Monday, 23 December 2013

Đêm Thánh Vô Cùng Khắp Thế Giới - Mường Giang

Theo sử liệu, cách đây hơn 2000 năm vào một đêm đông lạnh lẽo, Chúa Jésus đã được sinh trong một máng cỏ nơi cánh đồng cô quạnh. Nguyên do là bà Maria dù sắp tới ngày sinh nhưng vì có lệnh kiểm tra dân số của chính quyền La Mã, nên phải rời thành phố đang ở là Nazareth về quê hương tận Bethlehem, vì vậy đã sinh Chúa giữa đồng. Tuy nhiên mãi tới năm 350 sau TL, nhân loại mới thống nhất được 25-12 là ngày lễ giáng sinh chung, tuy rằng mỗi nước mỗi địa phương đều có những tục lệ khác biệt, theo tập quán phong tục riêng của họ.
Xưa nay, nhiều người hay lẩn lộn về nguồn gốc của các danh từ liên quan tới ngày lễ Giáng sinh như Noel hay Christmas. Trước hết "Noel" là Pháp ngữ, thoát thai từ tiếng La Tinh "Natalis" chứ không phải là tiếng Do Thái cổ. Sự lầm lẫn trên, phần lớn là do bản gốc của Kinh Thánh trong phần Cựu Ước, hoàn toàn được viết bằng chữ Do Thái Cổ. Về sau mới được dịch ra tiếng Hy Lạp và La Tinh. Theo gốc chữ "Natalis dies" của latin, có nghĩa là ngày sinh nhật hay sự ra đời. Về sau để tiện gọn, các nhà ngôn ngữ học đả bỏ bớt chữ "Dies", mà nói tắt là "Natalis", để chỉ ngày sinh. Hình thức nói tắt này, chính là nguồn gốc (Étymon) của danh từ "Noel" mà ta dùng tới ngày nay. Đây là luật biến đổi ngữ âm của văn phạm La Tinh, dùng hoán chuyển các tiếng gốc sang Pháp ngữ ngày xưa, chẳng hạn như Natalis - Nael - Noel.

Từ tiếng gốc có nghĩa chung là "Sinh Nhật", dần dần người ta viết hoa chữ Noel, đồng thời bỏ thêm hai chấm trên đầu chữ E, một hình thức phủ nhận chữ e này không thể kết hợp với chữ O đứng trước, để trở thành một Nhi Trùng Âm (Diphtongne), như các chữ thông thường khác. Dụng ý của người xưa là vậy. Từ đó chữ Noel trên đầu có hai chấm viết hoa, chỉ dùng để chỉ ngày sinh của Chúa Jesus mà thôi.

Riêng chữ Christmas cũng là một tiếng Anh cổ, được kết hợp bởi hai thành tố: Christ chỉ Chúa Jesus, còn "Mas", qua biến thể của chữ Mass cổ, có nghĩa là Lễ của Nhà Thờ hay Lễ Hội. Hình thức của Mas (mass), một thứ tiếng Anh cổ, cũng có gốc từ chữ Latin là Missa với nghĩa "Lễ nhà thờ". Trong tiếng Pháp cũng có chữ " Messe", được Việt hoá thành " Misa", cũng có nghĩa là Lễ Nhà Thờ. Cuối cùng là vấn đề biến dạng từ chữ " Christmas " sang " Xmas ".Như ta biết, danh từ Christ tuy là tiếng Anh nhưng có từ nguyên là tiếng La Tinh " Christus " mà ra. Nhưng chữ La Tinh này lại được mượn từ tiếng Hy Lạp " Khrislos ", có nghĩa là Người được xức dầu thành, chỉ Chúa Jesus. Do các quy luật phức tạp chuyển ngữ các chữ cái, giữa hai ngôn ngữ trên, nên mới có biến thể từ Christmas sang Xmas, nhưng khi đọc, vẫn là Christmas chứ không bao giờ là Xmas.

