Wednesday, 11 April 2018

Truyện ngắn, thơ: Ý NGA


1$ GIẤY, 7$ PHỞ
Truyện ngắn 
Ý Nga

Tiệm phở có máy quay hình để kiểm soát an ninh (camera) mà bà thực khách ăn mặc lôi thôi, nhăn nhúm kiểu bộ đội vào Sài Gòn năm 1975, tỉnh bơ lôi hết từng xấp giấy trong hộp khăn giấy của nhà hàng trên bàn, bỏ vào bóp. Rồi trong khi ngồi chờ phở, bà đủng đa, đủng đỉnh đổ hai loại tương đen, đỏ đầy ứ vào hai cái đĩa bé tí tì ti trào cả ra bàn. Không thấy bà lau chỗ tương đó hay lau muỗng đũa (mà còn tờ giấy nào nữa để mà lau, chẳng lẽ lại sang bàn bên cạnh mà bưng về hộp khác, rồi lại… bỏ bóp thay vì lau?). Hết việc, nhàn công, bà quay nhìn chòng chọc vào những thực khách chung quanh, y như lúc nãy bước vào quán, bà cũng nhìn như thế vào từng bàn, hẳn là để chọn bàn nào có hộp đầy giấy nhất mới ngồi?
Mặc bao nhiêu ánh mắt khinh bỉ đang nhìn, bà níu chân cô chủ quán đang đi chậm rãi tới bằng một giọng chát chúa, dấm dẳng:
-“Lày” bà chủ! Sao phở “nại nên” giá 12$ đắt thế? Mới 7$ cơ mà!
Cô chủ trả lời ngọt ngào:
-Dạ chúng tôi có tô 7$, nhưng dành cho… con nít.
-Tôi “lói” tô cho người “nhớn” kìa!
-Cũng có tô 7$ cho người lớn nữa.
-Vậy sao lần nào ăn xong tôi cũng phải “giả” 12$ “nà” thế “lào”?
Vẫn với giọng miền Nam, ngọt như mía lùi của dân làm ăn chuyên nghiệp, chủ quán cười tươi như hoa, nhưng âm thanh phát ra từ đôi môi duyên dáng ấy được cố ý lên một “ton” cao hơn, cho bằng với “ton” chát chúa của bà thực khách tham lam, cùng với những nhấn... mạnh... mạnh... mạnh nghe mà mãn nhỉ các thực khách chung quanh:
-Tôi nhớ lúc nào chị cũng gọi: “Phở đặc biệt! Nhiều thịt, phở; lắm rau, chanh, hành “chần” vì tôi không ăn giá đỗ mà!" Lần sau chị gọi tô-người-lớn-7$, tôi sẽ đích thân dặn đầu bếp làm cho chị  một tô chỉ có… bánh phở với nước muối, không có nước phở ngọt lịm như tô sắp bưng ra. Chút nữa chị thưởng thức kỹ lưỡng… lần cuối cùng hương vị phở nổi tiếng của quán chúng tôi, để sau này dễ… phân biệt với những tô-người-lớn-7$ khác nhau chỗ nào nghe. 
À! Hôm nay chị phải trả thêm 1$ giấy trong bóp chị nữa, mấy lần trước chúng tôi... quên tính tiền, nhưng lần này thì phải tính, miễn phí thế đủ rồi, chị mà trả thiếu 1 xu thì chúng tôi sẽ đưa chị vào nhà đá Mỹ ăn hamburger người lớn miễn phí ngay Chúc chị ăn ngon nghen!
Nói xong, cô chủ quán dễ thương chỉ vào đốm đỏ của máy quay ở góc tiệm đang chớp chớp cho bà xem và làm như thân thiện, cô đưa tay vỗ vai bà mấy cái liền tù tì một cách hơi… mành... mạnh... rồi thanh thản đi vào nhà bếp, bỏ lại bao ánh mắt hả dạ và một khuôn mặt hơi… sượng sượng, sùng sùng.
 

Ý Nga*13.6.2017

ĐỪNG BỎ TÔI MỘT MÌNH
*
(Trích tuyển tập: VINH DANH CHIẾN SĨ VNCH, do BẢO TRÂM trình bày bìa)
*
-Thành kính tri ân: tất cả các QUÂN, BINH CHỦNG;
toàn thể QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH và
LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM CỘNG HÒA
đã và đang chiến đấu cho một VIỆT NAM KHÔNG CỘNG SẢN.
*
-Viết thay một Người Lính Cộng Hòa trong nước
*
Là người lính Cộng Hòa chưa buông súng
Đêm nhớ rừng, ngày chiến đấu không ngưng
Dù còng lưng, sức chịu đựng chưa dừng
Vẫn giử Lửa phừng phừng nuôi lý tưởng.
*
Tôi vẫn là người lính,
Khi dân còn điêu linh,
Không phản suy, phù thịnh.
Đừng bỏ tôi một mình!
 
Hãy nêu cao sĩ khí,
Cùng phấn đấu với tôi,
Ngăn chận cơn Hồng Thủy:
Kên Kên Đỏ rỉa mồi.
 
Bao khoa bảng, học vị
Cùng một bè, lắm ngôi;
Tung phi tiêu, ám khí
Bắn vào chính dân rồi!
 
Hãy cùng tìm lối thoát
Giải bài toán Uất Hờn!
Xin Bạn chớ lạnh nhạt!
Đừng bỏ tôi cô đơn!
 
Đất còn chi để hưởng?
Đảng chường mặt tráo trâng
Việt gian ăn chơi mãi
Dân còn gì để dâng?
 
Hỡi anh hùng đồng chủng
Việt Nam là của chung
Cha Ông dày công dựng
Đâu rách nát bần cùng!
 
Giặc tràn vào hà hiếp
Thật tội nghiệp người dân!
Không có quân ứng tiếp
Tôi chỉ là cô quân.
 
Xin đừng trốn chạy nữa
Máu chảy ruột sẽ mềm!
Vận Nước đà nghiêng ngửa
Tình riêng sao ấm êm?
 
Vì quốc gia, dân tộc
Phải dẹp hết vô thần!
Đừng bỏ tôi cô độc
Một người lính cô thân,
Chưa đầu hàng, chưa cựu!

Ý Nga*9.6.2017


GIỜ NÀY CÒN 
THIÊN TẢ?

Hết đôi co lại giải thích
Sợ gì, thường trực bất an?
Tại sao “chị, anh” căng thẳng
Trong khi em út an nhàn?
 
Chỉ huy lộn xộn, bát nháo
Ai điên mà theo phục tùng?
Nội bộ khuấy cho xào xáo
Làm sao nên được chuyện chung?
 
Ba xạo làm sao hoàn hảo?
Xưng “tao”, xưng “chị”, “anh... hùng”
Mà làm chẳng ra gì ráo
Thơ thêm “K”, biếm người... “khùng”:

Thôi nhen! Xin đừng dạy bảo!

Ý Nga*9.6.2017