Sáng Chủ Nhật, ông phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Tony Blinken là người đầu tiên thông báo tin Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đón Thủ Tướng Lâm Thời Arseniy Yatsenyuk.
Buổi tối cùng ngày, bản tin của Phòng Báo Chí Tòa Bạch Ốc gửi cho báo chí nói rõ hơn: cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày Thứ Tư, mục đích “thảo luận những biện pháp để hỗ trợ cho chính phủ và người dân Ukraine, cũng như những giải pháp ôn hòa để giải quyết căng thẳng do Liên Bang Nga gây nên khi đưa quân vào Crimea.” Ông Blinken dùng chữ “cô lập” để nói về những biện pháp Hoa Kỳ, Liên Minh Âu Châu và thế giới phải làm đối với Nga, ông phát ngôn viên Jay Carney khéo léo hơn, chỉ nói rằng điều chính phủ Hoa Kỳ mong muốn thấy “là sự ủng hộ của thế giới đối với những khó khăn kinh tế mà Ukraine đang phải đối phó, và quan trọng hơn nữa là ủng hộ sự đoàn kết của người dân Ukarine, giúp họ thực hiện được ước mong trong lúc đang sửa soạn cho cuộc bầu cử vào Tháng Năm tới đây.”
Buổi tối cùng ngày, bản tin của Phòng Báo Chí Tòa Bạch Ốc gửi cho báo chí nói rõ hơn: cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày Thứ Tư, mục đích “thảo luận những biện pháp để hỗ trợ cho chính phủ và người dân Ukraine, cũng như những giải pháp ôn hòa để giải quyết căng thẳng do Liên Bang Nga gây nên khi đưa quân vào Crimea.” Ông Blinken dùng chữ “cô lập” để nói về những biện pháp Hoa Kỳ, Liên Minh Âu Châu và thế giới phải làm đối với Nga, ông phát ngôn viên Jay Carney khéo léo hơn, chỉ nói rằng điều chính phủ Hoa Kỳ mong muốn thấy “là sự ủng hộ của thế giới đối với những khó khăn kinh tế mà Ukraine đang phải đối phó, và quan trọng hơn nữa là ủng hộ sự đoàn kết của người dân Ukarine, giúp họ thực hiện được ước mong trong lúc đang sửa soạn cho cuộc bầu cử vào Tháng Năm tới đây.”
Ông Arseniy Yatsenyuk, thủ tướng lâm thời của Ukraine, sẽ gặp Tổng Thống Barack Obama vào Thứ Tư. |
Bất kể dùng chữ nào để nói về mục tiêu cuộc thảo luận “thì mục đích chính vẫn là muốn chứng tỏ cho thấy Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu cuộc tranh cãi chính trị đang được cả thế giới chú ý tới,” một viên chức cao cấp hành pháp Hoa Kỳ nói với báo chí hôm Thứ Hai vừa rồi. “Ngay từ ngày đầu tiên, mọi người đều thấy quan điểm cứng rắn của Tổng Thống (Obama) về vấn đề Ukraine, quan điểm này không chỉ được tổng thống nói với người dân Mỹ mà còn nói cả với người dân các nước khác, đồng thời tổng thống cũng lập lại nhiều lần trong cuộc điện đàm với Tổng Thống Vladimie Putin hồi tuần trước.” Quan điểm cứng rắn đó được tóm tắt vào những điểm sau: Nga phải tôn trọng chủ quyền của Ukraine, phải rút hết quân ra khỏi Crimea, không được can dự vào chuyện của người dân Ukraine, không được đứng đằng sau “màn kịch chính trị mang tên trưng cầu dân ý” sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật tới đây để tách Crimea ra khỏi Ukraine và sáp nhập vào Liên Bang Nga. Nếu những điều đó không được đáp ứng, “chúng tôi sẽ có những biện pháp cứng rắn” đối với chính phủ Nga, với các viên chức cao cấp trong chính phủ Nga và cả những người thân cận với Tổng Thống Putin.
