Quang Trung Hoàng Đế
Nếu đối chiếu sự nghiệp quân sự của tướng Trần Quốc Tuấn và tướng Nguyễn Huệ (trước khi lên ngôi Hoàng Đế ông có tước hiệu là Long Nhượng Tướng Quân Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ , nhưng người viết gọi một cách đơn giản là tướng Nguyễn Huệ), tôi thấy tướng Trần Quốc Tuấn có nhiều lợi điểm hơn tướng Nguyễn Huệ :
Tướng Trần Quốc Tuấn
1/ Tướng Trần Quốc Tuấn được rèn cặp, nâng
đỡ và hướng dẫn của Thái Sư Trần Thủ Độ trước khi nắm giữ chức Tổng Tiết Chế
trong cuộc chiến chống lại nhà Nguyên (chức Tổng Tiết Chế được coi như là chức
Tổng Tham Mưu Trưởng trong cơ cấu tổ chức quân đội hiện đại). Tướng Trần Quốc
Tuấn được ăn học bài bản nên Bài Hịch Tướng Sĩ của ông, ngoài công dụng kích
thích lòng yệu nước của các tướng tá và binh sĩ dưới quyền, bài hịch này còn là
một áng văn chương đánh dấu vai trò “chiến tranh chính trị” trong chiến tranh vệ
quốc của nhà Trần vào thế kỷ 13. Tướng Trần Quốc Tuấn cũng soạn quyển BINH THƯ
YẾU LƯỢC , và tôi cũng coi như quyển sách này là tài liệu đầu tiên thuộc lĩnh vực
Quân Huấn của quân đội nước ta (trước và sau tướng Trần Quốc Tuấn không có bất
cứ nhà quân sự nào của Việt Nam soạn một
quyển sách như vậy ) . Trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại quân Mông Cổ,
ngoài yếu tố tuổi tác, kinh nghiệm tổ chức và chiến đấu trong quân đội, tướng
Trần Quốc Tuấn còn là vai trên của tất cả vua chúa, tướng lãnh của nhà Trần :
Khi Thái Tử Thoát Hoan đem 500,000 quân sang xâm chiếm nước ta vào năm 1284,
vua Trần Thánh Tông đã nhường ngôi cho con là Trần Nhân Tông để lên làm Thái
Thượng Hoàng , như vậy Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông nhỏ tuổi hơn tướng Trần
Quốc Tuấn và là vai em, dĩ nhiên vua Trần Nhân Tông phải gọi tướng Trần Quốc Tuấn
là bác, và vua Trần Anh Tông phải gọi tướng Trần Quốc Tuấn là ông bác (anh của
ông nội,- dẫn chứng - vua Trần Anh Tông khi đến thăm tướng Trần Quốc Tuấn lúc
ông sắp mất, có hỏi : “ Một mai khi thượng
phụ khuất núi, phỏng có quân Bắc lại sang thì phải làm thế nào ?”).
Còn Thái Sư Thượng Tướng Trần Quang Khải và tướng Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật
là em của Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông dĩ nhiên là em con chú của tướng Trần
Quốc Tuấn.
Trong khi đó tướng Nguyễn Huệ khởi nghiệp
chinh chiến từ năm 17 tuổi , không có được đào luyện tại bất cứ trường võ bị
hay bất cứ học viện quân sự nào, và có lẽ không có thì giờ để đọc sách (mà có
muốn đọc sách thì cũng không có sách để mà đọc, chả lẽ làm tướng cầm quân mà đi
đọc sách về thi thơ của các thi hào thi bá ?) . Các tướng lãnh đi theo tướng
Nguyễn Huệ phần lớn là người cùng quê Bình Định và có lẽ đa số đều lớn tuổi hơn
tướng Nguyễn Huệ, họ đi theo phò tá giúp tướng Nguyễn Huệ chính vì cảm phục tài
lãnh đạo chỉ huy của ông (những tướng có tên tuổi trong lịch sử nhà Tây Sơn đều
phò tá tướng Nguyễn Huệ, tôi không thấy
các tướng phò tá của hoàng đế Nguyễn Nhạc và các tướng tá của Đông Định
Vương Nguyễn Lữ)
2/ Tướng Trần Quốc Tuấn điều khiển được các
tướng lãnh tài giỏi , mở những cuộc phản công đích đáng và chỉ trong thời gian
ngắn là nhà Trần đã quét sạch quân xâm lược hùng mạnh ra khỏi bờ cõi nước ta ,
tuy nhiên cần để ý là guồng máy cai trị của nhà Trần đã cung cấp nhân sự cho tướng
Trần Quốc Tuấn và ông có tài tham mưu , biết “dùng người”, tướng Trần Quốc Tuấn đã đặt đúng
người đúng chỗ. Ngược lại tướng Nguyễn
Huệ ngay từ lúc Nguyễn Nhạc khởi nghiệp , đã bắt đầu từ số không. Theo nhận xét
của riêng tôi : tướng Nguyễn Huệ có biệt tài “nhìn người” và “dùng người”,
chính 2 biệt tài này (cũng là thiên tài vì tướng Nguyễn Huệ không có học ở đâu
cả) cộng với thiên tài quân sự đã đẩy đưa ông lên ngôi Hoàng Đế vào cuối năm
1788, đầu năm 1789.
