Tuesday 1 April 2014

Đêm qua em mơ gặp Kiều Trinh

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Lâu lắm rồi em không còn “có khả năng” nằm ngủ mơ gặp bác Hồ nữa, nhưng đêm qua em mơ gặp Kiều Trinh.

Em mơ gặp cô Kiều Trinh trên đài truyền hình VTV1. Cô vẫn phụ trách chương trình “Câu chuyện Văn hóa”. Trên lý thuyết là dạy văn hóa cho dân Hà Nội, nhưng thực tế là cô dạy cho 90 triệu dân cả nước và hơn thế nữa, cô còn dạy cho cả thiên hạ năm châu, vì em từng được học “Hà nội là thủ đô của phẩm giá con người”, là “cái nôi của nhân loại”; dân nước nào cũng “ước chi ngủ dậy thành người Việt Nam”.

Mặc dầu đêm qua khi mơ gần xong bỗng dưng em rú lên khiến cô bạn đồng giường thức giấc rồi dụ em phải đánh cờ mệt nhừ tử, bây giờ thức dậy em vẫn nhớ như in: cô ấy (Kiều Trinh) vẫn mái tóc đờ-mi- gạc- xông, mắt đen lánh trông thật “nai”như vậy, mà hai tay cô lại bị nhám. Nghe đâu bác sĩ ưu tú lẫn bác sĩ nhân dân cấp giấy xác nhận đó là triệu chứng của bệnh tâm thần… Người ta đồn rằng sở dĩ cô Kiều mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn “bị” dạy văn hóa vì cô là con nhà có công với Kách Mạng (cha cô, tên Vũ Văn Hiến, là ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam “quang vinh muôn năm”,và làm Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam “gác thì Cu Ba ngủ, cu ba gù thì bướm má gật”).

Nói đến“có công với kách mạng” là em phải dọt lẹ đi chỗ khác chơi, vì KM bất khả luận. Chẳng hạn như quan tòa có thể phạt tù 3 năm dân thường ăn trộm một con gà của một thường dân, nhưng toà án không thể buộc tội “người có công với Kách Mạng”, đặc biệt đối với các nhà LTKM ăn cắp 16 tấn vàng của toàn dân, các nhà làm luật lại càng nín khe. Luật Pháp là do Hiến Pháp, mà “trên HP còn có Cương lĩnh Đảng”.

Bị “dọt lẹ đi chỗ khác chơi”, em bèn quay lại chơi với cô Kiều Trinh vậy. Chết cha, em chơi đến mô rồi nả? À đây rồi: em nhớ như in hồi đêm em mơ thấy nhà giáo dục văn hóa phản bác luận điệu thù địch xuyên tạc Kách Mạng. Còn văng vẳng bên tai em lời cô ta:

“Thưa quý khán thính giả đài, vì danh dự của tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong câu chuyện văn hóa hôm nay tôi tập trung xoay quanh luận điệu bôi nhọ nền giáo dục nước nhà do bọn phản đông và các thế lực thù địch trong và ngoài nước mới đây tung ra trên các báo lề trái, nhất là sau khi có tên xưng là bá tước Ba- le hay Bốn- lè gì đó xoáy vào cá nhân tôi, nhà văn hóa Kiều Trinh. Tôi thiết nghĩ là, như lời bác Hồ dạy, không có gì quý hơn… nói thẳng với địch. Để tôi trực diện với quân thù, bám tai địch mà nói, như hồi xưa nắm thắt lung quần mà đánh:

“ Này ông bá tước Ba le Bốn lè gì đó, tôi nói cho ông biết. Ông là dân Tây, tôi là dân Đông, văn hóa Đông Tây trái ngược nhau. Lấy thí dụ cụ thể là thao tác gọt cái bút chì: trong dân tôi cầm dao gọt ra, dân ông lại cầm dao gọt vào; như thao tác dùng bày tay làm dấu hiệu: trong khi dân tôi vẩy vào trong mình là muốn nói “lại đây, mời vô đây”, thì dân ông lại hiểu như vậy là đuổi đi, “cút cút…”. Chẳng hạn về tư cách đòi hỏi nơi nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia: trong khi TổngThống Mỹ Bill Clinton “ăn vụng” chút xí, chỉ để rơi vài “giọt nước lèo” lên quần cô thư ký Lê Uyển Kỳ gì đó bị đem đi phân tích DNA mà bị đem ra Quốc Hột đàn hạch xấu hổ cách chi, suyt bị bãi chức, thì Tổng bí Thư Lê Duẩn của Việt Nam chết có ba bốn bà vợ đưa tang…(1)

“Thành thử vì văn hóa bất đồng nên ông bá tước Ba le Bốn lè mới thắc mắc tôi, Kiều Trinh, một con cắp chợ bị bắt quả tang tại chợ Thụy Điển, Anh… lại đi dạy văn hóa trên TV nhà nước . Ăn cắp chợ dạy văn hóa như tôi là chuyện nhỏ; ăn cắp thơ văn, ăn cắp vợ, giết vợ bỏ con mà người ta còn được làm đến cha già dân tộc, được phong làm thần hoàng làng, được đúc tượng đặt vào chùa ngồi chung với Phật, lại còn là đạo đức cho già bé lớn trẻ đều phải học thấm nhuần … nữa là …”

“Nhân chuyện này, tôi cũng nhắc lại chuyện các ông Tây cứ nay hết tổ chức này mai lại đến tổ chức khác cứ tố cáo VN vi phạm nhân quyền, đàn áp dân chủ, cũng chỉ vì họ kém hiểu biết, không phân biệt được sự khác nhau một trời một vực giữa nhân quyền Tây, dân chủ Tây với nhân quyền, dân chủ ở nước VN xã hội chủ nghĩa chúng tôi...”

Em nghe đến đó thì giật mình vì bị cô giáo véo vào vế la, “dậy dậy”.