Trương Minh Đức (Danlambao) - Ông Nguyễn Hữu Cầu là một người lính QLVNCH mà tôi không thể nào quên, năm 1983 tôi chỉ vừa 23 tuổi đã từng đến tham dự “phiên tòa” tại một rạp hát chiếu bóng có tên là Châu Văn nằm giữa trung tâm thị xã Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang.
Bên ngoài “phiên tòa” rất đông người đến xem phiên xét xử kỳ quái của tòa án cộng sản lúc bấy giờ.
Tôi còn nhớ rất rõ phía sau rạp hát để làm phiên tòa này, có một ngôi chùa xung quanh có trồng hàng cây được người dân trèo lên chật kín để xem... Khi chiếc xe tù áp giải những người “phản cách mạng” được chuyển đến.
Mọi người hết sức ngỡ ngàng khi nhận ra đó là những vị bác sĩ trong khoa phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang.
Một người được cho là nhân vật chính trong vụ án này là Đại uý QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu, ông Nguyễn Hữu Cầu bị cái “tòa án” độc tài của CSVN buộc tội là sáng tác nhạc, làm thơ cho các bác sĩ trong kíp phẫu thuật nghe và hát dẫn đến hậu quả là gây ra cái chết những cán bộ công an trong những khoa phẫu thuật trong quá khứ... Tòa còn cáo buộc ông Cầu đã dùng nhạc “ru ngủ” các bác sĩ có tính chất “phản động”, bản án sơ thẩm người ít nhất cũng trên 10 năm đến 20 năm chỉ vì nghe và hát nhạc của ông Nguyễn Hữu Cầu... riêng ông Nguyễn Hữu Cầu bị tuyên án tử hình.
Một người được cho là nhân vật chính trong vụ án này là Đại uý QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu, ông Nguyễn Hữu Cầu bị cái “tòa án” độc tài của CSVN buộc tội là sáng tác nhạc, làm thơ cho các bác sĩ trong kíp phẫu thuật nghe và hát dẫn đến hậu quả là gây ra cái chết những cán bộ công an trong những khoa phẫu thuật trong quá khứ... Tòa còn cáo buộc ông Cầu đã dùng nhạc “ru ngủ” các bác sĩ có tính chất “phản động”, bản án sơ thẩm người ít nhất cũng trên 10 năm đến 20 năm chỉ vì nghe và hát nhạc của ông Nguyễn Hữu Cầu... riêng ông Nguyễn Hữu Cầu bị tuyên án tử hình.
Ông Cầu kháng án lên tòa án tối cao, cũng may là ông đã gặp được một vị luật sư có lương tâm bào chữa cho ông, nên bản án được giảm xuống còn chung thân. Theo thời điểm vào thập niên 90 thì tù chung thân nếu không được giảm thì ở tối đa cũng chỉ là 20 năm. Nhưng vì sao mà ông Cầu phải ở đến 32 năm mới được thả!?
Hai vấn đề chính mà tôi biết được là ông Nguyễn Hữu Cầu luôn khẳng định là ông không có tội, đồng thời cũng liên tục gởi 500 lá đơn trong mấy chục năm qua yêu cầu xem xét lại vụ án và không chấp nhận cho mình là có tội, vì ngồi tù quá lâu nên ông từng chứng kiến các giám thị trại giam đã hành hạ tù nhân, buôn bán ma tuý trong trại giam, làm hàng giả v.v... cũng là nguyên nhân thứ hai để ông Cầu không bao giờ có ngày về. Từ trung ương của ĐCSVN cho đến những tên cai tù rất tin tưởng là Ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ chết dần mòn trong nhà tù trại Z30A Xuân Lộc - Đồng Nai.
Tháng 07 - 2008, tôi bị tòa án tỉnh Kiên Giang “xử” phiên phúc thẩm y án là 5 năm tù giam, khi xe đặc chủng của trại giam Kiên Giang chuyển tôi đi trong đêm từ Kiên Giang đưa tôi đến khu giam riêng phân trại 2 trại Z30A - Xuân Lộc, lúc đến khu giam riêng đã gần 10 giờ sáng.