Tôi xin dẫn chứng về một số trường hợp
“nhìn người” và “dùng người” của tướng Nguyễn Huệ như sau :
1)Nguyễn Huệ xét đoán Nguyễn Hữu Chỉnh ra
sao ? Sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược tập II trang 116 viết như
sau : …Nguyễn Huệ lấy được đất Thuận Hóa rồi …(bỏ bớt một đoạn không cần thiết)…hội
các tướng lại bàn, sai người ra sửa sang đồn Đồng Hới, và định giữ địa giới cũ ở
sông La-hà. Nguyễn Hữu Chỉnh nói rằng : “ Ông phụng mệnh ra đánh một trận mà
bình được đất Thuận Hóa, uy kinh cả chốn Bắc Hà. Phàm cái phép dụng binh, một
là thời, hai là thế, ba là cơ, có 3 điều
đó đánh đâu cũng được. Bây giờ ở đất Bắc Hà tướng thì lười, quân thì kiêu, triều
đình không có kỷ cương gì cả, nếu ông nhân lấy cái uy thanh này, đem binh ra
đánh thì làm gì mà không lấy được. Ông không nên bỏ lấy cái cơ, cái thời và cái
thế ấy”. Nguyễn Huệ nói rằng : “ Ở Bắc Hà có nhiều nhân tài, không nên coi làm
thường” . Hữu Chỉnh đáp lại rằng : “ Nhân tài Bắc Hà chỉ có một mình Chỉnh, nay
Chỉnh đã bỏ đi, thì nước không còn ai nữa, xin ông đừng có ngại gì “. Nguyễn Huệ
cười mà nói rằng : “Ấy, người khác thì không ngại, chỉ ngại có ông đó thôi !” .
Hữu Chỉnh thất sắc đi, rồi nói rằng : “ Tôi tự biết tài hèn, nhưng mà tôi nói
thế là có ý tỏ cho ông biết ngoài Bắc không có nhân tài đó thôi “. – Ngưng
trích.
Tôi không đề cập đến giai đoạn sau của Nguyễn
Hữu Chỉnh vì đa số mọi người biết rồi, nhưng dựa trên những suy nghĩ của thời
đương đại bây giờ, tôi nhận ra rằng Nguyễn Hữu Chỉnh đã quá “nổ” và than ôi :
Nổ cho lắm lại càng tan xác lắm.
(Trích câu thơ cuối cùng của bài thơ VỊNH
CÁI PHÁO của Nguyễn Hữu Chỉnh)
Tôi vẫn còn thắc mắc về tướng Nguyễn Huệ,
những đối thoại của ông với Nguyễn Hữu Chỉnh quá chính xác, nhưng ông không viết
ra thành sách với tựa đề LÀM THẾ NÀO ĐỂ LƯỢNG GIÁ NHỮNG NGƯỜI ĐỐI DIỆN, thành
thử biệt tài “nhìn người” của tướng Nguyễn Huệ cho tới nay vẫn còn là “nghệ thuật”
chứ chưa trở thành “kỹ thuật” được (khi đã trở thành kỹ thuật, thì con người có
thể training cho nhiều người khác đạt được kỹ năng đó, trong khi nghệ thuật là
một ân sủng của Thượng Đế ban biệt tài cho một ai đó không thể truyền nghề cho
bất kỳ một ai khác được !)
