Thursday, 9 January 2014

CÔNG CHÚA "BĂNG" NỮ TỔNG THỐNG PARK GEUN-HYE (Phác Cận Huệ)

Quan nim trng nam khinh n, ngày nay không còn na, ph n ngày nay có rt nhiu ngườtài gii và can trường như Bà Tng Thng Nam HàPark Geun-Hye.


Nữ Tổng Thống Nam Hàn Park Geun-Hye
      
Bà Park chụp ảnh lưu niệm cùng cha mình
Park Geun-hye: Từ “con gái Tổng thống” đến Nữ Tổng thống

Nữ Tổng thống đương nhiệm Nam Hàn đã từng nói:

Tôi không có cha mẹ, không có chồng, không có con, quốc gia là đối tượng duy nhất tôi mong muốn được phục vụ.”...

Park Geun-hye là con gái của cựu tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee, bà đã nói về bản thân mình như thế.


Sau khi đắc cử, bà Park Geun-hye đã nói: “Thật lòng cảm tạ tất cả quốc dân Nam Hàn, lần tuyển cử này là thắng lợi của toàn thể quốc dân Nam Hàn giành được trong hoàn cảnh khắc phục khó khăn về kinh tế. Bà sẽ nỗ lực thực hiện lời hứa trước quốc dân, trở thành một vị “Tổng thống vì dân sinh” chân chính. Bà Park Geun-hye nói sẽ mở ra một “Thời đại quốc dân hạnh phúc”.

Park Geun-hye - “Người đàn bà thép Nam Hàn”

Người yêu đầu tiên là Triệu Tử Long

Trong khói lửa của chiến tranh Triều Tiên, tháng 2 năm 1952, Park Geun-hye sinh ra tại thành phố Daegu, Hàn Quốc, cha Park Chung-hee khi ấy làm Trưởng phòng Tình báo I của Cục Tình báo Tổng bộ Lục quân Đại Hàn , mẹ Yook Young-su là thứ nữ của Lu Zhong Kuan, “giàu nhất Okchen”.

Bắt đầu từ hai tuổi, Park Geun-hye đã sinh sống tại Seoun (khi ấy gọi là Hán Thành), học tại trường tiểu học Tưởng Trung, học cùng với con trai của Chung Ju Yung, người sáng lập Tập đoàn Hiện Đại (Hyundai Group), là bạn học của Chung Mong-Joon, nghị sĩ của Đảng Tân Quốc gia.

Khi học tiểu học, bà đặc biệt mê đọc “Tam Quốc diễn nghĩa”, nhân vật thích nhất là Triệu Tử Long một người một ngựa tả xung hữu đột giữa vạn quân. Sau này, bà nửa đùa nửa thật nhớ lại: “Đối tượng yêu đầu tiên của tôi chính là Triệu Tử Long, khi chàng xuất hiện tim tôi đập rất mãnh liệt.”

Khi Park Geun-hye học lớp 6 tiểu học, cha lên làm Tổng thống Nam Hàn. Với thân phận “công chúa”, Park Geun-hye sinh hoạt rất giản dị chất phác. Bạn học của bà thời trung học nhớ lại, khi ấy bà thường hay mang theo bánh mì và tương củ đậu đến trường, cũng không có dụng cụ học tập nhập ngoại. Nhìn thấy dụng cụ học tập Nhật Bản trong tay các bạn, bà cũng rất hâm mộ nói: “Đẹp quá!” Nhưng, thành tích học tập của bà rất tốt, khi học trung học thường xuyên đứng đầu lớp, tiến hành trắc nghiệm hồi cuối trung học cơ sở, chỉ số IQ của bà đạt 127, thuộc hàng ngũ 10% học sinh có chỉ số IQ cao nhất. Thế mà, khi ấy bà cũng vẫn để lại ấn tượng “già trước tuổi “, “chín sớm”, “im lặng ít nói”.

Mùa xuân năm 1974, sau khi tốt nghiệp đại học, bà sang Pháp du học. Khi ấy, lý tưởng của cô là làm giáo sư. Tháng 8 năm ấy, Park Geun-hye đang cùng bạn du học, Đại sứ quán Nam Hàn tại Pháp đột nhiên thông báo cho cô, phải trở về nước ngay. Cô không biết đã xảy ra việc gì, vội vàng đi ra sân bay. Trên một quầy bán báo, vô tình cô nhìn thấy tiêu đề nổi bật trên một tờ báo: “Bà Yook Young Su bị ám sát.” Trong giây phút ấy, tim cô như bị kim đâm, từng cơn đau ập đến.

