1-Parkinson tay.
a-Môt bệnh nhân Quebecois bị bệnh Parkinson ở tay, đo nhiệt trên đầu, kết qủa sai biệt khác nhau, chỗ cao, chỗ thấp, chỗ không có độ, ở những chỗ độ cao và chỗ không có độ đều phải châm nặn máu, rồi cào đầu bằng 5 đầu ngón tay của mình cho thông khí huyết. Khi đang cào đầu thì tay của bệnh nhân run giật liên hồi, ngưng cào đầu thì tay bệnh nhân im, ngưng run giật.
Đây là hậu qủa của bệnh kinh phong co giựt hồi còn ở tuổi thiếu nhi, thiếu niên do tuổi còn nhỏ mà áp huyết đã cao như người lớn, áp huyết cao chữa không đúng gốc bệnh, nên hiện nay có tình trạng những dây thần kinh có nơi co, nơi giãn.
b-Đo áp huyết hai tay, bên cao áp huyết, bên thấp áp huyết, lọt trên tiêu chuẩn và lọt dưới tiêu chuẩn. Bên cao hơn tiêu chuẩn phải châm nặn mắu 5 đầu ngón tay, ngón chân bên cao, bên thấp phải kéo huyệt Ế Phong cho áp huyết bên thấp tăng lên.
Nếu áp huyết hai tay còn cao thì đặt hai bàn tay bệnh nhân chồng lên nhau ở huyệt Khí Hải, cuốn lưỡi ngậm miệng thở tự nhiên bằng mũi, không chú trọng đến hơi thở, chỉ cần buông thả lỏng toàn thân, đặt cây nhiệt kế bình thường như nhiệt kết cặp sốt điện tử (có thể thấy được nhiệt độ nhảy lên từng 1/10 độ) dưới lòng bàn tay. Mình cho bệnh nhân biết nhiệt độ dưới hai bàn tay bắt đầu chỉ là bao nhiêu, thí dụ 26 độ, chỉ cần nằm nghe bàn tay nóng dần, bao giờ nhiệt kết chỉ lên 37.5-38.0 mới xong cách thở thiền. Chúng ta sẽ thấy độ tăng lên từng 1/10 độ như 26.1, 26.2. 26,3......37.1,37.2...
d-Đây là bài tập khí công thiền ở Đan Điền Tinh, có kết quả, là bàn tay bây giờ nóng hơn trán, có nghĩa là áp huyết đã xuống. Có thể để máy đo áp huyết nơi cánh tay sẵn, thỉnh thoảng bấm máy, thấy áp huyết xuống dần, khi nhiệt kế ở bàn tay tăng lên 37.5-38.0 độ C thì chính lúc đó đo áp huyết hai tay đã xuống khoảng 120-130mmHg, và để ý khi đặt chồng hai bàn tay lên huyệt, hai bàn tay hết run giựt. Vì bệnh Parkinson là bệnh thuộc thần kinh do tắc khí huyết làm ức chế thần kinh hay do áp huyết cao làm hưng phấn thần kinh..
e-Ngược lại bệnh run giựt tay chân do thần kinh ức chế, sẽ có áp huyết hai tay thấp, khi đưa tay ra phía trước một mình thì run giựt, khi đặt tay lên bàn hay nơi điểm tựa nào đó thì hết run giựt, thì đông y khí công không xếp vào loại bệnh Parkinson, mà do thiếu khí huyết, như bài Quốc Văn Giáo Khoa Thư khi còn trẻ chúng ta đã học : Ông tôi năm nay 70 tuổi, lưng còng, tóc bạc, đi đứng run lẩy bẩy....thì không phải là bệnh thần kinh Parkinson, còn thực chứng là do áp huyết cao, thần kinh bị ứ tắc, dân gian thường gọi là dây thần kinh chạm mát. Cần phải theo dõi áp huyết, tập khí công bài Vỗ Tay 4 Nhịp, thở Đan Điền Tinh, không ăn cay nóng làm táo bón, cao áp huyết.
f-Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ từ vai, cùi chỏ, cổ tay, ngón tay, có điểm nào không có độ hay diểm nào có độ thấp nhất, điểm nào có độ cao nhất, chứng tỏ khí huyết lưu thông nơi cánh tay không đều, lúc nhiều lúc ít, lúc mạnh lúc yếu, dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu các điểm đó, cho đến khi các nơi dều có nhiệt độ giống nhau như vậy là khí huyết đã thông đều ra đến tay.
g-Thông thần kinh đầu: Đo nhiệt kế ở huyệt Thừa Linh bên trái và bên phải, huyệt Phong Trì bên trái và bên phải, huyệt Đại Chùy giữ cuối xương cổ và đầu đốt xương cột sống sẽ thấy nhiệt đô khác nhau, nên thần kinh điều khi63n vận động bị bết tắc không thông, châm nặn máu cho các huyệt được thông, có nhiệt độ bằng nhau, thì thần kinh vận động trong não sẽ tự điều chỉnh lại được những thần kinh hưng phấn hay ức chế của những cử động tay chân theo ý muốn.
Có những bệnh nhân vừa bị chứng co giật tay nhẹ, phát hiện kịp thời, chỉ cần châm nặn máu huyệt Thừa Linh là cánh tay và bàn tay hết run giật.
Còn thiếu khí huyết áp huyết thấp, không cần phải dùng thuốc chữa thần kinh, mà cần uống thuốc bổ máu, tập Vỗ Tay 4 Nhịp, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu , Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực cho tăng áp huyết, thông đủ khí huyết lên đầu và ra tay chân.
Những bệnh lâu năm chữa không khỏi vì không theo dõi áp huyết và đường-huyết, qúa cao hay qúa thấp, chỉ uống thuốc trầm cảm càng làm tê liệt chức năng phản xạ làm hưng phấn hoăc ức chế thần kinh không tự kiểm soát được chức năng vận động, trường hợp này phải ngưng thuốc, thay vào thuốc thì mỗi ngày day huyệt theo Hà Đồ Lạc Thư Trên Đầu 3-4 lần /ngày để phục hồi lại chức năng thần kinh.
