tây.
Đất nước Syria bị chia ra thành nhiều mảnh , phe đối lập bị chia ra thành nhiều thành phần, đáng kể nhất là ISIL, Abu Bakr al-Baghdad, Mặt trận Hồi giáo, FSA, Fatah Halab, Mặt trận al-Nusra, Đảng Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ Syria, YPG, v.v.….
Sau gần 6 năm nội chiến, nhờ hậu thuẫn của Nga, lực lượng Chính phủ Syria đã phá vỡ thế bế tắc ở nhiều chiến địa chính của cuộc nội chiến, quân đội Syria đã dần dần hoàn toàn kiểm soát các thành phố như Aleppo (12/2016), Palmyra (3/2017) . Nhà nước HồI giáo ISIL phải rút đi.
Sở dĩ Nga hỗ trợ chính quyền Syria vì từ lâu Syria là một trong những đồng minh gần gũi nhất của Nga ở Trung Đông, là 1 nước nhập khẩu nhiều vũ khí của Nga. thêm vào đó cảng Tartus của Syria hiện là căn cứ hải quân bên ngoài lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ duy nhất của Nga .
Khoảng đầu tháng 1/2018, Mỹ tiến hành sự ủng hộ cho việc thành lập một lực lượng do người Kurd lãnh đạo (YPG), vốn có 30,000 cư dân sinh sống ở vùng đông bắc của Syria. Mỹ cho rằng lực lượng này vừa chống lại thể chế al-Assad, vừa là lực lượng chống IS hiệu quả nhất. Nhưng thật ra Mỹ muốn thành lập một khu vực ở Syria nơi có thể duy trì ảnh hưởng của mình ?
Thế nhưng, việc Mỹ hỗ trợ YPG làm cho Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ đến an ninh của nước mình vì YPG là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK), một lực lượng vũ trang đòi ly khai ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ .
Do đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kêu gọi Mỹ dừng ủng hộ YPG ở Syria. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ vốn là đồng minh quân sự của Mỹ nhưng Mỹ vẫn tiếp tục đào tạo lực lượng YPG này.
Đây chính là nguyên nhân khiến căng thẳng giữa Ankara và Washington ngày càng gia tăng.
Ngày 19/1/2018, Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào khu vực Afrin của Syria, tuyên bố đây là sự bắt đầu của chiến dịch truy quét lực lượng khoảng 30 ngàn người Kurd (YPG) được Mỹ hậu thuẫn .
Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẩn nhóm nỗi dậy Quân đội Tự do Syria (FSA) để chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đã gởi 20 xe bus chở các tay súng của FSA vượt qua biên giới vào khu vực phía đông Afrin, bắc Syria.
Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ nên tập trung vào cuộc chiến chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và không có hành động quân sự ở Afrin. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều máy bay không kích, đưa thiết giáp, đặc nhiệm và các trung đoàn bộ binh vượt qua biên giới, xâm nhập vào Afrin và nã pháo vào YPG , đồng thời kêu gọi sự hổ trợ từ Nga giúp chiến dịch trên không ở Afrin. Ngày 22/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói đã được Nga ủng hộ và thề sẽ không lùi bước trong chiến dịch này . 10.000 phiến quân Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ tuyên bố sẵn sàng giao chiến với quân Mỹ trong chiến dịch tấn công thành phố Manbij.
Phía chính phủ Syria coi đây là hành động xâm lược hung hăng, tuyên bố bắn hạ bất cứ máy bay nào của Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời Syria .
Ngày 24-1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ mở rộng chiến dịch đến Manbij, nơi đang có lực lượng đặc biệt của Mỹ đóng quân.
Giữa tình thế căng thẳng, chính quyền Mỹ ra thông điệp phủ nhận kế hoạch lập Lực lượng an ninh biên giới ở Đông Bắc Syria, nhằm xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng,điều này thiếu sự thống nhất trong nội bộ. Mặc khác, Bộ Quốc Phòng Mỹ nói nhiệm vụ của lực lượng này chỉ là bảo vệ an ninh tại Syria chứ không đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 25/1, chính phủ Đức tuyên bố ngưng xuất khẩu xe tăng Leopard cho Thổ Nhĩ Kỳ .
