Sunday 17 March 2019

Thư số 89a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Phạm Bá Hoa

Với thư này, tôi gởi đến Các Anh những tin tức mà tôi tổng hợp liên quan đến: (1) Hồ sơ Biển Đông. (2) Hồ sơ thương mại mở rộng giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng + Và hồ sơ Nhân Quyền Việt Nam giữa Việt Nam với khối Liên Hiệp Âu Châu.

Thứ nhất. Hồ sơ Biển Đông.

1a. Hoa Kỳ - ASEAN.

Tiến Sĩ Patrick Cronin – Asia Pacific Security Chair, Hudson Institute. (Photo courtesy of Doanh Vu)Ngày 19/2/2019, Genie Nguyễn của Voice of Vietnamese Americans, phỏng vấn Tiến Sĩ Patrick Cronin thuộc Viện Nghiên Cứu Hudson, về tình hình Biển Đông sau khi ông tham dự cuộc họp với các nước ASEAN tuần trước đó. Vì bài khá dài, xin tóm lược:

Câu hỏi 1Những khó khăn Trung Cộng gây ra cho Đông Nam Á và Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông?

Trả lời: Tại Nam Dương, chúng tôi cùng Hội Thảo với các thành viên của ASEAN, với đề tài chính là Biển Đông và an ninh hàng hải. Đây là đề tài quan trọng từ hải sản đến tài nguyên biển, từ giao dịch thương mại đến độc lập và chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á”.

“Tiến Sĩ Dewi Fortuna Anwar, là một trong những trí thức được kính trọng nhất tại Nam Dương, và là người sáng suốt nhất mà tôi biết, đã diễn tả rất đúng sự thách thức mà các nước Đông Nam Á phải đối mặt để bảo vệ quyền tự chủ về chiến lược của mình trong tương lai. Phải có sự hợp tác với các nước bên ngoài, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, nếu Đông Nam Á không muốn bị ép buộc phải chấp nhận một bản Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông ngược với quyền lợi của họ”.

“Một trong những quan tâm tại Đông Nam Á hiện nay là Trung Cộng đã thay đổi chiến thuật đối với Quy Tắc Ứng Xử Tại Biển Đông. Sau nhiều năm cố tình kéo dài thời gian thương thảo về Bộ Quy Tắc Ứng Xử, bỗng dưng Trung Cộng hối hả Bộ Quy Tắc Ứng Xử Tại Biển Đông theo luật lệ của họ. Hai điểm then chốt củaTrung Cộng trong bản thảo Quy Tắc Ứng Xử như sau: Một là, Trung Cộng giành quyền phủ quyết các cuộc tập dượt quân sự hay chuyển quân của bất cứ quốc gia nào bên ngoài khối ASEAN, nhất là Hoa Kỳ. Và hai là, Trung Cộng muốn kiểm soát sự khai thác tài nguyên Biển Đông”.

“Tôi vừa từ Phi Luật Tân về. Tại đó, tôi tận mắt thấy Trung Cộng sử dụng chiến thuật vừa tàu cá có trang bị + tàu tuần duyên + và chiến hạm bao vây hai đảo nhỏ của Philippines là Thitu và Pegasa trong quần đảo Trường Sa. Tháng 12/2018, trong khi người Phi đang tu bổ đường bay của họ trên rặng Pegasa, Trung Cộng liền điều động lực lượng đến tạo thành “vòng vây bắp cải” với hàng hàng lớp lớp dân quân ở 2 dặm sát bờ biển, rồi lính tuần dương, rồi hải quân Trung Cộng, uy hiếp nhóm người Phi Luật Tân trên hòn đảo nhỏ bé này. Vậy mà họ nói là “Chúng tôi muốn viết lại luật lệ”. Đó là những điều họ muốn viết trong Bộ Quy Luật Ứng Xử. Họ không muốn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào có thể bảo vệ chủ quyền, độc lập, và được thịnh vượng. Họ muốn các quốc gia Đông Nam Á phải quy lụy họ”.

