Monday, 23 December 2013

CỘNG SẢN CHƠI LIỀU - tka23 post

- Sự kiện tàu chiến Trung công  cố tình chặn  ngang đầu của tàu USS Cowpens đầu tháng này làm người ta nhớ đến một vụ đụng độ nổi tiếng khác giữa 2 nước cũng ở Biển Đông.
Tàu USS Cowpens tại Thái Bình Dương

Ngày 01/04/2001, một máy bay trinh sát điện tử EP-3E của hải quân Mỹ đang làm nhiệm vụ trên Biển Đông, bên ngoài không phậnTrung công, thì bị 2 chiến đấu cơ J-8 của Trung cộng bay lên kèm.

Trong lúc đó, chiếc EP-3E va chạm với 1 chiếc J-8. Hậu quả là phi công Trung cộng, thiếu tá Vương Vĩ, thiệt mạng. Chiếc EP-3E cũng bị hư hại nặng và suýt bị rơi cùng 24 thành viên phi hành đoàn. Nhờ vào sự cố gắng của kỷ sư  trưởng, trung tá Shane Osborn, chiếc EP-3E đáp khẩn cấp  xuống đảo Hải Nam. Phi hành đoàn người Mỹ bị giam giữ trong 2 tuần, trong khi chiếc EP-3E chỉ được trao trả vào ngày 03/07, tất nhiên là sau khi bị phía Trung cộng tháo dỡ và nghiên cứu chi tiết.


Chiếc EP-3E khi đang bị giữ tại Hải Nam


Một chiếc J-8 do Trung cộng sản xuất

Chiến tranh lạnh

Trong Chiến tranh lạnh, những vụ đối đầu trên không và trên biển giữa Mỹ và Liên Xô là khá thường xuyên, và đôi lúc biến thành va chạm. Một trong những vụ  tiêu biểu xãy ra vào ngày 12/02/1988 tại Biển Đen. Khi đó, tuần dương hạm USS Yorktown trong khi đang hoạt động tại khu vực này đã chạy cắt vào trong vùng lãnh hải của Liên Xô và bị một tàu chiến của hải quân Liên Xô húc vào.

USS Yorktown cũng thuộc lớp Ticonderoga giống USS Cowpens
Tàu USS Yorktown lúc đó thuộc Hạm đội 6, hoạt động tại khu vực Địa Trung Hải và Biển Đen. Trước khi xảy ra sự việc, hải quân Mỹ đã vài lần di chuyển vào không phận và hải phận Liên Xô với lý do đó là sự di chuyển với mục đích hòa bình. Hải quân Liên Xô gửi khu trục hạm hạng nhẹ Bezzavetnyy, thuộc lớp Burevestnik, cùng một tàu hộ tống khác đến để theo dõi hoạt động này.

Ngày 12/02, lúc 11 giờ, Bezzavetnyy báo cáo về sở chỉ huy cho biết tàu chiến Mỹ chỉ còn cách lãnh hải Liên Xô 3km. Phía Liên Xô phát thông điệp cảnh cáo nhưng phía Mỹ vẫn khẳng định mình không làm gì sai và sẽ tiếp tục duy trì hướng cùng vận tốc hiện tại. Tàu Bezzavetnyy tăng tốc, áp sát Yorktown từ phía sau và bất ngờ ép mạnh vào mạn trái tàu Yorktown. Vụ va chạm khiến 1 giàn phóng hỏa tiển Harpoon bị bắt lửa và bốc cháy, nhưng các thủy thủ Mỹ kịp dập ngọn lửa.

Bezzavetnyy húc vào USS Yorktown

Phía Mỹ hoàn toàn bất ngờ, vì tuần dương hạm USS Yorktown có trọng tải gần 10.000 tấn, hơn gấp đôi con số 3.500 tấn của tàu Bezzavetnyy. Đó là một hành động  rất liều lĩnh. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là thuyền trưởng Vladimir Bogdashin của tàu Bezzavetnyy đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tàu chiến Mỹ sau đó rời khỏi lãnh hải Liên Xô, và thiệt hại của 2 bên được giới hạn tối đa, đặc biệt là không có thiệt hại nhân mạng.