2- Parkinson chân.
Một linh mục bị Parkinson chân, chân đi giựt giựt, không tự chủ bước chân được, ý muốn đi, nên người ngả về phía trước nhưng chân lại díng cứng 1 chỗ không chịu đi nên thường bị té ngã.
Có hai lý do, thần kinh đầu không điều khiển được chân, thần kinh và ống dẫn máu dưới chân bị ứ tắc không thông
a-Đo nhiệt độ trên đầu, châm những nơi có nhiệt độ qúa cao hơn những nơi chung quang, và châm vào những nơi không hiện lên độ, rồi cào đầu chỉnh cho khí huyết thông lên đâu, thông các dây thần kinh.
Đo nhiệt độ dưới ngón chân, ngón chân nào không chỉ độ thì khí huyết không chạy đến làm chân cứng, khi châm nặn máu đo độ để kiểm tra cách chữa đã làm khí huyết thông xuống chân chưa, nếu chưa châm nặn máu tiếp.
b-Bảo bệnh nhân nằm dơ một chân thẳng chỉ lên trời, vỗ đập chân cho máu đỏ xuống máu đen nơi các ống tĩnh mạch được trả về tim. Vỗ chân này đến chân kia.
c-Bệnh nhân nằm úp. cũng Vỗ Đập Chân ở thế nằm, rồi tập gấp gối ép chân vào mông ở thỉ thở ra, mỗi bên chân tập 36 lần cho chân mền, gân cơ thư giãn.
d-Cho bệnh nhân đứng lên, tập hát bài one, two, three...cho thuộc nhịp, hát cho đều. Sau đó mình nắm một tay bệnh nhân để dắt đi. Trươc khi đi, mình hô to như ra lệnh cho lính : Nhấc chân...Nhấc ! Bước ! hát liền one, two, three... mỗi bước đi là một chữ.. .thế là bệnh nhân đi được, dắt và hơi kéo bệnh nhân đi nhanh thêm và đi cho đúng nhịp, bắt bệnh nhân hát to, rồi buông tay, vẫn hát cùng với bệnh nhân, nhưng để bệnh nhân đi một mình, mình đi bên cạnh đề phòng bệnh nhân té ngã, cứ cho đi vòng tròn rộng không được ngừng, vì khi bị ngừng lại, là hai bàn chân bệnh nhân dính chặt vào đất, không bước được nữa sẽ bị té ngã. Muốn đi nữa lại bảo bệnh nhân tự ra lệnh cho mình khẩu lệnh : Nhấc chân...Bước ! là bước đi liền. Còn bệnh nhân lúc đó như người máy, cứ đi mà không ngừng lại được, sợ đi thẳng nữa sẽ đụng tường, thì bảo bệnh nhân tự hô to khẩu lệnh : Ngừng ! thế là bệnh nhân ngừng,
e-Đây là cách luyện thần kinh, có khẩu lệnh : Nhấc chân...Bước ! hay : Ngừng ! để thần kinh bộ đầu chỉ huy thần kinh vận động cho quen ...Sau đó ra lệnh thầm trong đầu để tự đi đứng một mình.
Bệnh này chỉ một lần chữa là đi được ngay, nhưng ở nhà phải có một người như thầy giáo, hay huấn luyện viên, đi kèm bắt tập luyện ở khoảng trống rộng, mỗi ngày tập 2-3 giờ, trong 1 tháng. Nếu không, do lười tập, bệnh lại tái phát, thần kinh chỉ huy và thần kinh vận động lại tách rời.
f-Tốt nhất để cho bệnh nhân tự tập đi lên xuống cầu thang, để làm mạnh chân, tăng thể lực, chỉnh thăng bằng thần kinh não bộ, phải vừa đi vừa hát one, two, three...
Tôi đã từng cho các bệnh nhân tê liệt chân và bệnh Parkinson tập đi lên cầu thang 10 tầng ở trong bệnh viện, cứ đi lên 10 tầng bên tay trái bệnh viện rồi đi lòn lách trên hành lang bệnh viện để sang đầu cầu thang bên kia đi xuống từ lầu 10, lại đi qua phía bên đây leo lên lầu 10, đi qua bên kia đi xuống, chỉ đi kèm bệnh nhân để phòng ngừa té ngã, nhưng bệnh nhân nào cũng đi giỏi như người bình thường.
Có người khi mới đến phòng mạch, đi không được phải có người nhà bế đi, khi ngồi ghế chờ một lúc, khi tôi bảo đứng lên cũng không tự đứng được vì 2 chân cứng, hay cái đầu không biết cái chân ở đâu.
Tôi bảo, thôi bệnh này không cần vào trong phòng chữa, để tôi dắt đi ngay bây giờ, Khi người nhà dùi bệnh nhân đứng lên được rồi, tôi day Hà Đồ Lạc Thư trên đầu, vê đau 10 đầu ngón tay chân xong, tôi bảo bện nhân nhấc co 1 chân lên, rồi tâi ra lệnh bước, tôi cầm tay phía trước mặt bệnh nhân kéo bệnh nhân đi dài bước, vừa đi vừa hát one, two, three, đi trong hành lang dài 12m, đi 10 vòng, khi chân bệnh nhân đã bước dẻo đều, chân không còn cứng, tôi đi sau, cho bệnh nhân đi trước, bệnh nhân đi được đường thẳng, bỗng nhiên bệnh nhân la lên : Con ơi ! Bảo mẹ dừng đi không thì mẹ đi đụng vào tưòng bây giờ. Có nghĩa là bệnh nhân đi như người robot, thần kinh đầu chưa điều khiển được bước chân như ý muốn. Tôi bảo : Tự bà phải nói lớn như ra lệnh cho cái đầu biết : Dừng lại ! Nó sẽ tự động dừng lại.