Chuyện Tổng Thống Obama tiếp Thủ Tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk “là chuyện có thể nhìn thấy trước,” theo giải thích của ông Michael O'Brien của Viện Nghiên Cứu Dân Chủ Toàn Cầu. “Tuần trước Ngoại Trưởng John Kerry mời ngoại trưởng Ukraine đi chung chuyến bay sang Tây Âu gặp các nhà lãnh đạo của Liên Minh Âu Châu, dấu hiệu đó cho thấy Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến mới giữa Washington và Moscow.” Dựa vào lý đó, ông O'Brien cho rằng chuyện đón Thủ Tướng Ukraine ở Tòa Bạch Ốc “là điều chẳng gì lạ cả,” nhất là ngay từ ngày đầu tiên “Tổng Thống Obama đã vạch rõ lằn ranh đứng hẳn về phía Kiev, sẵn sàng đối đầu với ông Putin của Nga,” và đây là lần đầu tiên kể từ ngày làm tổng thống đến giờ “ông Obama có thái độ vừa cứng rắn vừa rõ rệt như thế.”
Ngay cả nội dung cuộc thảo luận diễn ra trong ngày hôm nay “cũng chẳng có gì mới,” theo nhận xét của một nhà phân tích khác là ông Olga Rudenko đang có mặt ngay tại Kiev. “Ðây chỉ là cuộc gặp mặt mang tính biểu tượng vì những gì tổng thống Mỹ cần phải nói thì ông đã nói, nhưng gì chính phủ Ukraine cần phải trình bày thì họ cũng đã trình bày.” Ông Rudenko còn đi xa hơn, dự đoán trong cuộc họp báo sau đó, “Tổng thống Hoa Kỳ sẽ nhắc lại lời cam kết ủng hộ chính phủ và người dân Ukraine, nhắc lại những điều kiện ông đã đặt ra với chính phủ Liên Bang Nga, còn Thủ Tướng Yatsenyuk sẽ nhắc lại lời kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho quốc gia của ông và sẽ chính thức lên tiếng mời các nước gửi người đến để quan sát cuộc bầu cử.”
Dù cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Ukraine được xem là chỉ mang tính biểu tượng, nhưng phái Hoa Kỳ không bỏ lỡ cơ hội để khẳng định lập trường của mình. Phó Tổng Thống Joseph Biden sẽ cắt ngắn chuyến công du Trung Mỹ để về lại Washington cùng Tổng Thống Obama đón vị khách từ Ðông Âu sang, Ngoại Trưởng John Kerry từ chối lời mời sang Moscow gặp ông Putin, lấy lý do khi nào Moscow chưa thực hiện những đòi hỏi Hoa Kỳ đã đưa ra thì “không có gì để bàn thảo thêm,” theo lời một viên chức ngoại giao chuyên về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga.
Ðiều duy nhất mọi người đang chờ đợi là liệu Tổng Thống Obama có hứa hẹn giúp đỡ cho Ukraine về mặt quân sự hay không. Câu hỏi này được đặt ra vì trước khi ông Yatsenyuk lên máy bay đi Washington, chính phủ Kiev thông báo thành lập lực lượng vệ binh quốc gia, giữ vài trò “hỗ trợ cho quân đội trong công tác bảo vệ an ninh lãnh thổ và duy trì trật tự xã hội.” Khi loan báo quyết định có tính chiến lược này, chính phủ Kiev cũng nói rõ “rất cần sự tiếp sức của mọi quốc gia” trong đó, đương nhiên, có Hoa Kỳ.”
Dư luận ghi nhận được từ thủ đô Washington D.C. cho thấy các nhà quan sát không có cùng quan điểm về chuyện này. Một số cho rằng Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên loan báo trợ giúp Ukraine về kinh tế, do đó cũng sẽ là quốc gia đầu tiên thông báo trợ giúp cho Kiev về quốc phòng, “ít nhất là giúp huấn luyện cho lực lượng vệ binh mới được thành lập.” Một số khác lại dự đoán có lẽ Thủ Tướng Yatsenyuk sẽ nêu đề nghị này “nhưng Tổng Thống Obama chưa vội trả lời vì ông không muốn đưa thêm bất kỳ lời hứa nào có thể khiến cuộc đối đầu Mỹ-Nga trở nên căng thẳng hơn, chỉ tạo thêm bất lợi cho quốc gia mà chính phủ Mỹ mong muốn sẽ có ngày chính thức trở thành đồng minh chiến lược.”
Quốc gia đó chính là Ukraine.