Park Guen-hye (đứng sau) hồi nhỏ và gia đình

Mẹ Yook Young Su bị bắn lén chết trong hoạt động kỷ niệm Lễ Quang phục 15/8. Mục tiêu của kẻ ám sát là Tổng thống Park Chung-hee, nhưng đạn lại bay lạc, trúng vào đầu đệ nhất phu nhân Yook Young Su.

Sáu ngày sau, Park Geun-hee phải đóng vai “đệ nhất phu nhân”, luôn luôn đi bên cạnh cha. Trong nhật ký, bà viết: “Hiện tại nghĩa vụ lớn nhất của tôi là không để cho phụ thân và quốc dân nhìn thấy phụ thân không cô đơn. Vì thế, tôi quyết định bỏ đi sinh hoạt vui đùa, bỏ đi mơ mộng của tôi, bỏ đi tất cả mọi thứ.”

Tổng thống Park Chung-hee không tái hôn. Park Geun-hye trở thành trợ thủ của ông, giúp ông xử lý mọi công việc, tiến lên trở thành tham mưu cao cấp của ông.

Năm 1975, Park Chung-hee phát động “Phong trào xây dựng nông thôn mới”, Chính phủ cung cấp miễn phí xi măng cho tất cả thôn làng trong toàn quốc, giúp nông dân xây nhà, làm đường, lại chọn lựa ra 16 ngàn thôn làng làm mẫu, thúc đẩy nông dân xây dựng nhà cửa vườn tược. Chính sách này chính là do Park Geun-hye dốc sức thực hành, tạo cơ sở cho sự nghiệp phát triển nông thôn Nam Hàn.

Nhưng, cuộc đời hay bất thường, tai nạn lại một lần nữa ập đến.

1 giờ 30 phút ngày 27 tháng 10 năm 1979, Kim Yuan, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống đem đến cho Park Geun-hye tin buồn: “Ngài Tổng thống đã qua đời!”

Trong dạ tiệc một ngày trước, Park Chung-hee bị một người tâm phúc là Kim Jae-hyu, Bộ trưởng Tình báo Trung ương Nam Hàn dùng súng bắn chết.

Cha mẹ Park Geun-hye

Từ “Công chúa băng giá” đến “Nữ hoàng đắc cử”

Cái chết của phụ thân, khiến Park Geun-hye nhận thức ra nhân tình ấm lạnh, thế thái thân sơ.

Trong nhật ký, Park Geun-hye đau buồn viết: “Ai có thể nói người đã từng ôn hoà nhu mì thân thiết, sau này sẽ không biến thành phân minh trong quan hệ lợi hại chứ?”
Dần dần, bà biến thành không muốn quan hệ với người khác, không muốn dễ dàng cả tin người khác, thường xuyên lạnh lùng như băng tuyết, nên mọi người gọi bà là “Công chúa băng giá”.

Thời trẻ bà cũng có người thích mình, song gia đình đặc thù cộng với biến cố to lớn sau này, cuối cùng khiến bà vứt bỏ hôn nhân. Trong thời kỳ này, bà chủ yếu phụ trách quản lý một số tổ chức phi chính phủ như: Tập đoàn tài chính Dục Anh (Yuying), Quĩ học bổng Zhenxiu… với tôn chỉ giúp đỡ trẻ em nghèo khó.

Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Nam Hàn trải qua khủng hoảng tài chính, dân chúng bắt đầu hoài niệm sự phát triển cao tốc của kinh tế thời kỳ Park Chung-hee, hi vọng xuất hiện một vị lãnh đạo dẫn đắt Hàn Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Trong điều tra dân ý khi ấy, Park Chung-hee đứng đầu bảng.

Năm 1997, bà gia nhập Đảng Quốc Đại (Grand National Party), năm sau làm Nghị sĩ Quốc hội. Sau đấy, liên tục 5 lần trúng cử Nghị sĩ Quốc hội.

Rõ ràng Park Geun-hye có khí phách và phong độ của bậc vương giả.

