Wednesday 26 March 2014

Giáo sư Kenichi Ohno, từ những đề nghị lạc quan đến thực tế

Vào năm 1994, một chuyên gia Nhật về kinh tế VN, là giáo sư Kenichi Ohno đã nói về kinh tế VN như sau: "Các bạn đang ngồi trên đống vàng mà không biết". Trong một bài phỏng vấn ngắn thực hiện bởi tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, ông Ohno đã đưa những lời khuyên và nhận định, lẫn đề nghị về việc VN cần vận dụng tối đa công nghiệp nước ngoài, trong khi đó các chuyên gia VN xoay tròn quanh đề tài kinh tế tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước (DNNN).(1)

Cũng trên tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, vào ngày 26 tháng 3 năm 2014, đã đăng lời tuyên bố của, cũng lại giáo sư Kenichi Ohno, về việc "cái bẫy thu nhập trung bình đã trở thành thực tế tại VN".

Cái bẫy thu nhập/lợi tức trung bình tiếng Anh là "middle income trap", theo World Bank (Gill and Kharas)  là một tình trạng phát triển kinh tế, mà một số quốc gia có thể bị vướng phải trong tiến trình phát triển kinh tế đi từ hạng nghèo lên hạng khá hơn. (2)

Cái bẫy này làm cho những nước bị vướng vào, sẽ loay hoay trong vòng giới hạn của lợi tức trung bình trên đầu người (GDP) bị "kẹt" trong khoảng từ 1000 đến 12.000 đô la Mỹ (tính theo thời giá 2010).

Khi một quốc gia không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khi giá trị hàng công nghiệp nhập so với hàng công nghiệp xuất nhỏ đi, khi nhân công không còn có giá, khi tài nguyên bị những nhóm lợi ích chi phối, khi tham nhũng tràn lan, khi các công ti không còn kiếm được thu nhập đủ, khi sức chuyển từ ngành kỹ nghệ lợi ít đến lợi nhiều không đủ, khi hạ tầng cơ sở xuống cấp dần,    ... thì bộ máy kinh tế sẽ trì trệ và rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình.

Trong trường hợp VN, cái bẫy thu nhập này thuộc loại trung bình thấp. Chưa kể những nguồn tiền giúp đỡ từ người Việt hải ngoại không thể coi là nội lực kinh tế. Cái chuyện VN rớt lại vào thành phần các nước nghèo, bị lệ thuộc, không phải là một dự kiến "quá phản động" nữa. 

Điều này, không chờ đến khi giáo sư Kenichi Ohno tuyên bố, bằng những lời lẽ đơn giản hay chuyên môn, nhiều người VN đã không ngừng báo động về vấn đề này.

0o0

Thực tế ngỡ ngàng và tương lai không sáng không phải vì VN không có những lợi điểm.

Việt Nam đã có thời hội đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, và nhân hòa (theo nghĩa an ninh chế độ).

0o0

Một người bạn của tôi vừa gửi cho tôi một email, trong đó chỉ có câu: "Bên nớ là địa đàng, bên ni là vũng lầy".

0o0

Mà đâu chỉ có vũng lầy kinh tế không đâu!

Văn hóa sai, chính trị sai, giáo dục sai, hậu quả sẽ còn nhiều di họa. Sự lệ thuộc vào Tàu Cộng đã có từ lâu. Với tình trạng kinh tế và chính trị thế này, ách lệ thuộc thêm càng ngày càng khó tránh.

Đinh Thế Dũng

Ref: