Tổng thống Mỹ Barack Obama đến sân bay quốc tế Haneda ở Tokyo, ngày 23/4/2014.
Bill Ide
23.04.2014/ VOA
BẮC KINH — Trung Quốc mạnh mẽ phản đối tuyên bố của Tổng thống Obama là những hòn đảo có tranh chấp ở Biển Ðông Trung Hoa nằm trong phạm vi áp dụng của một hiệp ước an ninh chung giữa Washington với Tokyo. Trước khi đến Nhật để thảo luận về các vấn đề an ninh và kinh tế, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói với một tờ báo Nhật là Washington sẽ bảo vệ Tokyo nếu xảy ra một vụ xung đột về dãy đảo ở Biển Đông Trung Hoa mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Bill Ide gởi về bài tường thuật sau đây.
Nhiều người đã dự kiến là những vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng sẽ được đề cập tới trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama, đặc biệt là trong chặng dừng chân đầu tiên tại Nhật Bản. Nhưng những lời lẽ gay gắt đã bắt đầu ngay cả trước khi máy bay của nhà lãnh đạo Mỹ đáp xuống nước Nhật.
Một tờ báo lớn ở Nhật Bản hôm nay đăng tải bài phỏng vấn Tổng thống Obama, trong đó ông đã đưa ra điều mà một số nhà phân tích nói là tuyên bố rõ ràng nhất từ trước đến nay về lập trường của Mỹ đối với vụ tranh chấp Trung-Nhật.
Quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư nằm dưới sự kiểm soát hành chánh của Nhật đã lâu.
Ông Obama nói với tờ Yomiuri Shimbun rằng quần đảo này thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật và Washington phản đối bất kỳ mưu toan đơn phương nào nhằm gây phương hại cho quyền kiểm soát hành chánh của Nhật đối với những hòn đảo này.
Ngày hôm nay, phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được hỏi về tuyên bố đó, đã lên tiếng chỉ trích hiệp ước Mỹ-Nhật mà ông nói là được thành hình trong thời Chiến tranh Lạnh.
Ông Tần Cương nói rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối việc đặt quần đảo này trong phạm vi áp dụng của hiệp ước Mỹ-Nhật, và Hoa Kỳ nên tôn trọng sự thật và có thái độ có trách nhiệm. Ông cũng khuyên Hoa Kỳ cẩn thận trong lời nói và việc làm và nên đóng một vai trò có tính chất xây dựng trong việc duy trì ổn định khu vực.
Hoa Kỳ đã chuyển giao quyền kiểm soát hành chánh các đảo đó cho Nhật Bản vào năm 1972, và Tokyo với Bắc Kinh đã tranh chấp với nhau về vụ này trong nhiều năm nay. Căng thẳng đã tăng mạnh vào năm 2012 sau khi chính phủ Nhật Bản mua lại một số đảo từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố không ngã về bên nào trong những vụ tranh chấp lãnh thổ như vậy ở vùng Đông Á. Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Yomiuri Shimbun, ông Obama hô hào cho những hoạt động tiếp xúc ngoại giao, thay vì đe dọa và cưỡng ép, để giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo. Vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã trở nên gay gắt hơn rất nhiều kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền và Bắc Kinh thường xuyên qui mọi lỗi lầm cho phía Tokyo.
Trung Quốc cho rằng những hòn đảo này là lãnh thổ của họ từ thời xa xưa. Cuối năm ngoái, họ bất ngờ đưa ra một tuyên bố đơn phương để thành lập một khu vực nhận dạng phòng không bao trùm cả những hòn đảo này.
Các nhà phân tích ở Nhật Bản và Trung Quốc có những nhận định không giống nhau về tuyên bố mới nhất của Tổng thống Obama.
Ông Tomohiko Taniguchi, giáo sư của Đại học Keio và là cố vấn đặc biệt của Nội các Nhật Bản, nói rằng tuyên bố của ông Obama có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử.
"Đây là tuyên bố làm an tâm nhiều nhất mà nước Nhật từng nghe thấy từ nhà lãnh đạo hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới, của cường quốc quân sự lớn nhất thế giới. Do đó, không có điều gì có thể làm an tâm nhiều hơn."
Tại Trung Quốc, không mấy ai xem tuyên bố đó là một sự thay đổi trong lập trường của Mỹ.
Ông Vương Đông, giáo sư chính trị học của Đại học Bắc Kinh, nói rằng những giới chức khác của Mỹ trước đây đã nói rằng quần đảo này thuộc phạm vi hiệp ước phòng thủ chung, cho nên tuyên bố của ông Obama không phải là một sự thay đổi về chính sách.
Ông Vương cũng nói rằng tuyên bố này có phần chắc sẽ không có tác động đáng kể đối với vụ tranh chấp và chỉ có mục đích trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
"Tôi không xem đây là một sự ngạc nhiên lớn hay là một sự thay đổi 180 độ trong lập trường của Mỹ."