“Việt Nam luôn phản đối Trung Cộng, và tôi lo sợ là những điều đúc kết trong cuộc thảo luận về Biển Đông vừa qua, đẩy Việt Nam vào thế cô lập giữa các quốc gia khối ASEAN. Bởi Tổng Thống Philippines Duterte đã bị Trung Cộng mua chuộc, vì ông ta thấy không thể đánh lại Trung Cộng nên ông ta sẽ theo Trung Cộng. Trong khi ấy, Thái Lan là một đồng minh của Hoa Kỳ cũng  đang nhận nhiều đầu tư lớn từ Trung Cộng. Trong năm 2019 này, Thái Lan đang giữ chức Chủ Tịch ASEAN, và Việt Nam sẽ là Chủ Tịch ASEAN năm 2020. Cho dù Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông được giải quyết trong năm 2019 này hay năm 2020, thì Việt Nam vẫn trong thế khó xử: Vì phải chấp nhận Bộ Quy Tắc Ứng Xử mà tất cả các thành viên khác đã đồng ý -trừ Việt Nam- hay Việt Nam sẽ bị thất bại trong vai trò Chủ Tịch ASEAN. Chính vì thế mà chúng ta cần bảo đảm rằng Việt Nam không bị cô lập và không bị rơi vào thế khó xử kia”.

“Tôi xin đổi đề tài. Tổng Thống Trump đã thăm Việt Nam hai lần, chứng tỏ sự hỗ trợ của ông cho một bang giao Việt – Mỹ đang phát triển mạnh mẽ. Đây là một khuynh hướng rất tốt, rất tích cực và quan trọng cho quan hệ Việt – Mỹ. Nói chung, tại Đông Nam Á, tôi nghĩ Hoa Kỳ có thể làm nhiều hơn, có nhiều cơ hội lắm. Chúng ta cần có một vị Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Á Châu, một Đại Sứ tại Singapore, một Đại Sứ tại ASEAN… Nhưng đó chỉ là những điều nhỏ. Tôi nghĩ điều chính là chúng ta đang đi đúng hướng, và chúng ta cần cùng làm việc với khối dân Đông Nam Á trẻ trung đầy sức sống này, vì họ chính là trung tâm của một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở”.​

Câu hỏi 2Ông có nghĩ rằng Việt Nam đã hợp tác đúng mức với Hoa Kỳ trên các lãnh vực an ninh và quốc phòng, hay họ vẫn nghiêng về Trung Cộng nhiều hơn?
Trả lời:Tiến Sĩ Cronin: Tôi nghĩ, Việt Nam có chính sách đối nội khác với chính sách đối ngoại. Về đối ngoại và an ninh, chính sách của Việt Nam vẫn tiếp tục đi sát hơn với Hoa Kỳ, với Nhật Bản, và các nước bên ngoài. Thực ra, họ tiếp tục chính sách cân bằng các thế lực với rất nhiều nước khác, để Trung Cộng không thể có quá nhiều ưu thế. Về chính sách đối nội thì phức tạp hơn. Chúng ta rất mong Việt Nam cải thiện nghiêm túc.

Tôi không nghĩ rằng, bất cứ ai tại Hoa Kỳ muốn thúc giục Việt Nam thay đổi, nhưng chúng ta thực lòng muốn thấy dân Việt được thịnh vượng, có tự do, và không bị đẩy vào sự áp đặt từ Trung Cộng. Hiện nay Trung Cộng đang gia tăng đàn áp dân chúng, không chỉ ở Tân Cương, mà ngay cả trí thức, luật sư, đủ thứ người tại Trung Cộng cũng bị đàn áp.

Chúng ta muốn thấy Việt Nam chuyển đổi ngược với hướng đi của Trung Cộng. Bởi vì dân chúng Việt Nam rất kỳ diêu. Như chúng ta nghe thấy Tom Rose nói hôm nay, những người tỵ nạn Hoa Kỳ gốc Việt Nam đã đóng góp rất nhiều vào xã hội Hoa Kỳ.

Chúng ta đã chia sẻ một lịch sử chuyển từ chiến tranh trở thành bạn thân. Chúng ta có thể tiếp tục phát triển nó lên hàng chiến lược. Việt Nam cần Hoa Kỳ và Hoa Kỳ rất muốn xây dựng mối bang giao chiến lược với Việt Nam. Do đó tôi hy vọng rằng, chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam sẽ dần dần tương hợp với sự phát triển bang giao này”.

1b. Hoa Kỳ - Philippines.

PTT MỹNgày 1/3/2019, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ ghé thăm Manila sau khi hội nghị Hoa Kỳ - Bắc Hàn kết thúc, Ngoại Trưởng có buổi hội kiến vớiTổng Thống Philippines Rodrigo Duterte, và sau đó cùng với Ngoại Trưởng Philippnes Teodoro Locsin trong cuộc họp báo chung: “Ngoại Trưởng Hoa Kỳ khẳng định 2 điểm: Một là,  Biển Đông thuộc vùng Thái Bình Dương. Và hai là, hành động bồi đắp các đá ngầm thành đảo nhân tạo rồi quân sự hoá các đảo đó, và các hoạt động quân sự của Trung Cộng tại Biển Đông thật sự đe dọa đến chủ quyền, an ninh, và đời sống kinh tế của Philippines cũng như của Hoa Kỳ”.

Trên căn bản đó, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh: “Bất kỳ một cuộc tấn công quân sự nào nhắm vào Philippines, gồm cả phi cơ và chiến hạm của Philippines ở Biển Đông, sẽ là hành động thúc đẩy Hoa Kỳ thực hiện nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau được quy định trong Điều 4 của Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương Hoa Kỳ - Philippines”.

Hiệp Ước này được Hoa Kỳ và Philippines cùng ký hồi năm 1951, quy định hai nước phải giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quân sự ở Thái Bình Dương.

Theo bản tin của AFP thì trong thời gian gần đây, nhiều lãnh đạo cấp cao của chính phủ Philippines thường xuyên yêu cầu Hoa Kỳ xác định phạm vi áp dụng của Hiệp Ước Phòng Thủ giữa hai quốc gia, rằng “Biển Đông có nằm trong khu vực Thái Bình Dương được đề cập trong Hiệp Ước hay không?” Vì vậy mà Hoa Kỳ đã khẳng định rõ ràng.

Ngày 5/3/2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Lục Khảng, đã nêu đích danh Hoa Kỳ là một quốc gia bên ngoài khu vực, chẳng hạn như Hoa Kỳ, nếu thực sự quan tâm đến hòa bình, ổn định và hạnh phúc của các dân tộc trong khu vực, thì nên tránh mọi hành động cố tình khiêu khích và gây rối”.

1c. Hoa Kỳ - Trung Cộng.

Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, Đô đốc Philip Davidson tại buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào ngày 12/02/19. Ngày 7/3/2019, trong cuộc họp báo tại Singapore, Đô Đốc Philip Davidson nhấn mạnh rằng: “Trung Cộng vẫn gia tăng xây dựng ở Biển Đông chớ không hề giảm. Trong năm 2018, Trung Cộng đã tăng cường hoạt động với số lượng chiến hạm, phi cơ khu trục, và phi cơ oanh tạc nhiều hơn năm 2017. Hành động này thật sự là nguy hại đối với những tàu vận tải thương mại, và nguy hại cả nguồn tin tức tài chánh ngang qua đường cáp truyền tải trong lòng BIển Đông”. (Trích bản tin RFA ngày 8/3/2019).

Ngày 10/3/2019, Cố Vấn An Ninh Hoa Kỳ ông John Bolton trả lời phóng viên Maria Bartiromo đài truyền hình Fox New, rằng: “Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động nhằm ngăn Bắc Kinh biến Biển Đông thành một tỉnh mới của Trung Cộng. An ninh là vấn đề của thế kỷ 21 đối với Hoa Kỳ là làm sao xử sự đúng mức với Trung Cộng. Bởi, cam kết mà trước đây Trung Cộng đã đưa ra là họ sẽ giải quyết các yêu sách lãnh thổ bằng đàm phán hòa bình, trong khi họ bồi đắp các Đá Ngầm thành đảo nổi và quân sự hóa trên đó. Hành động đó là không thể chấp nhận, và đó là lý do tại sao chúng ta tiếp tục thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải và xem xét những cách khác để ngăn chặn Trung Cộng hiệu quả hơn”.

Nhận định.
Với bản thảo Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông, chính xác là Trung Cộng giành quyền mọi thứ quyền kiểm soát và tự do khai thác tài nguyên vùng biển này. Vì vậy mà Hoa Kỳ khẳng định trách nhiệm bảo vệ đồng minh Philippines khi bị Trung Cộng tấn công, đồng thời vẫn thực hiện tuần tra bảo vệ an toàn đường hàng hải cũng như đường hàng không ngang qua Biển Đông. Tuy những dấu hiệu chiến tranh chưa hiện ra trên bề mặt, nhưng từ chiều sâu của hồ sơ này vẫn là một Biển Đông âm thầm dậy sóng. Chiến tranh Biển Đông rất có thể sẽ xảy ra, khi mà Trung Cộng lâm vào thế bí trong chiến dịch thương mại với Hoa Kỳ. Đó cũng là lúc Trung Cộng vào bẫy của Hoa Kỳ, vừa đem lại công bằng trong giao dịch thương mại về phía Hoa Kỳ, và cũng là cơ hội mà Tổng Thống Donald Trump từng kêu gọi thế giới cùng nhau diệt trừ chủ nghĩa cộng sản. 