Bây giờ bà tự ra lệnh : Nhấc chân, Nhấc ! Bước đi, bước ! Dừng lại, dừng!
Cứ thế bà bệnh nhân này tự đi tự đứng, tự dừng. Cà phòng đợi mọi người cười ồ, cả bà cũng cười vui vẻ, vì đã biết cách đi, bà nói từ nay tôi sẽ bỏ thuốc, vì càng uống càng bệnh nặng thêm.
Có những bệnh nhân chỉ đi được đường thẳng, đến cuối đường muốn quay trở lại để đi rất khó không quay người được, thì tôi cho họ luông luôn đi về phía trước đi theo vòng số 8 để có lúc quẹo trái, có lúc quẹo phải, và để cho đầu gối không bị cứng khi đi thì cho bệnh nhân tập lên xuống cầu thang, thì bệnh Parkinson tự khỏi, chỉ cần theo dõi áp huyết và đường lúc nào cũng nằm trong tiêu chuẩn tuổi, và tự tập 7 bài đầu khí công chỉnh thần kinh.
Bệnh Parkinson này dễ chữa đối với những bệnh nhân thường không có sở tri kiến chấp, còn đối với các bác sĩ bị bệnh này thì họ không tin, không chịu chữa theo những phương pháp không phải của tây y, chỉ tin vào thuốc, khiến bệnh càng ngày càng nặng không đi được nằm liệt giường tiêu tiểu tại chỗ, có than trời trách đất thì cũng đã muộn, không còn sức mà tập đi được nữa.
(Tìm trên Google, Khí Công Y Đạo Việt Nam Montreal, trong thông báo 20 có những bài tập khí công )
Làm sao đi đứng được dễ dàng trong bệnh Parkinson ?
Theo Tây y, Bệnh Parkinson là một trong các bệnh thuộc thần kinh có tên chung là Rối loạn thăng bằng, khác với mất thăng bằng do bệnh chóng mặt. Rối loạn thăng bằng thường xuyên khiến cho bệnh nhân cảm thấy đi không vững mất an toàn, người ngoài nhìn vào thấy bệnh nhân đi lệch người như muốn ngã, có loại rối loạn thăng bằng ở thế đứng do áp huyết giảm ở thể đứng, ngồi hay nằm thì được, hễ đứng lên là ngã, có loại mất thăng bằng ở thế đi, cứ bước đi vài bước ngắn lại bị dậm chân tại chỗ như chân bị dính chặt xuống đất do bị tổn thương hồi trán, thể chai, đó là hội chứng của bệnh Parkinson, bệnh hystérie ( bệnh rối loạn chức năng thần kinh ).
Phân biệt cách đi để chẩn đoán bệnh tìm nguyên nhân như :
Rối loạn thăng bằng do nguyên nhân tiền đình :
Có dấu hiệu tổn thương tiền đình như rung giật nhãn cầu, ngón tay trỏ lệch, có dấu hiệu Romberg khi đứng hai gót chân dụm lại nếu nhắm mắt là bị ngã, khi đi bị lệch, thính giác giảm do u giây thần kinh VIII., tổn thương mê đạo lỗ tai trong, gây chóng mặt, thân não xơ cứng rải rác..
Rối loạn thăng bằng do u tiểu não :
Thuộc hội chứng thùy nhộng hay thùy giữa có dấu hiệu hai chân cứ dạng ra, khi bị đẩy từ trước ra sau không gượng lại được, dáng đi như người say rượu lệch bên phải lệch bên trái đi quá tầm..
Suy tuần hoàn đốt sống :
Do bị té ngã đột ngột làm mất thăng bằng khi đi có cảm giác không an toàn.
Rối loạn thăng bằng nguyên nhân do phản ứng thuốc :
Do dùng loại thuốc không thích hợp bị phản ứng hoặc lạm dụng thuốc điều trị an thần kinh (như Largactil, Aminazine,Halopéridol..),loại Carbon oxyde, Mangan.. làm run thành bệnh Parkinson. Thuốc chống trầm cảm làm run nhanh ở lưỡi khiến nói khó và run các đầu chi, thuốc Litbium làm run không đều ở các đầu chi. Ngoài ra còn những chứng run giật do nhiều nguyên nhân khác không liên quan đến bệnh Parkinson không ảnh hưởng đến vấn đềđi mất thăng bằng thường xuyên không nằm trong phạm vi bài này.
Theo đông y, bệnh run giật tay chân hay đầu cổ được chia làm hai loại hư chứng và thực chứng :
Run giật do hư chứng không phải là bệnh Parkinson: Do gìa yếu cơ thể suy nhược, mặc dù có dấu hiệu run tay chân, cầm một vật không vững chắc, ngay cả khi đưa cánh tay để với lấy một vật gì cũng thấy run lẩy bẩy, khi đi hai chân run không vững như muốn ngã không do chóng mặt, nhưng nếu khi đặt tay trên bàn có điểm tì tựa thì hết run, theo đông y là loại bệnh thiếu khí lực, nếu cho dùng thuốc trị Parkinson là không đúng bệnh, nếu dùng thuốc này một thời gian sau thành bệnh rối loạn thần kinh sẽ thành bệnh Parkinson thực, tạo ra rung tâm nhĩ tâm thất, rối loạn nhịp thở và áp huyết gây bloc và đứt mạch có nguy cơ tử vong.
Run giật do thực chứng chính là bệnh Parkinson: Khi run giật không kiểm soát được, mặc dù tay được đặt trên bàn có điểm tì tựa cũng vẫn run giật. Bệnh do chạm mát thần kinh vận động tay chân, chỉ huy của thần kinh và phản xạ vận động của tay chân không đồng bộ. Thí dụ nhưđang đi người bệnh muốn đứng lại ngay sẽ không được vì thân người vẫn bị đẩy về phía trước trong khi chân đứng lại tạo ra dáng đi dật dật dậm chân tại chỗ khiến người muốn ngã về phía trước nên họ cảm thấy đi không được an toàn.