2) Lần thứ nhất khi Nguyễn Huệ nghe lời
Nguyễn Hữu Chỉnh ra tới Bắc hà tiêu diệt được họ Trịnh, tướng Nguyễn Huệ xin
vào yết kiến vua Lê Hiển Tông. Sân triều
vắng hoe (vì các quan làm quan cho chúa Trịnh chứ không có ai làm quan cho vua
Lê), Nguyễn Huệ dẫn các tướng tá tùy tùng đang đi ngoài sân triều thì có một
ông già dơ tay cản Nguyễn Huệ và nói :
“Bẩm tướng quân, phép nước quy định khi vào chầu vua thì không được mang vũ
khí” . Tướng Nguyễn Huệ trừng mắt hỏi : “Ông là ai?”. Ông già trả lời : “Tôi
là Phương Đình Pháp, người giúp việc cho Đức vua Lê Hiển Tông” . Tướng Nguyễn
Huệ lẳng lặng cởi thắt lưng bỏ kiếm và vũ khí ngoài sân, các tướng tá cũng làm
y như chủ tướng rồi bước vào trong điện. Lúc bấy giờ vua Lê Hiển Tông đang đau,
không ngồi dậy tiếp được, ngài mời Nguyễn Huệ vào ngồi gần sập ngự, lấy lời ôn
tồn mà phủ dụ. Nguyễn Huệ tâu bày cái lẽ đem binh ra phù Lê diệt Trịnh, chứ
không có ý dòm ngó gì. Vua mừng rỡ mà tạ Nguyễn Huệ. (trích từ Việt Nam Sử Lược tập II của Trần Trọng Kim , trang 121)
Tướng Nguyễn Huệ đã dùng biệt tài “nhìn người”
để lượng giá con người của Phương Đình Pháp và chính ông đã hành xử một cách
tuyệt diệu để “trấn an” tình hình chính trị đang sôi động tại Bắc hà vào thời
điểm bấy giờ. Tuy có bề ngoài tầm thường (già và ốm yếu), nhưng cái DŨNG của
Phương Đình Pháp được tướng Nguyễn Huệ đánh giá rất cao. Ông cũng nhận thấy là
lời nói của Nguyễn Hữu Chinh có tự kiêu và “nổ” , nhưng sự thực đúng như Nguyễn
Hữu Chỉnh mô tả, tướng tá của chúa Trịnh đã lười mà còn hèn nhát nữa (chả thế
mà bọn kiêu binh Thanh Nghệ nổi lên mà không có ai ra tay dẹp bỏ). Trong khi
các quan khác bỏ chạy mà Phương Đình Pháp vẫn một mình ở lại để hầu cận vua Lê
Hiển Tông thì cũng đã là một bầy tôi can trường và có lòng trung thành. Thêm
vào đó, dù có một mình và không có vũ khí mà Phương Đình Pháp lại dám can ngăn
một đám đông những lãnh tụ của phe chiến thắng để nói lên một lời công đạo. Có
thể nói tất cả gia tộc của vua Lê Hiển Tông đang ngó vào tướng Nguyễn Huệ để
đoán biết số mạng của từng cá nhân của nhà Lê sẽ đi về đâu. Chính hành động cởi
bỏ kiếm và vũ khí để lại ngoài sân của tướng Nguyễn Huệ và đoàn tùy tùng , đã
làm công chúa Lê Ngọc Hân đem lòng kính phục và yêu thương. Đành rằng vua Lê Hiển
Tông muốn gả con gái cho tướng Nguyễn Huệ để tìm chỗ dựa chính trị giúp đỡ cho
nhà Lê, nhưng nếu công chúa Lê Ngọc Hân không cảm phục rồi chuyển thành yêu
thương thì làm sao có được đám cưới (Tướng Nguyễn Huệ khi ra Bắc hà lần thứ nhất
không có ý định cưới vợ và cũng không biết công chúa Lê Ngọc Hân)
Tôi rất thông cảm tướng Nguyễn Huệ khi mang
vũ khí vào yết kiến vua Lê vì ông là người cẩn thận, bước vào một nơi hoàn toàn
xa lạ, ông sợ những tàn dư của chúa Trịnh ẩn núp đâu đó xông ra làm kẻ thích
khách (chứ không phải ông không biết phép nước – mặt khác ông đã từng nhiều lần
hội kiến với vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, dù là anh em thân cận, nhưng tướng
Nguyễn Huệ không mang vũ khí bước vào phòng họp). Tôi lại càng khâm phục tướng
Nguyễn Huệ ở điểm ông đã nhanh chóng nhận ra khuyết điểm của mình sau khi
Phương Đình Pháp nhắc nhở ông về “phép nước” mà chẳng hề tranh cãi mà cũng chẳng
hề “thị uy” cái lý của kẻ mạnh, cái lý của “bên thắng cuộc ”.
