Sunday 26 January 2014

Tra tấn tù nhân lương tâm ở Việt Nam

torture_1

Một báo cáo mới phơi bày tình trạng tra tấn một cách có hệ thống bởi nhà nước độc tài
Nguồn: The Wall Street Journal Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ (DTD)
Không lâu sau khi Việt Nam trở thành thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, Hà Nội tiến hành các hoạt động trấn áp những tù nhân chính trị và tôn giáo. Sự việc này làm nhiều người nghi ngờ vai trò của LHQ trong vấn đề nhân quyền.
Nhiều chi tiết trong báo cáo của Chiến dịch Xóa bỏ Tra tấn ở Việt Nam là quá khủng khiếp để có thể in lại trên một tờ báo gia đình. Các nhà hoạt động dân chủ, các thành viên của các nhóm tôn giáo không thuộc sự quản lý của chính quyền các tù nhân chính trị cho biết họ bị biệt giam trong những phòng giam bé xíu, bị xích vào giường, bị đánh bằng dùi cui hoặc roi điện, không cho ngủ, bị đánh thuốc mê hoặc bị lạm dụng bởi các quản giáo. Một số người bị đánh đập đến chết trong tù.
Việc chính quyền lạm dụng có thể bắt đầu trước khi bị bắt, trong trường hợp biểu tình trên đường phố: một số người biểu tình cho biết họ bị đánh đập trên đường phố trước khi bị lực lượng an ninh bắt lên xe, và việc đánh đập có thể tiếp tục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tra tấn rất có thể xảy ra trước khi một nghi can được xét xử. Sau khi bị kết án, họ bị đưa vào các trại cảu tạo lao động hoặc nhà tù nơi họ thường bị từ chối lương thực và chăm sóc y tế.
Việt Nam chưa bao giờ được biết đến như một hình mẫu của nhân quyền. Các báo cáo được đưa ra tuần trước tại Washington là một tài liệu đầy đủ về việc tra tấn tù nhân của chính quyền Hà Nội. Trong các báo cáo này, những bài phỏng vấn của hơn 60 cựu tù nhân từ khắp đất nước và từ nhiều tầng lớp: blogger, luật sư, sinh viên, tín đồ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, dân tộc thiểu số đã phơi bày sự tra tấn mang tính hệ thống và rộng rãi của chính quyền Hà Nội.
Trong bối cảnh đó, Hà Nội, với một sự bắt buộc, đã ký Công ước Liên Hiệp quốc chống tra tấn trong tháng 10. Các nước tham gia ký kết khác là Trung Quốc, Nga và Cuba, đều là những nước có tình trạng đàn áp tù nhân một cách phổ biến. Và những nước này cùng với Việt Nam được bầu làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Khi có sự thay đổi ở Việt Nam, sẽ là công tâm khi nói rằng việc thay đổi này không đến từ LHQ. Ngược lại, nó sẽ là công việc của những người đã từng bị đàn áp trong báo cáo tuần trước. Những người bất đồng chính kiến hiểu về những nguy hiểm khi đối đầu với một chính quyền độc tài bất nhân nhưng họ sẵn sàng chịu mất mát để có một Việt Nam tươi đẹp hơn hôm nay. Họ xứng đáng nhận được sự hỗ trợ của toàn thế giới.