Theo khí công chữa bệnh đã áp dụng thử nghiệm dùng khí công hướng dẫn cho các bệnh nhân bị bệnh Parkinson tự chữa khỏi bệnh bằng cách dạy tập thở và tập đi, chỉ hướng dẫn một lần thì dáng đi trở thành bình thường, và nhiều bệnh nhân đã nhờ cách tập này mà khỏi bệnh.
a-Cách tập thở : Ngồi tựa lưng trên ghế dựa, thẳng lưng, hai bàn tay để ngửa trên đùi, cùi chỏ sát vào hông, mắt mở nhìn vào phía bên tay hoặc bàn tay bị run giật. Hít vào thật nhẹ như ngửi một mùi thơm của một bông hoa, thở ra nhẹ, khi thở ra nhớ hạ vai xuống. Hãy để ý khi hít vào mạnh vai nâng lên dù chỉ một ít chúng ta sẽ thấy bàn tay và ngón tay run giật liên hồi, nếu hít thởđúng, không nâng ngực không nâng vai thì tay không run giật nữa, theo đông y bệnh Parkinson là bệnh dư khí làm rối loạn thần kinh, do nhu cầu sống mà chúng ta cần phải thở, nhưng thở êm nhẹ vừa đủ thở vào, trái lại cần thở ra nhiều hơn thở vào để giảm bớt khí dư thì khí trong cơ thểđược quân bình, lập tức hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm cũng được quân bình, lúc đó tuyến nội tiết tựđiều chỉnh tạo ra thuốc chữa rối loạn chức năng thần kinh. Cứ mỗi hơi thở theo dõi thấy bàn tay và ngón tay hết run, cứ tập tiếp khoảng 15 phút một lần tập, có thể tập nhiều lần trong ngày và tập nhiều ngày cho đến khi hết bệnh run tay, lúc đó ý làm chủ được hệ thần kinh chức năng có lợi cho chữa bệnh.
b-Cách đi : Chúng ta để ý khi bắt đầu bảo bệnh nhân đi, bệnh nhân cứ đứng hoài tại chỗ hoặc ý muốn đi đưa người về phía trước nhưng hai bàn chân bị dính chặt xuống đất không bước đi được khiến thân người mất thăng bằng dễ bị ngã, cho nên bệnh nhân cảm thấy sợ mất an toàn không dám tập đi nữa, và người nhà cũng không dám cho bệnh nhân tập đi nữa, đa số nằm lâu khí huyết tụ làm chân sưng phù nặng nề, da chân nóng, có nhiều đường gân máu quanh cổ chân nổi xanh đen đau nhức. Để giúp bệnh nhân đi được dễ dàng ở bước đầu tiên khởi hành, nên nhờ vào marchette ,bảo bệnh nhân nhấc co một chân lên, đi như kiểu lính tập diễn hành, đi bằng gót.
Có 4 điều cấm kỵ trong khi đi :
- Không được đi bằng cả bàn chân chạm đất, tự nhiên sẽ bị dính chân tại chỗ không đi được, tốt nhất là lót thêm một vật gì để lót đệm cao 5 ngón chân lên cho khỏi chạm đất để bệnh nhân chỉ có thểđi bằng gót chân.
- Khi đứng lại không bao giờđược đứng hai bàn chân ngang hàng nhau như người bình thường khiến thần kinh vận động chân bị chạm mát, phải đứng một chân trước một chân sau đến khi muốn đi tiếp sẽ dễ dàng.
- Khi đi thẳng về phía trước hết chỗ muốn quay trở lại, nhớ là không được đứng lại chụm chân vào một chỗ hoặc hai bàn chân ngang hàng nhau, mà phải như lính vừa nhấc đầu gối dậm chân tại chỗ vừa quay người , lúc nào ở dưới đất cũng chỉ có một chân chạm đất.
- Không được đi bước ngắn dễ bị ngã, phải đi bước dài, nếu đi được tự nhiên không cần marchette, nên đi trên lề đường chung quanh khu nhà, hoặc ngoài vườn có người thân đi kèm. Để ý thếđứng đi phải tự nhiên thư giãn, nếu đi đánh tay cao hoặc mạnh qúa cũng làm cho mất thăng bằng hoặc cứng chân đi không được. Có thể nên để hai tay sau lưng rồi đi như người nhàn rỗi ngắm hoa trong vườn. Tập đi mỗi ngày như thế thần kinh chức năng được phục hồi trở lại. Nếu muốn vừa đi vừa luyện thở theo khí công thì vừa đi vừa hát bài : one, two three, four, five, six, seven….
Khi tập thở và tập đi có kết qủa như người bình thường thì bệnh Parkinson cũng đã khỏi, nên đề nghị bác sĩđiều trị khám lại và giảm liều lượng thuốc, đổi loại thuốc nhẹ hơn và vẫn cứ tập thở đều đặn mỗi ngày để cơ thể tự tạo ra thuốc qua hệ nội tiết gọi là thuốc nội dược vừa đúng và đủ nhu cầu không gây phản ứng phụ, nó cũng tương đương với thuốc uống ngoại dược từ bên ngoài đem vào cơ thể nhưng thuốc ngoại dược sẽ gây ra phản ứng phụ tạo ra một bệnh khác .
3-Đầu rung lắc liên tục do chấn thương đầu :
Nam bệnh nhân Colombian 60 tuổi bị chấn thương nhẹ trên đầu, khiến đầu rung lúc lắc liên tục hơn 10 năm.