Tháng 5 năm 2006, trong cuộc hoạt động hỗ trợ tuyển cử tại địa phương, Park Geun-hye đột nhiên bị một người đàn ông tấn công, mặt bà bị y dùng dao rạch một vết thương dài đến 11cm. Park Geun-hye chỉ dùng tay che vết thương, vẻ bình thản, thậm chí muốn tiếp tục diễn thuyết.

Tháng 2 năm 2012, bà chủ trì chính thức tiến hành cải tổ Đảng Quốc Đại thành Đảng Quốc gia mới 

(New National Party), đồng thời thực hành hàng loạt cải cách. Sau hai tháng, Đảng Quốc gia mới bất ngờ giành thắng lợi trong tuyển cử Quốc hội, giành được 152 ghế, giữ vững địa vị đảng lớn nhất.

Tháng 7 năm 2012, Park Geun-hye tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống khoá 18. Tháng 8, Park Geun-hye giành được tư cách ứng cử viên tranh cử tổng thống với ưu thế áp đảo. Ngày 19 tháng 12 năm 2012, bà trúng cử, trở thành vị Nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Nam Hàn.

Video President Park Geun-Hye speaks at U.S. Congress


Gia Đình Tổng Thống Phác Chính Hy Phu nhân: Lục Anh Tu 육영수)(1925 - 1974) kết hôn năm 1950
  • Trưởng nữ: Phác Cận Huệ 박근혜)1952 - )
  • Thứ nữ: Phác Cận Lịnh (박근령)(1954 - 
  • Trưởng tử: Phác Chí Vãn 박지만)(1958 - )
Nữ Tổng Thống đầu tiên của Nam Hàn
Video buổi lễ nhậm chức Tổng Thống Nam Hàn
Ngày 19/12/2012, bà Park Geun-Hye thuộc Đảng Thế giới mới cầm quyền đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống nước này

Nữ Tổng Thống Đại Hàn
Vi Anh

Hình ảnh biến đau thương, khó khổ thành hành động vươn lên của Đại Hàn Dân Quốc cũng là hình ảnh của Bà Park Geun Hye ((Phác Cận Huệ) đắc cử lên làm Tổng Thống thứ 11 của nước này, để trở thành vị nữ tổng thống đầu tiên của một nước ngay trong lòng văn minh Đông Phương.

Triều Tiên là một nước có cuộc chiến tranh ác liệt nhứt giữa Miền Bắc CS với TC đánh theo kiểu biển người và Miền Nam Tự do với Mỹ đánh theo kiểu dùng bom đạn cày nát trời đất sau Đệ Nhị Thế Chiến, trong cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa cộng sản và tự do mà thế giới gọi là Chiến Tranh Triều Tiên. Cuộc chiến tranh chưa kết thúc, đất nước Hàn Quốc còn chia đôi, một quốc gia hai chế độ, Miền Nam tự do, dân chủ; Miền Bắc CS độc tài, đảng trị toàn diện. Mỹ còn phải để lại 58,000 quân trú đóng ở Miền Nam.

Nhờ tự do, dân chủ, Hàn Quốc ở Miền Nam phát triển kinh tế vượt bực. Khoa học kỹ thuật tin học của Nam Hàn có mặt khắp thế giới. Phim ảnh Nam Hàn người xem khắp thế giới ưa chuộng vì nhẹ nhàng, nhân bản, tình nghĩa có hậu. Đến đổi dân chúng Nhựt hơn một lần biều tình vì đài truyền hình quốc gia Nhựt mà cứ chiếu phim Hàn liên tục. Còn máy điện thoại di động của Nam Hàn vừa túi tiền của người tiêu thụ, tràn ngập năm châu bốn biến.

Người viết bài này thời Việt Nam Cộng hoà được may mắn công du Nam Hàn mấy lần, được diện kiến TT Pak Chanh Hee. Sau mấy chục năm Hạ Viện VNCH bị CS Hà nội biến thành nhà hát lớn, sau khi ra tù CS, được định cư Mỹ, du lịch lại Nam Hàn. Nhìn sự phát triễn của Nam Hàn vào năm 2004 mà ứa nước mắt, tiếc uổng Việt Nam Cộng Hoà không còn, buồn tủi cho VN dưới thời CS mấy chục năm VN gần như dậm chơn một chỗ, thua quá xa Đại Hàn. Nhớ thời VNCH Đại Hàn mua bột ngọt từng bao của VNCH sản xuất về đóng gói bán. Nhớ ngày nào Nam Hàn trọng vọng VN, gởi quân qua giúp VNCH diệt Cộng, một dân biểu VN đến thăm, tổng thống Đại Hàn vẫn tiếp kiến.

