Saturday 8 February 2014

Việt Nam bị Bắc Thuộc mãi thế sao? - Trần Hoáng Nam

Đọc bài lịch sử Việt Nam của hai học giả Phạm Quân Khanh và Phạm Thị Tuyết Mai, rồi xem lại nguồn gốc Việt tộc như luận bàn đại cương về văn hóa của Việt Nam mình thì nước ta là một nước có văn hiến từ lâu. Văn hoá Việt đã đạt đến mức cao cả từ xa xưa nên đủ uy lực để bảo tồn được Việt tính và giữ vững sự trường tồn của dân tộc. Văn minh Việt là nền văn minh nhân tính, đó là đặc trưng của văn minh nông nghiệp. So với lịch sử của các xứ hậu bối như Mỹ được 238 năm, Á căn đình 203 năm (1811-2014), Ba Tây 125 năm (1889-2014), Canada 147 năm (1867-2014), Úc 113 năm (1901-2014), hay Israeli 65 năm (Do Thái, 1949-2014). Xét các xứ óc tiêu lịch sử về năm tháng khai sinh so với Việt Nam bề thế hơn 4000 năm văn hiến có thừa, xứ ta vốn vẫn là xứ đi trước về phương diện văn hiến. Theo định nghĩa về chiều dài lịch sử lập quốc cổ kim gian truân, gian khổ, xứ Việt ta là đàn anh của nhiều xứ khác. Như thế thì văn hiến phải là trạng thái phát triển nhất định của một dân tộc. Nó nói lên lối nhận định theo khuynh hướng nhằm khắc phục tình trạng nguyên khai lạc hậu và sự lập quốc sơ nguyên thấp kém để vươn tới cuộc sống ngày một phát triển hơn, tiến bộ hơn, cao đẹp hơn, với sự phong phú của đời sống vật chất và tinh thần, với sự xuất hiện ngày một nhiều những nhân tài của đất nước. Nó đánh dấu trình độ của một dân tộc đã đạt được trong quá trình sử dụng thiên nhiên, hoàn thiện đời sống xã hội và không ngừng trau dồi đào tạo ra những con người ưu tú cả về trí tuệ, lẫn phẩm hạnh và tài năng.

m_hinh_colaothanh
Văn hóa Việt Cổ Loa - Âu Lạc


Đặc điểm chính yếu của văn hóa Việt là phạm trù tâm linh, là sự quân bình tình lý. Văn hóa Việt là nền văn hóa nhân chủ, đạt được ý thức hòa hợp giữa người, trời và đất. Đạt được sự nhân bản hòa hợp như vậy, thích ứng được vào siêu nhiên và thực tế của thiên nhiên. Nhưng sau nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, lớp vỏ của nền văn hoá Việt đã bị tàn phai, mai một bớt qua các nền văn minh du mục của phương Bắc và văn minh phù động của tây phương gây anh hưởng tác hại, tuy vậy sự phá rối này chỉ mới gây ra ảnh hưởng được chỉ phần vỏ bên ngoài mà thôi.

Theo những nghiên cứu của ngành khảo cổ và nhân chủng học từ thời rất xa xưa có những bộ lạc cư trú tại vùng bao quanh châu thổ sông Hồng. Lúc đó châu thổ còn là một bờ vịnh biển (bay area rim trail), mực nước cao hơn hiện nay 50 thước. Các bộ lạc tiền sử sống rải rác trên vùng cao nguyên từ bắc Trường Sơn tới Hoàng Liên Sơn và bao la ra tận biển ở các rặng Bắc Sơn, Ngân Sơn và quanh các nơi có cuồng lưu nước ngọt. Khoảng thời gian đó cách nay chừng một triệu năm. Mãi về sau có hai trung tâm phát triển mạnh nhất là Hòa Bình và Bắc Sơn. Các người tiền sử sống bằng ngành săn thú và đánh bắt hải sản. Chưa hợp quần thành cộng đồng xã hội có lớp lang đời sống quy củ. Theo thời gian dần dà khi mặt nước biển rút dần tới mức hiện tại khoảng chừng 40 ngàn năm trước các bộ lạc tiền sử bỏ dần vùng cao để về tụ tập hợp đoàn sinh sống tại vùng châu thổ sông Hồng. Lúc đầu vùng châu thổ còn nhiều đầm lầy, rừng rậm và hầu hết mặt đất chưa ráo nước, người tiền sử tổ tiên ta vẫn phải sinh sống bằng thiên nhiên có gì ăn đó. Khi đất đồng bằng đủ vững, các bộ lạc đổi sang sống bằng trồng trọt, canh tác, rồi về sau biết cách trồng lúa gạo. Đó là thời kỳ mở đầu cho phạm vi nông nghiệp; cha ông ta đã khai phá ra văn minh nông nghiệp. Trong suốt thời gian dài hợp quần sinh sống tại châu thổ sông Hồng rồi hình thành một chủng tộc là Việt tộc. Việt tộc đã tạo nên nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới khoảng 15 ngàn năm trước dương lịch, văn minh Hòa Bình là đồ đá khoảng 20 ngàn năm trước dương lịch nông nghiệp khoảng 15 ngàn năm trước dương lịch (tr. D.L.) đồ gốm khoảng trước 10 ngàn năm (tr. D.L.). Địa bàn căn bản chính là châu thổ sông Hồng. Văn hoá Việt đã được xây dựng dần dần để trở thành nền văn hóa tâm linh thờ phượng trời đất và dân Việt là một dân tộc có nền văn hiến xa xưa vững chắc.

