Thursday, 28 February 2019

TT Trump: Kim muốn gỡ bỏ lệnh trừng phạt nhưng Mỹ chưa sẵn sàng


Hanoi, Vietnam (AP) – Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un thất bại trong việc đạt được thoả thuận tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai diễn ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng giữa hai quốc gia vẫn được tiếp tục trong tương lai.

Phát ngôn nhân Toà Bạch Ốc Sarah Sanders vào 1h40′ chiều thứ 5 (giờ Việt Nam) cho hay, lãnh đạo hai quốc gia đã bàn về vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.

“Không có thoả thuận nào đạt được vào lúc này, nhưng hai bên sẽ gặp gỡ trong tương lai,” bà Sanders nói thêm. Tuy vậy, theo Phát ngôn nhân, các cuộc hội nghị giữa Trump và Kim “diễn ra tốt đẹp và mang tính xây dựng.”

Trước đó, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim hội nghị thượng đỉnh sớm hơn so với dự tính. Lễ ký kết thoả thuận tại khách sạn Hanoi Metropole theo đó đã bị huỷ.  Bà Sanders chỉ thông báo “chương trình có sự thay đổi” nhưng không giải thích cụ thể gì thêm.

Ông Trump có cuộc họp báo vào khoảng 2h chiều, giờ địa phương, trước khi lên chuyên cơ trở lại Mỹ.

Ông Trump nói ông Kim sẵn sàng phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon, nhưng muốn mọi lệnh trừng phạt được gỡ bỏ trước. Ông Trump không sẵn sàng làm điều này.
Ngoại trưởng Pompeo nói thậm chí nếu Yongbyon được tháo dỡ, vẫn còn có những cơ sở và vũ khí khác. Họ không đạt được thỏa thuận về những cơ sở này với ông Kim.






















                                                                                     Photo Credit: AP

Tổng thống Trump cho biết Chủ tịch Kim đã hứa với ông rằng “các vụ thử vũ khí sẽ ko diễn ra, đặc biệt là hoả tiễn hay bất cứ thứ gì liên quan đến hạt nhân”.
TT Trump ca ngợi Trung Quốc vì đã giúp đỡ thúc đẩy các cuộc thảo luận, nhấn mạnh Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với mọi người vẫn nghĩ. Tổng thống Mỹ lưu ý rằng Chủ tịch Kim là “người mạnh mẽ” và không bao giờ chịu nhận lệnh từ bất kỳ ai.

Khi được hỏi có tăng cường trừng phạt Bắc Hàn không, ông Trump cho biết ông không muốn nói về việc tăng cường trừng phạt vì có rất nhiều người Bắc Hàn phải sống và lệnh trừng phạt hiện giờ cũng đã mạnh.

“Tôi sẽ nói chuyện với Chủ tịch Tập, ông ấy không vui thích gì khi sống ở cạnh một nước có hạt nhân”, ông cho biết.

Trước đó vài phút, TT Trump cho biết về  thanh sát chương trình hạt nhân của bắc hàn,  chúng tôi sẽ thanh sát dễ dàng. Chúng tôi biết thông tin về một số cơ sở. Chúng tôi biết những cơ sở người khác không biết. Chúng tôi sẽ kiểm tra được”, ông Trump nói nhưng không cho biết cụ thể. 

Về thanh niên Otto Warmbier, người đã chết khi bị giam ở Bắc Hàn, ông Trump nói ông không tin ông Kim Jong Un đã để cho Otto Warmbier chết trong tù. “Tù là nơi rất tệ, và điều tệ hại có thể xảy ra”, ông Trump nói. Ông cũng nói ông Kim Jong Un không biết về vụ Warmbier cho đến khi sau khi chuyện đó xảy ra. Và tôi tin ông Kim. “Ông ấy cảm thấy rất tệ về chuyện đó, tôi đã nói chuyện với ông ấy, ông ấy biết chuyện đó nhưng ông ấy không biết chuyện sau đó… Đất nước rộng lớn, nhiều người trong tù và trại cải tạo, có những người xấu… Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy không biết về chuyện đó và tôi tin lời ông ấy”, ông Trump nói.

Hương Giang (Theo AP)

Bắc Hàn họp báo bất ngờ, Kim cảm thấy “không hiểu cách người Mỹ tính toán”


Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho tại buổi họp báo. Ảnh: Giang Huy.

Cuộc họp báo của Bắc Hàn được đưa ra bất ngờ vào khoảng 23h30 ngày 28/2 và bắt đầu lúc hơn 0h ngày 1/3 tại khách sạn Melia, Hà Nội. Tham dự họp báo là Ngoại trưởng Ri Yong-ho và Thứ trưởng Ngoại giao Cho Son-hui.

Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong Ho khẳng định phía Bình Nhưỡng đã đưa ra đề nghị mang tính thực tế với phía Mỹ nhưng bị từ chối.

Đại diện Bình Nhưỡng giải thích họ chỉ yêu cầu dỡ bỏ cấm vận một phần chứ không phải toàn bộ như giải thích của tổng thống Mỹ tại họp báo vào buổi chiều ngay sau khi thượng đỉnh đột ngột kết thúc với việc hai lãnh đạo bỏ bữa trưa và một sự kiện được lên kế hoạch từ trước. 

Ngoại trưởng Ri cho biết Bình Nhưỡng đã đặt lên bàn đàm phán tại Hà Nội đề nghị chấm dứt vĩnh viễn thử nghiệm hạt nhân và hoả tiễn tầm xa.

