Đây là một nhạc phẩm nổi tiếng viết về mùa Xuân đón chào ngày Tết do hai NS Lê Dinh và Minh Kỳ cùng hợp soạn. Trong nhạc phẩm này hai tác giả đều chúc mọi người một cuộc sống no ấm yên lành và khi quê hương sớm thanh bình thì những người trai lính chiến có ngày trở về đoàn tụ gia đình và hạnh phúc với người yêu trong pháo đỏ nhuộm đường.
Kính mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm này qua tiếng hát Ngọc Huyền, ca sĩ tân cổ nhạc rất thân quen của TT Asia, và là con dâu của danh ca Thanh Tuyền (Chồng Ngọc Huyền là Đông Nguyễn, một Sĩ Quan trong Không Quân Hoa Kỳ). Video 4K: Trần Ngọc.
Tiểu sử hai Nhạc Sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ:
NS Lê Dinh.
Lê Dinh là nhạc sĩ hoạt động văn nghệ từ giữa thập kỷ 1950 tại miền Nam Việt Nam và tiếp tục sau này tại hải ngoại. Ông là người trẻ tuổi nhất của nhóm Lê Minh Bằng, gồmNS Lê Dinh (1934), NS Minh Kỳ ( 1930- 1975) và NS Anh Bằng (1926- 2015).
(Theo Wikipedia)
NS Lê Dinh tên thật là Lê Văn Dinh, sinh tại làng Vĩnh Hựu, tỉnh Gò Công (nay là tỉnhTiền Giang).
· 1948-1953: Học trung học tại Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho), học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris.
· 1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon (École Supérieure de Radioélectricité de Saigon).
· 1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn.
· 1957-1975: Làm việc tại Ðài Phát thanh Saigon VTVN. Chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Ðiều Hợp.
· Tháng 8/1978: Vượt biên đến Đài Loan.
· 1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation (FEDNAV) tại Montréal (hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn - trong đó có gia đình Lê Dinh - trên biển Đông năm 1978).
· Từ 1994: chủ trương tờ báo Nguyệt san Nghệ thuật.
Ông có 1 vợ, ba con.
Sáng tác: Trích trong Website “Một Thời Saigon”
Cuộc đời sáng tác của Lê Dinh trong 47 năm gắn bó với âm nhạc được chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 1956-1966: Trong thời gian này, Lê Dinh có những sáng tác như:
– Ngày ấy quen nhau (1959) – Thương đời hoa (1960) – Hôm nào anh đi (1960) – Có nhớ không anh (1960) – Tấm ảnh ngày xưa (1961) – Cánh thiệp hồng (1961) – Ga chiều (1962) – Xác pháo nhà ai (1964) – Chiều lên bản Thượng (1964) – Tình yêu trả lại trăng sao (1964) – Thương về xứ Thượng (1965) – Ngang trái (1965)…
Trong giai đoạn này, có những sáng tác chung với Minh Kỳ : Ðường chiều sơn cước – Tiếng hát Mường Luông – Người em xứ Thượng – Ðường về khuya – Tôi đã gặp – Hạnh phúc đầu Xuân – Cánh thiệp đầu Xuân – Một chuyến xe hoa – Mưa trên phố Huế…
Giai đoạn 2: 1966-1975: Thành lập nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng).
-1966: Ðêm nguyện cầu (sáng tác đầu tiên của nhóm).
-1966: Ðêm nguyện cầu (sáng tác đầu tiên của nhóm).
Nhóm Lê Minh Bằng còn có những tên nữa như : Mạc Phong Linh, Mai Thiết Linh (Truyện tình Lan và Ðiệp 1, 2 & 3), Mai Bích Dung (Linh hồn tượng đá, Cho người tình nhỏ), Dạ Ly Vũ (Hồi tưởng), Dạ Cầm (Tình đời, Trở về cát bụi, Ðêm vũ trường, Kiếp cầm ca) và rất nhiều tên khác nữa như : Vũ Chương, Phương Trà, Tây Phố, Tôn Nữ Thụy Khương, Trúc ly, Huy Cường, Mặc Vũ v.v…) (Ngưng sáng tác 1975-1978).
Giai đoạn 3: Từ năm 1979: Có những bài Bài hát của người điên – Nắng bên này sông – Thương về Gò Công – Sao anh không nhớ Gò Công – Dòng kỷ niệm – Chữ tình – Huế buồn – Chỉ là phù du (2003).
NS Minh Kỳ.
(Theo Wikipedia)
Tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, gốc Huế, sinh tại Nha Trang - Khánh Hòa. Theo gia phả hoàng tộc triều Nguyễn, Minh Kỳ là cháu 5 đời của Vua Minh Mạng.
Ông học nhạc từ năm 14 tuổi ở trường "Gagelin" (Quy Nhơn), sau đó được gửi đi du học ở Trường Bách khoa Paris (Pháp). Tác phẩm đầu tay của ông là bài Chị Hằng viết năm 1949.
Năm 1957 ông vào định cư tại Sài Gòn. Năm 1959, ông cùng với Anh Bằng, Lê Dinh lập nên nhóm Lê Minh Bằng. Chức vụ cuối cùng trước 30/4/1975 là đại uý cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo và bị chết oan vì lựu đạn vào khuya ngày 31 tháng 8 năm 1975 trong trại An Dưỡng, Biên Hòa.[1][2]
Phần tro cốt thi hài ông hiện được lưu giữ tại nhà hài cốt thuộc Giáo xứ Tân Định.
Trong quyển Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, tác giả phải học tập cải tạo sau năm 1975, và khi ông đang nằm trong trại bệnh của khu cải tạo An Dưỡng (Biên Hoà), đã gặp lại bạn cũ là ông Động Đình Hồ (tức họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật). Hà Thúc Sinh được cho biết khi nhạc sĩ Minh Kỳ đang ngồi ăn cơm cùng bạn tù trong sân thì bỗng dưng từ ngoài hàng rào có người ném vào một vật lạ (sau này được biết là lựu đạn) và phát nổ, "người chết cả chục, người bị thương cả mấy chục". Nhạc sĩ Minh Kỳ cùng nhiều y bác sĩ thiệt mạng trong vụ nổ đó.[3].
NS Minh Kỳ sáng tác khoảng hơn 100 bài, trong đó có những phẩm nổi danh, thân quen và được các ca sĩ trình diễn rất nhiều. Tiêu biểu là: Xuân đã về, Anh tiền tuyển em hậu phương, Ai nói với em, Biệt Kinh Kỳ, Đà Lạt hoàng hôn, Nha Trang v.v.v.