Với tôi, lần đầu tiên tôi nhận ra chiến lược trong bang giao với Việt Nam cộng sản mà Hoa Kỳ sử dụng do Tiến Sĩ Cronin trình bày. Phải chăng, Hoa Kỳ cần nắm giữ Việt Nam trong chiến lược bảo vệ Biển Đông, vì nếu không như vậy thì Trung Cộng dễ dàng nắm trọn Biển Đông. Đó là bước một để giữ Biển Đông. Bước hai sẽ giúp Việt Nam dân chủ hóa chính trị, vì lúc ấy Việt Nam không còn trong tay Trung Cộng? Điều này rất có thể, vì chưa bao giờ nghe Tổng Thống Donald Trump cũng như các vị Bộ Trưởng hay Tướng Lãnh của Hoa Kỳ trực tiếp chỉ trích lãnh đạo Việt Cộng về vi phạm nhân quyền, dù tại Hoa Kỳ hay tại Việt Nam cũng vậy. 
        
Thứ hai. Hồ sơ thương mại.

2a. Vụ án bà Meng Wanzhou.

Ngày 1/3/2019, Bộ Tư Pháp Canada cho biết: “Bộ đã quyết định sau khi xem xét kỹ lưỡng các chứng cứ về vụ kiện và cho phép Hoa Kỳ dẫn độ bà Meng Wanzhou sang Hoa Kỳ, và Canada sẽ hành động theo luật pháp quốc gia”.

Ngày 7/3/2019, tòa án tối cao British Columbia (Canada) thảo luận về ngày xét xử vụ án dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), tập đoàn Huawei của Trung Cộng sang Hoa Kỳ xét xử về những vi phạm đối với chế tài trừng phạt Iran. Trong phòng xử có 75 chỗ ngồi với rất nhiều phóng viên truyền thông, nhiều người trong số họ là những gương mặt Á Châu. Cạnh bà Meng là một thông dịch viên và đoàn luật sư gồm 8 người. Ngoài ra còn có ông Vương Thừa Quân, Phó Lãnh Sự Trung Cộng tại Canada.

Cả bên truy tố lẫn bên bào chữa, đều đồng ý với quyết định của toà án về việc chọnngày 8/5/2019 là ngày xét xử về dẫn độ bà Meng sang Hoa Kỳ.

Cùng ngày 7/3/2019, ông Quách Bình (Guo Ping) Chủ Tịch Tập Đoàn Viễn Thông Hoa Vi, trong buổi họp báo tại Thâm Quyến, cho biết: “Chiến dịch phản công của tập đoàn Huawei, sau khi đệ đơn kiên Canada ngày 1/3/2019, và hôm nay -7/3/2019- đã đệ đơn tại thành phố Plano tiểu bang Texas, kiện chánh phủ Hoa Kỳ về tội vi phạm Hiến Pháp khi cấm các cơ quan chánh phủ mua thiết bị của tập đoàn Huawei”.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình: “Chủ tịch Hoa Vi -Ông Quách Bình- nêu luận cứ trong đơn kiện như sau: Một là, các hành động của Hoa Kỳ nhắm vào Hoa Vi đi ngược lại Hiến Pháp Hoa Kỳ. Hai là, Hoa Kỳ nói tới nguy cơ gián điệp nhưng chưa bao giờ trưng ra bằng chứng.

Hai vụ kiện này song song với một chiến dịch tuyên truyền trên thế giới. Đó là khánh thành một trung tâm an ninh mạng ở Bruxelles ngày 05/03/2019. Tung áp phích và đăng trên một nhật báo Hoa Kỳ”.

2b. Hoa Kỳ - Trung Cộng - WTO.

Văn phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ thông báo: ”Ngày 8/3/2019, một phán quyết quan trọng của WTO đối với Trung Cộng, vì quốc gia này đã tài trợ vượt quá mức cho phép đối với ngành nông nghiệp của họ theo cam kết khi gia nhập WTO. Vì vậy mà Trung Cộng bị buộc phải giảm chi cho nông nghiệp, và điều đó gây lao đao cho ngành nông nghiệp của Trung Cộng. Đây là chiến thắng lớn cho ngành nông nghiệp Hoa Kỳ, sẽ giúp nông dân Hoa Kỳ cạnh tranh công bằng trong thương mại với Trung Cộng".  

Cùng ngày 8/3/2019, Đại Sứ Hoa Kỳ tại tổ chức WTO, ông Dennis Shea đã yêu cầu WTO loại Trung Cộng ra khỏi nhóm các nước đang phát triển. Khi bị loại ra khỏi nhóm này, Trung Cộng sẽ mất hết các quyền lợi rất lớn dành cho quốc gia thành viên đang phát triển. 

