Friday, 23 August 2013

BỒ NÔNG LÀ ÔNG BỔ CẮT…(PHẦN 1) - Nguyễn Xuân Quang

August 23, 2013 · by  · in Bồ Nông Là Ông Bổ Cắt

BỒ NÔNG LÀ ÔNG BỔ CẮT…

(phần 1)

Nguyễn Xuân Quang

Chúng ta có bài đồng dao:
Bồ nông là ông bổ cắt,Bổ cắt là bác chim di,Chim di là dì sáo sậu,Sáo sậu là cậu sáo đen,Sáo đen là em tu hú,Tu hú là chú bồ nông.

Bài hát đồng dao này có sáu loài chim bồ nông, bổ cắt, chim di, sáo sậu, sáo đen và tu hú. Bài hát xoay vòng tròn, vô cùng, vô tận. Tất cả các loài chim đều là họ hàng với nhau nhưng cấp bậc đảo lộn theo chiều vòng quay.
Câu thứ nhất:
Bồ nông là ông bổ cắt.
Câu này cho thấy có hai giống chim: bồ nông và bổ cắt.
a. Bồ Nông.
Bồ nông có tên gọi chung là chim nông:
Con cò con vạc con nông,Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò.(Ca dao)
Nông có nghĩa là gì?
Việt ngữ nông có những nghĩa sau:
-Nông là cái BỌC, cái TÚI ví dụ chim nông là con chim bọc, chim túi. Nông là bọc túi thấy rõ qua biến âm với nang có một nghĩa là cái túi (xem dưới). Con nông còn gọi là chim mỏ nông. Chim mỏ nông là loại chim dưới mỏ có cái bao, cái bọc, cái túi để xúc cá.
Thái Lan ngữ chim nông gọi là kra thoong với kra có nghĩa là túi, bao, bọc như kra pao là hầu bao.
-Nông cũng có nghĩa là cạn, không sâu. Ý nghĩa cạn với sâu này liên hệ với NƯỚC. Nông vì thế cũng liên hệ với NƯỚC. Làm nông là làm nước. Trong việc trồng trọt canh tác thì ‘làm nước’ là việc cốt yếu như thấy rõ qua câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nông với nghĩa nước còn thấy rõ trong các truyền thuyết Mường-Việt cổ: trong chương Chia Năm Chia Tháng của sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước (Đẻ là Mẹ):
Đặt ra tháng tư,Cho vua Mồng Nông lên phơi lưng
Tác giả Hoàng Anh Nhân giải thích “Mồng Nông: một loài cá rất hiền” (tuyển tập Truyện Thơ Mường, nxb KHXH, Hà Nội, 1986 tr.84).
Ở chỗ khác:
Toóng In nghe Cun Tàng chửi mắng:
Đòi tướng ba ba sông,Tướng Mồng Nông kéo đến.
Lệnh rằng:-“Hãy sắm binh cá trê, cá bống,
Đợi binh rái cá,
Chong chóng kéo lên bờ sông cái,Lên mãi bờ sông con,Đánh úp nhà lang.”(Tr. 430-431)
Ở đây tác giả ghi chú “Mồng Nông: Thần giữ bến sông, bến suối”.
Đã tìm được thợ đẽo hay tứcĐã tìm được thợ đẽo đục hay giậnTìm được thợ chạm con hạcThợ tạc con hươu, con rồng
Thợ bận đánh nhau với vua Mồng Nông giữa bãi.
……
Vua Mồng Nông dối dào,Bỏ chạy nháo chạy xiên.Vua Mồng Nông mếu máo,Tráo chân chạy ra sông…
(Tr.448-9).
Mồng Nông rõ ràng là thần sông, thần nước. Mồng chuyển hóa với Mang có nghĩa là thần nước, thần sông như Mang Công là thần sông. Mồng Nông là Mang Nông tức thần nước, thần sông. Rõ ràng Nông là nòng, dòng liên hệ với sông nước.
Bây giờ chúng ta mò tìm những từ biến âm với nông.
Nòng
-Nông biến âm với nòng. Chim nông thuộc ngành nòng, âm.