Nói chung dù các chữ Noel, Christmas, Xmas xuất phát từ đâu chăng nữa, thì tựu trung đều có nghĩa chỉ ngày giáng sinh của Chúa Jésus, mà theo truyền thuyết nhằm ngày 25-12 năm 1 tại Bethleem, cách thành phố Jerusalem của Do Thái độ 9 km. Riêng chữ Advento của La Tinh, mà các tín đồ Thiên Chúa giáo quen gọi là mùa Ắt hay mùa Vọng, một nghi thức truyền thống, cũng được cử hành riêng biệt tuỳ theo tập quán của các nhà thờ. Theo đó qua thánh lễ lâu đời trước một tháng lễ sinh nhật, có tục đặt bốn cây nến tượng trưng cho sự trong lành của Thiên Chúa soi sáng nhân loại. Cũng trong mùa Vọng, giáo đồ không hát kinh GLORIA cũng như khi cử hành thánh lễ, các linh mục và bốn cây nến mùa vọng đều mang màu tím, là một biểu tượng của sự sám hối đối với người theo đạo Ky Tô.
Về danh từ "Bibble" của Hy Lạp, thì kinh thánh có nghĩa là những cuốn sách nhỏ. Theo truyền thuyết, thì kinh thánh được liên tục viết trong 1600 năm, khởi đầu từ năm 1513 trước TL cho tới năm 98 sau TL. Hiện nay còn truyền được 66 cuốn, mà quyển đầu tiên là kinh "Sáng Thế Kỷ". Kinh này thuật lại câu chuyện mất vườn địa đàng, do sự phản nghịch của ông Adam và bà Eva. Còn cuốn cuối cùng là kinh "Khải Huyền", trình bày địa cầu sẽ trở lại cảnh địa đàng,qua sự chăm sóc của Chúa. Thật ra câu chuyện vườn địa đàng là ám ảnh và nổi bưc xúc của nhân loại hơn 2000 năm qua, và họ cứ mãi miết đi tìm, từ những ốc đảo, rừng rậm cho tới miền núi đồi băng giá. Cuối cùng khắp các nơi chốn đi qua, con người lại mang thêm niềm nhớ muôn thu, khi cảm nhận được sự lầm lẫn đã đánh mất cõi thiên đàng.

Cho tới thế kỷ thứ 16 sau TL, vẫn chưa có ai thắc mắc về việc liên quan tới vườn Eden trong kinh Sáng Thế Kỷ, trái lại người ta càng ra sức tô bồi thêm thắt câu chuyên cho phong phú diễm tình. Nhà tiên tri Ezechiep đã viết " trong vườn địa đàng ở hai bên bờ dòng thác, mọc lên mọi thứ cây ăn quả không bao giờ héo úa vì năm tháng đều có thu hoạch mới..". Chính những lời tiên tri đó, thúc đẩy con người thực hiện những giấc mộng đi tìm thiên đàng, trong nổi mơ hồ lãng mạng cho tới hôm nay chưa hề nao núng, dù thực tại vẫn là ảo vọng.

Trong 66 cuốn kinh thánh, 39 cuốn đầu tiên viết bằng tiếng Hebrew, một phần nhỏ khác dùng chữ Aram. Còn 27 cuốn cuối cùng mới dùng chữ Hy Lạp. Năm 280 trước TL, kinh thánh được dịch toàn bộ ra chữ Hy Lạp gọi là bản Septuagint. Sau cùng lại được dịch ra chữ LaTinh. Ngày nay kinh thánh được dịch ra 1700 thứ tiếng, với số ấn bản hằng tỷ cuốn, lưu hành khắp thế giới. Tóm lại kinh thánh co 31.102 câu, 1189 chương, chia thành 66 tập, chương ngắn nhất là chương thanh thi 117 và chương 119 dài nhất.