Khám bệnh bằng máy đo áp huyết và Nhiệt kế :
Tay trái 111/76mmHg mạch 59, tay phải 117/70mmHg mạch 57
Bệnh trên bộ đầu do áp huyết tay trái thấp, khí huyết không lên được tớI nửa đầu bên trái, các ống mạch và một sợi dây thần kinh nào đó đã teo lại, máu không qua được khiến đầu bị rung lắc. Theo phương pháp chữa của đông y khí công, muốn chữa cho thông khí huyết lên não và thần kinh bộ đầu, cần phải áp dụng những huyệt của Hà Đồ Lạc Thư, trong đó có hai huyệt Thừa Linh bên trái và bên phải.
Tôi dùng máy bấm nhiệt kế ThermoFlash vào 9 huyệt của Hà Đồ Lạc Thư, tất cả các huyệt đều chỉ nhiệt độ tương đương đều nhau ở khoảng 36.6 độ C, riêng huyệt Thừa Linh trái chỉ Lo (=low, thấp dưới 30 độ máy không bắt được tín hiệu)
Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Khí :
a-Dùng kim thử tiểu đường, châm vào huyệt Thừa Linh trái, nặn máu. Đo lại nhiệt độ điểm vừa châm lên 36.2 độ C. Tự nhiên đầu hết rung lắc lâu được 10 phút.
b-Sau khi châm huyệt Thừa Linh trái, bắt đầu day theo quy tắc Hà Đồ Lạc Thư
c-Hướng dẫn bệnh nhân bài tập Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần. Bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để đưa máu lên nuôi não và bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết..
Sau khi tập, đo lại áp huyết, tay trái 125/75mmHg mạch 68, tay phải 123/74mmHg mạch 68.
Thần :
Hướng dẫn bệnh nhân tập thở Đan Điền Thần.
Tinh :
Khuyên bệnh nhân dùng thêm thuốc bổ máu để giúp máu lên đầu, có hai loại thuốc của tây y rất công hiệu là Acti-B12 hoặc Hormodausse, mỗi sáng khi ngủ dạy uống 1 ống, cho đến khi áp huyết lên 130/80mmHg mạch 70-80 thì ngưng.
4-Máy đo nhiệt kế tìm ra được dây thần kinh trên đầu ứ tắc làm tay run.
Một bệnh nhân tay thỉnh thoảng bị run đã 3 năm, tây y tìm không ra bệnh. Tôi đo áp huyết hai tay, thì tay bị run bên phải áp huyết thấp hơn tay kia, nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn thấp ở tuổi của ông. Ông cho biết thỉnh thoản khi nào đầu có sợi dây thần kinh bị giật nhói đau đầu là tay bị run.
Tôi hỏi ông thường bị nhói đau đầu ở vùng nào trên đầu, ông chỉ và nói ở khoảng này mà không biết chỗ nào, ở nửa đầu bên phải. Đúng là bệnh nhân là thầy dạy mình kinh nghiệm, không nhờ bệnh nhân mình tìm không ra bệnh. Vùng đầu ông chỉ nó thuộc đường kinh Đởm, tôi dùng nhiệt kế bấm xem nhiệt độ trên đoạn đường kinh, bấm liên tục sát nhau từng 1cm dọc đường kinh, tôi đọc kết qủa hiện trên máy, như 37.2, 37.3. 37.0, 36.8, 36,6. 35.0, Lo, Lo, (không bắt được độ) 36.0. 36.6. 37.0...Tôi đo lại, đến đoạn Lo, tôi nói đây, nó đây, nó chính là thủ phạm, đoạn này dây thần kinh bị tắc do thiếu khí huyết không thông. Tôi châm nặn máu và đo lại nhiệt độ thành đều khắp đường kinh. Sau đó dùng huyệt Ế Phong để thông khí huyết trên đầu đưa áp huyết lên, và bấm Ế Phong phải mạnh hơn để đưa áp huyết bên tay phải lên cao hơn cho bằng tay trái.
Vừa châm nặn máu và bấm Ế Phong xong, thì ông bảo tay hết run rồi, sau đó hướng dẫn ông tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp, để ông về nhà biết cách tự tập mỗi ngày.
5-Chứng minh được chứng bệnh hàn giả nhiệt, tây y chữa lầm thành bệnh Parkinson :
Có một bệnh nhân khi được đo áp huyết có nhịp tim thấp, áp huyết thấp so với tuổi 52 có số đo áp huyết là : 105/72mmHg nhịp tim 55.
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Chúng ta sẽ kết luận là bệnh nhân bị thiếu khí huyết, cơ thể hàn, cần phải uống thuốc Bổ Hư Thang.
Sau khi uống Bổ Hư Thang trong đó có chất bổ máu là Đương Quy, có chất bổ khí là Hoàng Kỳ, có chất tăng lượng đường trong máu và tăng áp huyết là Cam Thảo, có chất tăng nhiệt tăng áp huyết là Nhục Quế, và Bạch Thược là vị thuốc dẫn khí huyết và thông khí huyết cho ngũ tạng, liễm âm huyết, nhu can, thu hãn, hòa trung.
Bệnh nhân sau khi uống 2 ngày Bổ Hư Thang, đo lại áp huyết lên được :
Tay trái 128/72mmHg mạch 72, tay phải 125/75mmHg mạch 72.
Theo lý thuyết thì khí huyết đã lọt vào tiêu chuẩn như người khỏe mạnh. Nhưng bệnh nhân khai trong người nóng, người khó chịu, đầu căng, hai chân cứng không nhấc nổi chân, không có sức, bệnh nhân cho biết cơ thể yếu hơn so với trước khi chưa dùng thuốc, người nhà gọi điện thoại đến phòng mạch hỏi nguyên nhân tại sao, có phải thuốc không phù hợp ?
Tôi trả lời, thuốc rất cần cho cơ thể tăng khí huyết, kết qủa áp huyết lên đúng, nhưng tính hấp thụ chuyển hóa chậm do lười tập sau khi ăn 30 phút.