Ngược dòng lịch sử xa xưa nguyên khai dưới thời nhà Thục (những năm 257 - 207 trước Dương lịch). Năm 257 (tr. D.L.) Thục Phán thắng vua Hùng thứ 18. Lên ngôi lấy hiệu An Dương, đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê, nay thuộc Đông Anh, tỉnh Vĩnh Yên. Văn minh Cổ Loa Thành rất uy nghi kiên cố được xây cất hầu để phòng khi bị giặc phương Bắc tấn công. Thành có ba tầng vòng quanh hình xoáy xoắn ốc vào trung tâm như trôn ốc nên các sách sử ghi nhận Cổ Loa Thành. Khi nước Âu Lạc phồn thịnh được thành lập, những nước dân tộc lân bang ganh ghét sang quấy phá. Để rồi lịch sử dân tộc ta bị nước Tàu ô quấy nhiễu ít nhất 7 lần với tham vọng thôn tính, nhưng đã bất thành. Rồi ngày hôm nay kẻ ngoại thù Bắc phương cấu kết cùng kẻ nội thù trong xứ toa rập sang đoạt đất nước Việt Nam.

1/ Thời kỳ đầu bị giặc Tàu đô hộ: 

Lần thứ nhất (khoảng 111 tr.D.L. - 39), khi giặc Tàu thuộc nhà Tây Hán đánh chiếm được nước Nam Việt, đổi tên là Giao Chỉ Bộ và chia thành làm 9 quận, riêng địa phận Âu Lạc cũ gồm ba quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Giao Chỉ Bộ đặt dưới quyền cai trị của một Thứ Sử, mỗi quận có một Thái Thú cai quản. Ỏ các địa phương, các Lạc Hầu, Lạc Tướng người Việt vẫn được giữ chức cũ nhưng hàng năm phải nộp triều cống gạo lúa và phẩm vật cho các quan Tàu ô. Các Thái Thú và Thứ Sử người Hán lúc đó hầu hết rất tàn bạo đối với dân bị trị.

2/ Thời Nhị Trưng Nữ vương (40-43):

Vào thời Tô Định làm thái thú quận Giao Chỉ, một thủ lãnh người Việt tên là Thi Sách vì âm mưu việc đánh đuổi Tàu ô mà bị giết. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị tiếp tục ý chí nổi dậy làm cách mạng, phất cờ khởi nghĩa đánh giặc Tàu ô giành độc lập. Hai bà được dân chúng khắp nơi hưởng ứng, chiếm lại được 65 thành trì và đánh đuổi quân Tô Định về Tàu. Hai bà xưng vương vào năm 40, đóng đô ở Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Nhà Hán phải sai một bạo tướng tên là Mã Viện sang vây đánh. Hai bà yếu thế, thua trận, nên đã tự trầm ở sông Hát vào năm 43.

Từ khi Mã Viện chiếm được Giao Chỉ, việc đô hộ cai trị càng khắc nghiệt hơn, Y cho đổi tên Giao Chỉ thành Giao Châu. Các lạc hầu, lạc tướng đều bị mất hết quyền hành, Giao Châu bị chia cắt thành nhiều huyện, do các huyện do lệnh người Tàu cai tri ác nghiệt với dân ta.

3/ Thời Nhà Lý nổi dậy (544 - 602)

Vì đời sống dân chúng bị bóc lột, quá khốn khổ do bị bọn giặc Bắc phương đô hộ đánh đập dân ta, sưu cao thuế nặng đến tận cùng cuộc sống. Vào năm 541 Lý Bôn khởi nghĩa đánh đuổi quân Tàu, chiếm được Long Biên, tên thứ sử Tiêu Tư phải chạy trốn về Tàu. Năm 544, Lý Bôn lên ngôi vua, lấy hiệu Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.

Thấy vậy nhà Lương bên Tàu phái Trần Bá Tiên mang đại quân sang gây chiến, Lý Nam Đế phải rút lui về Khuất Liêu, thuộc vùng Hưng Hoá và trao quyền cho Triệu Quang Phục. Thấy thế giặc mạnh, Triệu Quang Phục bèn lập căn cứ ở đầm Dạ Trạch, thuộc phủ Khoái Châu, tỉnh Vĩnh Yên và dùng lối đánh du kích khiến quân Tàu bị tiêu hao, cuối cùng phải thất trận, rồi quân ta chiếm lại lãnh thổ. Vừa lúc đó Lý Nam Đế bị bịnh mất, Triệu Quang Phục lên ngôi, xưng là Triệu Việt Vương, năm 549. Tới năm 571 Lý Phật Tử cướp ngôi của Triệu Việt Vương, rồi xưng là Hậu Lý Nam Đế. Đến năm 602 giặc Tàu lại kéo đại quân sang gây hấn đánh phá nước ta, Lý Phật Tử bị thế yếu phải đầu hàng bọn giặc Tàu.

Rồi sang thời kỳ nhà Lương xuống, nhà Đường lên thay, giặc Đường bên Tàu sang đô hộ, thời kỳ từ 603-939, các quan lại Tàu sang thống lãnh cai trị càng các biện pháp khắc nghiệt hơn để trả thù. Năm 679, nhà Đường của giậc Tàu thiết lập An Nam Đô Hộ Phủ ở Giao Châu, để gia tăng bóc lột hà hiếp dân ta. Khắp nơi trong nước, dân chúng nổi lên chống bọn Tàu ô đô hộ ác ôn.

4/ Cuộc khởi nghĩa của Bố Cái Đại Vương:

Năm 791 Phùng Hưng khởi nghĩa chiếm được phủ đô hộ rồi sửa sang việc cai trị, được mấy tháng thì ông mất. Dân chúng lập đền thờ tôn vinh ông là Bố Cái Đại Vương, hàm ý nghĩa "Bố" là cha, "Cái" là mẹ, Bố cái Đại Vương nghĩa là nhân dân coi anh hùng Phùng Hưng như cha mẹ. Phùng Hưng chiếm đất Phong, đánh nhau dai dẳng với nhà Đường gần 20 năm. Đất Phong hay đất phía Tây là đất của người dân tộc miền cao có rùng núi nhiều, người đời ghi tặng hai câu đối về Phùng Hưng như sau:

"Thanh chấn Lý Đường, Thuận Đức niên gian uy Bắc khấu
Vận thừa Mai Đế, Phong thành phủ lỵ thái Nam Bang."

Khi Bố Cái Đại Vương mất, con trai của ông lên cầm quyền nhưng thế yếu phải ra hàng giặc Tàu quá mạnh, lúc đó là thời kỳ thịnh Đường, bên Tàu.

Vào cuối đời Đường, nước Tàu rất loạn lạc, thừa cơ ấy dân Việt khởi nghĩa khắp nơi, Tiết độ sứ thất bại phải chạy về Tàu. Năm 906 dân chúng tôn Khúc Thừa Dụ người Hồng Châu, thuộc tỉnh Hải Dương lên làm tiết độ sứ. Nhà Đường vì suy yếu phải chấp thuận phong tước cho Khúc Thừa Dụ. Cai trị được một năm thì ông mất, con là Khúc Hạo lên thay cha, ông sửa sang lại việc cai trị như một nước độc lập tự chủ. Năm 917 Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp. Năm 923, quân Tàu Nam Hán mang đại quân sang đánh chiếm Giao Châu, rồi sai Lý Tiến làm thứ sử.