Riêng chữ thập được coi như một biểu tượng phong phú nhất của con người. Chính truyền thống Thiên Chúa Giáo đả làm giàu ý nghĩa của chữ thập. Trong các tranh ảnh nói về đạo Ky Tô, chữ thập diễn tả nhục hình cũng như nổi thống khổ của đấng cứu thế. Hiện nay trên thế giới có 4 loại thánh giá và mỗi thứ mang riêng một ý nghĩa. Thánh giá có hình chữ T, tượng trưng cho con rắn bị đóng trên một cây cọc, nói về sự tử vong. Thánh giá có một thanh ngang, hiện được lưu dùng khắp thế giới, đó là thánh giá của phúc âm, tượng trưng cho 4 yếu tố căn bản của con người và sự bành trướng của đạo Thiên Chúa khắp 4 hướng. Chân thánh giá chôn dưới đất là nền tảng của đạo, nhánh trên là hy vọng hướng về thiên chúa, thanh ngang là tình yêu vươn lên với kẻ thù, còn bề dài nói về sự bền chí. Loại thánh giá có hai thanh ngang, thanh trên có ghi dòng chữ của Ponce Pilate "Jésus thành Nazareth, vua Do Thái", còn thanh dưới là chỗ tựa tay của Chúa trước khi chết. Thánh giá này còn được gọi là Anjou hay Lorraine, một biểu tượng của nước Pháp từ năm 1473. Trong thế chiến 2, lực lượng liên minh tự do kháng chiến của De Gaulle cũng dùng quân hiệu với màu đỏ, đối nghịch với quân Pháp đã đầu hàng Hitler, dùng phù hiệu chữ vạn ngược màu đen. Cuối cùng là thánh giá có ba thanh ngang, tượng trưng cho kỷ cương của đạo, tương xứng với ba vòng mủ của Giáo Hòang, Hồng Y và Giám mục. Từ thế kỷ thứ XV về sau, theo luật của Tòa Thánh La Mã, chỉ có Giáo Hoàng được đeo thánh giá ba thanh ngang, Hồng Y đeo thánh giá hai thanh ngang và Giám Mục trở xuống đeo thánh giá một thanh ngang. Tuy nhiên cũng tùy theo địa phương, với giáo hội La Mã thì thánh giá gồm một dài một ngắn. Giáo hội Phương Đông có hai thanh bằng nhau. Đặc biệt tín đồ thiên chúa giáo vùng Saint André, mang thánh giá hình chữ X.

Từ thời trung cổ về sau nhất là tại Âu Châu, lễ giáng sinh được tổ chức rất long trọng và vĩ dại. Trong mùa lễ, khắp nơi đều có lập những sân khấu lộ thiên, để các đoàn văn nghệ của giáo hội trình diễn các tiết mục của thánh kinh. Nhờ vậy,nghệ thuật diễn tuồng, kịch của Âu Châu được phát huy và quảng bá rộng rải. Tinh thần Noel trên kéo dài tới cuối thế kỷ XVIII mới bị bãi bỏ. Dù vậy tới nay vẫn còn nhiều phong tục xa xưa được chấp nhận, như niềm tin rằng trong đêm giáng sinh, ma quỷ và các phù thuỷ không thể nào hãm hại được ai, ví đó là đêm bình an, hoan lạc của thế nhân. Ngoài ra nếu đêm giáng sinh nhằm vào mùa trăng non, thì năm tới dân chúng làm ăn phát đạt trúng mùa. Ngày giáng sinh gặp nắng ráo thì cả năm tới mưa thuận gíó hòa. Trong đêm giáng sinh, nam nữ rủ nhau đi hái lộc non của các cây nguyệt quế, trường xuân, đào kim chướng, chùm gởi.. qua niềm tin lộc sẽ mang tới hạnh phúc cho họ.

Trong lúc mọi nhà kể cả kẻ ngoại đạo, đều có tiệc tùng rất vui vẽ. Từ sau đệ nhị thế chiến, bánh Buche de Noel đã trở thành một thực đơn quen thuộc, không thể thiếu trong bữa tiệc của đêm giáng sinh. Về bánh có hình khúc củi, cũng từ tập tục có từ thời trung cổ truyền lại, để con cháu nhớ lại thuở xưa khắp Âu Châu, mọi người đều phải dùng củi để đốt lò sưởi trong dịp sinh nhật Chúa. Đây cũng là thời kỳ lạnh nhất trong năm, nên mọi ngưòi vừa đốt củi để sưởi, vừa ngồi quanh bếp lửa hồng để cầu xin ơn trên ban phước lành. Ngoài ra còn phải kể tới món Gà lôi hay Gà tây, được mang từ Tân Thế Giới về Tây Ban Nha từ thế kỷ thứ XVI và theo thời gian đã trở thành món ăn quen thuôc hằng ngày nhưng cũng là đặc sản trong đêm sinh nhật Chúa.