Ngày 25/2 , Sau nhiều lần trì hoãn, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ), đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn kéo dài 30 ngày tại Syria, cho phép vận chuyển hàng nhân đạo và sơ tán y tế. (Mỹ cần thời gian để định chiến lược mới vì chưa tìm ra lời giải cân bằng lợi ích, giữa một bên là đồng minh quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và một bên là lực lượng người Kurd và giải quyết căng thẳng với Bắc Triều Tiên . Trong khi đó Nga cũng cần thời gian chuẩn bị cho bầu cử ?)
Ngày 13/3/2018 , trước thềm bầu cử tổng thống Nga, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết có khả năng rất cao Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal (66 tuổi) và con gái Yulia Skripal (33 tuổi) hôm 4/3, theo kết luận điều tra của cảnh sát Anh. Ngoại trưởng Johnson dọa sẽ rút đội tuyển Anh ra khỏi World Cup 2018 được tổ chức tại Nga vào mùa hè năm nay .
Tuy chưa có bằng chứng cụ thể (ai là người cung cấp và ai là người sử dụng ?) nhưng tối ngày 15/3, lãnh đạo Mỹ, Đức, Pháp cùng Anh ra tuyên bố chung, cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công cựu gián điệp người Nga bằng chất độc thần kinh.Trước đó, cùng ngày, Anh đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và đình chỉ liên lạc cấp cao với Moscow vì sự việc này. Tiếp theo đó, ngày 26/3 Mỹ trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga, sau đó, 16 nước thuộc EU và 5 nước khác quyết định trục xuất tổng cộng hơn 50 nhà ngoại giao Nga khỏi các nước này.
Ngày 29/3 , Nga đáp trả trục xuất 60 nhà ngoại giao và đóng cửa tòa lãnh sự Mỹ tại thành phố St. Petersburg.
Mặc dù, các chính sách đối ngoại của ông Putin ở Ukraine và Syria (nơi có tranh chấp quyền lực giữa thành phần thân Mỹ và EU với thành phần ủng hộ chính phủ thân Nga) đã làm cho Mỹ, Anh, Pháp, Đức và vài nước phương Tây tức giận, muốn trừng phạt gây ảnh hưởng kinh tế nước Nga . Nhưng, ngày 18/3/2018 , 56,4 triệu người chiếm 76,69% của 109 triệu người Nga đi bầu vẫn chọn ông Putin được tiếp tục làm tổng thống nước Nga . Đây là nhiệm kỳ thứ tư của ông và ông sẽ là người lãnh đạo nước Nga trong 6 năm tới. Ông tự hào nói với đám đông rằng ông coi thắng lợi như một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về thành tựu ông đã đạt được trong những điều kiện khó khăn.
Liên quan đền việc Anh cáo buộc rằng Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga tại Anh hôm 4/3. Ông nói : " “bất kỳ ai có nhận thức” đều hiểu rằng những cáo buộc nhằm vào Moscow là “nhảm nhí, ngớ ngẩn và phi lý” được đưa ra trước thềm bầu cử Nga ".“Khó có thể tin rằng chúng tôi làm một chuyện như vậỵ”
Những người ủng hộ Putin nói kết quả cho thấy lập trường cứng rắn của Putin đối với phương Tây được ủng hộ.Nghị sĩ Igor Morozov nói trên truyền hình : "Tôi nghĩ rằng Mỹ và Anh hiểu rằng họ không thể nào tác động đến cuộc bầu cử của chúng tôi".
Bị Mỹ, Anh, Pháp, Đức luôn tìm cách gây áp lực lên Nga, nên ông Putin đã phải cảnh báo thế giới với những loại vũ khí tối tân mới của Nga.