Người nhà trả lời, bệnh nhân qủa thực không chịu tập, nói rằng không có sức. Tôi bảo người nhà cầm đầu gối bệnh nhân, giúp bệnh nhân tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần, tập xong, ấn đè huyệt Trung Quản cho khí huyết quy tụ về trung tiêu 30 phút, phải thấy được bụng bệnh nhân phồng lên-xẹp xuống để chuyển hóa thức ăn và thuốc uống, sau đó ấn đè huyệt Khí Hải lâu 30 phút để đưa dẫn khí huyết xuống hạ tiêu nuôi chân, mạnh thận khí. Khi làm xong, đo lại áp huyết ở 2 chân và tay rồi điện thoại cho tôi biết.
Kết qủa áp huyết hai tay xuống : tay trái còn 115/80mmHg mạch 60, tay phải 112/78mmHg mạch 62, ở chân trái 148/82mmHg 80, chân phải 145/78mmHg mạch 75
Nhìn vào kết quả, chứng tỏ thuốc Bổ Hư Thang làm tăng áp huyết nhưng chưa đủ tiêu chuẩn, sau khi tập thuốc chuyển ra khỏi bao tử ra khắp cơ thể và chân tay, thì bao tử và gan vẫn hàn, áp huyết ở chân tăng, nhưng hai chân nóng hơn hai tay, chân trái nóng hơn chân phải.
Người nhà cho biết, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau khi tập đã đỡ nhiều, nhưng bệnh nhân vẫn nói trong người nóng.
Sáng hôm sau đến ngày hẹn lại phòng mạch, bệnh nhân khai với tôi, trong người nóng lắm.
Tôi đo áp huyết hai tay, tay trái 106/62mmHg mạch 57, tay phải 101/61mmHg mạch 53, tôi đưa cho bệnh nhân xem,và nói rằng ông uống Bổ Hư Thang chỉ lên ít, chứng tỏ ông cần phải uống tiếp tục, còn ông sợ nóng chính vì ông thiếu máu và thiếu khí do thiếu tập khí công.
Tôi dùng nhiệt kết bảo bệnh nhân lè lưỡi, bắn máy đo nhiệt cách lưỡi 5cm, nhiệt kết chỉ 38.8 độ C, nên bệnh nhân cảm thấy nóng trong miệng, đo ở trán 37.5 độ, ở bụng 36.6 độ, hai bàn tay 37.1 độ, hai cổ chân nơi huyệt Tam Âm Giao 38.0 độ, như vậy tất cả dương nhiệt trong cơ thể toát ra ngoài, còn đo nhịp mạch đập tuần hoàn máu trong cơ thể thì rất chậm, nhịp mạch có 57 và 52, điều đó chứng tỏ hư hàn trong cơ thể mà giả nhiệt ngoài cơ thể.
Bệnh nhân này người Hoa, bệnh đã hơn 10 năm, đông y và tây y đã chữa không kết qủa bệnh càng ngày càng nặng, đi đứng chân yếu, run rẩy đôi khi bàn tay co cứng, chân cứng không bước đi được, tây y chữa theo loại bệnh Parkinson.
Nếu không nhờ máy đo áp huyết và nhiệt kế, thì các thầy thuốc đông y đã chữa sai, tưởng nhiệt thực cho uống thuốc hàn làm áp huyết tụt thấp, chân tay vô lực, bệnh hư càng thêm hư.
Cách chữa loại bệnh hư hàn giả nhiệt hay hư nhiệt giả hàn thì đúng ra các thầy thuốc phải chữa vào hư hàn là phải dùng chất nhiệt đưa vào trong cơ thể cho cơ thể ấm, hoặc hư nhiệt giả hàn, phải dùng chất hàn đưa vào cơ thể làm cho cơ thể mát.
Nhưng đa số các thầy thuốc khám môi, miệng lưỡi...thấy khô nóng lở tưởng nhiệt, cho thuốc hàn thì mới đầu bệnh nhân thấy dễ chịu, sau khi uống xong thì bệnh nhân lại càng thấy nóng hơn trước. Còn ngược lại, bệnh nhân uống thuốc đúng bệnh là thuốc nóng thì sợ nóng thêm không dám uống.
Cho nên thầy giỏi cũng phải cho uống thuốc nhiệt giả hàn để chữa bệnh hư hàn giả nhiệt, thí dụ cho uống nước gừng có tính nhiệt nhưng bỏ vào tủ lạnh trở thành nưóc mát, bệnh nhân uống qua miệng thấy mát dễ chịu, sau khi vào bụng lại thấy ấm, hay ngược lại, nếu chữa bệnh hư nhiệt giả hàn, thì cho uống hoa cúc, hay hoàng liên có tính hàn nhưng uống với nước nóng đi qua miệng bệnh nhân thấy dễ chịu, sau khi uống vào bụng trong người thấy mát.
Còn phương pháp KCYĐ chữa bằng huyệt để điều chỉnh khí huyết âm dương :
Tôi hướng dẫn người nhà ấn đè huyệt Trung Quản cho khí huyết tụ ở trung tiêu, rồi ấn đè huyệt cho khí huyết chuyển xuống hạ tiêu, khi nào nhìn thấy các ngón chân tự động nhúc nhích đủ 5 ngón chân thì chân mới có lực, khoảng 10 phút các ngón chân trái nhúc nhích đủ cả 5 ngón, còn chân phải mới nhúc nhích được ngón cái và ngón thứ hai, ba ngón còn lại chưa nhúc nhích, thêm 10 phút nữa, 5 ngón chân phải nhúc nhích, còn 5 ngón chân trái nhúc nhích thường xuyên. Khi ấn đè huyệt Khí Hải, máy đo áp huyết vẫn đo thường xuyên ở tay trái, khí khí huyết xuống chân, trán lạnh, áp huyết ở tay xuống thấp 97/57mmHg nhịp tim 54, lại phải ngưng ngay, để đưa khí huyết lên não trở lại bằng huyệt Ế Phong, áp huyết tăng lên 104/59mmHg mạch 58.