Tuy cũng thuộc Âu Châu nhưng nước Nga với lãnh thổ rộng nhất hoàn cầu, chạy dài từ Âu sang Á nên khí hậu có tính cách đại lục. Mùa đông ở đây cũng đặc biệt với những lớp tuyết trắng phủ đầy từ mặt đất lên cả mái nhà, còn mặt trời thì như ngái ngủ, làm cho cảnh vật khắp nơi buồn hiu quạnh quẻ. Trước đây người Nga theo Chính thống giáo và lịch riêng của mình, nên hằng năm đón giàng sinh vào ngày 6-7/1. Hiện Liên Bang Nga đã xài lịch Gregorian, nên đón giáng sinh cũng như các nước khác.. Theo truyền thống, người Nga có tục kiêng cữ ăn uống trước đêm giáng sinh, trong đó có rượu Vodka và đường bị cấm tuyệt. Thời gian này, mọi người chỉ ăn bánh Sochniki làm bằng đậu, được chiên bằng dầu thảo mộc và uống nước lạnh. Tới 7 giờ tối đêm giáng sinh, khi mà khắp nước Nga mọi người nhìn thấy một ngôi sao nhỏ xuất hiện trên bầu trời xám đục, lập tức mọi người cầu nguyện. Sau đó quay quần bên bữa tiệc giáng sinh sau kỳ ăn kiêng, mà người Nga coi như một biểu tượng của 40 năm, Moses đã dẫn dân Do Thái đi trong sa mạc mịt mù. Thời kỳ này, người Nga nào cũng đều làm việc từ thiện.

Tại Canada thời tiết cũng lạnh lẽo như bên Nga nhưng tuyết có rơi cũng chỉ là lất phất vừa đủ rắc một vài lớp đá mỏng lên trên vạn vật, rồi dần tan ngay khi có ánh nắng mặt trời. Bởi vậy khách du phương khi tới đây gặp mùa giáng sinh, bổng thấy mình vô tình lạc vào cõi thần tiên, giữa rừng cây hằng xanh của các pho truyện cổ tích, mà các nghệ sĩ Âu Mỹ thường ca tụng là Pine, holly, mitlatoe. Ởđây đâu đâu cũng tràn ngập hàng hóa dành cho ngày giáng sinh, tất cả đều rạng rỡ dưới màu sắc của mọi màu. Đêm giáng sinh tại đây thật an bình, mọi người sau khi dự lễ nhà thờ về, đều quay quần bên bàn tiệc với gia đình, bè bạn, trong ánh lửa bập bùng của lò sưởi và các đèn màu mờ ảo từ các cánh thông nơi góc nhà. Ai cũng vui vẻ hạnh phúc,nâng ly chúc tụng lẫn nhau, mặc cho ngoài trời giá lạnh căm căm và tuyết rơi như mưa bụi, nhưng vẫn có những kẻ không nhà hay lỡ bước lang thang.

Thánh địa của Thiên Chúa giáo là vương quốc Vatican, tuy lãnh thổ nằm trong kinh đô Rome của Ý Đại Lợi nhưng từ năm 1929, đã đã được Musolini ký lênh công nhận là một quốc gia độc lập, bất khả xâm phạm. Tại đây, từ đầu thế kỷ thứ IV sau TL, tòa thánh La Mã đã xây Đại giáo dường ST.Peter giữa kinh thành Rome và quảng trường Thánh Phêrô, có sức chứa hằng trăm ngàn người.Tất cả đều uy nghi tráng lệ và vĩ đại, không nơi nào có thể sánh kịp từ trước tới nay. Trong đêm giáng sinh, người Ý cũng như các tín đồ hành hương ngoại quốc, đều tụ tập về đây. Lễ hội kéo dài suốt đêm, mọi người vừa hành lễ, vừa vui mừng chúc tụng, ăn uống, nhảy múa ca hát. Đồng thời với nhiều chương trình ca nhạc được diễn ra khắp nơi tại Via, đồi Aventine, nhà nguyện Sixtine, quảng trường Campitelli.. với các ban nhạc trứ danh bất hủ của Villa Lobos, Beethoven, Brahms, Ravel, Janacer và Stravinsky.