Năm 931, vị tướng cũ của họ Khúc là Dương Diên Nghệ nổi lên đánh đuổi quân Nam Hán, rồi tự xưng làm tiết độ sứ. Cai trị được 6 năm thì bị bộ tướng là Kiều Công Tiện ám sát để cướp ngôi. Con rể của Dương Diên Nghệ là Ngô Quyền mang quân từ châu Ái, thuộc tỉnh Thanh Hoá ra báo thù cho nhạc gia. Kiều Công Tiện bị thua bèn sang cầu cứu giặc Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiện rồi tuyên chiến tiến binh phá tan quân Nam Hán trong trận chiến vang danh tại sông Bạch Đằng, Bạch Đằng giang ngàn đời ghi dấu tích để chấm dứt thời kỳ bị giặc Tàu đô hộ, lập lại nền độc lập cho nước Việt thân thương của chúng ta.

Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc tỉnh Phúc Yên. Vua Ngô Quyền sửa sang việc cai trị, tổ chức chế độ quân chủ và thiết lập nền độc lập bền vững, nhưng mới trị vì được 5 năm thì ngài băng hà. Con là Ngô Xương Ngập lên ngôi, nhưng lại bị cậu là Dương Tam Kha, em vợ của vua Ngô Quyền tham lam cướp ngôi vào năm 945. Em Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Văn diệt cậu ruột Dương Tam Kha 5 năm sau trả thù cho anh, năm 950, rồi hai anh em cùng đồng bộ lên ngôi làm vua, song vương hoàng đế, niềm vui và hi hữu nhất lịch sử của vũ trụ thế giới, một nước có 2 vua anh em điều hành quốc sự. Song vương xưng là Hậu Ngô Vương. Đến năm 965, Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn bị chết ở mặt trận tại Thái Bình. Thế lực vua Ngô càng ngày càng suy yếu, thổ hào các nơi nổi lên tranh giành cướp quyền hành, chia nước thành 12 vùng cai trị riêng biệt, thủ lãnh mỗi vùng tự xưng là sứ quân. Thời này của nước Việt gọi là "Loạn 12 Sứ Quân".
Loạn bắt đầu năm 945, mãi tới năm 967, Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện mới chấm dứt được nạn bá vương. Tên nước được đặt là Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Sách sử ghi ơn vua Đinh Tiên Hoàng có công dẹp loạn sứ quân, thống nhất giang sơn bờ cõi và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau bao năm bị Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại thịnh trị độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế như thời kỳ phục quốc của Việt Nam. Vào cuối đời Đinh Tiên Hoàng, nhà vua bị ám sát cùng với thái tử Đinh Liễn năm 979. Đinh Tuệ mới 6 tuổi được lập làm vua, nhưng quyền hành về cả tay Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn.

Năm 980, nhà Tống bên Tàu rất hùng mạnh lại mang quân sang đánh nước Việt. Lê Hoàn được triều thần tôn lên làm vua để lo việc chống ngoại xâm. Quân Tàu kéo sang theo đường Lạng Sơn và sông Bạch Đằng. Nhưng mới chỉ tới Chi Lăng thì bộ binh của Tàu bị vua Lê Đại Hành đánh tan, thuỷ quân Tàu thấy vậy hoảng sợ phải rút lui. Vua Tống thấy đánh không kham được phải tôn phong vua Lê Đại Hành là Giao Chỉ Quận Vương để giữ tình hòa hảo vào năm 993. Vua Đại Hành được trớn ngon cơm đem quân tiến xuống phía nam đánh láng giềng Chiêm Thành, nước này binh bị yếu thế nên phải thần phục nước ta vào năm 982. Vua Lê Đại Hành mất năm 1005, các hoàng tử tranh giành ngôi vua, thái tử Lê Long Việt lên ngôi, nhưng mới được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh sai người ám sát để cướp ngôi. Lê Long Đĩnh lên ngôi năm 1005, là người rất hung hăng, đam mê tửu sắc và long thể bệnh hoạn. Khi ngự triều phải nằm. Nên người trong nước gọi ông là Lê Ngoạ Triều. Vua Lê Long Đĩnh mất năm 1009. Chỉ hưởng tiểu dương năm 23 tuổi, vì căn bệnh tửu sắc hành xác.

