Saturday, 11 January 2014

Cộng Đồng Houston: Con Đường Trước Mặt với Tân Ban Đại Diện Cộng Đồng

"DƯỜNG NHƯ"BAN ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG NẦY CÓ NHIỀU THIỆN CHÍ ,CHỨNG TỎ MÌNH LÀ NGƯỜI QUỐC GIA NÊN CÀ VẠT CÓ CỜ QUỐC GIA,CÁC ANH CHỊ EM NẦY"CÓ LẺ"MỚI RA TRƯỜNG NÊN CÒN NON TRẺ...
-MỚI NHÌN,SƠN VÂN CÓ NHIỀU THIỆN CẢM LIỀN;
-RẤT MONG CÁC ANH CHỊ EM NẦY THÀNH CÔNG TRONG ĐƯỜNG HƯỚNG TRANH ĐẤU CHO LÝ TƯỞNG 
QUỐC GIA CHÂN CHÍNH .
-NGUYỆN CẦU HỌ KHÔNG SA NGẢ,TRƯỚC CẬM BẨY(TIỀN TÀI,DANH LỢI) CỦA NHỮNG CON CÁO GIÀ  CHUYÊN NGHIỆP PHÁ NƯỚC HOẶC BÁN NƯỚC...THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 36.
CÁM ƠN CHƯ VỊ ĐÃ THEO DỎI.
TRÂN TRỌNG,
SƠN VÂN             

Cộng Đồng Houston: Con Đường Trước Mặt với Tân Ban Đại Diện Cộng Đồng

Tôn Nữ Hoàng Hoa

Luật Sư Phan Quốc Cường (giữa) và một số thành viên bam đại diện mới. (Hình: Phan Quốc Cường cung cấp)

Mấy hôm nay có nhiều người quen ở Houston gọi điện thoại nói về buổi Hội Luận của Tân ban Đại Diện Cộng Đồng Houston và Vùng Phụ cận cùng những quan ngại về những điều mà tân ban Đại Diện Cộng Đồng phát biểu ý kiến của họ qua cuộc phỏng vấn của ông Dương Phục chủ đài Saigon-Houston 900am và cũng là ngừơi điều khiển chương trình.
Qua phần giới thiệu 3 thành viên trong tân Ban Đại Diện Cộng Đồng gồm Luật Sư Phan Quốc Cường Chủ Tịch, Phan Quốc Hải Phó Chủ Tịch Nội vụ và ông Đường Hoài Trung Trưởng ban Sinh Hoạt Thanh niên.
Sau khi trả lời câu hỏi về thân thế và sự nghiệp của mình Luật sư Phan Quốc Cường Tân Chủ Tịch cho biết phương thức sinh hoạt của Tân ban Đại Diện đặt trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng giữa mọi thành viên trong ban Chấp hành. Đồng thời ông Chủ tịch cũng cho biết thêm là tân Ban Đại Diện chỉ với mục tiêu mang nhiệt tâm của tuổi trẻ để phục vụ cộng đồng. Hơn nữa LS Phan Quốc Cường còn cho biết thêm là sinh hoạt trong Ban Đại Diện chỉ theo nguyên tắc chứ không theo cảm tính cá nhân .
Để trả lời một câu hỏi của ông Dương Phục về sự bất đồng ý kiến trong cộng đồng đã gây nên sự bất ổn trong suốt 3 năm qua LS Phan Quốc Cường cho biết vấn đề bất đồng ý kiến thì không thể nào tránh được nhưng phải đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên tất cả và nhất là cần phải hiểu rõ nguyên tắc để làm việc .
Ông Dương Phục quay sang hỏi ông Đường Hoài Trung có đồng ý với những ý kiến của ông Chủ Tịch Phan Quốc Cường vừa phát biểu không ?
Ông Đường Hoài Trung cho biết đây không phải là vấn đề đồng ý hay không đồng ý mà quy tắc sinh hoạt của Tân ban Chấp Hành là theo tinh thần dân chủ. Có nghĩa là khi gặp một việc gì thì mọi thành viên đều bình đẳng để giãi quyết. Cũng theo ông Đừơng Hoài Trung sự khác biệt ý kiến không phải là sự xung đột mà cách giãi quyết là lấy ý kiến chung để chọn một con đừơng đi.