Theo n=v, níu = víu, nòng = vòng (tròn). Chữ nòng nọc vòng tròn-que  Nòng có hình vòng tròn O.Theo trung tính biểu tượng hư vô, hư không, vô cực; theo nòng nọc, âm dương đề huề ở dạng nhất thể biểu tượng cho trứng vũ trụ (O tròn như quả trứng gà). Theo duy âm biểu tượng cho âm, nữ, bộ phận sinh dục nữ, Khôn âm, không gian âm, thái âm, mặt trời đĩa tròn âm, nước thái âm… Theo duy dương biểu tượng cho nòng dương, Khôn dương, không gian dương, thiếu âm, khí gió, mặt trời âm nam đĩa tròn, nước thái dương… (xem Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Nòng Vòng Tròn O).
Nang
Như đã nói ở trên, theo qui luật biến âm o=a (hột = hạt), ta có nông = nang.
Nang là cái bao, cái bọc, cái trứng, quả cau.
-Nang là cái bọc.
Nang là cái bọc, cái túi thấy rõ qua danh từ y học bướu nang chỉ cái bướu bọc ứng với từ cyst của Anh Pháp, Latin cystis, gốc chữ Hy Lạp -cysto-, bao, bọc, túi (cholecystectomy, cắt bỏ túi mật, cystectomy, cắt bọng đái.). Cyst- biến âm với Việt ngữ kén, cái bao, bọc con nhộng. Kén hàm nghĩa bao bọc thấy qua từ y học phimosis là chứng da qui đầu bọc kín, dịch là chứng kén da qui đầu.
Nang là bao, túi, bọc cũng biểu tượng cho dạ con, âm đạo, Pháp ngữ vagin, Anh ngữ vagina có nghĩa là cái bao, cái túi, vỏ bao kiếm, theo chuyển hóa v=b như víu = bíu, vag(in,-ina) = bag, cái túi cái bao… Nang biến âm với nường: bộ phận sinh dục nữ (nõ nường).
-Nang là quả cau. Mo nang là cái bao, cái bọc hoa cau (theo biến âm m=b, mo = bo = bồ = bao). Người Mường ngày nay vẫn gọi cau là nang (Ý Nghĩa Miếng Trầu). Mã Lai ngữ pinang là cau. Đảo Pinang hay Pénang (Pháp ngữ), nơi Hoàng Tử Cảnh và Bá Đa Lộc đã ở, là Đảo Cau. Pinang biến âm với Hán ngữbinh lang là cau.
-Nang là trứng.
Như đã thấy ở trên, nang là cau. Quả cau nang là quả giống quả trứng. Về hình dạng bên ngoài thuôn tròn trái soan, cau trông giống quả trứng. Quả cau có hột tròn bao quanh bởi lớp thịt trắng, trông giống lòng đỏ và lòng trắng của trứng. Bổ dọc một quả cau ra làm đôi trông giống hệt một quả trứng luộc bổ dọc làm hai.
Ta cũng đã biết nang biến âm của nông có một nghĩa là nước. Trứng khởi đầu là một tế bào mầm có nước bên trong, là một bọc nước, túi nước vì thế mới có từ trứng nước có nghĩa là khởi thủy, mầm mống (dập tắt âm mưu ngay từ trong trứng nước). Ta có nang = nông = nước = trứng.
Như thế nang là cái bọc, cái trứng, hàm nghĩa nước, quả cau hình trứng.
Chim nông là chim nang hàm nghĩa trứng cũng thấy qua tên Mã Lai ngữ của chim nông là undan. Ta thấy undan gần cận với Phạn ngữ anda, trứng.
Con nông là chim nang, chim đẻ ra trứng vũ trụ.
Nang là nước
Nang cũng liên hệ tới nước có nước vì nang có na(ng) là gốc na- là nã, lã, nác, nước.
Không
Theo qui luật biến âm kh=n như khỏ (khô, trái bưởi khỏ là trái bưởi múi bị khô) = nỏ, khện = nện, nông biến âm với không. Ta cũng thấy Pháp ngữ non (đọc là ‘nông’ có nghĩa là không) biến âm với Việt ngữ không. Pháp ngữ non = không (Việt ngữ).
Nông hàm nghĩa không. Chim nông có khuôn mặt biểu tượng cho không gian, vòm trời, khí gió vũ trụ.
Tóm lại Nông biến âm với NÒNG có tất cả các ý nghĩa liên hệ với Nòng trong Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương, Dịch lý về phía nòng âm.
Ở cõi tạo hóa có những khuôn mặt chính:
. Ở tầng Hư Vô
Theo trung tính biểu tượng cho HƯ KHÔNG. Bọc bao túi trống không biểu tượng cho hư vô, hư không, vô cực.