Ông nói phía Mỹ đòi hỏi thêm một biện pháp nữa ngoài việc phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon. “Do đó, rất rõ ràng Mỹ là bên chưa sẵn sàng chấp nhận đề xuất của chúng tôi”.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi đề xuất, mặc dù phía Mỹ đã đề nghị đàm phán lại trong tương lai”, ông Ri khẳng định.

Tại họp báo, viên chức Bắc Hàn cho biết “Chủ tịch Kim cảm thấy ông không hiểu cách người Mỹ tính toán” và rằng ông có thể “không còn ý muốn” đàm phán thêm.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un thất bại trong việc đạt được thoả thuận tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai diễn ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng giữa hai quốc gia vẫn được tiếp tục trong tương lai.

“Không có thoả thuận nào đạt được vào lúc này, nhưng hai bên sẽ gặp gỡ trong tương lai,” bà Sanders nói thêm. Tuy vậy, theo Phát ngôn nhân, các cuộc hội nghị giữa Trump và Kim “diễn ra tốt đẹp và mang tính xây dựng.”

Trước đó, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim hội nghị thượng đỉnh sớm hơn so với dự tính. Lễ ký kết thoả thuận tại khách sạn Hanoi Metropole theo đó đã bị huỷ. Bà Sanders chỉ thông báo “chương trình có sự thay đổi” nhưng không giải thích cụ thể gì thêm.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau bị kêu gọi từ chức


Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã từ chối lời kêu gọi từ chức vì vụ bê bối gây chấn động chính quyền của ông, sau khi cựu Bộ trưởng Tư pháp Jody Wilson-Raybould lên tiếng cáo buộc nhiều nhân vật trong chính phủ đã gây sức ép liên tục với bà trong thời gian từ tháng 9-12/2018 để can thiệp vào vụ truy tố SNC-Lavalin.

“Justin Trudeau đơn giản là không thể tiếp tục lãnh đạo đất nước này khi người dân Canada biết những gì  thủ tướng  đã làm và đó là lý do tại sao tôi kêu gọi ông Trudeau từ chức”, lãnh đạo đảng bảo thủ Andrew Scheer, người dự kiến ​​sẽ chống lại Trudeau trong cuộc bầu cử tháng 10 năm 2019 sắp tới của Canada, cho biết trong một tuyên bố với các phóng viên.

Tập đoàn xây dựng có trụ sở tại Montreal này bị buộc tội hối lộ các viên chức Libya trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2011 để đổi lấy các hợp đồng.
Trong buổi điều trần chiều 27/2 tại Ủy ban Pháp lý Hạ viện, bà Jody Wilson-Raybould khẳng định giới chức chính phủ đã gây sức ép một cách “không thích hợp” với bà nhằm hỗ trợ SNC-Lavalin không phải ra tòa với cáo buộc hối lộ. SNC-Lavalin muốn được nộp phạt để tránh phải hầu tòa. Cựu bộ trưởng tư pháp cho biết cô đã phải chịu ít nhất 10 cuộc gọi điện thoại và 10 cuộc họp riêng với các viên chức cấp cao để thảo luận về vụ việc trong vòng bốn tháng.

Cô cũng mô tả một cuộc họp với chính Trudeau, tại đó cô cáo buộc thủ tướng yêu cầu cô “giúp đỡ” với vụ việc, nói rằng anh ta quan tâm với tư cách là một thành viên của quốc hội cho Quebec rằng các công việc của SNC-Lavalin có thể bị treo trong sự cân bằng nếu trường hợp là để di chuyển về phía trước.

Wilson-Raybould nói rằng bà đã hỏi thủ tướng vào thời điểm đó: Bạn có can thiệp chính trị với vai trò là luật sư của tôi không? “Và cảnh báo ông rằng bà” sẽ khuyên mạnh mẽ chống lại điều đó “.

“Không, không, không. Chúng tôi chỉ cần tìm một giải pháp”, cô mô tả nhà lãnh đạo Canada trả lời.

Tranh cãi xung quanh vụ án SNC-Lavalin đã gây khó chịu cho chính quyền Trudeau kể từ khi tờ The Globe and Mail đưa tin hồi đầu tháng cho hay bà Wilson-Raybould đã phải chịu sức ép từ Văn phòng Thủ tướng Trudeau trong vụ truy tố SNC-Lavalin. Theo nguồn tin này, sau khi bà Wilson-Raybould từ chối “chỉ đạo” của Văn phòng Thủ tướng (muốn bà dàn xếp để vụ việc liên quan đến SNC-Lavalin không cần tòa án phân xử), bà đã bị điều chuyển sang đảm nhiệm chức Bộ trưởng phụ trách Các vấn đề về cựu chiến binh. .


Thủ tướng Trudeau và các viên chức trong chính phủ đều phủ nhận việc gây sức ép đối với bà Wilson-Raybould và cho rằng mọi quyết định tránh truy tố SNC-Lavalin là của riêng Wilson-Raybould.  Ngày 12/2, bà Wilson-Raybould đã gửi thư cho Thủ tướng Justin Trudeau xin từ chức. Tiếp đó, ngày 18/2, cố vấn hàng đầu của Thủ tướng Trudeau, Gerry Butts cũng thông báo từ nhiệm, trong bối cảnh dư luận đang đặt dấu hỏi lớn về những can thiệp của chính phủ vào tiến trình khởi tố tập đoàn xây dựng SNC-Lavalin.