Triễn khai trong vấn đề bất đồng ý kiến, ông Dương Phục đi vào chủ đề của công tác phỏng vấn qua câu hỏi : Thí dụ có một phái đoàn cộng sản đến thăm họ muốn tiếp xúc với cộng đồng thì trong 11 anh em có ngừơi muốn có ngừơi không vậy thì Hoài Trung có muốn không?
Hoài Trung trả lời là đã phục vụ cho cộng đồng thì lấy cộng đồng làm chủ tức là những người dân Houston làm chủ, cháu chỉ phục vụ cho cộng đồng. Cho nên lập trường của cháu là Cộng Đồng thế nào thì cháu sẽ phục vụ đúng ý kiến của cộng đồng. Đó là lập trường sinh hoạt của cháu.
Ông Dương Phục nói thêm là nếu 11 ngừơi đồng ý kiến muốn thì sao ?
LS Phan Quốc Cường cho biết ngay quan điểm của mình là sẽ đem hết mọi khả năng cũng như kinh nghiệm để phân tích tình cảnh đặc biệt của cộng đồng là một cộng đồng tỵ nạn và nói thẳng ra tư tưởng người Quốc Gia không tiếp xúc với cộng sản. Dứt khoát như vậy.
Ông Dương Phục lại tô đậm hai chữ "dứt khoát" mà LS Phan Quốc Cường vừa khẳng định là dứt khoát không tiếp xúc với cộng sản, rồi ông Dương Phục bảo là "Quốc Cường có tin là 11 anh em trong ban chấp hành có đồng quan điễm với Quốc Cường không?”
LS Phan Quốc Cường thật thà cho biết là có thể có một số anh em thoáng hơn vì họ là quân nhân ngừơi Mỹ gốc Việt lại sinh ra tại Mỹ nên họ nghĩ vấn đề chính phủ Hoa Kỳ quan hệ với các quôc gia khác là chuyện bình thượng. Nhưng, theo LS Phan Quốc Cường thì trong trường hợp này cần phải phân tích tính cách đặc biệt của cộng đồng tỵ nạn và vai trò đại diện cho một cộng đồng có nguyện vọng lý tưởng của một cộng đồng có căn cứơc tỵ nạn hẵn hòi, thì lúc đó sẽ có sự đồng nhất trong sự suy nghĩ quyết định và hành động.
Ông Dương Phục vẫn chưa chắc ăn cho câu trả lời của LS Phan Quốc Cường nên quay qua Phan Quốc Hải Phó Chủ Tịch Nội vụ, hỏi PQH có đồng ý với ông chủ tịch Phan Quốc Cường không?
Ông Phan Quốc Hải cho biết muốn có được sự đồng thuận thì phải có khả năng có lý lẽ để thuyết phục và theo ông phải đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên vì thế nếu cộng đồng không muốn tiếp xúc với cs thì theo lòng dân mà đi.
Tiếp đến ông Dương Phục đặt câu hỏi là : Chúng ta cũng là một phần tử của thành phố của thành phố Houston. Nếu bà Thị Trưởng muốn tiếp xúc với cộng đồng tức là muốn tiếp xúc với Quốc Cường và mình cũng cần có sự giao hảo với chính quyền địa phương thì Quốc Cường có đến gặp bà thị trưởng không?
Quốc Cường cho biết ngay là nếu chính quyền không reach out mình thì mình cũng phải reach out họ.
Ông Dương Phục tiếp tục câu hỏi là trong quá khứ bà Thị trưởng Annise Parker đã từng tiếp xúc với Thứ Trưởng cộng sản Nguyễn Thanh Sơn từ Hà nội qua đây. Nếu trong buổi tiếp xúc đó họ muốn tiếp xúc với Quốc Cường thì Quốc Cường có đến không?