Lúc này là con chim Nông Không.
. Ở tầng thái cực, Trứng Vũ Trụ
Theo duy nòng nọc, âm dương nhất thể biểu tượng cho Trứng Vũ Trụ ngành nòng âm.
Lúc này là con chim Nông Nang Trứng.
. Ở tầng lưỡng nghi
Theo duy âm biểu tượng cho cực âm.
Lúc này là con chim Nông Nòng, Khôn.
. Ở tầng tứ tượng
Ở đây nòng Khôn chia ra hai khuôn mặt theo tính nòng nọc, âm dương của Khôn. Khôn âm là thái âm (nước), lúc này là con Bồ Nông.
Bồ nông với bồ có nghĩa là bao, bọc: bồ lúa, bồ gạo là vật đựng hình bao, hình bọc. Ta có từ đôi bồ bịchtức bồ = bịch với bịch có một nghĩa là bao như bịch đườngbịch thóc. Bồ bịch có một nghĩa là có bạn tình. Có bồ, có bịch là có bao, có bọc, có nang, có nường, có gái. Bồ biến âm với bầu, bào, bao có nghĩa là bọc mang âm tính. Như thế bồ nông là chim nòng là bao bọc mang hai âm tính tức thái âm có một khuôn mặt là chim biểu của tượng nước thái âm.
Khôn dương là thiếu âm (khí gió), lúc này là con Bổ Nông.
Còn bổ nông có bổ là búa mang dương tính bổ, nọc. Chim bổ nông là chim “bọc mang dương tính”, nòng dương là chim biểu của Khôn dương tượng khí gió thiếu âm.
Kiểm Chứng Bằng Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que
Rõ hơn ta có thể kiểm điểm lại bằng chữ viết nòng nọc:
. Chim Nông Không
Chim nông với nông biến âm với nòng O. O tròn là vòng tròn có một khuôn mặt là con số không (0). Chim nông O có một khuôn mặt biểu tượng cho Hư Không, Hư Vô
Lúc này con nông diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que thì viết bằng chữ vòng tròn nòng O với nét hơi đậm (vì nghiêng về phía âm).
.Chim Nông Nang Trứng.
Vòng tròn số không cũng là hình trứng như O tròn như quả trứng gà. Chim nông có một khuôn mặt biểu tượng cho Trứng Vũ Trụ, thái cực.
Thêm vào đó, lúc này con nông cũng được diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que  viết bằng từ (word) vòng tròn-chấm với nghĩa nòng nọc, âm dương nhất thể, Trứng Vũ Trụ.
. Chim Nông Nòng, Khôn.
O là chữ Nòng hình vòng tròn mang hình ảnh lỗ sinh dục phái nữ nên có một khuôn mặt biểu tượng cho nữ, âm, cực âm, nòng, Khôn thái âm.
Lúc này con nông diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que thì viết bắng chữ nòng vòng tròn O có nét đậm gấp đôi bình thường mang tính thái âm của cực âm (thái âm là hai âm nên vòng tròn có nét đậm, dầy gấp đôi).
. Chim Nông Nước thái âm
Nnhư đã biết ở tầng tứ tượng, Khôn âm (thái âm) có một khuôn mặt nước nguyên khởi (primeval water), lúc này con nông được gọi là Bồ Nông. Chim bồ nông với bồ là bao  tức nòng O và nông cũng là nòng O; bồ nông = OO, thái âm.
Còn Khôn dương tức dương I của O, tức thiếu dương IO khí gió nguyên khởi (primeval air), lúc này con nông có tên là Bổ Nông. Chim bổ nông với bổ là búa là nọc (|), và nông là O; bổ nông = |O, thiếu âm có khuôn mặt khí gió.
Lưu Ý
Về ngôn ngữ học, những từ đôi bổ cắt, bồ cắt, bổ nông, bồ nông nếu coi bổ, bồ là hai tính từ (adjectives) thì bổ cắt là con cắt ‘búa’, cắt nọc, cắt đực; bổ nông là con nông đực; bồ cắt là con cắt bọc, nang, nàng, cắt cái và bồ nông là con nông cái. Ở đây ta thấy các loài chim này dùng trong Vũ Trụ Tạo Sinh diễn đạt Dịch lý nên chúng phải được coi như là có hai yếu tố nòng nọc, âm dương là hai danh từ. Bổ là danh từ là nọc I và bồ là danh từ là nòng O nghĩa là bổ cắt = II, thái dương, bồ cắt = OI, thiếu dương, bổ nông IO, thiếu âm và bồ nông OO, thái âm.
Như thế chim nông diễn tả sự sinh tạo, tạo hóa ở thượng thế được diễn tả qua chữ nòng nọc vòng tròn-que bằng các chữ nòng O nét hơi đậm, chữ O thon hình trứng, từ vòng tròn-chấm, nòng O đậm nét hay hai nòng OO và nọc nòng IO.
Có thật sự con nông là chim tổ tối cao của chúng ta không? Để kiểm chứng ta căn cứ vào hai bộ sử chính của chúng ta là bộ sử miệng ca dao tục ngữ, truyền thuyết Việt và bộ sử đồng Đông sơn
Qua Sử Miệng Ca dao “Ngàn Năm Bia Miệng”
Chim nông là vật tổ đứng hàng đầu như đã thấy qua bài đồng dao “Bồ nông là ông bổ cắt”… này.
Bài hát có thể có nhiều dị bản nhưng dù bản nào đi nữa thì bao giờ con nông cũng được xếp lên trên hết.
Con nông được tôn thờ như một vật tổ, được coi như một thứ hèm (theo qui luật biến âm h = k như hì hì = khì khì, ta có hèm = khem) có nghĩa là kiêng khem, kiêng kỵ (taboo) không được ăn thịt còn thấy qua câu ca dao:
Con cò, con vạc, con nông,
Ba con cùng béo, vặt lông con nào?
Vặt lông con cốc cho tao,
Hành răm mắm muối cho vào mà thuôn.
Con nông vật tổ tối thượng, tối cao dù cho có ‘béo’ cũng không được ăn thịt, vì vật tổ là một taboo, một thứ cấm kỵ. Ở đây ta cũng thấy con cò con vạc cũng không được ăn thịt, như thế cò vạc cũng là những vật tổ (xem Con Cò Bay Lả Bay La…). Còn con cốc có thể không phải là vật tổ của chúng ta hay là chim tổ của một tộc thù nghịch của chúng ta trong đại tộc Việt nên ăn thịt được, cho dù không thấy nói đến nó có béo hay không.
Người Mường cũng có vật tổ là Chim Trứng. Trong bài hát tế “Đẻ Đất Đẻ Nước” (tức Mẹ Đất Mẹ Nước) của người Mường, có đoạn nói đến:
Trời với đất còn dính làm một
……
Chưa có chim tráng, chim trủng.
Trương Sỹ Hùng Bùi Thiện cắt nghĩa chim tráng là loại diều hâu, không hiểu loài diều hâu gì vì nhiều loại. Chim trủng là loại chim hay kêu về tháng 2, 3, kêu hai tiếng một não nuột (tập I tr. 732). Đây là giải thích theo ngày nay.
Theo câu “Trời với đất còn dính làm một”, có nghĩa là khi trời đất còn ở dưới trạng thái bọc thái cực, quả trứng vũ trụ thì chim ‘trủng’ là chim ‘trứng’, chim nang, chim nàng và chim ‘tráng’ là chim ‘chàng’ (chàng là chisel đục, đực là chim cắt, xem dưới). Chim Trủng là chim Trứng tức là con Nông đẻ ra trứng vũ trụ.
Để kiểm chứng lại, xin đối chiếu với tộc người Ao Naga ở Assam, ngày nay sống ở miền cực tây địa khối Vân Nam. Ao là Âu. Naga là Rắn. Naga thần thoại hóa thành Rồng Naga trong Ấn giáo. Ao Naga là Âu-Long ruột thịt với Âu Lạc của An Dương Vương. Giống hệt chúng ta người Ao ở Nagaland thờthần Bầu Trời có tên là Anung.
A là di duệ của chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc mũi mác, tam giác biến thể có nghĩa là nọc, lửa thái dương, lửa vũ trụ Càn. Trong tín ngưỡng chỉ các thần tổ ngành nọc, lửa mặt trời. Do đó tên các vị thần này đều khởi đầu bằng chữ A như A Đuốk là Hùng Vương (Bình Nguyên Lộc), các vị thần tổ của Maya đều khởi đầu bằng chữ A như Ah Kinchil, thần mặt trời, Ah Puch, thần chết; thần mặt trời Ai Cập cổ Atum, Atom, Aten, Ba Tư ngữ Atar là Thần Lửa, thần tổ loài người trong Thiên Chúa giáo là Adam… Nung là Nông. Như thế theo duy dương Anung là Thần bầu Trời Nam thái dương ứng với Thần Nông mang tính thái dương. Theo duy âm ta lấy nghĩa thái dương của A thì ứng với Nữ Thần Nông thái dương. Thần Bầu Trời Anung của Ao Naga cũng có thể có lưỡng tính như Thần Nông-Viêm Đế lưỡng tính nhất thể của chúng ta.