Cuộc đời của nữ TT Park Geun Hye đắc cử, đã chánh thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc vào ngày 25/02/2013, là một quyết tâm sắt đá, kiên trì biến đau thương thành hành động vươn lên như chánh quốc gia dân tộc mà Bà được dân chúng ủy cho quyền lãnh đạo và đại diện trong năm năm tới. Dân chúng Đại Hàn qua lá phiếu của cử tri đã xác nhận con đường biến đau thương thành hành động của Nam Hàn qua việc dồn phiếu tỷ lệ cao 52%, cho người con gái của cố TT Phác Chánh Hy (Park Chung Hee), trở thành vị nữ tổng thống Đại Hàn, một nước nữ quyền chưa được phổ quát, ngay trong lòng văn minh Đông Phương. 

Bà vừa 9 tuổi thì thân phụ của Bà là Tướng Phác Chánh Hy làm cuộc đảo chánh vào năm 1961 lên lãnh đạo quốc gia. Mẹ của Bà bị chết trong khi CS tổ chức ám sát TT Phác Chánh Hy. Lúc bấy giờ Bà mới 23 tuổi, đang du học bên Pháp. Bà phải bỏ học về gia đình, sống với người cha quá cô đơn và đau khổ trong gia đình. Và thay vai trò Đệ Nhứt Phu Nhân ngoài xã hội, và trong “Ngôi Nhà Xanh Dương” là phủ tổng thống của Đại Hàn.

Thân phụ của Bà TT Phác Chánh Hy cũng lấy sinh mạng của mình để xây nền tảng cho một Đại Hàn phát triễn. Ông tạo an ninh và ổn định bằng bàn tay sắt suốt mười mấy năm để phát triễn kinh tế Nam Hàn trong sự khuấy rối thường xuyên của CS. Ông bị đảo chánh và bị vị chỉ huy trưởng tình báo Đại Hàn Quốc bắn chết năm 1979. Lúc được tin cha bị hạ sát, câu hỏi đầu tiên của Bà Park Geun Hye là biên giới phía Bắc có sao không, CS Bắc Hàn có tấn công Nam Hàn không. 

Và chính Bà cũng một lần bị ám sát. Năm 2006 Bà thoát chết và vết dao dăm còn thẹo trên mặt Bà. Nhưng là một phụ nữ được trui rèn trong máu, nước mắt của gia đình chống Cộng, trong sự nghiệp chống Cộng của toàn dân, Bà không bỏ cuộc. Bà tiếp tục phục vu cho nền tự do, dân chủ và sư phát triển của Đại Hàn. Dân chúng Đại Hàn tín nhiệm Bà và sau cùng qua lá phiếu ủy nhiệm Bà làm tổng thống để giải quyết chuyện nước việc dân.

Bà trở lại ngôi nhà xanh, nơi Bà từng đến sống hồi còn 9 tuổi, nơi cha mẹ Bà đem mạng sống đền nợ nước non, xây dựng nền tảng vững chắc cho một Đại Hàn Dân Quốc trỏ thành một con rồng kinh tế ở Á châu trong trớ trêu, bất trắc của lịch sử, đất nước chia đôi, một quốc gia hai chế độ đối đầu.

Bà Park Geun Hye, con gái của cố TT Phác Chánh Hy là một chánh trị gia cứng như thép trong quyết tâm vươn lên như quyết tâm của nhân dân và chánh quyền Đại Hàn phát triển kinh tế và chánh tri tự do. 

Khi tranh cử Bà chủ trương tiếp xúc với CS Bắc Hàn với điều kiện tiên quyết là Bắc Hàn ngưng chuơng trình nguyên tử, dùng tài nguyên nâng cuộc sống cho dồng bào miển Bắc đói khổ. Việc đầu tiên sau khi nhậm chức, là Bà vận động tăng ngân sách quốc phòng và kêu gọi CS Bắc Hàn thay vì dùng ngân sách trong việc nguyên tử, thì dùng để phát triển cho đất nước và nâng cuộc sông của nhân dân.

Như tại nhiểu nước lớp trẻ sanh sau Chiến Tranh Triều Tiên, coi tự do, dân chủ là điều kiện phát triển kinh tế quan trọng hơn vấn đề an ninh, ổn định trong thời hậu chiến tranh và thường chống đối chánh quyền chủ trương tạo ổn định như điều kiện để phát triển. Bà tỏ ra thông cảm, không chống đối, không biện minh tại sao thời chiến tranh Triều Tiên vừa chấm dứt, nguy cơ phá hoại đối với Nam Hàn là nguy cơ sanh tử, phải ổn định thì mới phát triễn kinh tế và dân chủ được. 

Trái lại những người thuộc thế hệ lơn hơn có kinh nghiệm CS, hiểu biết quá trình vươn lên trong đau thương của Đại Hàn thì ủng hộ Bà triệt để tin tưởng Bà là người có thể lèo lái vững chải con thuyền quốc gia trước cơn sóng gió do CS Bắc Hàn thường xuyên gây ra mà vẩn có thế giúp cho Đại Hàn phát triễn bền vững về kinh tế và chánh trị.

Bà là người linh hoạt biết chuyển cái yếu thành mạnh. Bà độc thân, không chồng không con. Bà dùng điều này như một vận động hữu hiệu, thu hút những người bất mãn tham ô nhũng lạm của chế độ, nhứt là gia đình của các tổng thống Đại Hàn. Cử tri lương thiện, chánh trực trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 12/2012 rất tin Bà với lời tuyên bố của Bà: «Tôi không có gia đình, không có con cái nên không bận tâm chăm sóc và để lại gia tài. Nhân dân là gia đình của tôi và hạnh phúc của quý vị là động cơ thúc đẩy tôi hoạt động chính trị».

Thế là nhân dân, chánh quyền và Bà Park Geun Hye của Đại Hàn đã tạo một kỳ tích trong chánh trị Đại Hàn, trong văn hoá Đại Hàn: lẩn đầu tiên Đại Hàn Dân Quốc có một nữ tổng thống.
Trước Di Ảnh Cha và Mẹ
Lễ Đặt Vòng Hoa Chiến Sĩ Trận Vong tại Nghĩa Trang Quân Đội Arlington
Bà Park Geun-Hye 60 tuổi trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Nam Hàn , giới chính khách gọi bà là “con gái của kẻ độc tài” và “người kế thừa chính trị”
Military Exercises at DMZ
Tổng Thống Nam Hàn
Bà Park Geun-Hye sinh năm 1952 ở Nam Hàn , là con gái của cựu Tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee với bà Yuk Young Soo 

THÂN THẾ

Bà sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952 tại Samdeok-dong Jung-gu, Daegu. Bà là con gái cả cố tổng thống Hàn Quốc bị ám sát Park Chung Hee và mẹ là Yuk Young-soo. Bà có một em trai, Park Ji-man, và một em gái, Park Seoyeong. Bà tốt nghiệp trường trung học Seongsim ở Seoul vào năm 1970, tốt nghiệp cử nhân kỹ thuật điện từ Đại học Sogangvào năm 1974. Bà cũng nghiên cứu tại Đại học Grenoble, nhưng đã phải rời khỏi nước Pháp do cái chết của mẹ. Park nhận bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học Văn hóa Trung Hoa tại Đài Loan vào năm 1987,Đại học quốc gia Pukyong vàKAIST năm 2008, Đại học Dilly và Dally Sogang trong năm 2010. Park tự mô tả mình là một người vô thần. Tuy nhiên bà có một liên kết mạnh mẽ với Phật tử do ảnh hưởng của người mẹ quá cố của mình và bản thân bà cũng gần gũi với một số tín đồ Tin Lành nổi bật. Mẹ của bà bị ám sát bởi Mun Se-gwang, một người Bắc Triều Tiên sinh ra ở Nhật Bản, một thành viên của Tổng Hội Cư dân Triều Tiên tại Nhật Bản, kẻ ám sát đã thực hiện ám sát theo mệnh lệnh của chính phủ Bắc Triều Tiên, tại Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc, Seoul vào ngày 15 tháng 8 năm 1974. Kể từ đó, bà được coi làđệ nhất phu nhân cho đến năm 1979 khi cha bà cũng bị ám sát bởi giám đốc tình báo của mình, Gim Jaegyu, vào ngày 26 Tháng 10 năm 1979. Trong thời gian này, các nhà hoạt động, các đối thủ chính trị của cha bà, tuyên bố là bị giam giữ tùy tiện và bị vi phạm nhân quyền. Năm 2007, Park Geun-hye đã bày tỏ hối tiếc về việc xử lý các nhà hoạt động chống đối cha mình trong giai đoạn này. Park Geun-hye tỏ ra thận trọng hơn trong vấn đề hạn chế quyền lực của các chaebolđang thống trị kinh tế đất nước. Về vấn đề Bắc Triều Tiên, bà cam kết thực hiện chính sách song song, vừa cải thiện quan hệ, vừa răn đe mạnh mẽ và vẽ ra viễn cảnh về một cuộc họp mặt với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Park Geun-hye cũng thể hiện sẵn sàng nối lại viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên, vốn đã bị Tổng thống đương nhiệm Lee Myung-bak đình chỉ từ khi lên nắm quyền. Tuy nhiên, bà có thể sẽ bị hạn chế bởi lực lượng hiếu chiến trong đảng cầm quyền cũng như một số nước muốn thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Triều Tiên về vụ phóng tên lửa tháng 12 năm 2012.