Sau khi Lê Long Đĩnh chết, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi, ông xưng là Lý Thái Tổ, cho dời kinh đô về thành Đại La, nay là Hà Nội. Tục truyền rằng khi Lý Thái Tổ vào thành Đại La thì thấy rồng vàng bay lên đón rước do đó mà đổi tên là thành Thăng Long.

Lý Thái Tổ rất sùng đạo Phật nên cho xây chùa khắp nơi và truyền bá rất nhiều kinh Phật cho dân chúng thuộc làu, Phật giáo được đônlên làm quốc giáo. Đến đời Lý Thánh Tông tên nước đổi là Đại Việt vào năm 1054. Năm 1069, Lý Thánh Tông mở mang bờ cõi về phía nam. Đem quân đánh Chiêm Thành, bắt vua Chiêm là Chế Củ mang về Thăng Long biệt giam. Chế Củ quá run sợ bèn ký nhượng ước dâng nạp đất đai để chuộc mạng, nhượng địa gồm các châu Địa lý, Ma Linh và Bố Chính, nay là vùng đất của hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị gộp lại.

Rồi vào năm 1075, Lý Nhân Tông cử Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn quân chia thành hai đạo binh lính thủy bộ đánh chiếm luôn 3 châu Khâm, Liêm và Ung của giặc Tàu ô khi đó vua Tống Thần Tông đang trị vì nước Tàu, nên biết khi đó nhà Tống cai quản đất Tàu sát nách nước ta, nhưng vì bị hai nước Liêu và Tây Hạ uy hiếp, năm 1070 vua Tống mang ý định nam tiến nếu bọn giặc Liêu tiến đánh. Quan đại thần Lý Thường Kiệt với tài thao lược binh bị và đánh hơi được ý định của vua Tống nên ông ra tay mang đại binh dập quân Tống trước, kế hoạch của phe Đại Việt quân ta chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu, tung đòn chế ngự địch thủ trước, tức binh pháp "Tiên phát chế nhân". Lý tướng quân quyết định mở trận tấn công quy mô vũ bão sang đất Tống hạ đối thủ bất ngờ, quân Tống bại trận vì không kịp trở tay. Lý tướng quân xung trận vung tay đánh trước quân Tống, đã chiếm đoạt các mục tiêu châu Liêm, Khâm và Ung, thành công tiêu diệt khoảng 10 vạn quân và dân nhà Tống, và bắt được hàng ngàn người đem về đất Đại Việt giam cầm cùng tịch thu nhiều của cải. Sau khi hoàn thành mục tiêu phá hủy các căn cứ hậu cần của đối phương, quan quân nhà Lý rút lui về nước.

Thời Lý kéo dài hơn 200 năm, truyền được 9 đời vua. Vị cuối cùng là một nữ vương, lên ngôi mới 7 tuổi, xưng là Lý Chiêu Hoàng. Vì Lý Chiêu Hoàng còn nhỏ tuổi nên quyền hành đều ở trong tay Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ lập mưu để Lý Chiêu Hoàng lấy cháu mình là Trần Cảnh rồi ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng năm 1225. Trần Cảnh lên ngôi vua, xưng là Trần Thái Tông, nhưng mọi quyền hành đều nằm trong tay Thái sư Trần Thủ Độ.

Thời Trần nho học rất thịnh hành. Tại kinh đô, ngoài Quốc Tử Giám đã có từ thời vua Lý, triều đình nhà Trần cho thiết lập thêm Quốc Học viện để giảng các hồng thư Tứ Thư, Ngũ Kinh. Nước được chia thành 12 Bộ, tại mỗi bộ đều có trường dạy học. Văn học thời Trần được phát huy mạnh mẽ. Đời này có nhiều nhân tài như Lê Văn Hưu đã soạn bộ Đại Việt Sử Ký rất có giá trị; Mạc Đĩnh Chi là một nhà văn học lỗi lạc, nổi tiếng trong việc ngoại giao với nhà Nguyên bên Tàu; nhà giáo Chu Văn An, cũng là nhà văn học tài ba nêu gương thanh liêm và cương trực; Nguyễn Thuyên có công xây dựng nền tảng cho văn học Nôm. Rồi Trần Quốc Tuấn soạn "Hịch Tướng Sĩ" được đời truyền tụng. Các vua nhà Trần đều có soạn Ngự Tập.