Tàu Bezzavetnyy được chuyển giao cho Ukraina sau khi Liên Xô tan rã và dừng hoạt động vào năm 2002

Sự khác biệt

 So sánh sự kiện tàu USS Yorktown với 2 sự kiện EP-3 và tàu USS Cowpens, có thể thấy 2 điểm khác biệt chính.

Điểm thứ nhất là tính chính đáng. Trong sự kiện năm 1988, tàu USS Yorktown đã đi vào vùng lãnh hải của Liên Xô, trong khi đó cả máy bay EP-3 và tàu USS Cowpens thì không.

Điểm khác biệt thứ 2 là năng lực của những người liên quan. Trong những vụ  đối đầu trên không hay trên biển như vậy, nếu các phi công, thuyền trưởng…không có năng lực vững vàng sẽ rất dễ dẫn đến tai nạn. Trong tình hình căng thẳng giữa 2 nước, những vụ tai nạn như vậy có thể leo thang đến những mức độ nghiêm trọng hơn.

Nếu như thuyền trưởng trên tàu chiến Bezzavetnyy chứng tỏ được năng lực của mình thì trong vụ EP-3, khả năng hạn chế của phi công Trung cộng đã biến một vụ việc không quá nghiêm trọng trở thành một vụ tai tiếng quốc tế, làm chính người phi công mất mạng và đe dọa mạng sống của phi hành đoàn trên chiếc EP-3E.

Phía Trung cộng luôn cho rằng nguyên nhân vụ va chạm là do lỗi chiếc EP-3E. Nhưng rõ ràng về mặt lý điều này là không có căn bản.

EP-3E là một máy bay cánh quạt có kích thước gần bằng chiếc Boeing 737. So với một chiến đấu cơ phản lực như J-8, nó hoàn toàn thua kém nhiều cả về tốc độ và sự linh hoạt. Khả năng nó cố tình đâm vào chiếc J-8 cũng tương tự việc một chiếc xe đạp chậm chạp tìm cách húc vào 1 môtô phân khối lớn.

Cách giải thích hợp lý duy nhất là phi công Vương Vĩ, vì muốn đe dọa chiếc EP-3E, đã phô diễn những động tác nguy hiểm không cần thiết và phạm sai lầm. Ngược lại, phi công phía Mỹ đã cứu mạng sống của toàn bộ phi hành đoàn trong điều kiện hiểm nghèo, chiếc EP-3E mất 2.500m cao độ chỉ trong 30 giây, trong tình trạng gần như lật úp.

Nếu một sự kiện  tương tự như vụ đụng độ năm 1988 tại Biển Đen xảy ra giữa tàu chiến Mỹ và tàu chiến Trung cộng, không ai dám chắc liệu một thuyền trưởng Trung công có thể thực hiện điều mà Vladimir Bogdashin đã làm hay sẽ biến nó thành một thảm họa. Những vụ đụng độ như vậy không chỉ gây ra thiệt hại về vật chất, nhân mạng mà còn có thể tạo ra khủng hoảng chính trị.

Trong vụ EP-3E, cả 2 chính phủ Trung công và Mỹ khi đó đều bị chính phe cứng rắn trong nước chỉ trích vì cách giải quyết bị cho là mềm yếu và nhượng bộ. Tuy nhiên như vậy đã là may mắn vì nếu chiếc EP-3E cũng bị rơi cùng 24 người Mỹ bên trong thì cuộc khủng hoảng sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.

Trong tương lai, khi  Trung cộng tiếp tục muốn chứng tỏ vị thế đang lên của mình và thách thức ưu thế của Mỹ tại Thái Bình Dương, những vụ khiêu khích giữa 2 bên chắc chắn sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Và chúng có thể gây ra những hậu quả khôn lường nếu phía Trung cộng tiếp tục hành động thiếu trách nhiệm ,trong khi khả năng  chuyên nghiệp của họ vẫn còn hạn chế.