THAM GIA CHÍNH TRƯỜNG

Trước khi được bầu làm tổng thống, bà Park từng là nghị sĩ quốc hội 5 khóa liên tiếp và đã kinh qua chức vụ Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng Saenuri. Park được bầu là nghị sĩ đại diện đảng Tân quốc giakhu vực Dalseong, Daegu, vào năm 1998 bởi cuộc bầu cử phụ, và được bầu thêm ba lần trong cùng một khu vực bầu cử giữa năm 1998 và 2008, là nghị sĩ cho đến tháng tư năm 2012. Trong năm 2012, Park công không chạy đua ghế đại diện cử tri trong cuộc bầu cử thứ 19 ở Dalseong hoặc bất cứ nơi nào khác, nhưng lại chạy đua tranh cử một vị trí đại diện theo tỷ lệ cho đảng Saenuri, nhằm lãnh đạo chiến dịch bầu cử của đảng[3]. Bà được bầu làm đại diện theo tỷ lệ trong cuộc bầu cử lập pháp tháng 4 năm 2012.Do thất bại trong việc luận tội Tổng thống Roh Moo-hyun và vụ bê bối hối lộ của ứng cử viên tổng thống năm 2002 Lee Hoi-chang tiết lộ vào năm 2004, đảng Saenuri đã phải đối mặt với một thất bại nghiêm trọng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004. Park được bổ nhiệm làm chủ tịch của đảng và chỉ đạo những nỗ lực trong bầu cử. Trong cuộc bầu cử, đảng Tân dân tộc mất vị trí đa số của mình, nhưng đã có thể đạt được 121 ghế, được nhiều người coi là được coi là một thành tựu lớn trong hoàn cảnh không thuận lợi như vậy đối với đảng này[4][5]. Là chủ tịch đảng Saenuri, Park đã giúp đảng của bà giành thắng lợi đáng kể trong các cuộc bầu cử địa phương và thực sự đã giành được một đa số vào năm 2006. Trong chiến dịch ngày 20 tháng năm 2006, Ji Chung-ho, một tên tội phạm 50 tuổi với 8 tiền án trước đó đã rạch mặt bà bằng một con dao, gây ra một vết thương dài 11 cm trên khuôn mặt của bà, phải khâu 60 mũi và nhiều giờ phẫu thuật.[6][7].Một giai thoại nổi tiếng từ sự kiện này xảy ra khi Park đã phải nhập viện sau vụ tấn công. Từ đầu tiên mà bà nói với thư ký của mình sau khi hồi phục từ vết thương là "Daejeon thế nào rồi?" Sau đó, ứng cử viên của đảng Saenuri giành thắng lợi trong cuộc bầu cử thị trưởng của thành phố Daejeon mặc dù xếp sau hơn 20 điểm phần trăm trong các cuộc thăm dò ý kiến ​​đến thđiđó Bản mẫu:CN. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ chủ tịch đảng Saenuri giữa năm 2004 và 2006, đảng Saenuriđã giành chiến thắng trong tất cả 40 cuộc bầu cử lại và các cuộc bầu cử phụ, trong đó phần lớn đã được ghi nhận có vào ảnh hưởng và những nỗ lực của Park [8][9]. Điều này đã khiến Park có biệt danh "Nữ hoàng của các cuộc bầu cử". Ngày 12 tháng 2 năm 2007, Park đã có chuyến thăm được công bố rộng rãi đến Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Chuyến thăm của bà tại Trường chính quyền Kennedy, nơi bà phát biểu trước một đám đông chật cứng khán giả, bà đã nói rằng muốn "cứu" Hàn Quốc và ủng hộ một mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ[10][11].
Viếng thăm Hoa Kỳ và lưu niệm với Tổng Thống Obama