Về võ công thời Trần rất hiển hách, đã tạo được một võ nghiệp oanh liệt trong lịch sử thế giới, đó là đánh bại đoàn quân bách thắng Mông Cổ. Lúc đó Mông Cổ đã toàn thắng khắp nơi từ Trung Á tới Đông Âu và chiếm trọn nước Tàu ở phía bắc nước Việt. Vậy mà tiểu vương quốc Đại Việt ba lần Mông Cổ sang xâm lấn nước Việt đều bị hạ do ván, cả 3 lần đều thất bại, ôm đầu máu bỏ chạy như năm 1257, năm 1284 và năm 1287. Chiến thắng đại quân Mông Cổ, Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ghi dấu chiến tích là vị tướng chỉ huy tài ba vang danh kim cổ.

Đời Trần Anh Tông mở mang bờ cõi về phía nam. Nhà vua gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Chế Mân. Xín lễ của vua Chiêm là hai châu Ô và châu Ri. Năm 1307, vùng này được đổi thành châu Thuận và châu Hoá mà nay là vùng Thừa Thiên.

Các vua cuối thời nhà Trần tài trí yếu kém nên Hồ Quý Ly nắm trọn quyền hành. Đến năm 1400 Hồ Quý Ly truất phế Trần Thiếu Đế rồi xưng vương, đóng đô ở Tây Đô tức đất Thanh Hoá, đổi tên nước là Đại Ngụ. Hồ Quý Ly cải tổ mọi việc trong nước, lập thuế thuyền buôn, chế tiền giấy thay tiền đồng để tiện lưu dụng, dịch sách chữ Nho sang chữ Nôm; dùng chữ Nôm trong việc giáo dục cùng trong các văn kiện hành chánh. Tổ chức binh bị rất chu đáo, lập sổ dân và tuyển thêm quân, định binh chế, đóng chiến thuyền, xây thành luỹ, lập kho lương và xưởng chế tạo vũ khí.

Năm 1402 Hồ Quý Ly đánh Chiêm Thành mở rộng bờ cõi phía nam, Chiêm Thành thất trận, phải dâng tiếp các đất Chiêm Động tức tỉnh Quảng Nam và Cổ Luỹ, tức tỉnh Quảng Ngãi.
  
6/ Lê Lợi Mười Năm Phục Quốc:

Năm 1406 nhà Minh bên Tàu viện cớ mang quân sang giúp nhà Trần, vua Minh phái Trương Phụ và Mộc Thạch đem đại quân sang đánh nước Đại Việt. Quân sĩ nhà Hồ khi ấy yếu kém, lực lượng bên ta bị quân giặc khống chế, dân chúng bị đói khổ vì những năm suy vi cuối thời Trần, nên quân Minh đã thắng dễ dàng. Hồ Quý Ly và con cháu phải thoát chạy vào tới Hà Tĩnh thì bị quân Minh bắt, rồi giải sang Tàu. Về sau, nhà Minh khai thác tài năng con cháu nhà Hồ, những vị học giả thông minh uyên bác để phát triển nền văn minh Trung Hoa. Sau khi dứt điểm được nhà Hồ, quân Tàu cưỡng chiếm tiếp tục đô hộ nước Việt, giặc Minh thiết lập việc cai tri chặt chẽ, không kém bạo ngược dân ta. Để triệt hạ văn hóa nước ta, giặc Minh ra tay tiêu hủy sách vở, tận thu tài liệu văn hoá Đại Việt cho mang về Tàu để ngụy tạo biến thành tài liệu của riêng của giặc Tàu nham nhở, đạo văn, mạo nhận tác phẩm, khai thác trí tuệ, bắt dân Việt phải học chữ Hán, đầy đọa dân chúng trong nghịch cảnh triền miên khổ cực, lầm than.


Năm 1418 Lê Lợi nổi lên xưng là Bình Định Vương, khởi nghĩa đánh giặc Tàu ở cứ địa Lam Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hoá. Lúc đầu Lê Lợi trú đóng trong vùng núi hiểm trở Chí Linh như mật khu bảo toàn lực lượng, ông tuyển mộ quân và đào luyện binh sĩ. Tới năm 1424, theo sách lược của Nguyễn Trãi, Bình Định Vương đánh thắng quân Minh liên tiếp, chiếm các đất đai từ Thanh Hoá sâu vào trong nam.
Năm 1426 Bình Định Vương tiến quân ra bắc, đánh tan đại quân của tướng Tàu là Vương Thông tại Tuy Động, chém đầu tướng Tàu ô là  Liễu Thăng ở Chi Lăng, giành lại độc lập cho nước Việt vào năm 1427.