Hoa Kỳ đưa ra quy chế để xếp loại. Khi một quốc gia thành viên có 1 trong 4 điều sau đây, sẽ không còn là quốc gia đang phát triển: Một là, thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Hai là, thành viên của nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20). Ba là, quốc gia được Ngân Hàng Thế Giới xếp vào nhóm có thu nhập cao. Và bốn là, quốc gia thành viên chiếm ít nhất 0,5% hoạt động thương mại toàn cầu.

Vậy là Trung Cộng bị loại là điều không tránh khỏi, và trường hợp này sẽ đẩy Trung Cộng vào tình cảnh khốn khó, vì nền kinh tế đang xuống dốc trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. 

Đại Sứ Hoa Kỳ Dennis Shea nói rằng: “Không có lý gì khi một quốc gia đã phát triển đến mức đã hạ cánh phi thuyền vũ trụ xuống vùng tối của Mặt Trăng, lại khăng khăng đòi được đối xử như một quốc gia nghèo nhất trong WTO”.  

Rất có thể Trung Cộng đã nhúng tay vào hội đàm Hoa Kỳ - Bắc Hàn, nên Hoa Kỳ “mở mặt trận WTO” để đẩy Trung Cộng ra khỏi tổ chức mà nhiều năm qua, họ đã lợi dụng để vượt qua khỏi Nhật Bản, và dự trù sẽ vượt lên trên Hoa Kỳ với “Made in China 2025”.    
  
Vậy là từ nay, Hoa Kỳ sẽ giám sát kỹ Trung Cộng, nếu Trung Cộng không tôn trọng phán quyết sẽ bị loại khỏi WTO ngay.

2c. Nội bộ Trung Cộng.

Ngày 5/3/2019, Thủ Tướng Trung Cộng Lý Đức Cường (Li Keqiang) trong Đại Hội Nhân Dân Quốc Gia (NPC) hằng năm tại Bắc Kinh với khoảng 3.000 đại diện tham dự, đã tuyên bố rằng: “Trước hết là tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 này sẽ từ 6,0 đến 6,5%, thấp hơn so với năm 2018 (6.6%). Tiếp đến là chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc tranh đấu khó khăn hơn, vì đất nước phải đối mặt với môi trường nghiêm trọng và phức tạp hơn. Chúng ta không được đánh giá thấp những khó khăn đó, và chúng ta phải giữ vững niềm tin, vì đó là năng lượng mà chúng ta cần có để vượt qua khó khăn lớn hơn đối với nền kinh tế chúng ta”.

Thông thường thì Đại Hội Nhân Dân Quốc Gia chỉ là tập hợp các đại biểu từ các sonh hoạt xã hội mang tính nghi lễ, vì quyền lực trong tay đảng cộng sản và Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, nhưng thông báo được đưa ra trong đại hội lần này là một chính sách mới của chánh phủ.

Vẫn lời cảnh báo của Thủ Tướng Trung Cộng: “Cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đã có tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh của chúng ta. Căng thẳng thương mại leo thang trong năm 2018khi  Hoa Kỳ công bố mức thuế bổ sung đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ mỹ kim, và chúng ta đã phản ứng với khả năng của mình đối với hàng hóa trị giá 110 tỷ mỹ kim của Hoa Kỳ. Nhưng trong các dấu hiệu, cho thấy căng thẳng từ cuộc chiến thuế quan có thể sớm giảm bớt. Các nguồn tin nói với CNBC rằng, cuộc chiến đang ở "giai đoạn cuối" của một thỏa thuận thương mại có thể kết thúc trong tháng 3 này”.

Ngày 6/3/2019, bên lề đại hội hằng năm nói trên về An Sinh Xã Hội, ông Lâu Kế Vĩ(Li Keqiang) nói rằng: “Đây là lần đầu tiên, Thủ Tướng Lý Khắc Cường không nói đến chiến lược Made in China 2025 dù chỉ một lần trong đại hội. “Cường Quốc Kinh Tế Năm 2025” giúp quốc gia chúng ta đứng đầu thế giới về kỹ thuật, nhưng từ khi bắt đầu thực hiện kế hoạch chiến lược là năm 2015, chánh phủ đã đổ tiền vào kế hoạch này để biến một số kỹ nghệ trong nước, gồm trí tuệ nhân tạo, dược phẩm, và xe điện, thành những kỹ nghệ hàng đầu thế giới vào năm 2025. Chính chiến lược Made in China 2025 trở thành cuộc chiến thương mại mà Hoa Kỳ cáo buộc chúng ta đã không công bằng trong thương mại ...”