Tại Hoa Kỳ, những người di dân Anh đầu tiên đã mang lễ hôi giáng sinh vào đây và được tổ chức lần đầu vào năm 1686 tại Boston nhưng tới năm 1856 mới được quốc hội công nhận là quốc lễ. Tuy nhiên tất cả các kỷ lục liên quan tới lễ giáng sinh đều phát hiện tại Mỹ, cũng là nước đứng đầu thế giới sử dụng cành thông trong mùa lễ. Nữu Ước chẳng những là trung tâm kinh tế số 1 của Mỹ, mà còn là kho hàng bách hóa khổng lồ, đường phố cửa tiệm buôn bán suót ngày đêm, với sản phẩm mới, hàng thời trang và đồ chơi trẻ con tràn ngập thị trường. Trong lúc đó các chương trình hòa tấu, văn nghệ dành cho mùa Noel được trình diễn liên tục, khắp các trung tâm buôn bán Rockefeller, Radio Music Hall, Carnegie Hall.. Ở đây đêm giáng sinh cũng như giao thừa, mọi người tụ tập tại các nơi công cộng như đại lộ Madison, đường số 5, các đại vũ trường trong khách sạn Plaza, Rockerfeller, Waldorf, Astoria, Time Square.. dễ ăn uống, nhậu nhẹt, khiêu vũ ca hát suốt đêm.

Ở Anh hầu hết các chuyến tàu điện, tàu điện ngầm, các loại xe chuyên chở công cộng đều luôn đầy nghẹt người suốt ngày đêm 24/12, vì ai cũng hối hả về đoàn tụ với gia đình trong đêm giáng sinh, một lễ hội quan trọng nhất trong năm hơn cả ngày tết dương lịch. Theo tập quán lâu đời tại Anh thì ngày chủ nhật trước lễ giáng sinh, mọi người tụ tập tại các nhà thờ để hát thánh ca. Trong lúc đó có nhiều người đi hát dạo trên đường phố cũng như ở nhà quê, để quyên tiền giúp cho các cơ quan từ thiện. Trong nhà, ngoài phố nơi nào cũng trang hoàng cây giáng sinh với những gói quà tặng.

Ở Á Châu, Nhật là quốc gia tuy 90% theo Phật giáo nhưng lại hưởng ứng nồng nhiệt lễ giáng sinh. Với các gia đình theo đạo Thiên Chúa, bữa tiệc nửa đêm được tổ chúc rất long trọng, ngoài món gà tây nhồi thịt, còn có sò và ngổng, uống với rượu Saké hâm nóng.

Hiệp định Genève 1954 chia hai VN thành hai nước riêng biệt. Miền Bắc do Hồ Chí Minh cùng đảng Cọng sản đệ tam quốc tế cai trị. Tại Hà Nội buổi đó có nhiều sứ quán ngoại giao Tây phương lẫn Cọng sản. Để lừa bịp bọn da trắng. Hồ và đảng chơi trò hưu chiến cuội ngày Giáng Sinh, đồng thời tự sơn phết nhà thờ Chính Tòa Hà Nội hằng năm để lấy vải thưa che mắt thánh. Sau đó, Tòa Giám Mục phải è cổ ra trả tiền theo biên lai của đảng gửi tới.

Chuyện cũ làm nhớ tới Sài Gòn thời mở cửa. Mặc kệ cho dân chúng cả nước sống nghèo cực tới mức không còn ai nghèo hơn vì tai trời nạn nước, cùng sự bóc lột bất tận của cán bộ đảng, qua sự cấu kết của thiểu số Việt kiều làm việt gian toa rập. Để khoe với thế giới bên ngoài, sự phồn vinh giả tạo tại các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và Sài Gòn. Đối với VC xưa nay, tôn giáo của chúng là sự tin thờ Lê-Mác-Mao-Hồ, ngoài ra tất cả chỉ là dịch vụ trao đổi mua bán. Cho nên sự kiện biến ngày lễ Giáng Sinh thiêng liêng của nhân loại ngàn đời, thành "Mùa Ăn Chơi" tại các khách sạn quốc tế nơi Thành Hồ như Equatorial, cùng với nhiều nhà hàng khách sạn khác, thuộc công ty quốc doanh du lịch dã ngoại Lửa Việt, cũng là điều tất yếu của những con người không còn nhân tính.