Người tù đầu tiên mà tôi gặp là một ông đã rụng hết răng (ông Cầu). Ông rất niềm nở xách tiếp các đồ dùng cá nhân của tôi vào buồng giam và sau đó thì các anh em khác cũng ra tiếp chuyện hỏi thăm... khi giới thiệu đến ông lớn tuổi nhất mà tôi đã gặp đầu tiên và ở lâu tù nhất có tên là Nguyễn Hữu Cầu, khi nghe tên ông tôi bật cả người... tôi sợ có sự nhầm lẫn và hỏi lại ông lần nữa có phải vụ án của ông xử vào năm 1983 tại Kiên Giang? Ông nói đúng rồi... lúc bấy giờ tai tôi ù đi và cảm thấy rất thương xót cho ông, tôi nói với ông Cầu là chắc ông có từng ở chung với tù nhân Trần Tấn Sang? ông Cầu nói Sang đã ở chung phòng với tôi nhiều năm liền với mức án 17 năm, tôi nói ông Sang là cậu ruột của tôi trước đây trong tổ chức Liên Tôn, ông Sang cũng thường nhắc và kể chuyện về tính khẳng khái của ông Cầu cho tôi nghe.... cũng từ đó tôi và ông Cầu một già, một trẻ xưng với nhau là đồng hương, nhiều anh em ở chung cũng thường nói.. từ khi có tôi vào đến nay thì ông Cầu đã vui hẳn lên!
Những ngày đầu khi gặp được ông Nguyễn Hữu Cầu thì tôi càng nhận ra thêm chính sách độc ác của cộng sản đối với những người lính trong chế độ Cộng Hòa, lúc còn ở ngoài tôi có đọc được bản tin của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn nói về người tù Trương Văn Sương và nay tôi lại phát hiện thêm một người lính VNCH là đại uý Nguyễn Hữu Cầu đã bị giam hàng chục năm mà không nghe ai nhắc đến!!!
Lần thăm nuôi đầu tiên tại trại Z30A - Xuân Lộc tôi đã thông tin ngay cho vợ của tôi biết là có ở chung với ông Cầu cùng quê, trong lúc nói tôi cũng cho vợ tôi biết về tình trạng của ông Cầu và đến tháng sau khi gặp lại vợ tôi trong kỳ thăm nuôi tôi được biết là thông tin của ông đã được chuyển cho các Anh Chị Em bên ngoài... mỗi lần thăm nuôi tôi chỉ kỳ vọng là có những thông tin về ông, để cơ may có thể cứu ông ra khỏi nhà tù độc ác này. Bắt đầu từ 2010 thì thông tin về ông Cầu đã lan tỏa đến nhiều kênh truyền thông, các tổ chức nhân quyền... mặc dù tôi còn ở trong tù nhưng luôn kỳ vọng cho ông Cầu ra càng sớm càng tốt vì ông đã quá nhiều bệnh tật, mắt mù 80%, răng còn chỉ 1 chiếc... tôi rất mong khi thấy ngày kêu tên ông Cầu ra khỏi trại giam... nhưng rồi tháng 03 / 2010 tôi bị chuyển sang một trại khác cách đó 30 km. Cùng lúc ấy anh Nguyễn Bắc Truyển cũng vừa hết hạn tù, tôi luôn tin chắc là Bắc Truyển sẽ là người ra ngoài kêu gọi sự trả tự do cho ông Cầu, mọi việc diễn ra như tôi đã nghĩ... Khi tôi đã hết án 05 năm trở về... cũng không thấy ông Cầu được thả? mặc dù Anh Chị Em và các tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế liên tục lên tiếng... Tết 2014 vừa qua tôi cũng kỳ vọng vào lời hứa của CSVN là sẽ thả ông Nguyễn Hữu Cầu trước tết... nhưng rồi lời hứa ấy để lại sự buồn bã cho những ngày Xuân mong đợi!
Tối ngày 22/03/2014 lúc 21 giờ đêm bất ngờ cả nhà anh Bích hay tin cha mình được xe công an trại giam đưa về tận nhà tại huyện U Minh Thượng - Kiên Giang để trả tự do, cả nhà đoàn tụ sau hơn 1/ 3 thế kỷ... niềm vui chưa trọn vẹn... 24 giờ sau ông Nguyễn Hữu Cầu bị lên cơn đau tim và thiếu máu não do hơn 10 chứng bệnh ở trong tù còn để lại trong cơ thể gầy yếu của ông.
Anh Bích phải chuyển ông Cầu đến Bệnh viện tỉnh để cấp cứu!!... sau khi vào được 6 đơn vị máu ông Cầu có đỡ hơn và đã ăn được ít cháo.
Lúc 04 giờ sáng ngày 24/03/2014 tôi đến bệnh viện để thăm ông và có cuộc thăm hỏi trao đổi trực tiếp đầu tiên sau nhiều năm xa cách.