Sunday 17 February 2019

Vì sao Tổng thống Trump hay khen ‘hết lời’ Kim Jong Un?

Tổng thống Trump bắt tay Chủ tịch Kim trong thượng đỉnh Mỹ-Triều hồi tháng 6/2018 tại Singapore. (Ảnh: Reuters)

Có thể nhiều người cảm thấy khó hiểu việc Tổng thống Trump thường có những lời có cánh “lên tận mây xanh” dành cho những nguyên thủ quốc gia của các nước đối thủ, như ông Tập Cận Bình, hay ông Putin, và đặc biệt là lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Nhà phân tích chính trị Lawrence Solomon đã có những kiến giải về việc này trong một bài viết trên tờ Business Canada hôm 15/2.
“Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un, sẽ trở thành một cường quốc kinh tế”, Tổng thống Donald Trump đã viết trên Twitter vào tuần trước, cách vài tuần trước cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai của ông với lãnh đạo Triều TiênKim Jong-un.

“Anh ấy có thể làm ngạc nhiên một số người nhưng anh ấy không làm ngạc nhiên tôi, bởi vì tôi đã biết anh ấy và hoàn toàn hiểu anh ấy có khả năng như thế nào”, ông Trump quả quyết về “năng lực” của lãnh đạo Kim.

Lời khen ngợi của ông Trump dành cho nhà lãnh đạo tuyệt đối ở Triều Tiên, cùng với việc bày tỏ hi vọng về một bước đột phá trong cuộc họp đàm phán hòa bình sắp tới, theo Solomon, cũng không làm bất ngờ những người thường gièm pha ông.

“Kim Jong-un cho tới nay đã trở thành nhà độc tài mà Trump đơn giản là không cưỡng lại được việc ca tụng”, Slate, một trong những hãng truyền thông đả kích ông Trump, đã viết lời châm chọc. Hãng truyền thông này cũng cho rằng ông Trump là người ngây thơ trong các vấn đề đối ngoại và không biết nhìn nhận vấn đề.


Media player poster frame

Đây là video Tổng thống Trump chia sẻ với Chủ tịch Kim tại Hội nghị thượng đỉnh lịch sử Singapore

Tuy nhiên, chuyên gia Solomon cho rằng, những hãng truyền thông chỉ trích vị tổng thống đương nhiệm của Mỹ đã thể hiện sự nông cạn và sự căm ghét mù quáng đối với ông Trump, dẫn đến việc họ có những phân tích thiển cẩn về năng lực điều hành của tổng thống.

Thật vậy, ông Trump cũng đã dành nhiều lời khen ngợi cho Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin. Ông chủ Tòa Bạch ốc đã từng nói rằng, cả hai nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Nga đều là những người “mạnh mẽ”.
Nhưng cần biết rằng, sự “mạnh mẽ” đó không ngăn cản ông Trump cứng rắn hơn đối với cả Trung Quốc và Nga so với bất kỳ tổng thống Mỹ nào trong lịch sử, đó là điều không nghi ngờ gì nữa, nhà phân tích chính trị Solomon đánh giá.
Khen ngợi ông Tập Cận Bình, nhưng ông Trump lại làm cho Trung Quốc “quay cuồng” bằng chính sách thuế cứng rắn và đe dọa sẽ tiếp tục sử dụng biện pháp thuế mạnh mẽ hơn nữa – nếu Bắc Kinh không tuân thủ các yêu cầu của Washington trong quan hệ thương mại. Về mặt quân sự, ông Trump đang mạnh mẽ đối đầu với sự hiếu chiến của Trung Quốc bằng quyết tâm chưa từng thấy ở các chính quyền trước đây. Trong tuần, chính quyền Trump đã phái hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường đi qua các đảo nhân tạo mà Trung Quốc “cơi nới” trái phép ở Biển Đông – để một lần nữa bác bỏ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng biển này. Đồng thời chính quyền Trump cũng đang ủng hộ mạnh mẽ Nhật Bản, và Đài Loan cũng như các đối thủ khác của Trung Quốc.

Để kiềm tỏa Nga, ông Trump đang làm suy yếu thu nhập từ xuất khẩu dầu khí, nguồn doanh thu chính của nước này, bằng cách làm “ngập” thế giới bằng dầu khí, một cách tự nhiên để hạn chế việc xuất khẩu dầu của Moscow. Về mặt quân sự, ông Trump đã ra quyết định rút khỏi hiệp ước INF (Vũ khí hạt nhân tầm trung) với Nga và đe dọa sẽ vượt lên trên Nga nếu họ có ý định cạnh tranh với Hoa Kỳ trong một cuộc chạy đua vũ trang.