Rõ ràng cơ thể rất hàn, tôi phải dùng gối sưởi điện (cousin chauffant) để ở bụng vùng Trung Quản đưa nhiệt độ ở bụng lên 38 độ làm trung tiêu ấm lại và bấm huyệt Ế Phong, đo lại áp huyết lên 110/72mmHg mạch 65.
Dù có bấm huyệt Ế Phong cho áp huyết lên rồi cơ thể vẫn thiếu khí huyết, thiếu nhiệt, áp huyết vẫn thấp, điều đó chứng tỏ cơ thể thiếu máu, vẫn cần Bổ Hư Thang, nhưng dù làm cách nào cũng không tăng nhiệt cho nhịp mạch lên giúp nội tạng đủ điều kiện nhiệt độ cho máu tuần hoàn.
Tôi đo đường có kết qủa 5.8mmol/l, tôi hỏi sáng bệnh nhân đã ăn chưa, bệnh nhân trả lời mới vừa ăn xong 30 phút. Tôi cho biết cơ thể ông không đủ năng lượng, nhiệt lượng, nên chân tay yếu sức, ông cần phải ăn thêm chất ngọt, và chất gừng, tôi sẽ cho ông uống 1 ly trả gừng mật ong. Người nhà nói bệnh nhân sợ gừng làm người cảm thấy nóng lắm, tôi đổi sang trà Đương Quy Táo Đỏ mật ong, pha cho ông 1 gói uống nóng ngay tại chỗ, sau 5 phút thử đường lên 6.5mmol/l, người ông sắc mặt da dẻ trở nên hồng, ông cảm thấy cơ thể ấm áp dễ chịu.
Tôi cho bệnh nhân biết, ông không phải bị bệnh Parkinson, chính cơ thể thiếu đường trong máu, thay vì chích Glucose, thì ông uống sau mỗi bữa ăn 1 gói Trà Đương Quy Táo Đỏ Mật ong, làm tăng đường trong máu, tăng hồng cầu, bổ máu, dưỡng tâm an thần, giữ thân nhiệt đều.
Để tôi chứng minh cho ông thấy, tôi không cần phải chữa chân cho ông để ông đi được nhanh nhẹn dễ dàng, mà chính nhờ cơ thể ông đủ khí huyết, nhiệt độ đều, đủ độ đường trong máu sau khi ăn là 8.0-10.0mmol/l thì ông đi đứng nhanh nhẹn không run rẩy, không mệt mỏi. Tôi sẽ cho ông uống thêm 1 gói nữa. Ông uống xong đường lên 7.5mmol/l. Tôi bảo ông xuống giường đi thử xem, ông đi nhanh như người bình thường, thế là ông đi te te, lên cầu thang không cần vịn thành cầu thang, mặt hồng hào, trán ấm.
Với kinh nghiệm này, nếu không nhờ 3 loại máy khám bệnh, chúng ta cũng sẽ bị định bệnh sai lầm và chữa sai lầm như đông và tây y.
6-Tìm ra nguyên nhân bệnh Parkinson giả :
Một bệnh nhân uống thuốc tri bệnh Parkinson 5-10 năm bệnh càng trở nặng, đi đứng khó khăn, đo áp huyết chỉ hơi thấp so với tiêu chuẩn nhưng nhịp tim đập chậm . So với tuổi 45, áp huyết theo tiêu chuẩn khí công ở tay là :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 ,
ở chân lý tưởng nhất :
140-150/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80
Bệnh nhân này có số đo áp huyết :
Tay trái : 120/72mmHg mạch 60, tay phải 115/70mmHg mạch 58
Chân trái : 130/75mmHg mạch 60, chân phải 125/70mmHg mạch 58
Theo kết luận của KCYĐ tay phảì thiếu khí huyết, tay trái lạnh, chân phải yếu hơn chân trái, chân phải lạnh hơn chân trái (58), vì lạnh hơn nên chân cứng hơn.Kiểm chứng bằng nhiệt kế nơi những điểm lạnh ở bàn tay trái, nhiệt kế chỉ Lo, thì thử đường-huyết tại những đầu ngón tay lạnh sẽ thấp hơn nhựng nơi nóng hơn, nhất làn những nơi nào đang có sưng đau do va chạm như ở cùi chỏ, nơi điểm đau nóng thì đường-huyết nơi đó cao, còn cạnh đó chừng 1-2cm, thủ đường-huyết lại thấp hơn nhiều.
Theo định nghĩa bệnh Parkinson của môn KCYĐ, là một bệnh thuộc dây thần kinh, có 3 nguyên nhân : dây thần kinh bị chèn ép tắc nghẽn, hay đứt dây thần kinh, hoặc qúa sung huyết căng thẳng, nên thần kinh giao cảm và vận động không đồng bộ, dấu hiệu tay, bàn tay, hay chân, hoặc đầu cổ lúc nào cũng rung giật, dù có người nắm giữ hay có điểm tựa đặt tay lên bàn, để chân xuống đất cũng vẫn bị rung giật, đó là bệnh Parkinson thực hay đông y xếp vào loại Parkinson thực chứng. Còn những người già lớn tuổi mà hồi xưa Quốc Văn Giáo Khoa Thư có bài Ông Tôi, có câu : ông tôi năm nay 70 tuổi, lưng còng, tóc bạc, tay chân run lẩy bẩy…đó là tình trạng thiếu khí huyết, đi đứng không vững, cầm vật gì cũng không có sức nắm, tay run, đi đứng chân run… tây y vẫn xếp vào loại Parkinson, và chỉ có một loại thuốc chữa trấn an thần kinh không cho run, thực ra những bệnh nhân Parkinson thiếu khí huyếr áp huyết thấp bị rung giật khi tay chân không có điểm tựa, còn khi tay để lên bàn thì hết run, ngược lại với bệnh Parkinson thực chứng, bàn tay dù có để trên bàn cũng vẫn run co giật không kềm chế được.