LS Phan Quốc Cường cho biết lúc đó QC sẽ họp với cộng đồng để xem lại mục tiêu của họ là gì thì mới có phản ứng nhưng theo LS Phan Quốc Cường thì thừơng thường những việc gặp gở với cộng sản thì bà Thị trưởng không muốn mình đến vì sợ mình sẽ làm trở ngại cho họ về những thông tin qua lại giữa chính quyền Mỹ với VN. Tuy nhiên nếu có những vấn đề quan hệ đến Việt Nam thì mình cũng phải biết rõ ràng để có phản ứng trên tư cách của một Ban Đại diện Cộng đồng. Vì thế theo Quốc Cường mình cũng nên đi.
Sau khi hỏi về việc tiếp xúc với cs, ông Dương Phục tiến đến việc chuyện kết nghĩa giữa hai thành phố Houston và Đà nẵng trong câu hỏi là: Hiện nay hai nứơc Mỹ và Việt Nam có sự bang giao và có sự trao đổi của Tòa đại sứ và lãnh sự tại đây, và thành phố Houston trong quá khứ có kết nghĩa với thành phố Đà Nẵng. Nếu trong trừơng hợp như vậy, trên tư cách chủ tịch cộng đồng, Phan Quốc Cường nghĩ thế nào? Có đồng ý hay không và nếu không đồng ý thì phản đối như thế nào?
LS Phan Quốc Cường trả lời là trước hết phải họp Ban Đại Diện và sau đó phải có đại hội khoáng đại để biết ý kiến của họ để thấy rõ cái lợi và cái hại.
Nhưng theo LS Phan Quốc Cường thì thật sự không phải hoàn toàn hại mà cũng có cái lợi. LS Phan Quốc Cường nhấn mạnh đây chỉ là thí dụ thôi chứ không ủng hộ giãi pháp đó. Theo LS Phan Quốc Cường thì thật sự cũng có cái lợi như:
- vận động dân chủ cho Việt nam cũng như lên tiếng về việc đàn áp của VC đối với ngừơi dân trong thành phố kết nghĩa.
-Tiếp đến là vấn đề kinh tế vì hiện nay Trung Cộng control tất cả vấn đề kinh tế tại VN cho nên nếu không tham gia thì Trung Cộng và Cộng đồng người Hoa sẽ làm việc chặt chẻ với nhau trên vấn đề kinh tế vì Houston là trọng điễm quan trong.
-Lên tiếng để vận động sự can thiệp cho người dân khi bị VC đàn áp.
Xong vấn đề “dò mìn” kết nghĩa, ông Dương Phục tiến về Đường bay giữa Sàigon- Houston và câu hỏi này nhắm ngay vào Đường Hoài Trung là một staff đang làm việc tại Phi Trường Houston.
Theo Đường Hoài Trung, chính quyền tại đây đã có kế hoạch phát triễn kinh tế qua đường bay Saigon-Houston thì cho dù cộng đồng có phản đối thì trong tương lai cũng có.
Ông Dương Phục đào cho sâu hơn là có phản đối thì cũng không được phải không?.
Đường Hoài Trung thật thà cho biết đúng như vậy vì đây là kế hoạch của hệ thống phi trường mà phi trường là đầu gồng trong việc phát triễn kinh tế và theo ý kiến của Hoài Trung thì đây là một vấn đề phát triễn kinh tế, là một nhu cầu cần thiết cho thành phố Houston.
LS Phan Quốc Cường cũng cho biết ý kiến đó là ý kiến riêng của cá nhân Đường Hoài Trung. Tuy nhiên Phan Quốc Cường cũng đồng ý với Hoài Trung cho rằng phân tích của Hoài Trung rất xác đáng khi mở đường bay thẳng từ Saigon đến Houston là tạo công ăn việc làm cho người dân và nhất là tiết kiệm thời gian và rất nhiều tiền bạc khi hằng năm có 100 ngàn hành khách về VN mà phải thuyên chuyển máy bay từ Cali hay Los Angeles. LS Phan Quốc Cường bảo rằng có đường bay thẳng từ Saigon-Houston là hằng năm tiết kiệm hằng triệu đô la vào những nhiên liệu không cần thiết và số tiền đó có thể có thể dùng để xây dựng cộng đồng hay làm cho một gia đình thịnh vượng hơn. Hơn nữa cái cửa đó cũng là hai đầu, không chỉ một đầu ra từ chế độ cộng sản mà cũng là một đầu vào của xã hội tự do của chúng ta. Cũng theo LS Phan Quốc Cường thì chính vì lẽ đó mà chúng ta nắm vững được nguồn ảnh hưởng kinh tế xã hội chính trị qua mỗi cơ hội cộng tác của chính quyền Mỹ và VN, đó mới là cơ hội thật sự của chúng ta để thúc đẩy những thay đổi trong nước.
