Wednesday, 29 January 2014

"Cô đồ" ở Văn Miếu xinh như mộng...

Cô đồ, Tết ngồi đấy
Phố dài ai cũng hay
Áo trắng tà thanh thoát
Chữ đẹp vơi nghiên đầy

ĐT Dũng
Trên phố chữ Văn Miếu (HàNội), bên cạnh những ông đồ già cặm cụi giấy mực còn là những bóng hồng xinh tươi rạng rỡ.

Nhiều "bà đồ" vẫn còn là sinh viên, đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng vì niềm yêu với thư pháp mà ra đây khoe chữ. Cũng như nhiều ông đồ trẻ, họ chủ yếu viết thư pháp Việt. Có những người từng tham gia các lớp học thư pháp một thời gian, hoặc đi theo làm phụ tá cho các ông đồ già trước khi “ra riêng”. Cũng có "bà đồ" bắt đầu nghiệp bút nghiên bằng việc sao chép những bức thư pháp mẫu rồi hoàn thiện dần bút lực.

Thu nhập tốt cũng là lý do để một số “bà đồ” xông pha vào phố chữ. Một “bà đồ” trẻ tâm sự thật lòng, rằng ngoài niềm đam mê, cô đến phố ông đồ còn để kiếm thêm chút tiền, trang trải cho cuộc sống sinh viên. Cô tiết lộ, năm ngoái, một người bạn cùng lớp cô đã kiếm được hơn chục triệu trong ba tuần ngồi viết chữ.

Phố ông đồ cũng là nơi nhiều cô gái trẻ đến chụp ảnh làm duyên. Không “chịu” ngồi vòng ngoài chụp chơi, các cô thích hóa thân thành các bà đồ xinh đẹp, tạo dáng bên bút nghiên.


Phố chữ năm nay thêm sắc xuân với sự xuất hiện của những "bà đồ" trẻ trung.


Gương mặt thanh tú.

Tà áo dài trắng duyên dáng.

Cùng chung không khí tặng chữ ở phố ông đồ.

Nét chữ của "bà đồ".

Cô Đồ Văn Miếu

Cô Đồ Văn Miếu thật là xinh
Người cũng xinh chữ lại hữu tình
Tay bút nghiên nâng hình phượng múa 
Mắt huyền mực chuyển  ảnh rồng tranh
Bao chàng trai trẻ trông: khen đẹp ,
Mấy lão đồ gìa thấy: phát  kinh .
Nếu chữ cô ghi không phải Hán
Tôi đây nhất trí sẽ quên mình (gìa)


Võ Ngô


TRONG KHI ĐÓ


DÙI CUI & CÂY BÚT LÔNG - CẢNH SÁT VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ

Ngày 25 tết Kỷ Sửu, Lần đầu tiên UBND Hà nội đứng ra tổ chức” Phố Ông Đồ”, nơi vỉa hè Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhưng nhiều cụ đồ có hàng chục năm ngồi viết thư pháp trên con phố này, như nhà Thư pháp – Tiến sỹ Cung Khắc Lược, nhà thư pháp trẻ Trịnh Tuấn…, đã tỏ thái độ phản đối BTC, bằng cách không chấp nhận vào ngồi trong”lều bạt” mà tự chải chiếu ngồi vỉa hè, như đúng câu vè “ Ông đồ vỉa hè, cụ nghè ngồi xổm”.

IPB Image

Ông nghè Cung Khắc Lược đang ngồi cho chữ

IPB Image

..và ngay sau đó, cũng chính ông cũng phải van lạy lực lượng công quyền, khi họ thẳng tay giật tung những bức thư pháp mà ông đã mất nhiều công sức thể hiện.

IPB Image

Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Văn Miếu - Quận Ba ĐÌnh đang “chỉ đạo các lực lực lượng chức năng” xử lý theo nghị định 227 về lấn chiếm lòng lề đường của UBND TP Hà Nội.. (Trung tá cảnh sát nhìn hồ đồ thế này thì đến Cụ đồ Liên sống lại cũng không dám bày mực tàu, giấy đỏ ngồi cho chữ, huống hồ cụ Lược)

IPB Image

IPB Image

IPB Image

IPB Image

IPB Image

Chẳng cần những lời nhẹ nhàng, giải thích thấu tình đạt lý, ngay sau đó.. những hình ảnh..giật - giằng - vò, ném... thực sự là kg đẹp mặt và vô văn hóa, thách thức công luận của lực lượng công quyền đã diễn ra ngay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi thờ Khổng Tử, Chu Văn An, những bậc hiền hiền triết luôn dạy chúng ta… Làm Người cũng cần phải học. 

IPB Image

Như cảm thấy chưa đủ mạnh tay, Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Văn Miếu, đã gọi điện xin chi viện của lực lượng phản ứng nhanh 113 công an Q. Ba Đình xuống ”giải quyết”

IPB Image

IPB Image

IPB Image

Chứng kiến những hành động không đẹp mắt này, Người dân cảm thấy phẫn nộ và "bức xúc" với cách mà lực lượng cảnh sát và lực lượng dân phòng đang hành xử. “Việc các cụ đồ viết câu đối trong mấy ngày tết, là tái hiện một nét văn hóa của của nguời Hà Nội xưa, sao lại xua đuổi.

IPB Image

IPB Image

.. nhà Thư Pháp như Tiến sỹ Cung Khắc Lược, Trịnh Tuấn.. tỏ rõ sự thất vọng và chán nản, khi nhìn những bức Thư Pháp, những chữ Tâm, chữ Nhẫn, chữ Đức, chữ Tài, và những lời dăn dạy của các bậc tiền nhân, bị lực lượng công quyền giật, ném lên xe không thương tiếc. “Thật vớ vẩn, quá vớ vẩn, họ đã thiếu hiểu biết và vô văn hóa, họ có thể không cho chúng tôi ngồi đó, nhưng xin đừng đối xử với chúng tôi như vậy."

IPB Image

Nhà thư pháp Trịnh Tuấn giãi bày, “Mỗi Tết tôi ra đây tìm niềm vui, muốn được góp phần làm hoàng dương lại nét văn hóa của một Thăng Long xưa, chưa thời nào thư pháp nào nuôi được người cả, nhất là với “văn hóa nghìn đô” bây giờ thì lại càng không”. Chính quyền đừng đối xử với chúng tôi thiếu công bằng và cứng nhắc như thế."

IPB Image
Chúng tôi không đi làm thuê, chúng tôi viết chữ không phải vì tiền, không thể chấp nhận cảnh một ông đồ ngồi viết và một cô tân thời đứng bên cạnh thu tiền. Đó không phải là truyền thống ngàn đời của Thăng Long xưa”, nhà Thư pháp Vũ Xuân Hợp gay gắt nói.

IPB Image