Khi được hỏi, liệu ông có nghĩ rằng đó là một hành động hợp lý khi Bắc Kinh hạ tầng chiến lược kỹ nghệ của mình trong báo cáo của Lý Thủ Tướng không, ông Lâu Kế Vĩ  trả lời: “Dù sao thì cũng không nên thực hiện Made in China 2015 theo cách đó. Tôi đã chống nó từ đầu, tôi đã không đồng ý nhiều với chiến lược này, vì làm lãng phí tiền thuế của người dân. Hãy để thị trường đóng một vai trò lớn hơn trong việc phát triển các ngành kỹ nghệ, tốt hơn là dựng kế hoạch chiến lược Made in China 2025 để thúc đẩy. Tài nguyên đáng lẽ phải được thị trường phân bổ, chánh phủ nên để cho thị trường có vai trò quyết định. Triển vọng về những ngành kỹ thuật cao đều có thể thay đổi trong một vài năm, điều đó là khó mà lường trước được.”

Ông Zhang Liqun, thành viên nghiên cứu tại Phòng Kinh Tế Vĩ Mô của Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển của Hội Đồng Quốc Gia, cho biết: “Một phần do căng thẳng thương mại đã dẫn đến sự kiện nhiều công ty liên quan đến xuất cảng ở Quảng Đông đã buộc phải cho nhân viên từ tháng 11/2018 vì không có như cầu, cũng không có triển vọng tăng trưởng, trong khi doanh số bán lẻ đã sụt giảm vì người tiêu dùng không tin về triển vọng kinh tế”.

2d. EU - Trung Cộng.

Ngày 12/3/2019, Liên Minh Âu Châu (EU) công bố một báo cáo chiến lược mới đối với Trung Cộng. Chiến lược này cho thấy sự cứng rắn của EU trong hành động đối đầu với những đe dọa thương mại và tham vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh (tạp chí WSJ).

Khối EU nhận định rằng: “Thái độ của Âu Châu thay đổi đối với Trung Cộng là do Trung Cộng không mở cửa thị trường + bảo hộ quá mức các doanh nghiệp trong nước + thực hiện các hành động bất chấp luật pháp quốc tế trên Biển Đông + và tham vọng thống trị trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông trên thế giới. Với khuynh hướng nhìn nhận ngày càng tăng ở Âu Châu là sự cân bằng của những thách thức và cơ hội do Trung Cộng tạo ra đã thay đổi”.

Tuần tới, các Bộ Trưởng Ngoại Giao EU sẽ họp với Trung Cộng, tiếp đến là cuối tháng 3/2019 có hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo EU với Trung Cộng tại Brussels. Đến ngày 9/4/2019, khối EU sẽ hội nghị hằng năm với đoàn ngoại giao Trung Cộng do Thủ Tướng Lý Khắc Cường dẫn đầu. Trung cùng thời gian, Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình sẽ sang thăm và làm việc với khối EU trong vài tuần tới nữa.

Nhận định.
Trung Cộng cố kéo dài thời gian bằng cách đệ đơn kiện Canada lẫn Hoa Kỳ với hy vọng cứu bà Meng Wanzhou ra khỏi vụ án khởi đầu từ Hoa Kỳ, nhưng ngay sau đó thì phán quyết của WTO ập đến Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Ngay bây giờ thì Trung Cộng chưa bị loại ra khỏi quy chế ưu đãi dành cho quốc gia thành viên còn trong tình trạng đang phát triển, nhưng điều đó không có nghĩa là an toàn cho Trung Cộng, nếu họ không chấp hành phán quyết vừa qua của WTO. Trong trường hợp bị loại thì kinh tế Trung Cộng sẽ xáo trộn mạnh, vì phải gánh vác những chi phí như một thành viên có nền kinh tế phát triển cao, cùng lúc phải cân bằng trong giao dịch thương mại với Hoa Kỳ. Chưa hết, mức tăng trưởng năm 2018 sụt giảm đáng kể so với năm 2017, nhất là cần phải điều chỉnh chiến lược Made in China 2015 thích hợp với hoàn cảnh quốc gia và quốc tế như ông Lâu Kế Vĩ cảnh báo.

Vậy là, trước mắt của ông Tập Cận Bình là cái bóng mờ, vì chiến lược “Made in China 2025” cũng như chiến lược “Một Vành Đai Một Con Đường” cần dừng lại để tái nghiên cứu một chiến lược thích ứng với tình hình mới. 

Đúng là đối đầu Tổng Thống Donald Trump không phải đơn giản như Chủ Tịch Tập Cận Bình đã đánh giá ông Donald Trump khi là ứng viên Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2016. Đã vậy mà giờ đây, Chủ Tịch Tập Cận Bình phải chuẩn bị đối đầu với khối Liên Minh Âu Châu, nơi mà ông Tập rất hy vọng sẽ là lối thoát cho Trung Cộng để vươn lên, nếu không đứng đầu thế giới cũng là hạng hai vẫn dưới Hoa Kỳ. Không khéo, Trung Cộng sẽ lui xuống vị trí dưới Nhật Bản nữa đó.   
  