Trên đây là trọng điễm của cuộc hội luận của đài phát thanh Saigon-Houston 900am dưới sự điều khiễn chương trình hội luận của ông Dương Phục qua tiết mục “Những vấn Đề Hôm nay “.
NHẬN XÉT VỀ CUỘC HỘI LUẬN
Một số dư luận ở Houston cho rằng ông Dương Phục khi điều khiển chương trình đã cố tình đưa Tân ban Đại Diện Cộng Đồng vào những câu hỏi vốn là những biến động xảy ra trên sự bất ổn chính trị của LS Hoàng Duy Hùng, và họ không hiểu ông Dương Phục đào sâu những vấn đề đó với một mục đích gì?
Cũng có một số ngừơi khác có ý cảm ơn ông Dương Phục đã tìm hiểu được con đường chính trị mà Tân Ban Đại Diện Cộng Đồng Sắp đi. Tuy nhiên cũng có một số ngừơi thì bảo ông Dương Phục đã sắp chữ vào miệng của Tân Một Ban Đại Diện Cộng Đồng trẻ tuy rằng “Tam Thập Lập Nhi Lập” nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trước những cái bẫy chính trị được bầy ra .
Chẳng hạn như khi ông Dương Phục hỏi về vấn đề Bà Thị Trưởng Annise Parker mời tới họp với sự sự hiện của Thứ trưởng VC, ông Dương Phục mở đầu cho các em là :"Chúng ta là một phần tử của Thị xã Houston" tức nhiên chúng ta phải có giao hảo với chính quyền địa phương. Như vậy các em sẽ OK trên việc reach out với chính quyền địa phương. Nhưng ông DP lại lái vào chuyện tiếp xúc với VC mà ngay từ phần đầu của buổi Hội Luận LS Phan Quốc Cường đã xác định là đây là một cộng đồng có căn cước tỵ nạn và dứt khóat không tiếp xúc với VC.
Tiếp đến ông Dương Phục hỏi đến đường bay Saigon-Houston và vấn đề kết nghĩa giữa hai thành phố Houston và Đà Nẵng. Nếu câu hỏi đơn thuần thì Tân ban Đại Diện Cộng Đồng sẽ có sự trả lời theo ý nghĩ trung thực của họ. Nhưng khi ông Dương Phục dạo đầu là hiện tại Hoa Kỳ có bang giao với VN có đại diện của Đại sứ và lãnh sự tại đây thì với một thành phần trẻ lớn lên ở Mỹ thiếu kinh nghiệm chính trị sẽ trả lời ra sao theo sự bang giao quốc tế mà ông Dương Phục đã giăng ra. Tuy nhiên khi nói theo sự suy nghĩ của ông Dương Phục, LS Phan Quốc Cường cũng đã nhấn mạnh đây là thí dụ, chứ như LS Phan Quốc Cường đã nói trứơc là DỨT KHOÁT KHÔNG TIẾP XÚC VỚI VC.
Tuy nhiên quí vị lắng nghe khi Đường Hoài Trung cho biết thiết lập đừơng bay giữa Houston và Saigon là một trong kế hoạch của thành phố Houston để phát triễn kinh tế thì cho dù cộng đồng không đồng ý thì cũng sẽ xảy ra trong tương lai. Trong khi đó quí vị sẽ nghe ông Dương Phục rất khoái chí khi lập lại ý của Đường Hoài Trung với độc ý "Cộng đồng có phản đối thì cũng không làm gì được".