Sau khi đuổi cổ xong giặc Tàu xâm lăng, Bình Định Vương lên ngôi Hoàng Đế, xưng là Thái Tổ, đóng đô ở Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt. Vào thời nhà Lê, mọi việc trong nước đều được chỉnh đốn sửa sang lại để giữ bản sắc Việt tộc. Việc cai trị sắp đặt cho quy củ, hệ thống hóa hành chánh tốt đẹp, luật pháp nghiêm minh. Bộ luật Hồng Đức là bộ luật rất có giá trị và hoàn bị đã được ban hành dưới triều Lê Thánh Tông (1460 1497). Việc học hành và đào tạo nhân tài cho nước nhà được khuyến khích. Triều đình đặt lệ khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá và được vinh quy bái tổ.

Thời Lê có nhiều tác phẩm danh tiếng còn truyền đến nay như là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, thơ văn của Nguyễn Trãi như Gia Huấn Ca, Bình Ngô Đại Cáo, v.v...

Võ công và việc mở mang bờ cõi thêm về nam tiến, Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành chiếm lấy đất, vào năm 1471 thành lập đạo Quảng Nam. Năm 1479 xứ Bồn Man hay Trấn Ninh thuộc nước Lào, liên kết với nước Lão Qua ở nước Lào nổi lên quấy phá, Lê Thánh Tông sai quân đánh dẹp loạn, xứ Bồn Man xin quy thuận chịu hàng.

Vào cuối thời Lê, các vua bỏ bê quốc sự, say mê tửu sắc, ăn chơi bê tha thoái hóa, khiến dân tình khổ sở, giặc giã nổi lên khắp nơi. Quan triều thì tranh giành nhau quyền lợi. Tướng Mạc Đăng Dung dẹp yên loạn ở triều rồi giết vua Lê Cung Hoàng trong năm 1527, sang đoạt ngôi vua, lấy danh xưng là Minh Đức, vẫn theo chính sách của các triều Lê mà trị nước.

Đến năm 1540, Mạc Đăng Dung hàng phục Tàu và nhận chức phong Đô Thống Sứ của nhà Minh. Đa số các quan triều không nể phục, người thì bỏ về ở ẩn, người thì nổi lên chống lại. Lịch sử sang trang khi con một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim nổi lên, lập con cháu nhà Lê lên làm vua để chống nhà Mạc. Nguyễn Kim đánh chiếm được từ Thanh Hoá vào nam, chia đôi đất nước với nhà Mạc. Năm 1545,Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm thế quyền. Trịnh Kiểm sợ con cái Nguyễn Kim không chịu bèn giết em vợ là Nguyễn Uông và bắtNguyễn Hoàng vào trấn ở đất Thuận Hoá vào năm 1558. Trịnh Kiểm mất, Trịnh Tùng lên thay vua cha vào năm 1592. Trịnh Tùng đem quân đánh nhà Mạc ở mạn bắc, giết được Mạc Mậu Hợp, chiếm kinh đô, diệt xong nhà Mạc, hoàn thành việc trung hưng nhà Lê.

7/ Thời Tây Sơn nổi dậy:

Vua Thanh Càn Long mượn cớ vua Lê Chiêu Thống cầu viện để thôn tính nước Việt, đã sai Tôn Sĩ Nghị đem đại binh 20 vạn quân sang đánh. Năm 1788 quân Thanh tiến theo ba mũi giáp công là Tuyên quang, Cao bằng và Lạng sơn. Phía quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về trú đóng ở Tam Điệp và Biện Sơn cố thủ chờ lệnh