Còn Parkinson không thực chứng, cũng không hư chứng, vì áp huyết không cao không thấp, có ngày bệnh nhân đi đứng dễ dàng nhanh nhẹn, có ngày chân cứng không nhấc chân được, hay chân mềm nhũn vô lực bước đi thì té ngã, chúng ta phải nghĩ ngay đến cơ thể bệnh nhân thiếu dương khí, không có sức, không có năng lượng, bởi vì đường trong máu thấp.
Những người hôn mê lâu ngày mà không do tai biến mạch máu não, nhưng lúc nào cũng ngủ mê man, như ngủ say không tỉnh, hơi thở đều, yếu, mắt lúc nào cũng nhắm nghiền, không có sức mở mắt ra được, áp huyết khoảng 95-105mmHg. Tây y có 4 loại thuốc cấp cứu cho những bệnh nhân này tỉnh lại :
Chích một mũi thuốc tăng đường (Glucose), nếu cơ thể có lượng đường thấp trong máu.
Chích một mũi Calcium khi cơ thể hàn lạnh có nhịp tim đập qúa chậm, máu không tuần hoàn nhanh làm suy tim.
Chích một mũi B12 khi thần kinh suy nhược.
Chích một mũi vitamin C, khi cơ thể bị sung huyết não do nhiệt làm máu đặc không tuần hoàn, thì vit.C làm loãng máu hạ thân nhiệt.
Trường hợp bệnh nhân trên, bệnh Parkinson do thiếu đường, muốn biết điều đó phải kiểm chứng bằng máy đo đường. Tôi hỏi bệnh nhân sáng đã ăn gì, bệnh nhân cho biết đã ăn bánh mì, cà phê cách nay 1 giờ. Tôi đo đường có kết qủa 5.4mmol/l, đưa cho bệnh nhân xem, bệnh nhân nói tốt, vì bệnh nhân đang dùng thuốc chữa tiểu đường.
Tôi hỏi, ông bị bệnh Parkinson bao lâu rồi, ông trả lời 5 năm, tôi hỏi ông đã uống thuốc trị tiểu đường bao lâu rồi, ông trả lời 10 năm. Tôi lại hỏi ông có đo đường mỗi sáng không, bao nhiêu. Ông trả lời mỗi sáng trước khi ăn tôi đo được 4.5mmol/l, tôi kiêng đường, sau khi ăn đo được 5.0mmol/l.
Tôi giải thích cho ông nghe, trước khi ăn, một người khỏe mạnh không có bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu nằm trong tiêu chuẩn theo công ty dược phẩm Contour ghi trên hộp que thử đường từ 6.6-8.3mmol/l hay 108-149mg/dL, như tôi không có bệnh tiểu đường, sáng tôi đo đường là 6.0mmol/l, sau khi ăn bánh mì cà phê, tôi đo được 12.0mmol/l, sau 4 tiếng đo lại đường xuống 6.5mmol/l.
Một người có bệnh tiểu đường, khi nào sau khi ăn đo đường 10-12mmol/l, sáng ngủ dậy đo đường không xuống hoặc xuống rất ít, vẫn còn ở mức 8.0-10.0 mmol/l thì đó là người ăn đường hay chất ngọt mà không được hấp thụ chuyển hóa ra năng lượng, lúc đó mới gọi là bệnh tiểu đường, ngược lại nếu người thiếu đường trong máu sẽ bị thiếu năng lượng và nhiệt lượng, không đủ đường nuôi cơ bắp tim và các bắp thịt.
Còn nếu dù không ăn đường, mà đo đường vẫn cao hơn tiêu chuẩn, thì đường trong các cơ bắp bị lấy mất vào máu để duy trì sự co bóp của tim, nên các bắp thịt sẽ teo nhẽo dần, vô lực, nên những người bị bệnh tiểu đường ban đầu đều do dư đường không chuyển hóa, người mập mạp, sau 5-10 năm người gầy ốm do lạm dụng thuốc tiểu đường và kiêng không ăn đường, nên lượng đường xuống thấp.
Đa số những người bị bệnh tiểu đường, lạm dụng dùng thuốc hạ đường nên bị mù mắt, tế bào bị hoại tử phải bị lở loét, cưa chân, không phải do đường cao mà do đường qúa thấp, khi đường thấp dưới 3.8mmol/l người mệt mỏi, không sức, hay buồn ngủ mê man thần trí hôn mê, có thể hôn mê sâu vào giấc ngủ ngàn thu, hậu qủa của thiếu đường trong máu ít ai ngờ tới, chứ không phải đường cao mà bị mù mắt hay bị cưa chân.
Đối vơí kinh nghiệm của môn KCYĐ, trường hợp bệnh nhân Parkinson nói trên được uống Trà Gừng mật ong, hay trà Đương Quy Táo Đỏ Mật Ong, hay uống ly nước nóng pha 2 thìa đường, sau 5 phút thử lại đường lên 6.2mmol/l, tôi cho biết với lượng đường trong máu như thế, chưa đủ sức cho ông đi được, tôi cho ông uống tiếp thêm 2 thìa đường với nước nóng, sau 5 phút đo đường lên 7.0mmol/l. Tôi bảo ông xuống giường bước đi xem được không, lúc đó ông bước đi được dễ dàng.
Tôi dặn ông khi thấy dấu hiệu buồn ngủ, mắt nhắm, mệt, chân tay rã rời vô lực, cần đo đường. Trong túi phải có sẵn 2 cục đưòng cube, bỏ ngay vào miệng, để tránh bị té ngã hôn mê, nhờ người nhà đo đường ngay để biết đường trong máu đủ hay thiếu để biết cách câp cứu kịp thời.
doducngoc