Chú thích bên lề của người viết : Nếu ông Phương Đình Pháp sống vào thời điểm 30-4-1975 mà lại dơ
tay ngăn chận Sáu Búa Lê Đức Thọ để nói về “phép nước”, thì tôi phỏng đoán 3
trường hợp xảy ra cho ông :
Trường hợp thứ nhất : Sáu Búa Lê Đức Thọ sẽ cười khẩy rồi hất hàm thì đám Việt Cộng tùy
tùng sẽ rút súng bắn nát ông Phương Đình Pháp, y như ông trùm Al Capone bắn nát
mấy thằng gangsters dám đối đầu với ông trùm hồi thập niên 1930 ở Chicago.
Trường hợp thứ hai : Sáu Búa Lê Đức Thọ sẽ áp dụng phương pháp “khuyển trảm” để xử tử
ông Phương Đình Pháp giống như Nguyên Soái Kim Ủn Ủn của Bắc Hàn đã xử tử ông
dượng hồi tháng 10 hay tháng 11 năm
2013.
Trường hợp thứ ba : Sáu Búa Lê Đức Thọ sẽ ký giấy “Cải tạo Dài Hạn” để ông Phương
Đình Pháp biết thế nào là “Bạo Lực Cách Mạng” , học tập phương châm của Mao Chủ
Tịch như là “chính quyền được sinh ra từ
nòng súng”…v…v…
Tôi nhắc đến Lê Đức Thọ thay vì nhắc đến những
lãnh tụ khác của Việt Cộng là vì hồi 1967 Lê Đức Thọ và Lê Duẩn mở chiến dịch
“Chống Đảng “ để triệt hạ những đối thủ có thể tranh quyền của 2 ông Trùm đỏ
này. Một đàn em của Lê Đức Thọ hỏi ông trùm đỏ “ Như thế nào được xếp vào loại
“Chống Đảng”, ông Trùm Lê Đức Thọ cho
hay : “ Đảng là tao đây này, chống tao tức là chống Đảng chứ còn làm sao nữa” .
Tương tự như vậy, tôi đoán là Sáu Búa Lê Đức Thọ sẽ trả lời ông Phương Đình
Pháp như là : “Nước là tao đây này, “phép nước” là phép do tao đặt ra chứ
không có phép nước nào khác nữa cả”
3) Ra Bắc lần thứ ba để giết Vũ Văn Nhậm,
khi rút về Nam, tướng Nguyễn Huệ trao bình quyền cho tướng Ngô Văn Sở và bổ nhiệm
Ngô Thời Nhiệm vào chức Tả Bộ Thị Lang để trợ giúp cho tướng Ngô Văn Sở . Tại
sao có rất nhiều dũng tướng nổi danh khác khác đi theo như Võ Văn Dũng , Trần
Quang Diệu , Bùi Thị Xuân… đi theo , mà tướng Nguyễn Huệ lại trao binh quyền
cho tướng Ngô Văn Sở ? Theo nhận xét của riêng tôi, tướng Nguyễn Huệ biết rằng các dũng tướng kia chỉ biết có tiến
mà không thèm biết đến sự thoái lui cần thiết trong phép dụng binh. Tướng Ngô
Văn Sở được giao trọng trách trấn thủ Bắc Hà (lúc đó vua Lê Chiêu Thống đã chạy
sang Tàu cầu viện nhà Thanh rồi) vì là tướng biết tiến biết thoái.