Hoa Kỳ rút khỏi INF bởi những cáo buộc Nga không tuân thủ hiệp ước này, trong khi đó Bắc Kinh không chịu ảnh hưởng bởi hiệp ước. Tổng thống Trump đã từng nhấn mạnh: “Nếu Nga và Trung Quốc tiếp tục phát triển hạt nhân còn chúng ta vẫn tuân thủ đúng cam kết, đó là điều không thể chấp nhận được”, theo Usa Today.
Ông Trump cũng từng dành lời khen cho ông Tập và Putin. (Ảnh: Adrian Wyld)
Nếu để ý, ông Trump không tùy tiện đưa ra lời ca ngợi “có cánh” đối với nguyên thủ của các quốc gia đối địch.

Rõ ràng, ông Trump không dành bất cứ lời khen nào cho Tổng thống Maduro của Venezuela, Chủ tịch Fidel của Cuba, hay lời khen cho nguyên thủ của Iran.

Điều đó đơn giản là vì ông không muốn đàm phán với họ. Làm như vậy không phải ông không hợp lý hay thất thường trong cách tiếp cận chính sách đối ngoại, mà vì ông Trump luôn lý trí, chỉ tập trung vào thỏa thuận mà ông muốn đạt được và tối đa hóa cơ hội thành công của mình, chuyên gia Solomon phân tích.

Cũng theo cây viết của Business, ông Trump cần Tập và Putin để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc và Nga, cũng như tham vọng của chính hai vị nguyên thủ này. Vì họ sẽ không bao giờ chịu lùi bước, ông Trump sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội của Mỹ để buộc họ tuân thủ những điều ông muốn.

Ông Trump ca ngợi Tập và Putin là cách để hai ông này giữ thể diện với người dân của mình sau khi phải nhượng bộ Mỹ. Đó là cách ông Trump giành chiến thắng trong khi không buộc đối thủ phải “khóc hận”.

Trong ván bài xì tố (poker) cao cấp của ông Trump với lãnh đạo Kim, ông Trump đã gọi Kim là mối đe dọa hàng đầu và nâng nhà lãnh đạo Triều Tiên lên, nhưng thực tế cho thấy, cuối cùng ông đã buộc “cậu bé tên lửa” – biệt hiệu của ông Kim – phải lùi lại.

Lãnh đạo tối cao của Triều Tiên đã phải ngồi xuống bàn đàm phán để đồng ý giải trừ hạt nhân, ông Trump sau đó đã dành lời khen ngợi nhà lãnh đạo nhỏ tuổi hơn con lớn của mình để giữ thể diện cho Kim, và ‘tạo điều kiện’ để ông này củng cố vị thế của mình ở quê nhà, theo chuyên gia chính trị của Canada.

Cho đến này, ông Kim đã phải nhượng bộ nhiều vấn đề, đó là trao trả ba con tin người Mỹ, nhiều hài cốt binh lính Hoa Kỳ nằm lại đất Bắc Hàn gần 70 năm sau Chiến tranh Triều Tiên, và chấm dứt thử nghiệm tên lửa.

Mối đe dọa của một cuộc chiến dường như không thể tránh khỏi đã phai mờ, cũng như yếu tố có lẽ là đáng lo ngại nhất của Kim: hình ảnh nhà lãnh đạo được nuôi dưỡng cẩn thận để phục vụ cho nhiệm vụ “chống Mỹ” – một khẩu súng có thể cướp cò bất cứ lúc nào để phát động chiến tranh hạt nhân – cũng đã trở nên “hiền lành” hơn rất nhiều. Thông qua chính sách ngoại giao của Tổng thống Trump, “nhiệt độ” đã được hạ xuống, và Triều Tiên hiện được coi là một quốc gia ôn hòa hơn.

Nhiệm vụ tiếp theo của ông Trump là xây dựng một thỏa thuận bằng cách nào đó mang lại cho nhà lãnh đạo từng được giáo dục ở Thụy Sĩ và chính quyền của ông ấy một con đường phi hạt nhân và tự do hóa trong khi vẫn được đảm bảo sự an toàn.

Tịnh Du


                                    Lý do Trump - Kim gặp nhau tại Việt Nam?
                                    https://www.youtube.com/watch?v=74jkuPGTRW8
                                    https://www.youtube.com/watch?v=IFvpxvQZmWU

                                   Trailer - Trump says he played to Kim Jong-un
                                    https://www.youtube.com/watch?v=aYsaC2CADs0

                                    Press conference with Donald Trump and Kim Jong-Un
                                    https://www.youtube.com/watch?v=T9lH004djZE
                                    Trump speaks after historic summit with Kim Jong Un
                                    https://www.youtube.com/watch?v=RROHeHohNU8