Bà vẫn chưa kết hôn, cũng chưa có con, tính cách kiên định và có chút lạnh lùng, vì thế nhiều người gọi bà là “Công chúa băng”
Bà Park Geun-Hye thời còn là học sinh
Gia đình bà Park Geun-Hye

Bà Park Geun-Hye được Kim Jong-il tiếp đón trong chuyến thăm
Bình Nhưỡng năm 2002

Ngày 20/5/2006, bà Park Geun-Hye đã bị tấn công do giúp một ứng viên đảng quốc gia lên chức Thị trưởng thành phố Seoul, má phải của bà bị thương
Tổng thống Nam Hàn Lee Muyng-bak bắt tay bà Park Geun-Hye
ngày 20/8/2007
Ngày 17/1/2008, Hồ Cẩm Đào hội kiến với bà Park Geun-Hye tại
Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Cộng
Ngày 10/7/2012, bà Park Geun-Hye chính thức tuyên bố tham gia
tranh cử tổng thống năm 2013
Bà Park Geun-Hye và đối thủ Moon Jae In thuộc Đảng Dân chủ Thống nhất (DUP) trong cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình hôm 4/12
Mẹ của bà Park Geun-Hye bị ám sát năm 1974, khi đó, bà Park phải từ Pháp về nước. Bức ảnh chụp ngày 20/12/1977, bà Park tưởng nhớ trước tượng mẹ mình
Ngày 31/8/1977, bà Park Geun-Hye được cha dạy viết thư pháp
Bố bà Park Geun-Hye bị ám sát năm 1979. Hai cha con bà Park tại một điểm bỏ phiếu năm 1977
Bà Park Geun-Hye ôm thú cưng

Bà Park Geun-Hye mặc quân phục tập bắn súng trong một lần thăm quân đội
Bà Park nắm tay những chính khách ủng hộ bà ra tranh cử tổng thống Nam Hàn năm 2013 ngày 11/6/2007

Bà Park đeo sừng con tuần lộc tham gia cuộc một mít tinh ở Seoul hôm 18/12/2012
Bà Park chụp ảnh cùng người ủng hộ ở Seoul hôm 15/12
Bà Park thân thiện khi nhảy ‘Gangnam style’ cùng các nhân viên nữ ngày 24/9/2012

Bà Park Geun-Hye thời còn là học sinh

Cuộc đời nữ Tổng thống Nam Hàn qua ảnh

Park Geun-hye đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trở thành Tổng thống trong lịch sử Nam Hàn với mong muốn một lần nữa tạo nên huyền thoại mà cha bà đã làm cho đất nước này. 

Đây là lần thứ hai bà Park tham gia tranh cử chức tổng thống sau khi thất bại trước nhà lãnh đạo đương nhiệm, ông Lee Myung-bak, vào năm 2007.
Dưới đây là những hình ảnh về cuộc đời nữ chính trị gia này:

Park Geun-hye con của cựu Tổng thống Park Chung-hee, một con người nổi tiếng đã dẫn dắt Nam Hàn vào con đường trở thành cường quốc như ngày nay. Khi ông nhậm chức, Nam Hàn èo uột về kinh tế hơn cả Triều Tiên.
Park Geun-hye bên cạnh cha năm 1977

Cha mẹ của Park Geun-hye.

Gia đình Park có nhiều những giây phút vui vẻ như thế này.

Họ có nhiều nét tương đồng với những bức ảnh gia đình Kennedy.

Ngay từ nhỏ, Park Geun-hye đã là một con người rất lôi cuốn.



Bà Park thắp hương trước mộ cha hồi tháng 8/2012.
Cái tên Park Geun-hye đã trở thành lịch sử khi bà trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Nam Hàn.