Thứ ba. Việt Cộng - Âu Châu Âu.

Ngày 4/3/2019, cuộc đối thoại nhân quyền hằngg năm giữa khối Liên Hiệp Âu Châu (EU) với nhà cầm  quyền Việt Cộng tại Brussels, Bỉ -nơi đặt trụ sở của EU- đã thất bại, như đã từng thất bại 7 lần trước đó. Nguyên nhân chính là Việt Cộng vẫn vi phạm Nhân Quyền một cách nghiêm trọng.

Theo ông Ramon Tremosa, Chánh Văn Phòng Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu, cũng là người đã ký chung thư với 32 Dân Biểu đại diện mọi khuynh hướng chính trị, kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu thúc giục Việt Nam thực thi nhân quyền đối với người dân dưới quyền của họ. Và đó, chính là tương lai Hiệp Định Thương Mại Tự Do Âu Châu  - Việt Nam (EVFTA). Nói là hội nghị đối thoại , nhưng thật ra chỉ là “Âu Châu độc thoại” như những lần trước, vì lãnh đạo Việt Cộng chỉ cử viên chức cấp trung, như Vụ Trưởng hoặc quyền Vụ Trưởng các tổ chức quốc tế thuộc Bộ Ngoại Giao làm Trưởng Đoàn, mà những viên chức này không có bất cứ quyền hạn nào để quyết định bất cứ nội dung nào mà đoàn đàm phán EU đòi hỏi. Thậm chí ngay cả cấp cao hơn như Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh là Trưởng Đoàn, dù là Ủy Viên Bộ Chính Trị cũng không thể quyết định những vấn đề mà EU nêu ra, nhất nhất phải chờ hỏi ý kiến Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam.

Giữa tháng 11/2018, Nghị Viện Âu Châu thông qua Nghị Quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền với nội dung rất sâu và rộng qua lời lẽ rất cứng rắn. Tháng 2/2019, Hội Đồng Âu Châu đã Quyết Định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA, như sự trừng phạt lãnh đạo Việt Cộng quanh co dối trá trong đối thoại.
Theo bà Maya Kocijancic, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Liên Âu về Chính Sách An Ninh, thì trong đối thoại lần này tại Brussels, khối EU đưa ra những vấn đề liên quan đến quyền tự do phát biểu + an ninh mạng + án tử hình + quyền lao động + và môi trường sống. Khối EU cũng đề cập đến những vụ bắt giữ và kết án, cùng những hạn chế quyền tự do đi lại của những nhà bảo vệ nhân quyền kể từ năm 2016 đến nay. Khối Liên Minh Âu Châu cũng nhấn mạnh đến vai trò rất quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam, trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người cũng như trong việc tăng cường sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Hồi tháng 1/2019, lãnh đạo Việt Cộng đã vận động ráo riết với Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế của Quốc Hội  EU là ông Bernd Lange. Tuy ông Bernd Lange là nhân vật có tiếng là ôn hòa, nhưng Việt Cộng gặp phải phản ứng cứng rắn của ông khi ông nói rằng: “Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ Hiệp Định nào được Quốc Hội Châu Âu thông qua.”

Nhận định.
Bản chất của Việt Cộng là dối trá. Đưa dối trá vào hệ thống giáo dục dạy cho mọi người học và sống với dối trá. Trong xã hội, tất cả cơ quan truyền thông từ báo chí, truyền thanh truyền hình, đến học tập tại các cơ quan đào tạo cán bộ cũng như tại các đơn vị, đều dối trá. Vì vậy mà trong bang giao quốc tế, Việt Cộng vẫn dối trá là chuyện bình thường đối với họ.

Kết luận.
Các Anh đã từng học trong học đường, từng học trong các trường đảng trường quân đội, tôi tin là Các Anh không nhận ra được giữa sự thật với dối trá đâu. Vì Các Anh chỉ học học một chiều, với lại đảng cộng sản bắt buộc Các Anh phải tin lời của đảng là tuyệt đối đúng, thậm chí Các Anh cưới vợ cũng là do đảng chọn nữa mà. Những điều này do “cán bộ quản giáo” trong các trại tập trung cải tạo bên quân đội cũng như bên Công An đã nói cho anh em chúng tôi biết, và họ nói một cách tỉnh bơ chỉ vì họ không hề biết đó là độc tài và dối trá.    