Trong khi Lê Chiêu Thống theo quân Tôn Sĩ Nghị vào kinh đô Thăng long và nhận chức An Nam Quốc vương do vua Thanh Càn Long phong tước, rồi ỷ dựa vào thanh thế giặc Tàu truyền lệnh chém giết để trả thù. Quân xâm lăng nhà Thanh thì tha hồ cướp bóc, đày đọa hiếp đáp, giết hại dân Việt. Dân chúng miền Bắc phải sống trong cảnh vô cùng khốn đốn. Được tin quân Thanh kéo sang xâm lăng, Bắc Bình Vương lên ngôi Hoàng Đế vào năm 1788, lấy hiệu Quang Trung, rồi kéo 10 vạn quân ra Bắc tiễu trừ, chinh phạt quân Tàu. Trận chiến mùa Xuân Kỷ Dậu, bắt đầu từ ngày 10 tháng chạp, năm 1789 quân Việt tới núi Tam Điệp, Quang Trung Hoàng Đế cho dừng binh để quân sĩ ăn tết trước, rồi ngày 30 tháng chạp hỏa tốc tiến đánh. Quân Tàu liên tiếp bị thất bại ở các mặt trận Phú Xuân, Hà Hồi, Ngọc Hồi, cùng trận Đống Đa. Các danh tướng Tàu Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống đều bị giết chết tại mặt trận. Tướng Tôn Sĩ Nghị khiếp vía bôn tẩu rút tàn quân chạy thẳng về Tàu. Chiến thắng thần tốc chỉ trong vòng vỏn vẹn năm ngày, Quang Trung đại phá đại quân Thanh. Lê Chiêu Thống và gia đình tháo chạy theo Tôn Sĩ Nghị sang Tàu, rồi sau này đã chết nhục bên nước người.

Sau 20 năm liên tục xông pha chinh chiến và trị quốc, Hoàng Đế Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40, vào ngày 16 tháng 9 năm 1792. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng.

Rồi kể từ khi Chúa Nguyễn lên ngôi vua xứ sở ta lâm vào ngã rẽ khác sau 1000 Bắc thuộc giặc Tàu phương Bắc lại đến 100 đô hộ củangưới Pháp.


Quang Trung Hoàng Đế

Trong chủ đề về "60 năm di cư và nguy cơ Hán hóa Việt Nam" cho đặc san của anh em cựu học sinh Bưởi Chu Văn An vùng NamCalifornia, tôi xin gửi bài viết này khi ôn qua lịch sử 1000 Bắc thuộc mà cha ông của chúng ta đã vẻ vang giữ vững bờ cõi, để ngày hôm nay mỗi người chúng ta, những người Việt Nam trong và ngoài nước phài ngậm ngùi, khóc thương cho tiền đồ dân tộc Việt Nam đang bị giặc nội xâm Cộng Sản Việt Nam cấu kết cùng thế lực ngoại xâm Bắc Phương với mộng Hán hóa xâm thực gặm nhắm lần để thôn tính xứ sở chúng ta tinh vi hơn là bởi do sức mạnh trên các phạm vi kinh tế, tài chánh, chính trị hay văn hóa, mà chẳng cần dùng đến sức mạnh quân sự của họ.

Nguyên do chúng ta mất nước, nếu sẽ thành hiện thực như các lãnh thổ của Mông Cổ, Tân Cương hay Tây Tạng, cũng bởi vì một số người ngay thuở ban đầu đã tự nguyện đem máu xương Việt Nam làm công cụ gia nô tôi tớ để bành trương thanh thế lực Cộng Sản quốc tế, xuất cảng giấc mộng thế giới vô sản và chủ nghĩa đại đồng. Những kẻ xuẩn động rước voi về giày mả tổ như những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, hay Kiều Công Tiện của thời đại ngày nay là những Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,... bất chấp nước mắt và máu xương Việt Nam cho sự tham lam cho những giấc mơ huyễn hoặc về chính trị hay những quyền lợi kinh tế vơ vét tài nguyên quốc gia để làm giàu ích kỷ cho gia đình hay cho phe nhóm của những tay bạo chúa ngồixỗm trên sức mạnh của quyền lực.

Theo luật trời đất, bất cứ kẻ bạo chúa nào như những Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn, Adolf HitlerJosef Staline hay Mao Trạch Đông đều bị khuất phục bởi luật công bằng, bởi thời gian, lòng tham lam, sự tàn ác của họ đã bị thiên nhiên chế ngự.

Với kẻ thù Bắc Phương, dân tộc Việt Nam vốn hiếu hòa nhưng cương quyết, như chiếc lò xo khi bị nén ép cho căng thì sức phản lực quật ngược của dân tộc Việt Nam sẽ trở nên vũ bão. Dân tộc Việt Nam hiền lành trong kiên nhẫn và kiên định bởi vì: Ngày mai trời lại sáng và vận xui rồi cũng sẽ qua.

Dân tộc Việt Nam sẽ tồn tại.

Trần Hoáng Nam (Los Angeles)