Ngày 6/4/2018, các lực lượng quân đội Chính phủ Syria (được Nga và Iran ủng hộ) đã mở một cuộc tấn công trên bộ vào quận Douma gần thủ đô Damascus nhằm vào mục tiêu của phiến quân (được Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ ) tại khu vực này, khiến 70 dân thường thiệt mạng trong khi có 11 trường hợp gặp vấn đề về hô hấp. Liền sau đó, tổ chức Mũ Trắng và Hội Y tế Mỹ Syria, cho hay có hơn 500 người - phần lớn là phụ nữ và trẻ em - đã được chuyển tới các trung tâm y tế trong tình trạng khó thở thiếu dưỡng khí., sùi bọt mép và mắt bị bỏng rát. Tuyên bố cho rằng các triệu chứng trên trùng khớp với tình trạng bị phơi nhiễm chất độc hóa học.
Tuy nhiên, chính phủ Syria bác bỏ cáo buộc, tố cáo phiến quân tung tin thất thiệt khi bị dồn vào đường cùng. Bộ Ngoại giao Nga cũng cảnh báo mọi hành động can thiệp quân sự vào Syria dựa trên những chứng cứ bịa đặt đều sẽ phải hứng chịu "hậu quả thảm khốc".
Ngày 9/4, giữa lúc tình hình đang sôi sục thì vào hai tiêm kích F-15I được cho là của không quân Israel đã phóng 8 tên lửa hành trình từ không phận Lebanon về phía Syria. Vụ tấn công như mồi lửa càng làm căng thẳng bùng cháy dữ dội. Dù 5 tên lửa bị phòng không Syria bắn hạ, ba quả còn lại đánh trúng phía tây sân bay T-4, khu vực dường như là nơi lực lượng quân sự Iran đóng quân, khiến 12 người thiệt mạng, trong đó có 7 công dân Iran.
Ngày 9 và 10/4, Hội Đồng Bảo An họp khẩn cấp. Đại sứ Mỹ đề nghị thành lập một cơ chế mới, độc lập, khách quan để điều tra những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria, dù biết rằng sẽ bị Nga bác bỏ.
Pháp luôn chỉ trích Nga và Iran đã cho phép chế độ Syria một lần nữa dùng vũ khí hóa học. Đại sứ Pháp cho biết Pháp sẽ thực hiện lời hứa nhưng không cho biết cụ thể.
Thủ tướng Anh Theresa May nói sẽ ủng hộ hành động quốc tế đáp trả vụ tấn công ở Syria song lưu ý rằng "một cuộc không kích chỉ được tiến hành khi có bằng chứng cho thấy Syria đã sử dụng vũ khí hóa học". (điều này cho thấy lời cáo buộc Nga là thủ phạm trước đây là vội vã chưa xác thật ?)
Trong khi đó, theo lời ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, « chuyên gia Nga đã đến tận nơi, nhưng không thấy có dấu vết hóa học như những lời tố cáo ».
Ngày 11/4, 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Nga hãy sẵn sàng vì tên lửa "đẹp, mới và thông minh" của nước này "sẽ tới" Syria. Quân đội Nga cho biết sẽ điều binh sĩ tới thị trấn Douma, nơi được cho là bị tấn công hóa học hồi cuối tuần trước, nhằm đảm bảo an ninh.
Hiện 2 tàu khu trục mang tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ cùng nhiều máy bay, tàu ngầm đã vào vị trí và sẵn sàng tấn công ngay khi có lệnh.
Chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra.
Nếu cho rằng là chiến tranh là để đồng hóa các ý tưởng của các bên đối lập nhau, để thu lại thành 1 thể duy nhất, thì.....
Thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, Dow Jones đã bắt đầu rơi ?
Vàng đang được mua vào ?
Một vài tín hiệu cho thấy THẾ CHIẾN THỨ BA ĐANG CẬN KỀ ?
Montreal, ngày 12/4/2018
Ngô Khôn Trí