Ao Naga có taboo không ăn trứng. Như thế Anung rõ ràng liên hệ với Thần Nông có chim biểu nông đẻ ra trứng vũ trụ.
Qua Sử Đồng Đông Sơn
Chứng tích hùng hồn nhất, vững chắc nhất là hình con nông còn thấy trong đồ đồng Đông Sơn.
.Trên trống đồng
Trên trống Ngọc Lũ I, cùng với hàng hươu là hai nhóm chim bay, một bên bán viên có 6 con, một bên có 8 con. Chim này mỏ to, đầu to, đuôi ngắn. Chú ý kỹ ta thấy chim có cái túi dưới cổ. Con đầu tiên cái túi che hết chiều dài cái mỏ. Đây chính là chim nông.
clip_image002
Chim nông trên mặt trống Ngọc Lũ I.
Con mắt chim là con mắt âm viết bằng chữ nòng nọc vòng tròn-que hai vòng tròn đồng tâm có chấm. Hai vòng tròn là hai âm, thái âm có một nghĩa là nước, xác thực con chim là con chim nước, chim nông.
Trên trống đồng Hoàng Hạ nơi thân trống có hình hai con chim mỏ phình to như cái túi. Đây là hai con chim nông đang giao hợp.
clip_image004
vân vân… (xem chương Thế Giới Loài Vật Trên Trống Đồng, Giải Đọc Trống Đồng Đông Nam Á).
.Trên thạp đồng
Ngoài ra có rất nhiều hình chim nông trên các thạp đồng bởi vì thạp đồng dùng làm vật mai táng. Chim nông ở trên thạp đồng dùng mai táng thường biểu tượng cho hư vô, tạo hóa (thái cực, Trứng Vũ Trụ) mang nghĩa tái sinh, hằng cửu…Con người chết là trở về với Hư Vô, nơi vĩnh hằng, trở về thái cực, Trứng Vũ Trụ nơi sinh tạo để được tái sinh.
Xin đề cử một ví dụ tiêu biểu là ở thạp đồng Hợp Minh, Yên Bái.
clip_image005
Tượng chim nông trên nắp thạp đồng Hợp Minh (nguồn: Hà Văn Phùng).
.
clip_image006
clip_image008
Vành chim nông ở phần trên thân thạp.
(xem Thạp Đồng Đông Sơn).
.Tượng chim nông Đông Sơn
Có cả các tượng đồng thờ chim nông riêng rẽ.
clip_image010
Một tượng chim nông riêng biệt (nguồn: vietnamfinearts.blogspot.com).
Tóm Tắt
Như thế chim Nông có những khuôn mặt biểu tượng chính là chim biểu của Bọc Hư Không (Vô cực), Trứng Vũ Trụ (Thái Cực), Cực âm nòng (Khôn) ở tầng lưỡng nghi và ở tầng tứ tượng là thiếu âm khí gió Bổ Nông và thái âm nước vũ trụ Bồ Nông.
Về chim học (ornithology) con nông là loài chim sống ở vùng sông hồ nước ngọt và bờ biển. Nông ngày nay thuộc họ dạng con nông đã xuất hiện cách đây từ hàng 100 triệu năm lên tới tận thời khủng long. Chim nông là loài chim ngày nay còn mang hình thù cổ quái của các loài khủng điểu ngày xưa. Con nông là loài chim nước chân có màng là chim biểu của đại tộc Việt có nền văn hóa Nước, làm nông nghiệp. Chim nông là vật tổ tối cao tối thượng, chim đẻ ra trứng vũ trụ của ngành nòng, âm Thần Nông của Bách Việt. Thần Nông của Việt Nam tuyệt nhiên không phải là ông Thần Nông đầu bò của Trung Quốc. Trung Quốc đã lấy Thần Nông, vị thần sáng thế của chúng ta rồi sửa đổi đi (xem dưới).
Ở câu đầu bài hát này chim nông ở dạng bồ nông thái âm có một khuôn mặt biểu tượng cho cực âm ở tầng tứ tượng.
(còn nữa).