Thursday 28 February 2019

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH - Hoàng Xuân Thảo

Trân trọng mời qúy  vị đọc tiếp chương 84 về sự tập kết của Việt Cộng tại miền Nam trước khi rút ra Bắc dưới hình thức một vở kịch. Đây mới chỉ là Cảnh I. Các cảnh khác sẽ được đưa lên theo trình tự thời gian với rất nhiều nỗi niềm OAN TRÁI...

OAN TRÁI

Kịch 4 cảnh - Hoàng Xuân Thảo
(Viết và dàn dựng phỏng theo truyện “Oan Trái” của Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích,
Giải Đặc Biệt II Năm Ất Mùi 2015 của Phong Trào Hiến Chương 20 )

CẢNH I

Thời Gian: Khoảng cuối 1954- 1955, đang thời kỳ tập kết của bộ đội và cán bộ Việt Cộng.

Không gian: Quảng Ngãi, lúc đó còn thuộc vùng Việt Minh kiểm soát.

Nhân Vật: Bùi Hữu Dinh, cán bộ tỉnh ủy – Phan văn Anh, cán bộ huyện uỷ – bà Đỗ Thị Thân, vợ Dinh – Đỗ Thị Tình, em bà Thân, cảm tình viên, cán bộ phụ nữ , có mái tóc dài óng ả, mượt mà.

Cảnh Trí: tư gia Dinh và Thân tại Quảng Ngãi.

                                                            MÀN MỞ

Hai cán bộ Dinh và Anh đang thảo luận về chính sách Tập Kết.

-        Dinhhất hàm: Trong những cuộc mít tinh tại huyện của đồng chí, đồng bào hẳn có nhiều thắc mắc về vấn đề Tập kết nhưng thắc mắc chính là gì và đồng chí giải quyết ra sao?

-        Anhmở cuốn sổ nhỏ ra nhìn vào và trả lời:

Thắc mắc mà đồng bào hay hỏi:

Thứ nhất là họ được tin anh Ba Duẩn, người lãnh đạo cuộc kháng chiến miền Nam cũng tập kết ra Bắc trên tàu Ba Lan Kilinski thì ai là người thay thế để lãnh đạo Đảng và Quân Dân miền Nam sau này?

Thứ hai là những người tập kết có phải đem gia đình đi theo ra Bắc không? Thứ ba, súng ống, đạn dược và các võ khí có phải đem theo hết không? Cuối cùng theo hiệp định Genève thì hai năm sau sẽ tổ chức bàu cử để thống nhất đất nước, vậy trong thời gian đó, các đảng viên và đồng bào trong các vùng mà địch sẽ tới tiếp thu phải xử sự làm sao?

-        Dinhmỉm cười: Trên nguyên tắc thì là thế, nhưng chúng ta phải linh động mà thi hành chứ. Theo hiệp định Genève thì tất cả những quân nhân và cán bộ Việt Minh phải tập kết để ra Bắc cùng gia đình, nhưng chúng ta trên thực tế chỉ tập kết ra Bắc một phần nào thôi, còn những người ở lại sẽ sống  dưới lớp vỏ người thường dân và tạm thời rút vào bí mật, gia đình của họ cũng vậy, sẽ chia ra, một phần ra Bắc để được đào tạo thành cán bộ trung kiên và ý thức được nhiệm vụ trong tương lai, chuẩn bị khi cần thì kín đáo trở lại miền Nam hoạt động, một phần ở lại nằm vùng để củng cố cơ sở cách mạng và sẵn sàng nổi dạy, tiếp tay tích cực cho các cán bộ từ Bắc vô sau này vì họ đã có sẵn mối liên hệ tình cảm và gia đình.