Vật giá leo thang như mây trời gió cuốn, thời tiết thì nay lụt mai nóng, còn công việc làm ăn, từ nghề biền làm ruộng cho tới bán buôn, đều do cán bộ đảng quyết định. Cho nên ăn chơi mức nào cũng có, kể cả "nhất dạ đế vương", cũng chỉ là chuyện bình thường của tập đoàn tham nhũng VC giàu có nhất nhì trên thế giới hiện nay, đang sống trong biển bạc rừng vàng... Bởi vậy đừng trách tại sao người Việt trong nước ngày nay, tâm tình biến đổi, đến độ nhiều phụ nữ phải bỏ quê hương cha mẹ, người thần để lấy chồng xứ lạ tận Đài Loan, Hoa Lục, Nam Hàn, Mã Lai.mà thực chất là bán thân để giúp cho gia đình tồn tại.

Lừa bịp cả nước trong mọi dich vụ, từ chuyện lúa gạo, cao su, cà phê, nuôi cá, tôm,gà vịt nay lại tới sự may mặc. Tất cả chỉ mang lợi nhuận vĩ đại cho cán đảng, tư bản đỏ cùng một thiểu số Việu Kiều-Việt Gian môi giới bày vẽ mà thôi. Còn cả nước thì gần như sạt nghiệp sập tiệm, và theo các hãng tin trên thế giới, mùa giáng sinh đang nở rộ khắp nơi, bổng xót xa nhớ tới những mùa giáng sinh năm xưa ở quê nhà trước ngày 30-4-1975. Buổi đó, mọi người vì tin đạo, yêu đời và tâm hồn vị tha phóng khoáng theo truyền thống muôn đời của dân tộc, nên ai củng cố quên sự chết chóc đang rình rập, để đón mừng đêm Chúa ra đời. Vì vậy đã phó mặc cho pháo kích, lựu đạn của VC lúc nào cũng lợi dụng hưu chiến, gây nổi tang tóc đau khổ cho mọi người.

Rồi những ngày mở cửa rước tư bản vào cứu đảng. Cứ mỗi lần giáng sinh tới, VC lại đóng kịch tự do tôn giáo, vừa che mắt thánh, lại có dịp tổ chức ăn chơi thu tiên đô của Việt kiều và du khách. Nhưng dân chúng cả nước thì mặc kệ thiệt hay giả, đêm giáng sinh năm nào cũng đón mừng vui vẽ, theo tiêu chuẩn là vui được phút nào thì cứ vui, chứ sống trong thiên đường xã nghĩa, biết đâu mà nghĩ tới chuyện ngày mai cho mệt.

Xứ người mấy chục năm qua, đêm giáng sinh nào cũng nghe lại được những bài hát Đêm Đông, Đêm Thánh Vô Cùng, Mừng Chúa Giáng Sinh.. khiến cho hồn thêm bâng khuâng cô quạnh, rồi tự hỏi:

"những người năm xưa ấy
giờ lưu lạc phương nào..?"

Đêm nay giáng sinh lại về, ta kẻ ngoại đạo một mình lang thang trên phố vắng người. Trên lầu cao, nhà ai tràn ngập ánh đèn màu và chập chùng tiếng nhạc giáng sinh thánh thoát, quyện theo gió xa đưa mùi hương huệ trắng thơm ngát ngào ngạt. Ôi đêm thánh vô cùng khắp trần gian, ta đón mừng với giọt nước mắt ly hương, lầm lũi trong đêm lạnh:

"Ta đã khóc dù hồn đâu có muốn
nhìn dòng đời hờ hững nhớ quê hương..."


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Chạp 2013
MƯỜNG GIANG