Riêng đối với quí vị trong Tân ban Chấp Hành Cộng Đồng Ngừơi Việt Quốc Gia tại Houston và vùng phụ cận chúng tôi xin bổ túc thêm ý kiến với quí vị là:
Cộng Đồng được xây dựng lên trên thành phần của một số ngừơi Việt không chấp nhận chế độ cộng sản và phải vượt thoát chế độ đó để được định cư tại các quốc gia tự do. Như vậy trên tình trạng đó, cộng đồng của họ được xây dựng lên trên tư cách của một cộng đồng chính trị chứ không phải là một cộng đồng sinh hoạt kinh tế. Cho đến nay khi quí vị đắc cử nhận lãnh vai trò đại diện thì phải đi theo nguyện vọng của cộng đồng như quí vị đã trình bày. Vì lẽ đó sự mở mang kinh tế của cộng đồng không quan trọng vì hiện nay tất cả mọi ngừơi dân ở Houston rất thành công trên các lãnh vực từ kinh tế cho đến sự phát triễn xã hội của cộng đồng ngừơi Việt tỵ nạn cs. Không những tại Houston mà trên cả toàn quốc Hoa Kỳ.
Còn đối với việc đừơng bay Saigon-Houston thì phần đông những người qua lại Việt nam và Houston là thành phần du sinh và những người từ VN ra buôn bán tại Houston cũng như những nhân viên của tòa lãnh sự Việt Cộng tại Houston. Trên thực tế có rất ít ngừơi VN về quê ăn tết hay thăm viếng thân nhân. Họ thỉnh thoảng về VN chứ không nhất thiết phải thường xuyên qua lại như thành phần du sinh và những thương gia của Việt Cộng. Do đó vấn đế tiết kiệm về sự thất thoát tiến bạc trên số nhiên liệu không cần thiết đó chỉ có thể lợi cho dân trong nứơc ra buôn bán ở Houston và thành phần du sinh chứ không phải cho cả tập thể của ngừơi Việt tỵ nạn cs tại Houston.
Do đó những cái lợi mà quí vị đưa ra không đáp ứng được nguyện vọng và lý tưởng Quốc Gia của Cộng Đồng Ngừoi Việt Quốc Gia tại Houston và vùng phụ cận, tức nhiên không có lợi gì cho họ cả mà chỉ lợi cho những tổ chức thương mại và sinh hoạt xã hội của chính quyền Houston và csVN . Nếu có một số ngừơi lên tiếng phản đối ý kiến của quí vị thì đó là sự đương nhiên. Vì thế theo LS Phan Quốc Cường phát biếu, khi thấy mình sai thì phải xin lỗi và phải sửa chửa là một việc đáng làm.
Về vấn đề bang giao của Hoa Kỳ với VN đó là đường lối của Hoa Kỳ. Ngừơi Việt tỵ nạn không nhất thiết phải chấp nhận đường lối đó của Hoa Kỳ mà tuân thủ những kế hoạch ngoại giao của Hoa Kỳ với VN. Ông Dương Phục phải hiểu điều đó hơn những người trẻ trong Tân ban Đại Diện của cộng đồng. Hơn nữa bà Thị Trưởng cũng là một vị dân cử do người dân bầu lên. Nếu theo sự trình bày câu hỏi của ông Dương Phục thì nếu bà Thị Trưởng theo cs thì cộng đồng chúng ta, vì muốn có sự giao hảo tốt đẹp với chính quyền địa phương, không được phản đối mà phải đi theo con đường sinh hoạt của bà Thị Trưởng?
Khi một vị dân cử thì họ cần sự hổ trợ của ngừơi dân qua những lá phiếu. Nếu bà TT ủng hộ cs không đi đúng nguyện vọng của ngừơi dân thì bà ấy sẽ bị thất cử như trường hợp của LS Hoàng Duy Hùng vừa qua .
Nói tóm lại, ưu điễm của Tân ban Đại Diện Cộng Đồng là làm việc theo tinh thần Team Works không có tính cách tập trung quyền hành và biết tôn trọng ý kiến của người dân. Quí vị trong Tân Ban Đại Diện cộng đồng sắp sửa lên đường. Chắc chắn trên con đường đi thì thế nào cũng gặp phải giông tố của công luận. Đương nhiên quí vị sẽ phải trưởng thành trên những thử thách của công luận và từ đó quí vị sẽ có bản lãnh hơn để tiến tới con đường trước mặt. Lúc đó, quí vị sẽ không còn bị ai dọn đường trên những công tác lý luận của mình.
Chúc quí vị thuận buồm xuôi gió.

Tôn Nữ Hoàng Hoa
11/1/2014