Sử ghi chép, mãi tới lần ra Bắc Hà lần thứ
ba, tướng Nguyễn Huệ mới gặp Ngô Thời Nhiệm, ông cũng dùng biệt tài “nhìn người”
để bổ nhiệm ngay một hàng tướng của chúa Trịnh vào chức Tả Bộ Thị Lang và chỉ
thị Ngô Thời Nhiệm làm quân sư cho tướng Ngô Văn Sở. Tướng Ngô Văn Sở mới là tướng
biết nghe lời bàn của quân sư Ngô Thời Nhiệm, chứ tướng Nguyễn Huệ biết chắc rằng
các dũng tướng Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân… sức mấy mà lại nghe lời
bàn của một hàng tướng như Ngô Thời Nhiệm (họ coi thường một hàng tướng đi kiếm
jobs nên nếu các dũng tướng này có trấn thủ Bắc Hà đi nữa, chưa chắc Ngô Thời
Nhiệm đã dám đóng góp ý kiến bàn bạc với họ).
Cuối năm 1788 đầu năm 1789, sau khi Nguyên
Soái Tôn Sĩ Nghị kéo quân Thanh qua xâm chiếm nước ta, tướng Ngô Văn Sở nghe
theo lời bàn của quân sư Ngô Thời Nhiệm
lui quân về đèo Tam Điệp (nhưng không bỏ ngỏ) và cấp báo vào Phú Xuân
cho tướng Nguyễn Huệ hay tin. Theo sự suy đoán của tôi, các binh lính đi theo
tướng Ngô Văn Sở đều là tinh binh của Tây Sơn, trong khi quân đi theo Quang
Trung Hoàng Đế tuy đông nhưng chưa được huấn luyện và cũng chưa được trang bị
chiến cụ cần thiết. Vì vậy nếu quân trấn thủ Bắc Hà đụng độ với quân của Tôn Sĩ
Nghị mà chắc chắn là thua thì vừa thiệt hại về nhân số mà còn làm mất tinh thần
của toàn quân nữa. Khía cạnh khác là tướng Ngô Văn Sở đã tổ chức mạng lưới tình
báo thu thập tin tức đóng quân của binh đội Tôn Sĩ Nghị và đồng thời khóa chặt
+ bắt giữ tất cả những tình báo viên của vua Lê Chiêu Thống mò vào Ninh Bình để
dò la tin tức; cho nên khi đại quân của Quang Trung ra đến tận Hà Nội tấn công
và triệt hạ 2 cứ điểm Ngọc Hồi và Hạ Hồi mà nguyên soái Tôn Sĩ Nghị còn chưa
hay biết gì cả.
Công bằng mà suy xét, tôi nghĩ rằng chiến
thắng Đống Đa vào ngày mùng 5 tháng giêng năm 1789 – hết 50% là do công của tướng
Ngô Văn Sở và quân sư Ngô Thời Nhiệm (giống
như trong bộ môn túc cầu, Quang Trung Hoàng Đế đá trái banh xuyên thủng lưới của
đối phương là nhờ 2 người đưa banh và mớm banh là tướng Ngô Văn Sở và quân sư Ngô Thời Nhiệm)
4) Trước khi kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân
đội nhà Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, những cố vấn chính trị của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ khuyến cáo ông lên
ngôi Hoàng Đế để chính danh đánh đuổi quân xâm lăng giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ
và chủ quyền quốc gia. Nhưng có lẽ các sử
gia còn thiếu không nêu lên một lý do thực tế khác là các tướng lãnh phò tá Bắc
Bình Vương Nguyễn Huệ muốn chính ông “chấm công” cho họ với triều đình riêng của
ông, chứ họ không muốn tướng Nguyễn Huệ “báo công” rồi quyền quyết định “ban
thưởng” nằm trong tay vua Nguyễn Nhạc – một người chả dính dáng đến cuộc chiến
chống quân xâm lăng từ phương Bắc .
5) Năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh dứt điểm được
vua Cảnh Thịnh và triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là Gia Long. Giai thoại đối
đáp giữa Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhiệm khiến người viết càng cảm phục biệt
tài “nhìn người “ và “dùng người” của tướng Nguyễn Huệ . Niên khóa 1966 – 1967,
khi đang học lớp đệ nhị B2 tại trường trung học Chu Văn An, giáo sư Trần Đình Ý
phụ trách giảng dạy môn Việt Văn. Nhân dịp xuân về Tết đến, bàn về câu đối,
giáo sư Trần Đình Ý kể về giai thoại đối đáp giữa Đặng Trần Thường và Ngô Thời
Nhiệm như sau :
Khi Ngô Thời Nhiệm (phe thua cuộc) bị giải
đến trước mặt Đặng Trần Thường (phe thắng cuộc), Đặng Trần Thường ra vế đối “Ai công hầu, Ai khanh tướng, trong trần ai – ai dễ biết ai “. Ngô Thời Nhiệm
đáp lại với câu: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu. Dẫu thời thế - thế thời thì thế”. Giáo sư Trần Đình Ý phê
bình câu đối của Đặng Trần Thường chứng tỏ ông ta là một kẻ tiểu nhân đắc thời
và lời đáp của Ngô Thời Nhiệm chứng tỏ đây là một kẻ sĩ “thức thời”. Theo giáo
sư Trần Đình Ý, triều Nguyễn Gia Long tìm đủ mọi cách để bêu xấu nhà Tây Sơn,
cho nên đã sửa vế đáp của Ngô Thời Nhiệm trở thành: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân
Thu. Gặp thời thế - thế thời phải thế “. Đây là thái độ của một kẻ “xu thời” chứ
đâu phải là thái độ của kẻ sĩ “thức thời”.
Hơn 150 năm sau, chúng ta đã được chứng kiến
kẻ sĩ thức thời và kẻ sĩ xu thời như sau :
A.Trong lãnh vực văn chương, kẻ sĩ thức thời
Phan Khôi với bài thơ…(trích 1 câu) Làm chi cũng chẳng làm chi. Và kẻ sĩ xu thời
Nguyễn Tuân với câu nói : “…tao còn sống đến bây giờ là nhờ…BIẾT SỢ”
B. Sau 30 tháng 4 năm 1975, đại diện cho kẻ
sĩ thức thời là Giáo Sư Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm – cựu khoa trưởng Đại Học Y Khoa
Sài Gòn. Nhà báo Huy Đức kể lại rằng trong một buổi họp các nhà trí thức của
Sài Gòn, giáo sư Phạm Biểu Tâm từ đầu đến cuối không phát biểu bất cứ lời nói
nào. Võ Văn Kiệt – lúc đó làm Bí Thư Thành Ủy Thành Phố HCM – nói : “Kìa anh
Tâm, anh nói gì đi chớ”. Giáo sư Phạm Biểu Tâm đứng dậy nói: “Từ ngày các anh
vô đây, tụi tôi khỏe re: các anh suy nghĩ dùm, nói dùm và làm dùm mọi thứ, tôi
không nói vì có gì đâu để mà nói”.
Đại diện cho kẻ sĩ xu thời là giáo sư Tiến
Sĩ Phạm Hoàng Hộ, ông viết trên báo Tin Sáng (do Ngô Công Đức làm chủ nhiệm) là
rau muống bổ hơn thịt bò, rồi sau đó ông ca ngợi khoai sắn bổ hơn gạo trong một
buổi họp các trí thức của TP/HCM. Anh Đoàn Kiến Hoàng – thứ nam của ông Đoàn
Thêm, Kỹ Sư Canh Nông dơ tay xin phát biểu (lúc đó Võ Văn Kiệt còn là Phó Bí
Thư Thành Ủy, đang là Chủ Tọa của buổi họp), anh nói : “Nếu sắn khoai bổ hơn gạo,
tôi đề nghị lãnh đạo ăn sắn khoai, còn gạo để cho nhân dân ăn“. Võ Văn Kiệt ú ớ,
rồi lảng qua bàn chuyện khác !!!
Giáo sư Trần Đình Ý, nhà văn Phan Khôi,
giáo sư Phạm Biểu Tâm…và nhiều nhiều các vị “thức thời” khác đã góp phần bồi bổ
cho nhân dân miền Nam cách “Học Làm Người”, còn bọn Việt Cộng dù có quyền hạn
và vũ lực vô biên chỉ làm khiếp sợ những kẻ xu thời và cùng nhau biến cả nước
Việt Nam trở thành một nước có Văn Hiến của …ĐỒ ĐỂU. Khỏi cần đến khả năng
“nhìn người” cũng tiên đoán được hậu vận của nước Việt Nam Cộng Sản sẽ là không
khá nổi (theo thống kê, nếu Singapore đứng yên, Việt Nam Cộng Sản phải đi 167
năm nữa mới đuổi kịp).
Viết xong ngày 28 tháng chạp năm Quí Tỵ
Trần Trung Chính