Mặc dù vậy, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo rằng tuyên bố này mâu thuẫn với lập trường mà Washington thường xuyên nhắc tới là không ngã về bên nào trong vụ tranh chấp. Một bài báo của China News Service nói rằng Hoa Kỳ nên làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy cho hòa bình và ổn định khu vực, thay vì đưa ra những tín hiệu mâu thuẫn và sai lạc.
Nhiều người đã dự kiến là những vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng sẽ được đề cập tới trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama, đặc biệt là trong chặng dừng chân đầu tiên tại Nhật Bản. Nhưng những lời lẽ gay gắt đã bắt đầu ngay cả trước khi máy bay của nhà lãnh đạo Mỹ đáp xuống nước Nhật.
Một tờ báo lớn ở Nhật Bản hôm nay đăng tải bài phỏng vấn Tổng thống Obama, trong đó ông đã đưa ra điều mà một số nhà phân tích nói là tuyên bố rõ ràng nhất từ trước đến nay về lập trường của Mỹ đối với vụ tranh chấp Trung-Nhật.
Quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư nằm dưới sự kiểm soát hành chánh của Nhật đã lâu.
Ông Obama nói với tờ Yomiuri Shimbun rằng quần đảo này thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật và Washington phản đối bất kỳ mưu toan đơn phương nào nhằm gây phương hại cho quyền kiểm soát hành chánh của Nhật đối với những hòn đảo này.
Phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng chỉ trích hiệp ước Mỹ-Nhật mà ông nói là được thành hình trong thời Chiến tranh Lạnh.
Ngày hôm nay, phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được hỏi về tuyên bố đó, đã lên tiếng chỉ trích hiệp ước Mỹ-Nhật mà ông nói là được thành hình trong thời Chiến tranh Lạnh.
Ông Tần Cương nói rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối việc đặt quần đảo này trong phạm vi áp dụng của hiệp ước Mỹ-Nhật, và Hoa Kỳ nên tôn trọng sự thật và có thái độ có trách nhiệm. Ông cũng khuyên Hoa Kỳ cẩn thận trong lời nói và việc làm và nên đóng một vai trò có tính chất xây dựng trong việc duy trì ổn định khu vực.
Hoa Kỳ đã chuyển giao quyền kiểm soát hành chánh các đảo đó cho Nhật Bản vào năm 1972, và Tokyo với Bắc Kinh đã tranh chấp với nhau về vụ này trong nhiều năm nay. Căng thẳng đã tăng mạnh vào năm 2012 sau khi chính phủ Nhật Bản mua lại một số đảo từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố không ngã về bên nào trong những vụ tranh chấp lãnh thổ như vậy ở vùng Đông Á. Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Yomiuri Shimbun, ông Obama hô hào cho những hoạt động tiếp xúc ngoại giao, thay vì đe dọa và cưỡng ép, để giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo. Vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã trở nên gay gắt hơn rất nhiều kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền và Bắc Kinh thường xuyên qui mọi lỗi lầm cho phía Tokyo.
Trung Quốc cho rằng những hòn đảo này là lãnh thổ của họ từ thời xa xưa. Cuối năm ngoái, họ bất ngờ đưa ra một tuyên bố đơn phương để thành lập một khu vực nhận dạng phòng không bao trùm cả những hòn đảo này.
Các nhà phân tích ở Nhật Bản và Trung Quốc có những nhận định không giống nhau về tuyên bố mới nhất của Tổng thống Obama.
Cuối năm 2013, Trung Quốc đưa ra một tuyên bố đơn phương thành lập khu vực nhận dạng phòng không bao trùm cả những hòn đảo trong vòng tranh chấp với Nhật.
Ông Tomohiko Taniguchi, giáo sư của Đại học Keio và là cố vấn đặc biệt của Nội các Nhật Bản, nói rằng tuyên bố của ông Obama có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử.
"Đây là tuyên bố làm an tâm nhiều nhất mà nước Nhật từng nghe thấy từ nhà lãnh đạo hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới, của cường quốc quân sự lớn nhất thế giới. Do đó, không có điều gì có thể làm an tâm nhiều hơn."
Tại Trung Quốc, không mấy ai xem tuyên bố đó là một sự thay đổi trong lập trường của Mỹ.
Ông Vương Đông, giáo sư chính trị học của Đại học Bắc Kinh, nói rằng những giới chức khác của Mỹ trước đây đã nói rằng quần đảo này thuộc phạm vi hiệp ước phòng thủ chung, cho nên tuyên bố của ông Obama không phải là một sự thay đổi về chính sách.
Ông Vương cũng nói rằng tuyên bố này có phần chắc sẽ không có tác động đáng kể đối với vụ tranh chấp và chỉ có mục đích trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
"Tôi không xem đây là một sự ngạc nhiên lớn hay là một sự thay đổi 180 độ trong lập trường của Mỹ."
Mặc dù vậy, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo rằng tuyên bố này mâu thuẫn với lập trường mà Washington thường xuyên nhắc tới là không ngã về bên nào trong vụ tranh chấp. Một bài báo của China News Service nói rằng Hoa Kỳ nên làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy cho hòa bình và ổn định khu vực, thay vì đưa ra những tín hiệu mâu thuẫn và sai lạc.