Saturday, 1 June 2019

Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tìm cách tránh phụ thuộc vào đất hiếm TC. - Thu Hằng

        media
Khu khai thác đất hiếm Bayan Obo, tại Nội Mông. Ảnh minh họa, chụp ngày 16/07/2011.REUTERS/Stringer.

        TC cung cấp hơn 90% lượng đất hiếm cho nhu cầu của thế giới, trong đó Hoa Kỳ nhập 80% trong giai đoạn 2004-2017. Bị Hoa Kỳ gây sức ép khi đưa Huawei vào đàm phán thương mại, TC cảnh báo chính quyền TT Trump về khả năng cắt nguồn cung cấp đất hiếm.

Hai nhật báo Le Figaro và Les Echos đều bình luận về «vũ khí chiến lược» của TC trong số ra ngày 31/05/2019.

Nhật báo Les Echos nhận định : «Đất hiếm là vũ khí chiến lược của CS Bắc Kinh trong cuộc xung đột với Washington ». CS Bắc Kinh tự tin cảnh báo Washington « đừng đánh giá thấp khả năng đáp trả của TC ». Ngày 29/05/2019, tờ Nhân Dân nhật báo dọa : « TC có khả năng làm ngừng hoạt động hầu hết dây chuyền sản xuất xe hơi, máy tính, điện thoại thông minh và máy bay trên thế giới, nếu TC quyết định ngừng xuất khẩu các loại kim loại hiếm này».

« Liệu đất hiếm sẽ trở thành vũ khí để TC đáp trả sức ép vô cớ của Hoa Kỳ? », Nhân Dân nhật báo TC cho rằng: « Câu trả lời chẳng có gì là bí ẩn » trước « hành động khủng bố kinh tế » của Hoa Kỳ. Les Echos nhắc lại rằng: CS Bắc Kinh từng dùng đất hiếm làm vũ khí đáp trả Nhật Bản vào năm 2010 khi xảy ra tranh chấp biển đảo.

Cũng vì quyết định áp dụng hạn ngạch trên của TC, Hoa Kỳ đã đề phòng cho tái thúc đẩy hoạt động khai thác đất hiếm trên lãnh thổ vốn bị tạm ngừng trong thập niên 1980 vì quá gây ô nhiễm, và chi phí khai thác đắt hơn so với TC. Với cuộc chiến thương mại hiện nay, Mỹ, đặc biệt là «Ngũ Giác Đài muốn giảm phụ thuộc vào đất hiếm của TC », theo nhận định của Le Figaro và Les Echos.

Theo một bản báo cáo năm 2016 của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (Gouvernment Accountabilty Office), Bộ Quốc Phòng Mỹ sử dụng 1% tổng số lượng đất hiếm tiêu thụ tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sản xuất khoảng 6,5% lượng đất hiếm trên thế giới. Điều trớ trêu, theo Les Echos, là khu mỏ khai thác đất hiếm lớn nhất của Mỹ, Moutain Pass, lại nằm trong tay Tập đoàn TC Sheng He, sau khi nhà Khai thác Mỹ Molycorp bị phá sản. Nhật báo Le Figaro nêu cụ thể hơn là 50.000 tấn quặng khai thác tại Moutain Pass lại được chuyển về TC để xử lý.

Cùng ngày CS Bắc Kinh để báo chí chính thức đe dọa Mỹ,  Ngũ Giác Đài đã gửi đến Tòa Bạch Ốc một bản báo cáo, trong đó yêu cầu tăng ngân sách Liên bang nhằm khuyến khích khai thác và sản xuất đất hiếm tại Hoa Kỳ. Hiện tại, có ba khu vực khai thác đang được xây dựng hoặc đang trong quá trình chuẩn bị: Khu thứ nhất cũng nằm trong vùng Moutain Pass, sẽ đi vào hoạt động năm 2020, có thể cung cấp 5.000 tấn hai loại đất hiếm được sự dụng nhiều nhất tại Mỹ; hai khu còn lại chỉ có thể được khánh thành năm 2022.

Phát-ngôn-viên Bộ Quốc Phòng khẳng định: « Tiếp tục làm việc chặt chẽ với Tổng thống, Quốc Hội và ngành Công nghiệp Mỹ để cải thiện khả năng canh tranh của Hoa Kỳ trên thị trường quặng mỏ ».

Sự phụ thuộc vào đất hiếm TC từng được đánh động năm 2014 sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới lên án quyết định của CS Bắc Kinh áp đặt hạn ngạch xuất cảng đất hiếm cho Nhật Bản. Dường như, sự độc quyền của TC trong lĩnh vực này giờ mới thật sự được chú ý nghiêm túc.