Tôi giúp Các Anh hiểu rằng, lãnh đạo Việt Cộng “đã thành công” trong mục tiêu đào tạo con người mới theo văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, mà họ thực hiện ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà Việt Cộng nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam, rồi dâng công với cộng sản quốc tế là Nga Sô, sau đó là Trung Cộng, mà Tổng Bí Thư Việt Cộng Lê Duẫn đã nói rằng: “Ta đánh đây là đánh cho Nga Sô, đánh cho Trung Quốc”, vậy mà họ nói với Các Anh là “giải phóng”. Đúng không?

Chiến tranh Việt Nam 1954-1975 do lãnh đạo Việt Cộng thi hành lệnh của Cộng Sản Quốc Tế Nga Sô, đã đẩy hằng chục triệu người Việt Nam vào cõi chết, là những con số thật kinh hoàng! Nhưng, còn kinh hoàng hơn nữa, đó là tội àc vềgiáo dục xã hội chủ nghĩa mà tôi gọi là “giáo dục Việt Cộng”. Nó  khác với thứ vũ khí giết người chết ngay tại chỗ trong chớp mắt, nó là thứ vũ khí vô hình của tội ác, thứ tội ác mà ông hồ chí minh (tôi viết chữ thường) mang về áp dụng tại Việt Nam sau khi học trường đại học Đông Phương năm 1923.   

“Giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nó là thứ vũ khí đục khoét dần trái tim người Việt Nam đến mức loại trừ lòng nhân ái, và thay vào đó bằng sự vô cảm. Nó đục khoét dần khối óc người Việt Nam đến mức loại trừ ý tưởng phục vụ người dân, để tuân phục lãnh đạo. Nó đục khoét dần tâm hồn người Việt Nam, đề biến thành tâm hồn dối trá của Việt Cộng, lại thêm lòng tham vô tận nữa. Cũng từ thứ vũ khí giáo dục đó  đối với lãnh đạo Việt Cộng các cấp, nó thay bằng trái tim Việt Cộng không hề rung động vì gắn chặt vào tư tưởng Mác-Lê, thay bằng khối óc Việt Cộng với bản chất dối trá của chủ nghĩa Mác-Lê, và thay bằng tâm hồn Việt Cộng chỉ rung động với quyền lực và quyền lợi cá nhân của họ”.  Đúng không?

Tôi không muốn Các Anh phải tin tôi ngày, mà Các Anh hãy bình tâm mà kiểm chứng trong thực tế về những gì mà tôi nói, xem có đúng sự thật hay không nhé.

Các Anh hãy thử hình dung rằng: “Nếu ngày mai này, chế độ Việt Cộng tại Việt Nam sụp đổ hoàn toàn, nhóm lãnh đạo lâm thời chủ trương dân chủ tự do lên cầm quyền sẽ cần thời gian 2 năm, 3 năm, thậm chí là 5 năm là ổn định xã hội, nhưng phải 20 năm, 30 năm, 40 năm, thậm chí là phải 50 năm (= 2 thế hệ), mới khôi phục được nếp sống văn hóa nhân bản và khoa học trên nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam. Vì vậy mà tôi cho rằng, giáo dục xã hội chủ nghĩa do các nhóm lãnh đạo Việt Cộng chủ trương và thực hiện, là tội ác kinh hoàng hơn tất cả tội ác khác gộp lại đối với dân tộc Việt Nam hơn 70 năm qua!” 

Vì vậy mà ngày nào còn chế độ cộng sản độc tài toàn trị trên quê hương, thì ngày ấy xã hội Việt Nam vẫn tiếp tục lún xuống tận đáy của suy đồi băng hoại. Cách duy nhất là phải triệt tiêu chế độ cộng sản Việt Nam, thì toàn dân Việt Nam -trong nước và hải ngoại- mới có cơ hội cùng nhau xây dựng một chế độ phục vụ nguyện vọng người dân, từ đó khôi phục và phát triển quốc gia trên nền tảng văn hóa văn minh truyền thống dân tộc, thích ứng với phát triển khoa học kỹ thuật thế giới.  

Các Anh còn chần chờ gì nữa, hãy mạnh dạn đứng lên để toàn dân có chỗ dựa mà triệt hạ chúng để giành lại quyền con người của toàn dân Việt Nam, trong đó có Các Anh và gia đình thân quyến Các Anh, để được sống như bất cứ người dân nào trên thế giới văn minh và khoa học này. Các Anh có biết là theo thống kê thế giới thì hiện nay Việt Nam đứng dướí đít Cam Bốt về mọi mặt không?   

Vá Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

Texas, tháng 3 năm 2019         
Phạm Bá Hoa